Top 5 Biện pháp chữa ho có đờm cho trẻ tự nhiên, không dùng thuốc

  1. Top 1 Máy tạo ẩm
  2. Top 2 Mật ong
  3. Top 3 Bổ sung nước
  4. Top 4 Nhỏ mũi bằng nước muối
  5. Top 5 Kê cao đầu

Top 5 Biện pháp chữa ho có đờm cho trẻ tự nhiên, không dùng thuốc

Ho là một trong những tình trạng rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Các cơn ho của trẻ em thường kéo dài, nhưng nếu các triệu chứng được cải thiện bằng cách chữa ho có ... xem thêm...

  1. Máy điều hòa nhiệt độ hiện được nhiều gia đình sử dụng trong những ngày hè nắng nóng. Bên cạnh tác dụng làm mát, điều hòa còn hút đi một lượng ẩm nhất định. Điều này có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, gây nên nhiều triệu chứng như khó thở, khô họng, khô mũi, viêm phế quản cấp, viêm phổi, ho... Do vậy, các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý tới các giải pháp bảo vệ trẻ, trong đó cần thiết phải sử dụng máy tạo độ ẩm.


    Máy tạo độ ẩm giúp làm lỏng chất nhầy, có thể làm giảm ho và tắc nghẽn ở trẻ nhỏ bằng cách bổ sung thêm hơi nước vào trong không khí cho trẻ trước khi hít vào. Máy làm ẩm không khí mát được khuyên dùng cho trẻ em vì lý do an toàn và được coi là hiệu quả như máy làm ẩm không khí ấm. Chạy máy tạo độ ẩm vào ban ngày khi trẻ thức và trong phòng nơi chúng đang ngủ vào ban đêm.


    Nếu không có máy tạo độ ẩm, cha mẹ có thể cho trẻ ngồi trong phòng tắm khi xả vòi sen nước nóng có thể giúp giảm tắc nghẽn đường thở cho trẻ, loãng đờm và giúp trẻ dễ thở hơn.

    Máy tạo ẩm
    Máy tạo ẩm
    Máy tạo ẩm
    Máy tạo ẩm

  2. Khi bé bị ho ai cũng nghĩ ngay đến cách trị bằng mật ong. Mật ong có thể chống lại nhiễm trùng do có đặc tính tự nhiên là ngăn chặn vi khuẩn. Ngoài ra, đây cũng là cách hiệu quả giúp làm dịu cơn đau họng. Tuy nhiên, tránh dùng mật ong cho trẻ dưới một tuổi vì tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc.


    Cha mẹ có thể cho trẻ từ một tuổi trở lên dùng phương pháp giảm ho đờm tại nhà tự chế bằng cách sử dụng mật ong hòa tan trong nước ấm với chanh.


    Hoặc trị ho đờm cho bé bằng mật ong lá hẹ: Lấy 1 nắm lá hẹ rửa sạch xong rồi thải nhỏ, cho vào bát, trộn đều với mật ong, sau đó đem hấp cách thủy cho tới khi thành hỗn hợp nhuyễn thì chắt lấy nước và nuốt từ từ trong miệng. Lá hẹ kết hợp với mật ong chữa ho cho trẻ rất hiệu quả và sẽ giúp tiêu đờm rất tốt.

    Mật ong
    Mật ong
    Mật ong
    Mật ong
  3. Giữ cho cơ thể trẻ đủ nước là điều quan trọng khi trẻ bị ho có đờm. Chất lỏng có vai trò giữ ẩm cho đường thở và giúp cơ thể chống lại bệnh tật, đồng thời còn giúp loãng đờm.


    Cần cho trẻ uống nhiều nước để phòng nguy cơ mất nước do khi viêm đường hô hấp trẻ thường bị sốt. Uống nhiều nước cũng giúp làm dịu họng, loãng đờm, giảm ho hiệu quả. Nên cho trẻ uống nước lọc, nước canh, nước ép trái cây giúp bổ sung vitamin tăng cường sức đề kháng.


    Do đó, cha mẹ cần đảm bảo cung cấp nước, sữa mẹ hoặc sữa công thức đều đặn khi con không được khỏe và có kèm ho đờm. Tuy vậy, cha mẹ cũng không nên cho trẻ sơ sinh uống nước trước sáu tháng, vì có thể dẫn đến hạ natri máu.


    Mẹ cũng lưu ý hