Đây là địa danh thứ 2
Chùa được xây dựng vào năm 1953 dưới thời Sư tổ hoà thượng pháp danh là Tịnh Nghiêm trụ trì. Ông quê ở làng Hoà An, Cao Lãnh, Đồng Tháp, và được gia đình đưa sang tu đạo tại chùa Phước Thành xã Bình Phước Xuân từ lúc 6 tuổi . Là một tu sĩ Phật giáo không sáng tác kinh kệ, không đưa ra phương thức tu tập mới nhưng hành trang của cuộc đời ông hầu như gắn với huyền thoại khá ly kỳ từ cách sinh hoạt đến dáng đi, giọng nói đều biểu hiện cốt cách phi phàm. Là một tu sĩ có cách tu luyện kỳ lạ, đó là “nằm”, ông tu đạo theo kiểu y pháp, sinh hoạt theo giờ. Trong suốt thời gian 9 năm tu đạo, ông đều nằm quay mặt vào vách theo tư thế của Đức phật Thích ca còn được gọi là “Cửu niên diện bích”. Sau thời gian tu luyện, ông bắt đầu thuyết pháp và nhanh choùng thu hút có hơn 1.000 tín đồ theo đạo. Trong khoảng thời gian đó, ngoài việc thuyết pháp, ông còn chủ trương cho chùa tích góp lúa gạo, lúc nào cũng phải đầy bồ nhưng không được bán để người dân có thể vào lấy ăn bất cứ khi nào cần.
Thành Hoa tự có lối kiến trúc sinh động và diện tích rộng thoáng, trên tường của chánh điện được chạm nổi với những hoa văn mô phỏng hoa sen rất sinh động là loại hoa đặc trưng trong Phật giáo được khắc hoạ bởi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân chợ Thủ. Chùa cất theo lối chữ Tam, có một nét khác với kiến trúc của các chùa khác là đều xây cột tròn còn ở chùa Thành Hoa thì được xây cột vuông. Phía trước chánh điện là một ao sen rất đẹp, vào mùa sen nở rộ tỏa ra một mùa thơm thoang thoảng rất dễ chịu. Phía bên trái là một bảo tháp có đặt thi hài của ông. Phía bên phải là một khu dành cho trưng bày chiếc thuyền mà khi xưa ông dùng để “nằm” khi đi du ngoạn trên sông. Ngoài ra còn có một chiếc xe mà ông dùng làm phương tiện đi lại giao lưu với các chùa khác đã có trên 60 năm. Hàng năm chiếc xe này đều được bảo trì và được điều hành trong khuôn viên chùa nhân lễ giỗ của Ông.
Ông viên tịch năm 1954 hương thọ 51 tuổi. Vào ngày giỗ từ 15-16/2 âm lịch và các ngày rằm lớn trong năm có lúc lên tới 10.000 lượt người đến chiêm bái. Đến với chùa Thành Hoa, du khách sẽ được chào đón rất niềm nở và còn được thưởng thức buổi cơm chay thanh đạm tại chùa. Vào dịp lễ giỗ, nơi đây được tổ chức rất long trọng, quí phật tử gần xa đến làm công đức và tham gia nấu các món ăn chay đãi khách thập phương.
Dạo bước trong khuôn viên chùa, du khách có thể nghe được tiếng chim hót thánh thót và được cảm nhận mùi thơm thoang thoảng của hoa sen trong hồ làm ngất ngây lòng người.Các tin khác:
Thành Hoa tự có lối kiến trúc sinh động và diện tích rộng thoáng, trên tường của chánh điện được chạm nổi với những hoa văn mô phỏng hoa sen rất sinh động là loại hoa đặc trưng trong Phật giáo được khắc hoạ bởi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân chợ Thủ. Chùa cất theo lối chữ Tam, có một nét khác với kiến trúc của các chùa khác là đều xây cột tròn còn ở chùa Thành Hoa thì được xây cột vuông. Phía trước chánh điện là một ao sen rất đẹp, vào mùa sen nở rộ tỏa ra một mùa thơm thoang thoảng rất dễ chịu. Phía bên trái là một bảo tháp có đặt thi hài của ông. Phía bên phải là một khu dành cho trưng bày chiếc thuyền mà khi xưa ông dùng để “nằm” khi đi du ngoạn trên sông. Ngoài ra còn có một chiếc xe mà ông dùng làm phương tiện đi lại giao lưu với các chùa khác đã có trên 60 năm. Hàng năm chiếc xe này đều được bảo trì và được điều hành trong khuôn viên chùa nhân lễ giỗ của Ông.
Ông viên tịch năm 1954 hương thọ 51 tuổi. Vào ngày giỗ từ 15-16/2 âm lịch và các ngày rằm lớn trong năm có lúc lên tới 10.000 lượt người đến chiêm bái. Đến với chùa Thành Hoa, du khách sẽ được chào đón rất niềm nở và còn được thưởng thức buổi cơm chay thanh đạm tại chùa. Vào dịp lễ giỗ, nơi đây được tổ chức rất long trọng, quí phật tử gần xa đến làm công đức và tham gia nấu các món ăn chay đãi khách thập phương.
Dạo bước trong khuôn viên chùa, du khách có thể nghe được tiếng chim hót thánh thót và được cảm nhận mùi thơm thoang thoảng của hoa sen trong hồ làm ngất ngây lòng người.Các tin khác: