Top 5 Bài soạn "Mùa xuân chín" Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức hay nhất

  1. Top 1 Bài soạn số 1
  2. Top 2 Bài soạn số 2
  3. Top 3 Bài soạn số 3
  4. Top 4 Bài soạn số 4
  5. Top 5 Bài soạn số 5

Top 5 Bài soạn "Mùa xuân chín" Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức hay nhất

Hà Ngô 162 0 Báo lỗi

"Mùa xuân chín" là tác phẩm do Hàn Mặc Tử sáng tác, được xếp ở phần "Hương thơm" trong tập thơ "Đau thương". Cùng với "Đây thôn Vĩ Dạ", "Tình quê",… đây là ... xem thêm...

  1. Câu 1: (trang 50, SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

    Đề bài: Bạn có nhớ những bài thơ, những câu thơ nào về mùa xuân mà mình đã từng đọc?

    Phương pháp giải:

    • Nhớ lại những bài thơ, câu thơ về mùa xuân đã từng đọc
    • Ghi ra một số câu, bài thơ mà bạn thích.

    Lời giải chi tiết:

    • Những bài thơ về mùa xuân đã từng đọc: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Vội vàng (Xuân Diệu), Mưa xuân (Anh Thơ)
    • Những câu thơ về mùa xuân:

    “Mùa xuân người ra đồng

    Lộc trải dài nương mạ”


    “Ai biết hồn tôi say mộng ảo

    Ý thu góp lại cản tình xuân?”


    “Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,

    Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;

    Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng

    Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.”


    Câu 2 (trang 50, SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

    Đề bài: Điều gì khiến bạn có ấn tượng hay thích thú ở những bài thơ, câu thơ ấy?

    Phương pháp giải:

    • Đọc kĩ lại những bài thơ đã liệt kê
    • Chỉ ra điều mà bạn cho là thú vị ở những bài thơ, câu thơ ấy
    • Lời giải chi tiết: Điều khiến bản thân có ấn tượng hay thích thú ở những bài thơ, câu thơ ấy: Những bài thơ, câu thơ ấy nói về mùa xuân một cách đặc biệt. Mùa xuân đẹp, hài hòa, nhưng vô cùng thơ mộng, khiến người ta nhớ mãi không quên.


    Trong khi đọc

    • Chú ý:
      • Các vần được gieo trong bài thơ
      • Những từ ngữ có thể gợi ra nhiều nét nghĩa hoặc nhiều khả năng liên tưởng về âm thanh, hình ảnh;
      • Những kết hợp từ ngữ ít gặp trong lời nói thông thường.


    • Phương pháp giải:
      • Đọc kĩ bài thơ Mùa xuân chín.
      • Liệt kê ra những minh chứng cho câu trả lời tương ứng với câu hỏi


    • Lời giải chi tiết:
      • Các vần được gieo trong bài thơ: Vần ang (vàng, sang); ơi (trời, chơi); ây (mây, ngây); ang (làng, chang).
      • Những từ ngữ có thể gợi ra nhiều nét nghĩa hoặc nhiều khả năng liên tưởng về âm thanh, hình ảnh: Làn nắng ửng, sột soạt, bóng xuân sang, hổn hển, thì thầm, nắng chang chang.
      • Những kết hợp từ ngữ ít gặp trong lời nói thông thường: gợn tới trời, đám xuân xanh, ý vị và thơ ngây, mùa xuân chính, bờ sông trắng.


    Trả lời câu hỏi

    Câu 1 (trang 52, SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

    Đề bài: Nhan đề bài thơ Mùa xuân chín được cấu tạo bởi những từ thuộc loại từ nào và có thể gợi ra cho bạn những liên tưởng gì?

    Phương pháp giải:

    • Đọc kĩ nhan đề và nội dung bài thơ.
    • Chỉ ra những từ loại cấu tạo nên nhan đề và nêu liên tưởng cá nhân.


    Lời giải chi tiết:

    • Nhan đề bài thơ Mùa xuân chín được cấu tạo bởi những từ thuộc loại từ: Danh từ + Động từ và Danh từ + Tính từ.
    • Nhan đề cấu tạo bởi từ loại là Danh từ + Động từ: Gợi cảm giác mùa xuân đang đi vào độ căng mọng và tươi đẹp nhất, và vẫn tiếp tục phát triển đẹp hơn nữa.
    • Nhan đề cấu tạo bởi từ loại là Danh từ +Tính từ: Gợi cảm giác mùa xuân đã đến độ tròn đầy rồi.


    Câu 2 (trang 52, SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

    Đề bài: Trạng thái “chín” của mùa xuân trong bài thơ được thể hiện bằng những từ ngữ nào?

    • Phương pháp giải:
      • Đọc kĩ bài thơ.
      • Chỉ ra những từ ngữ thể hiện trạng thái “chín” của mùa xuân trong bài thơ.


    • Lời giải chi tiết: Trạng thái “chín” của mùa xuân trong bài thơ được thể hiện bằng những từ ngữ: làn nắng ửng, khói mơ tan, lấm tấm vàng, bóng xuân sang, sóng cỏ xanh tươi, mùa xuân chín.


    Câu 3 (trang 52, SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

    Đề bài: Hãy nhận xét ngôn từ của bài thơ trên hai khía cạnh sau:
    Bài thơ có những sự lựa chọn và kết hợp ngôn ngữ nào khiến bạn đặc biệt chú ý? Hãy nói cụ thể hơn cảm nhận của bạn về điều này. Ngôn từ của bài thơ đã gợi lên một khung cảnh mùa xuân như thế nào?

    Phương pháp giải:

    • Đọc kĩ bài thơ.
    • Để ý ngôn từ được sử dụng trong bài thơ trên hai khía cạnh để trả lời câu hỏi.


    Lời giải chi tiết:

    • Khía cạnh đầu tiên: Bài thơ có những sự lựa chọn và kết hợp ngôn ngữ nào khiến bạn đặc biệt chú ý
      • Đó là sự lựa chọn và kết hợp sử dụng độc đáo các từ láy kết hợp với tính từ, danh từ: lấm tấm vàng, sột soạt gió, nắng chang chang.
      • Hình ảnh mùa xuân không chỉ được miêu tả ở cảnh vật, ánh nắng mà nó còn được thể hiện ở “đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng”. Với từ láy “lấm tấm” ta như cảm nhận được sự rơi rớt của ánh nắng, tạo nên sắc thái động cho cảnh vật.
      • Những ánh nắng như được rắc từ từ trên mái nhà tranh. Cái khung cảnh ấy, cái ánh nắng vàng ửng ấy như tạo nên một không gian mùa xuân thật mới, một mùa xuân chín đang về.
    • Khía cạnh thứ hai: Ngôn từ của bài thơ đã gợi nên một khung cảnh mùa xuân:
      • Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử đưa người đọc đến với một cảnh xuân thật lạ nhưng cũng thật mới, vẻ đẹp của mùa xuân đang ở độ chín, như chính là vẻ đẹp của con người đang ở độ tuổi đẹp nhất, độ tuổi rạo rực nhất.
      • Mùa xuân chín lúc thì dạt dào, lúc thì lắng dịu trong tâm hồn thi sĩ. Có lúc vồn vã, có lúc mênh mang, như đang lắng hồn mình vào bước đi của mùa xuân rồi bồi hồi, "sực nhớ... " và "bâng khuâng".
    • Cái nhớ bâng khuâng của người lữ khách mãi mãi là tình thương mến, nỗi khát khao giao cảm với hương sắc và khúc nhạc mùa xuân, với làng quê thân thuộc nơi miền Trung "Dọc bờ sông trắng nắng chang chang"...


      Câu 4 (trang 52, SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

      Đề bài: Mô tả cách ngắn nhịp và gieo vần trong bài thơ. Chỉ ra những chỗ mà cách ngắt nhịp, gieo vần này có thể gây được ấn tượng đặc biệt với người đọc (chú ý đến vai trò của các dấu câu, sự biến hóa của cách ngắt nhịp, vị trí gieo vần). Từ đó, hãy so sánh mức độ chặt chẽ trong cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ này với một bài thơ trung đại làm theo thể Đường luật.

      Phương pháp giảii

      • Đọc kĩ bài thơ Mùa xuân chín.
      • Chú ý vào các từ cuối mỗi câu và dấu câu trong các đoạn để chỉ ra cách ngắn nhịp và gieo vần.
      • Nêu ấn tượng của bản thân về cách ngắt nhịp, gieo vần này, từ đó đưa ra sự so sánh với một bài thơ Đường luật.
      • Lời giải chi tiết:
      • Mô tả cách ngắn nhịp và gieo vần trong bài thơ:
        • Cách ngắt nhịp: Đoạn 1: 4/3 ; Đoạn 2: 2/2/3; Đoạn 3: 4/3; Đoạn 4: 2/2/3
        • Cách gieo vần: Gieo vần chân ở câu thơ 2,4; 5,8; 10,12; 14;16.


      • Trong khổ thơ đầu tiên, dấu chấm ở câu thơ “Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang” đã gây ấn tượng rất mạnh tới người đọc, được người ta chú ý.
        • Câu thơ có một sự ngưng đọng, ngập ngừng cảm xúc nhẹ nhàng, bâng khuâng, vấn vương đón “bóng xuân sang", cảm xúc ngưng tụ như nín thở ấy ẩn mình vào dấu chấm giữa dòng thơ. Mạch thơ ngập ngừng như mạch cảm xúc.
        • Và, cắt ngắn nhịp ở mỗi khổ thơ cũng có sự biến hóa. Chính sự biến hóa của cách ngắt nhịp này đã khiến giai điệu của bài thơ, lúc thì vui tươi hóm hỉnh, lúc trầm lắng suy tư.
        • Không chỉ dừng lại ở đó, bởi vị trí gieo vần, cách gieo vấn ở mỗi khổ thơ có sự khác nhau cũng tạo nên sự đặc sắc cho cả bài thơ.
        • So sánh mức độ chặt chẽ trong cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ này với một bài thơ trung đại làm theo thể Đường luật: Chọn bài thơ Thu hứng của nhà thơ Đỗ Phủ
        • Trong Thu hứng, về cách gieo vần: Gieo vần chân ở câu 1,2,4,6,8: cùng là vần “âm”; Về cắt ngắt nhịp: ngắt nhịp 4/3 ở tất cả các câu thơ không thay đổi.
        • Còn trong Mùa xuân chín, các vần chân được gieo đó là: ang, ơi, ây, ang, có sự thay đổi ở mỗi khổ thơ. Cách ngắt nhịp giữa các khổ thơ cũng có sự linh hoạt, nhằm phù hợp diễn tả tâm trạng của nhà thơ.

      => Mức độ chặt chẽ trong cắt ngắn nhịp, gieo vần của bài thơ này là không quá khắt khe, gò bó sơ với thơ Đường luật.


      Câu 5 (trang 52, SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

      Đề bài: Con người trong bài thơ hiện diện qua những hình ảnh nào? Hình ảnh nào gắn với nhân vật trữ tình? Hình ảnh nào là đối tượng quan sát hay nằm trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình?

      Phương pháp giải:

      • Đọc kĩ bài thơ Mùa xuân chín.
      • Lưu ý những vần thơ chứa hình ảnh con người để chỉ ra hình ảnh nào gắn với nhân vật trữ tình.


      Lời giải chi tiết:

      • Con người trong bài thơ hiện diện qua những hình ảnh
        • Bao cô thôn nữ hát trên đồi/ Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.
        • Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi.
        • Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín/ Chị ấy, năm nay còn gánh thóc.


      • Hình ảnh gắn với nhân vật trữ tình: Khách xa. Hình ảnh là đối tượng quan sát của nhân vật trữ tình: bao cô thôn nữ hát trên đồi, trong đám đó có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi. Hình ảnh nằm trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình: Hình ảnh một cô gái gánh thóc bên bờ sông.


      Câu 6 (trang 52, SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

      Đề bài: Hình ảnh, nhịp và vần trong bài thơ có mối liên hệ như thế nào với mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình?

      Phương pháp giải

      • Đọc kĩ bài thơ.
      • Tìm ra mối liên hệ giữa hình ảnh, nhịp, vần với mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện.

      Lời giải chi tiết:

      • Hình ảnh, nhịp và vần trong bài thơ có mối liên hệ với mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình:
      • Là phương tiện để nhân vật trữ tình biểu lộ mạch cảm xúc của mình. Hình ảnh, nhịp, vần ở khổ thơ đầu tiên mang âm hưởng vui tươi, nhưng sau đó lại trở nên trầm buồn và có chút gì đó sâu lắng, đó là do có sự xuất hiện của bóng dáng “những cô thôn nữ” hát trên đồi, trong đó có bóng hình người con gái mà tác giả thầm mến. Mạch cảm xúc cũng vì vậy mà da diết, tha thiết hơn.
      • Tất cả xuân sắc, xuân đẹp huy hoàng ấy chỉ là một ánh chớp kỷ niệm thoáng qua mà thôi. Cái còn lại, khiến người ta thêm buồn, đó là cái ký ức về xuân thì của “chị ấy” của ngày xa xưa. Cho nên, ở hiện tại, người khách xa sực nhớ cũng là để ngậm ngùi, tiếc thương - tiếc thương cho cái đẹp không biết bây giờ có còn không.


      Câu 7 (trang 52, SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

      Đề bài: Hãy nêu cảm nhận của bạn về nhân vật trữ tình trong bài thơ.


      Phương pháp giải:

      • Đọc kĩ bài thơ.
      • Chỉ ra, và nêu cảm nhận về nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ.


      Lời giải chi tiết:

      • Nhân vật trữ tình trong bài thơ xuất hiện cùng với âm thanh. Âm thanh đọng lại trong từng tiếng thơ, độ ngân rung, "vắt vẻo" hòa nhịp với âm trầm "hổn hển" thể hiện một sự chuyển đổi cảm giác rất tinh tế, tài tình. Tâm hồn thi sĩ đã hòa nhập hẳn vào cái thế giới âm thanh mùa xuân ấy. Tiếng ca như vút lên cao, như ngập ngừng, như lưu luyến giữa "lưng chừng núi". Dư âm tiếng hát dường như giăng mắc, rung lên “vắt vẻo" gợi lên nhiều xao xuyến bâng khuâng trong lòng nhà thơ.
      • Tiếng hát "hổn hển" được so sánh "với lời của nước mây", lời của thiên nhiên. Hai tiếng "hổn hển" như nhịp thở gấp gáp, vội vàng đầy hương xuân, tình xuân, cảm xúc vừa thực vừa mơ đến lạ kì. Lời hát của các cô thôn nữ sao mà đáng yêu thế, như hút hồn người, như tràn ngập cả không gian, góp phần làm nên một "mùa xuân chín". Và còn có tiếng thầm thì "thầm thì với ai..." dưới bóng trúc, hẳn là tâm sự, là thân thương rồi. "Vắt vẻo”, "hổn hển", "thầm thì" là ba cung bậc của ba âm thanh mùa xuân đang chín, thấm sâu vào hồn người đến nhẹ nhàng lắng dịu, chan chứa thương yêu. Sự phong phú về giai điệu và phức điệu của khúc hát đồng quê, làm say mê mọi người, để rồi cùng nhà thơ bâng khuâng cảm nhận: "Nghe ra ý vị và thơ ngây...".
      • Tiếng hát mùa xuân dân dã, tình tứ và đáng yêu quá, sắc xuân, hương xuân, tình xuân "đang chín" dần trong lòng thôn nữ, bỗng ngập ngừng như có sự hẫng hụt, băn khoăn:


        Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,

        Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi


        “Đám xuân xanh ấy" là các cô thôn nữ đang hát, đang "thầm thì với ai ngồi dưới trúc" kia sẽ chín cùng mùa xuân và sẽ "theo chồng bỏ cuộc chơi... Thiên nhiên và lòng người như quyến luyến mùa xuân dần trôi qua, tuổi xuân hồn nhiên dần trôi qua.


        • Hàn Mặc Tử chính là người lữ khách đi qua mùa xuân gặp cái ý vị của mùa xuân: "Khách xa gặp lúc mùa xuân chín...". Một nét bút truyền thống cổ điển "xuân hướng lão" xen lẫn cái hiện đại, mới mẻ làm cho ý thơ thêm đậm đà hơn.Gặp lúc mùa xuân chín ấy mà thổn thức:


        Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng

        Chị ấy năm nay còn gánh thóc

        Dọc bờ sông trắng nắng chang chang


        • Hình ảnh của kí ức hiện lên một thoáng buồn đẹp và trải rộng mênh mông xa vắng. Nhà thơ nhớ đến con người như khao khát một tình người, một tình quê. Mỗi một nổi nhớ đều rất bâng khuâng. Nhớ một công việc cụ thể: "gánh thóc" trong một không gian cụ thể: "Dọc bờ sông trắng nắng chang chang". Chỉ có "chị ấy" là người đọc không thể biết mà chỉ có tác giả mới biết để mà "sực nhớ", mà thầm hỏi. Mà man mác sợ "mùa xuân chín" ấy sẽ trôi qua. Hình như đó là nét thơ Hàn Mặc Tử, là tâm hồn Hàn Mặc Tử khao khát giao cảm với đời mà luôn có một nỗi niềm cô đơn, trống vắng, hẫng hụt như thế.

        Kết nối đọc - viết


        *** Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận về một câu thơ hoặc một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử đã gợi cho bạn nhiều ấn tượng và cảm xúc.


        Phương pháp giải:

        • Đọc lại bài thơ Mùa xuân chín.
        • Tập trung vào những hình ảnh trong thơ và chọn một hình ảnh thơ mà bạn cho là hay nhất trong bài viết đoạn văn cảm nhận.

        Lời giải chi tiết:

        • Mùa xuân mỗi khoảnh khắc một vẻ, lúc là "mùa xuân nho nhỏ", lúc là "mùa xuân xanh"... và đây Mùa xuân chín nghe vừa mới, vừa sôi nổi, vừa có một sức sống dồn nén đang thầm nảy nở giống như cái mới, cái lãng mạn và khao khát trong tâm hồn Hàn Mặc Tử. Hai câu thơ cuối có lẽ là hai câu thơ hay nhất trong bài thơ. Câu thơ miêu tả hình ảnh người chị gánh thóc đi dọc bờ sông vào buổi trưa nắng chang chang.


        Chị ấy năm nay còn gánh thóc

        Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?


        • Một hình ảnh thơ thật mới, thật đẹp nhưng cũng có cái gì đó làm lòng tôi quặn lại. Hương nắng của mùa xuân tỏa khắp bờ sông, phủ lên hình ảnh người chị gánh thóc một màu sắc lãng mạn của cái đẹp huyền ảo, lung linh trong cõi nhớ. Hình ảnh "chị ấy" là hình ảnh một người con gái ẩn danh mà người đọc không thể biết đó là ai, chỉ có tác giả mới biết để mà "sực nhớ", mà thầm hỏi, mà man mác sợ "mùa xuân chín" ấy sẽ trôi qua. Hình như đó là nét thơ của Hàn Mặc Tử, là tâm hồn Hàn Mặc Tử luôn khao khát giao cảm với đời, luôn có một nỗi niềm cô đơn, trống vắng, hẫng hụt như thế. Đó là sự tỏa sáng của cái đẹp hài hòa, đan quyện phả ra từ xuân sắc, xuân tình, từ tạo vật và con người khi ở độ xuân chín. Tuy nhiên, tất cả xuân sắc, xuân thì đẹp huy hoàng ấy chỉ là một ánh chớp kỷ niệm thoáng qua mà thôi. Đó là cái ký ức về xuân thì của “chị ấy” của ngày xa xưa. Cho nên, ở hiện tại, người khách xa sực nhớ cũng là để ngậm ngùi, tiếc thương – tiếc thương cho cái đẹp không biết bây giờ có còn không.
        Bài soạn số 1
        Bài soạn số 1

      • I. Tác giả văn bản Mùa xuân chín

        1. Tiểu sử

        • Hàn Mặc Tử (1912-1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ra ở Đồng Hới, Quảng Bình.
        • Sớm mất cha sống với mẹ tại Quy Nhơn.
        • Năm 21 tuổi ông vào Sài Gòn lập nghiệp.
        • Đi làm công chức thời gian ngắn rồi mắc bệnh phong và mất.


        2. Sự nghiệp văn học

        Tác phẩm chính

        Các sáng tác của Hàn Mặc Tử, gồm có:

        • Lệ Thanh thi tập (gồm toàn bộ các bài thơ Đường luật)
        • Gái Quê (1936, tập thơ duy nhất được xuất bản lúc tác giả chưa qua đời)
        • Thơ Điên (hay Đau Thương, thơ gồm ba tập: 1. Hương thơm; 2. Mật đắng; 3. Máu cuồng và hồn điên - 1938)
        • Xuân như ý
        • Thượng Thanh Khí (thơ)
        • Cẩm Châu Duyên
        • Duyên kỳ ngộ
        • Quần tiên hội (kịch thơ, viết dở dang-1940)
        • Chơi Giữa Mùa Trăng (tập thơ-văn xuôi)

        II. Tìm hiểu tác phẩm Mùa xuân chín

        Thể thơ: thất ngôn (7 chữ)

        Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:


        • Chưa rõ thời điểm sáng tác Mùa xuân chín, nhưng theo Trần Thanh Mại thì: "Qua cái năm bệnh hoạn đầu, nghĩa là vào cuối năm 1937, Hàn Mặc Tử gom góp xong tập thơ làm trên giường bệnh, theo một thể tài mới mà chàng gọi Thơ Điên", nghĩa là thi phẩm đã được sáng tác trước thời điểm đó.


        3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm


        4. Nội dung chính:

        Với màu sắc cổ điển hài hoà với chất dân dã trẻ trung, bình dị, bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mạc Tử đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong sáng, rạo rực, say mê. Qua đó, nhà thơ gửi gắm niềm khát khao giao cảm với cuộc đời, nỗi nhớ làng quê da diết và bày tỏ nỗi trăn trở trước sự hiện hữu của cái đẹp.


        5. Bố cục:

        - Khổ 1: Khung cảnh mùa xuân

        - Khổ 2+3: Tình xuân

        - Khổ 4: Tâm trạng nhân vật khách


        6. Tóm tắt

        Với màu sắc cổ điển hài hoà với chất dân dã trẻ trung, bình dị, bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mạc Tử đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong sáng, rạo rực, say mê. Qua đó, nhà thơ gửi gắm niềm khát khao giao cảm với cuộc đời, nỗi nhớ làng quê da diết và bày tỏ nỗi trăn trở trước sự hiện hữu của cái đẹp.


        7. Giá trị nội dung:

        • Thể hiện vẻ đẹp mùa xuân đẹp đẽ, tươi mới.
        • Niềm vui của con người khi xuân đến, tình yêu đời, khao khát giao hoà với cuộc đời, nỗi nhớ làng quê da diết.


        8. Giá trị nghệ thuật:

        • Tác giả sử dụng thành công các phép tu từ.
        • Ngôn ngữ thơ da diết, giàu sức sống, rộn ràng.


        III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Mùa xuân chín

        Mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình

        • Mạch cảm xúc bài thơ đi từ bức tranh ngoại cảnh đến bức tranh tâm cảnh, từ cảnh xuân đến tình xuân.
        • Nhan đề “mùa xuân chín”


        Cảnh xuân

        • Nhà thơ vẽ nên bức tranh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ, tươi đẹp, tràn đầy sức sống
          • Dấu hiệu báo xuân sang: nắng ửng, khói mơ, mái nhà tranh, tà áo biếc, giàn thiên lý
          • Những kết hợp từ độc đáo: nắng ửng, khói mơ tan, sóng cỏ, đám xuân xanh
          • Nghệ thuật đảo ngữ “sột soạt gió trêu tà áo biếc”
          • Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “bóng xuân sang”, “tiếng ca vắt vẻo”

        => Khung cảnh làng quê thanh bình, yên ả mà đằm thắm yêu thương.


        Tình xuân

        • Nhà thơ thể hiện nỗi nhớ quê, niềm khát khao giao cảm với cuộc đời
          • Niềm vui của con người khi xuân đến: “Ngày mai trong đám xuân xanh ấy / Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi”
          • Tình yêu đời, khao khát giao hoà với cuộc đời: “Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi / Hổn hển như lời của nước mây”
          • Nỗi nhớ làng quê da diết: “Khách xa gặp lúc mùa xuân chín / Lòng trí bâng khuâng sự nhớ làng”.


        Trước khi đọc

        Câu 1. Bạn có nhớ những bài thơ, những câu thơ nào về mùa xuân mà mình đã từng đọc?

        • Một số bài thơ như: “Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Xuân (Chế Lan Viên), Vội vàng (Xuân Diệu), Chiều xuân (Anh Thơ)...
        • Một số câu thơ:

        Mùa xuân là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

        (Hồ Chí Minh)

        Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

        (Xuân Diệu)


        Câu 2. Điều gì khiến bạn có ấn tượng hay thích thú ở những bài thơ, câu thơ ấy?

        Những bài thơ, câu thơ gợi tả vẻ đẹp của mùa xuân một cách độc đáo, thú vị.

        Trong khi đọc

        Chú ý:

        • Các vần được gieo trong bài thơ.
        • Những từ ngữ có thể gợi ra nhiều nét nghĩa hoặc nhiều khả năng liên tưởng về âm thanh, hình ảnh;
        • Những kết hợp từ ngữ ít gặp trong lời nói thông thường.


        Gợi ý:

        • Các vần được gieo trong bài thơ: Vần ang (vàng, sang); ơi (trời, chơi); ây (mây, ngây); ang (làng, chang).
        • Những từ ngữ có thể gợi ra nhiều nét nghĩa hoặc nhiều khả năng liên tưởng về âm thanh, hình ảnh: nắng ửng, khói mơ tan, sột soạt gió trêu tà áo biếc, bóng xuân sang, sóng cỏ xanh tươi, tiếng ca vắt vẻo, nắng chang chang.
        • Những kết hợp từ ngữ ít gặp trong lời nói thông thường: gợn tới trời, đám xuân xanh, ý vị và thơ ngây, mùa xuân chính, bờ sông trắng.


        Trả lời câu hỏi

        Câu 1. Nhan đề bài thơ Mùa xuân chín được cấu tạo bởi những từ thuộc loại từ nào và có thể gợi ra cho bạn những liên tưởng gì?


        Nhan đề bài thơ Mùa xuân chín được cấu tạo bởi danh từ: mùa xuân và tính từ: chín.

        Nhan đề gợi ra cảm giác mùa xuân đang đạt đến độ căng mọng, đẹp đẽ nhất.


        Câu 2. Trạng thái “chín” của mùa xuân trong bài thơ được thể hiện bằng những từ ngữ nào?

        Gợi ý:

        Trạng thái “chín” của mùa xuân trong bài thơ được thể hiện bằng những từ ngữ: làn nắng ửng, khói mơ tan, lấm tấm vàng, bóng xuân sang, sóng cỏ xanh tươi, mùa xuân chín.


        Câu 3. Hãy nhận xét ngôn từ của bài thơ trên hai khía cạnh sau:

        • Bài thơ có những sự lựa chọn và kết hợp ngôn từ nào khiến bạn đặc biệt chú ý? Hãy nói cụ thể hơn cảm nhận của bạn về điều này.
        • Ngôn từ của bài thơ đã gợi lên một khung cảnh mùa xuân như thế nào?

        Gợi ý:

        • Bài thơ đã lựa chọn và kết hợp từ láy với danh từ, tính từ: Lấm tấm vàng, sột soạt gió, nắng chang chang.
          • Từ láy “lấm tấm” gợi sự rơi rớt của ánh nắng, tạo nên sắc thái động cho cảnh vật.
          • Từ láy “sột soạt” giúp cụ thể hóa âm thanh của tiếng gió.
          • Từ láy “nắng chang chang” gợi tả mức độ của nắng rất gay gắt.
        • Ngôn từ của bài thơ đã gợi lên một khung cảnh mùa xuân đang vào đúng độ “chín”: mọi thứ đều hoàn hảo, sắc xuân lan tỏa khắp mọi nơi, sức sống mãnh liệt.


        Câu 4. Mô tả cách ngắn nhịp và gieo vần trong bài thơ. Chỉ ra những chỗ mà cách ngắt nhịp, gieo vần này có thể gây được ấn tượng đặc biệt với người đọc (chú ý đến vai trò của các dấu câu, sự biến hóa của cách ngắt nhịp, vị trí gieo vần). Từ đó, hãy so sánh mức độ chặt chẽ trong cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ này với một bài thơ trung đại làm theo thể Đường luật.

        • Cách ngắt nhịp: Khổ 1: 4/3; Khổ 2: 2/2/3; Khổ: 3: 4/3; Khổ 4: 2/2/3
        • Cách gieo vần trong bài thơ: vần chân: vàng, sang (khổ 1); trời, chơi (khổ 2); mây, ngây (khổ 3); làng, chang (khổ 4).
        • So sánh với bài thơ Sông núi nước Nam cần phải tuân theo quy định của thể loại thơ Đường luật:
          • Cách ngắt nhịp: 4/3
          • Cách gieo vần đúng theo luật: vần chân (cư - hư - thư).

        => Mức độ chặt chẽ trong cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ Mùa xuân chính: Không quá chặt chẽ, vận dụng một cách linh hoạt để góp phần thể hiện tư tưởng, tình cảm được gửi gắm trong bài thơ.


        Câu 5. Con người trong bài thơ hiện diện qua những hình ảnh nào? Hình ảnh nào gắn với nhân vật trữ tình? Hình ảnh nào là đối tượng quan sát hay nằm trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình?

        • Con người được thể hiện qua hình ảnh:

        Bao cô thôn nữ hát trên đồi/Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.

        Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi.

        Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín

        Chị ấy, năm nay còn gánh thóc.


        • Hình ảnh là đối tượng quan sát: những cô thôn nữ hát trên đồi, có người đã lấy chồng bỏ cuộc chơi; Hình ảnh nằm trong tâm tưởng: chị ấy năm nay còn gánh thóc.


        Câu 6. Hình ảnh, nhịp và vần trong bài thơ có mối liên hệ như thế nào với mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình?

        Hình ảnh, nhịp và vần trong bài thơ là phương tiện giúp bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình.


        Câu 7. Hãy nêu cảm nhận của bạn về nhân vật trữ tình trong bài thơ.

        Nhân vật trữ tình trong bài thơ có cảm nhận tinh tế, tâm hồn sâu sắc khi cảm nhận được “độ chín” của mùa xuân.


        Kết nối đọc - viết

        Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận về một câu thơ hoặc một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử đã gợi cho bạn nhiều ấn tượng và cảm xúc.

        Bài soạn số 2
        Bài soạn số 2
      • Trước khi đọc

        Câu hỏi (trang 50 SGK Ngữ văn 10 Tập 1)

        Những bài thơ viết về mùa xuân: Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

        Điều ấn tượng, thích thú ở những bài thơ ấy là đem lại cho bạn đọc một không khí mùa xuân tràn đầy sức sống với những vẻ đẹp của thiên nhiên và sự rộn rã trong lòng người.


        Trong khi đọc

        1. Các vần được gieo trong bài thơ

        Vàng - sang, mây - ngây, làng - chang chang


        2. Những từ ngữ có thể gợi ra nhiều nét nghĩa hoặc nhiều khả năng liên tưởng về âm thanh, hình ảnh

        Làn nắng ửng, khói mơ tan, lấm tấm vàng, sột sọt gió, tà áo biếc, cỏ xanh tươi, đám xuân xanh, tiếng ca vắt vẻo, mùa xuân chín, khách xa, bờ sông trắng,....


        3. Những kết hợp từ ngữ ít gặp trong lời nói thông thường

        Nắng ửng, khói mơ, sột soạt gió, sóng cỏ, đám xuân xanh, tiếng ca vắt vẻo, mùa xuân chín,


        *Sau khi đọc

        Nội dung chính:

        Với màu sắc cổ điển hài hoà với chất dân dã trẻ trung, bình dị, bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mạc Tử đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong sáng, rạo rực, say mê. Qua đó, nhà thơ gửi gắm niềm khát khao giao cảm với cuộc đời, nỗi nhớ làng quê da diết và bày tỏ nỗi trăn trở trước sự hiện hữu của cái đẹp.


        Trả lời sau khi đọc

        Câu 1 (trang 52 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)

        • “mùa xuân” là danh từ kết hợp với “chín” là tính từ. Qua đó, tác giả gợi ra cảnh sắc mùa xuân đang ở độ tươi đẹp nhất, viên mãn nhất, tràn đầy sức sống nhất.
        • Trạng thái đó đồng nghĩa với việc mùa xuân tươi đẹp đang trôi qua, cái đẹp không thể tồn tại vĩnh hằng, để lại trong nhà thơ nỗi nuối tiếc khôn nguôi.


        Câu 2 (trang 52 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)

        • Trạng thái “chín” được thể hiện ra các từ: nắng ửng, giàn thiên lý, bóng xuân sang, sóng cỏ xanh tươi, bờ sông trắng, nắng chang chang


        Câu 3 (trang 52 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)

        • Bài thơ có những kết hợp từ đặc biệt như:
          • khói mơ tan: trạng thái lan toả của khói và trạng thái mơ của con người được kết hợp với nhau
          • bóng xuân sang: mùa xuân vốn dĩ không thể cảm nhận thành hình khối nhưng nhà thơ dùng cách nói “bóng xuân sang” như một cách hữu hình hoá mùa xuân
          • sóng cỏ: sóng là từ để gợi tả những làn nước nhấp nhô kết hợp với hình ảnh “cỏ” đã gợi ra một thảm cỏ xanh tươi trải dài bất tận
          • tiếng ca vắt vẻo: “tiếng ca” vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng lại được tác giả hữu hình hoá cảm nhận bằng thị giác qua cách nói “vắt vẻo”
          • mùa xuân chín: “chín” là từ để chỉ trạng của trái cây vào giai đoạn phát triển đầy đủ nhất, có màu đỏ hoặc vàng và có thể ăn, được tác giả kết hợp sử dụng để chỉ trạng thái mùa xuân vào lúc viên mãn nhất.
        • Ngôn từ trong bài thơ đã gợi lên một khung cảnh mùa xuân rực rỡ, tràn ngập ánh sáng, tươi đẹp, căng tràn sức sống.


        Câu 4 (trang 52 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)

        • Bài thơ được ngắt nhịp 4/3, đặc biệt có những câu thơ tác giả đặt dấu chấm, phẩy để nhấn mạnh hơn vào nhịp điệu của bài:

        “Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang”

        “Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi”.

        • Cách gieo vần: vàng - sang, trắng - nắng, chang - chang. Các vần kết thúc bằng âm “ng” tạo ra sự ngân nga, vang vọng mãi của bài thơ.
        • So sánh với một bài thơ trung đại:

        Thu hứng - Đỗ Phủ

        Mùa xuân chín - Hàn Mạc Tử

        Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm

        Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm

        Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng

        Tái thượng phong vân tiếp địa âm.

        Trong làn nắng ửng khói mơ tan

        Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng

        Sột sọt gió trêu tà áo biếc

        Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang.

        Ngắt nhịp

        4/3

        4/3

        Gieo vần

        Gieo vần “âm” ở cuối các câu 1,2,4

        Gieo vần “ang” cuối các câu 2,4 (vần “tan” trong câu 1 cũng có nét tương đồng với vần “vàng, sang” ở câu 2,4)

        → Nhận xét: Bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mạc Tử có cách ngắt nhịp và gieo vần chặt chẽ giống với thể thơ Đường luật. Điều này tạo nên chất cổ điển trong bài thơ.


        Câu 5 (trang 52 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)

        • Con người trong bài thơ hiện qua những hình ảnh: cô thôn nữ, tiếng ca vắt vẻo, ai ngồi dưới trúc, khách xa, chị ấy
        • Hình ảnh gắn với nhân vật trữ tình là “khách xa”
        • Đối tượng quan sát trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình là làng quê và “chị ấy”. Đó có thể là một người ở làng quê xưa, cũng có thể là một cô bạn gái trước của “khách”.


        Câu 6 (trang 52 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)

        • Những hình ảnh thiên nhiên rạo rực, tràn đầy sức sống, nhịp điệu bài thơ nhanh, uyển chuyển, cách gieo vần linh hoạt đã góp phần thể hiện khao khát giao hoà với cuộc đời một cách mãnh liệt của nhà thơ, nỗi nhớ làng quê da diết, niềm trân trọng cái đẹp và nuối tiếc khi không thể giữ cái đẹp tồn tại vĩnh hằng.


        Câu 7 (trang 52 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)

        • Qua bài thơ “Mùa xuân chín”, Hàn Mặc Tử đã bộc lộ một thế giới nội tâm mãnh kiệt với những cung bậc cảm xúc được đẩy đến tột cùng. Thông qua bức tranh mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống, nhà thơ bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và tấm lòng khát khao giao cảm với cuộc đời. Nhân vật trữ tình ẩn mình trong vai trò là một vị “khách xa” bày tỏ nỗi nhớ làng, nhớ quê da diết và nỗi khắc khoải, lo âu, trăn trở trước những biến thiên của cuộc đời.


        * Kết nối đọc - viết

        Câu hỏi (trang 52 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)

        Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận về một câu thơ hay một hình ảnh gợi cho bạn nhiều ấn tượng và cảm xúc trong bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mạc Tử.


        Gợi ý

        Với màu sắc cổ điển hài hoà với chất dân dã trẻ trung, bình dị, bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mạc Tử đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong sáng, rạo rực, say mê. Tác phẩm gây ấn tượng với bạn đọc bởi chính nhan đề “mùa xuân chín”. Với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, Hàn Mặc Tử đã hữu hình hoá mùa xuân, khiến nó dường như có màu sắc và có cả hương sắc. Đây chính là kết hợp từ tài tình của tác giả. Nhà thơ đã dùng trạng thái “chín” của trái cây để nói về cái trọn vẹn, viên mãn, tươi đẹp nhất của mùa xuân. Qua đó, nhà thơ bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống da diết và khát khao giao cảm mãnh liệt. Bởi chính lúc “mùa xuân chín” nhất, đẹp nhất thì tác giả cũng nhận ra cái đẹp không thể tồn tại mãi. Nhà thơ bộc lộ niềm nuối tiếc khi không thể níu giữ vẻ đẹp vĩnh hằng, muốn giao hoà với vẻ đẹp của đất trời.

        Bài soạn số 3
        Bài soạn số 3
      • Bố cục văn bản

        Chia bài thơ làm 3 đoạn

        • Khổ 1: Khung cảnh mùa xuân
        • Khổ 2+3: Tình xuân
        • Khổ 4: Tâm trạng nhân vật khách


        Tóm tắt tác phẩm Mùa xuân chín

        Với màu sắc cổ điển hài hoà với chất dân dã trẻ trung, bình dị, bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mạc Tử đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong sáng, rạo rực, say mê. Qua đó, nhà thơ gửi gắm niềm khát khao giao cảm với cuộc đời, nỗi nhớ làng quê da diết và bày tỏ nỗi trăn trở trước sự hiện hữu của cái đẹp.


        Nội dung chính Mùa xuân chín

        Bài thơ là “Mùa xuân chín” nói tới cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân trong bài thơ đang ở độ tươi đẹp nhất, viên mãn nhất. Nhưng trạng thái đó cũng đồng nghĩa với việc mùa xuân đang và sẽ trôi qua, cái đẹp không tồn tại vĩnh hằng, mãi mãi, để lại trong lòng nhà thơ sự nuối tiếc khôn nguôi.


        Trước khi đọc

        Câu 1 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

        Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Vội vàng (Xuân Diệu)


        Câu 2 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

        Những bài thơ ấy là đem lại cho bạn đọc một không khí mùa xuân tràn đầy sức sống với những vẻ đẹp của thiên nhiên và sự rộn rã trong lòng người.

        Đọc văn bản

          Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

          1. Chú ý:

          Các vần được gieo trong bài thơ

          vàng - sang, mây - ngây, làng - chang chang

          Những từ ngữ có thể gợi ra nhiều nét nghĩa hoặc nhiều khả năng liên tưởng về âm thanh, hình ảnh

          làn nắng ửng, khói mơ tan, lấm tấm vàng, sột sọt gió, tà áo biếc, cỏ xanh tươi, đám xuân xanh, tiếng ca vắt vẻo, mùa xuân chín, khách xa, bờ sông trắng,...

          Những kết hợp từ ngữ ít gặp trong lời nói thông thường

          nắng ửng, khói mơ, sột soạt gió, sóng cỏ, đám xuân xanh, tiếng ca vắt vẻo, mùa xuân chín,


          Sau khi đọc

          Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

          Câu 1 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

          Nhan đề bài thơ Mùa xuân chín được cấu tạo bởi những từ thuộc loại từ: Danh từ + Động từ và Danh từ + Tính từ: gợi cảm giác mùa xuân đang đi vào độ căng mọng và tươi đẹp nhất, và vẫn tiếp tục phát triển đẹp hơn nữa.


          Câu 2 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

          Thể hiện bằng những từ ngữ: làn nắng ửng, khói mơ tan, lấm tấm vàng, bóng xuân sang, sóng cỏ xanh tươi, mùa xuân chín.


          Câu 3 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

          • Bài thơ có những kết hợp từ đặc biệt như:
            • khói mơ tan: trạng thái lan toả của khói và trạng thái mơ của con người được kết hợp với nhau
            • bóng xuân sang: mùa xuân vốn dĩ không thể cảm nhận thành hình khối nhưng nhà thơ dùng cách nói “bóng xuân sang” như một cách hữu hình hoá mùa xuân
            • sóng cỏ: sóng là từ để gợi tả những làn nước nhấp nhô gợi ra một thảm cỏ xanh tươi trải dài bất tận
            • tiếng ca vắt vẻo: “tiếng ca” vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng lại được tác giả hữu hình hoá cảm nhận bằng thị giác
            • mùa xuân chín: “chín” được tác giả kết hợp sử dụng để chỉ trạng thái mùa xuân vào lúc viên mãn nhất.
          • Ngôn từ trong bài thơ đã gợi lên một khung cảnh mùa xuân rực rỡ, tràn ngập ánh sáng, tươi đẹp, căng tràn sức sống.


          Câu 4 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

          • Bài thơ được ngắt nhịp 4/3, đặc biệt có những câu thơ tác giả đặt dấu chấm, phẩy để nhấn mạnh hơn vào nhịp điệu của bài:


          “Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang”

          “Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi”.


          • Cách gieo vần: vàng - sang, trắng - nắng, chang - chang. Các vần kết thúc bằng âm “ng” tạo ra sự ngân nga, vang vọng mãi của bài thơ.
          • So sánh với một bài thơ trung đại:

          Thu hứng - Đỗ Phủ

          Mùa xuân chín - Hàn Mạc Tử

          Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm

          Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm

          Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng

          Tái thượng phong vân tiếp địa âm.

          Trong làn nắng ửng khói mơ tan

          Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng

          Sột sọt gió trêu tà áo biếc

          Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang.

          Ngắt nhịp

          4/3

          4/3

          Gieo vần

          Gieo vần “âm” ở cuối các câu 1,2,4

          Gieo vần “ang” cuối các câu 2,4 (vần “tan” trong câu 1 cũng có nét tương đồng với vần “vàng, sang” ở câu 2,4)


          Câu 5 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

          • Con người trong bài thơ hiện qua những hình ảnh: cô thôn nữ, tiếng ca vắt vẻo, ai ngồi dưới trúc, khách xa, chị ấy
          • Hình ảnh gắn với nhân vật trữ tình là “khách xa”
          • Đối tượng quan sát trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình là làng quê và “chị ấy”. Đó có thể là một người ở làng quê xưa, cũng có thể là một cô bạn gái trước của “khách”.


          Câu 6 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

          • Là phương tiện để nhân vật trữ tình biểu lộ mạch cảm xúc của mình. Mạch cảm xúc cũng vì vậy mà da diết, tha thiết hơn.
          • Những hình ảnh thiên nhiên rạo rực, tràn đầy sức sống, nhịp điệu bài thơ nhanh, uyển chuyển, cách gieo vần linh hoạt đã góp phần thể hiện nỗi nhớ làng quê da diết, niềm trân trọng cái đẹp và nuối tiếc khi không thể giữ cái đẹp tồn tại vĩnh hằng.


          Câu 7 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

          • Là người có cảm xúc tinh tế, nhạy cảm trong những cảm nhận về độ chín của xuân
          • Là người có tình yêu thiên nhiên say đắm, thiết tha với đời, khát kháo giao cảm với đời nhưng lại có sự bất an về sự trôi chảy của thời gian.


          * Kết nối đọc - viết

          Bài tập (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận về một câu thơ hay một hình ảnh gợi cho bạn nhiều ấn tượng và cảm xúc trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử.


          Đoạn văn tham khảo:

          Câu thơ "Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời" là một nét vẽ rất đẹp trong bức tranh "Mùa xuân chín". Câu thơ gợi ấn tượng về về sắc xanh bất tận, rợn ngợp của cỏ mùa xuân. Hình ảnh chủ đạo là hình ảnh của cỏ mùa xuân rợn ngợp, tươi tốt; không gian của bức tranh là không gian mênh mông, khoáng đạt. Tuy nhiên, câu thơ Hàn Mạc Tử gợi lên sự chuyển động của cảnh vật qua từ "sóng" và từ "gợn đặc tả động thái bên trong của sự vật chứ không chỉ thuần tả sắc màu sự vật. Chính động thái đang "cựa quậy", đang "sóng sánh" ấy của cỏ khiến người đọc cảm nhận rõ hơn sức sống căng tràn của cỏ xuân và cảnh xuân.

          Bài soạn số 4
          Bài soạn số 4
        • Giới thiệu tác giả Hàn Mặc Tử

          • Hàn Mặc Tử (1912-1940) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, quê ở làng Mĩ Lệ, tổng Võ Xá, huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới (nay thuộc tỉnh Quảng Bình). Hàn Mặc Tử xuất thân trong một gia đình viên chức nghèo, cha mất sớm, từ nhỏ sống với mợ ở Quy Nhơn và có một thời gian học trung học ở Huế. Hết thời gian ở Huế, Hàn Mặc Tử làm công chức ở Sở Đạc điều Bình Định rồi vào Sài Gòn làm báo. Năm 1936, Hàn Mặc Tử phải trở về Quy Nhơn để chữa bệnh, bốn năm sau ông mất do căn bệnh phong.
          • Hàn Mặc Tử làm thơ từ rất sớm (14, 15 tuổi) với nhiều bút danh khác nhau như Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh... Ban đầu Hàn Mặc Tử sáng tác theo thơ cổ điển Đường luật, sau đó chuyển sang sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn. Cuộc đời Hàn Mặc Tử thật ngắn ngủi và chịu nhiều đau thương, nhưng với khả năng sáng tạo và nghị lực phi thường, ông đã để lại cho thế hệ sau nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao. Qua diện mạo hết sức phức tạp và đầy bí ẩn của thơ Hàn Mặc Tử, người ta vẫn thấy rõ một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế.
          • Các tác phẩm chính của Hàn Mặc Tử: Gái quê (1936), Thơ Điên (1938), Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên, Duyên kì ngộ (kịch thơ - 1939), Quần tiên hội (kịch thơ - 1940), Chơi giữa mùa trăng (thơ văn xuôi -1940). Ngoài tác phẩm Gái quê được in khi tác giả còn sống, còn tất cả các tác phẩm còn lại đều dược in thành tập khi Hàn Mặc Tử đã mất.


          Khái quát tác phẩm Mùa xuân chín

          1. Hoàn cảnh sáng tác

          Mùa xuân chín là bài thơ do Hàn Mặc Tử sáng tác, được xếp ở phần Hương thơm trong tập thơ Đau thương. Cùng với Đây thôn Vĩ Dạ, Tình quê,… đây là những thi phẩm đầy thơ mộng viết về cảnh quê, tình quê của Hàn Mặc Tử.

          Chưa rõ thời điểm sáng tác Mùa xuân chín, nhưng theo Trần Thanh Mại thì: “Qua cái năm bệnh hoạn đầu, nghĩa là vào cuối năm 1937, Hàn Mặc Tử gom góp xong tập thơ làm trên giường bệnh, theo một thể tài mới mà chàng gọi Thơ Điên, nghĩa là thi phẩm đã được sáng tác trước thời điểm đó.


          2. Bố cục

          • Bố cục gồm 4 phần:

          Khổ 1: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời.

          Khổ 2 + 3: Cảm xúc về mùa xuân của đất nước.

          Khổ 4 + 5: Suy nghĩ và ước nguyện của tác giả trước mùa xuân đất nước.

          Khổ cuối: Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.


          3. Giá trị nội dung

          • Cảnh đẹp mùa xuân trong con mắt một thi sĩ yêu đời.
          • Bên cạnh đó là tâm trạng háo hức, bồn chồn của người con gái sắp lấy chồng và tâm trạng bâng khuâng, nhung nhớ của nhân vật trữ tình khi nhắc thấy cảnh cũ người xưa
          • Thể hiện niềm yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống của thi nhân, gửi gắm niềm yêu thương và hy vọng vào một cuộc sống tốt đẹp, mùa xuân mang vị “chín” của lòng người


          4. Giá trị nghệ thuật

          • Ngôn từ giản dị, mộc mạc, dễ hiểu.
          • Hình ảnh thơ gần gũi, thân thuộc.
          • Giọng thơ tự nhiên, thủ thỉ, tâm tình.
          • Chuẩn bị Soạn bài Mùa xuân chín


          Câu 1 (trang 50, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

          Đề bài: Bạn có nhớ những bài thơ, những câu thơ nào về mùa xuân mà mình đã từng đọc?


          Lời giải

          • Những bài thơ: Vội vàng (Xuân Diệu), Mưa xuân (Nguyễn Bính), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Một dáng xuân (Phan Huy Hùng), Xuân về (Chu Minh Khôi)…


          Câu 2 (trang 50, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

          Đề bài: Điều gì khiến bạn có ấn tượng hay thích thú ở những bài thơ, câu thơ ấy?


          Lời giải

          Ấn tượng: thiên nhiên ở mùa xuân hiện lên ngập tràn sức sống, tươi mới. Không chỉ miêu tả về cảnh sắc thiên nhiên mà con người xuất hiện trong các bài thơ về mùa xuân cũng mang nguồn cảm hứng khao khát, muốn sống trọn.

          Đọc hiểu bài Mùa xuân chín


          • Trả lời câu hỏi giữa bài

          Đề bài: Chú ý:

          • Các vần được gieo trong bài thơ
          • Những từ ngữ có thể gợi ra nhiều nét nghĩa hoặc nhiều khả năng liên tưởng về âm thanh, hình ảnh;
          • Những kết hợp từ ngữ ít gặp trong lời nói thông thường.


          Lời giải

          • Vần: ang (vàng, sang - làng, chang), ơi (trời, chơi), ây (mây, ngây).
          • Từ ngữ: làn nắng ửng, nhà tranh lấm tấm vàng, bóng xuân sang, hổn hển, thầm thì.
          • Từ ngữ ít gặp: gợn tới trời, đám xuân xanh, ý vị, mùa xuân chín.


          Trả lời câu hỏi cuối bài

          Câu 1 (trang 52, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

          Đề bài: Nhan đề bài thơ Mùa xuân chín được cấu tạo bởi những từ thuộc loại từ nào và có thể gợi ra cho bạn những liên tưởng gì?

          Lời giải

          • Cấu tạo: danh từ và tính từ.
          • Gợi liên tưởng về một mùa xuân đã tới, đạt đến độ “thơm ngon”, mang đặc trưng của xuân mà không thể lẫn được.


          Câu 2 (trang 52, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

          Đề bài: Trạng thái “chín” của mùa xuân trong bài thơ được thể hiện bằng những từ ngữ nào?


          Lời giải

          Biểu hiện:

          • Làn nắng ửng khói mơ tan.
          • Nhà tranh lấm tấm vàng.
          • Giàn thiên lí bóng xuân sang.
          • Cỏ xanh tươi gợn tới trời.
          • Gặp lúc mùa xuân chín sực nhớ làng.


          Câu 3 (trang 52, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

          Đề bài: Hãy nhận xét ngôn từ của bài thơ trên hai khía cạnh sau:

          • Bài thơ có những sự lựa chọn và kết hợp ngôn ngữ nào khiến bạn đặc biệt chú ý? Hãy nói cụ thể hơn cảm nhận của bạn về điều này.
          • Ngôn từ của bài thơ đã gợi lên một khung cảnh mùa xuân như thế nào?


          Lời giải

          • Khía cạnh 1:
            • Kết hợp từ láy với danh từ và tính từ: lấm tấm vàng, sột soạt gió, sông trắng nắng chang chang.
            • Hình ảnh “nhà tranh lấm tấm vàng” gợi sự lóng lánh. Ánh sáng của đất trời chiếu rọi vào ngôi nhà tranh mang đến một khung cảnh nên thơ, vô cùng lãng mạn. Cách ví von nặng sức gợi khiến ngôi nhà tranh như bừng sáng lên.
            • Khía cạnh 2:
            • Khung cảnh xuân ở độ chín, đầy tươi mới, cảnh sắc thiên nhiên tràn đầy sức sống, thanh âm của sự trong veo, tinh khiết.
          • Mùa xuân như ưởng giai đoạn đẹp nhất của con người. Nó rạo rực, bừng bừng sức hút.
          • Mùa xuân cũng là lúc những người xa quê nhớ về quê nhà.


          Câu 4 (trang 52, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

          Đề bài: Mô tả cách ngắn nhịp và gieo vần trong bài thơ. Chỉ ra những chỗ mà cách ngắt nhịp, gieo vần này có thể gây được ấn tượng đặc biệt với người đọc (chú ý đến vai trò của các dấu câu, sự biến hóa của cách ngắt nhịp, vị trí gieo vần). Từ đó, hãy so sánh mức độ chặt chẽ trong cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ này với một bài thơ trung đại làm theo thể Đường luật.


          Lời giải

          • Cách ngắt nhịp: 4/3, 2/2/3.
          • Cách gieo vần: gieo vần chân.
          • Gây ấn tượng:
            • Câu 4 khổ 1, dấu “.” đặt ngay trong câu, gợi sự đọng lại, có vẻ như nhà thơ đang ngập ngừng điều gì đó.
            • Ngắt n- hịp giữa các khổ xen kẽ nhau làm nhịp điệu bài thơ trở nên linh hoạt, biến tấu, lúc vui tươi, dí dỏm, lúc trầm ngẫm suy tư.
            • So sánh với bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan:
            • Qua đèo ngang: đặt trong chỉnh thể của luật, đối, niêm, vận. Nhịp 1/1/2/3, gieo vần ở chữ cuối các câu chẵn.
            • Mùa xuân chín: nhịp thơ tùy vào từng khổ, cách gieo vần có sự linh hoạt, không gò bò.
          • Có thể thấy, mức độ chặt chẽ của bài thơ trung đại làm theo thể Đường luật là tuyệt đối so với bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử.


          Câu 5 (trang 52, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

          Đề bài: Con người trong bài thơ hiện diện qua những hình ảnh nào? Hình ảnh nào gắn với nhân vật trữ tình? Hình ảnh nào là đối tượng quan sát hay nằm trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình?ư


          Lời giải

          • Hình ảnh:
            • Bao cô thôn nữ hát trên đồi.
            • Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.
            • Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi.
            • Khách xa… lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng.
            • Chị ấy, năm nay còn gánh thóc.
          • Gắn với nhân vật trữ tình là hình ảnh khách xa.
          • Hình ảnh cô thôn nữ hát ca, một trong số đó có người đi lấy chồng là đối tượng quan sát.
          • Hình ảnh người chị gánh thóc là đối tượng nằm trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình.


          Câu 6 (trang 52, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

          Đề bài: Hình ảnh, nhịp và vần trong bài thơ có mối liên hệ như thế nào với mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình?

          Lời giải

          • Mối liên hệ: Đây đều là phương tiện để thông qua đó, nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc của mình. Từ dòng cảm tinh tế nhận biết xuân đã bước vào độ chín, lòng mang đầy sự vui tươi thì bỗng chùng lại khi nghe tin, một trong các cô thôn nữ bỏ cuộc chơi đi lấy chồng và lời thắc mắc về hình ảnh người chị gánh thóc năm xưa, liệu có còn gánh nữa không. Nhân vật trữ tình đang hoài niệm lại về mùa xuân từng tồn tại trong tâm trí.


          Câu 7 (trang 52, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

          Đề bài: Hãy nêu cảm nhận của bạn về nhân vật trữ tình trong bài thơ.


          Lời giải

          Cảm nhận:

          • Nhân vật trữ tình trong bài thơ hiện lên là một người tinh tế, yêu thiên nhiên. Điều này được biểu lộ qua việc nhân vật cảm được độ chín của mùa xuân. Cảnh sắc thiên nhiên thay đổi như thế nào khi xuân tới, nào là làn nắng ửng khói mơ tan, là ngôi nhà tranh vệt chiếu những ánh sáng, nào là thanh âm của tiếng gió sột soạt trên tà áo, và cả trên giàn thiên lí, đã thấy mùa xuân sang. Xuân đã tới! Xuân mang một sự tươi mới, đầy nhựa sống, tạo nên một khung cảnh thơ mộng, hài hòa.
          • Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người mang nhiều suy tư. Ở độ tuổi xuân mơn mởn, những cô thôn nữ với tiếng hát say đắm lòng người, có cô rời cuộc chơi để đi lấy chồng, khiến nhân vật trữ tình không khỏi rầu rĩ, buồn lòng. Và chính những lần xuân như thế, nỗi nhớ quê hương chực trào lên tâm hồn của những người con xa quê khiến ta không khỏi xót xa, đồng cảm. Hình ảnh cô gái gánh thóc năm xưa, bây giờ liệu còn làm nữa hay không? Hình ảnh con người hiện lên trong suy nghĩ của nhân vật trữ tình mang một nỗi hoài niệm, nỗi buồn man mác.

          • Kết nối đọc - viết

          Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận về một câu thơ hay một hình ảnh gợi cho bạn nhiều ấn tượng và cảm xúc trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử.


          Lời giải

          Câu thơ để lại ấn tượng cho em trong bài thơ Mùa xuân chín của nhà thơ Hàn Mặc Tử đấy chính là “Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín / Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng”. Hai câu này cất lên mang đầy nỗi buồn đến xót xa. Khách xa, từ bao giờ, những người con xa quê trở thành một người lạ lẫm. Mùa xuân, mùa của sự đoàn viên, tụ họp, ấy mà, đáng thương thay, người xa quê không thể về bên gia đình vào những ngày đấy. Họ chỉ đành hoài niệm về ngày xưa cũ. Hai chữ “bâng khuâng” đã nói lên tất cả. Có lẽ nhân vật trữ tình cũng đã hoặc đang xa quê nên mới có thể cảm nhận được những rung động đấy. Có nỗi nhớ nào bằng nỗi niềm xa quê. Câu thơ thốt lên, bạn đọc không khỏi ngậm ngùi. Như chạm vào đáy lòng, giọng thơ bỗng chùng xuống, mang cảm giác đau đáu, xót xa.

          Bài soạn số 5
          Bài soạn số 5




        Công Ty cổ Phần Toplist
        Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
        Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
        Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
        Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
        Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy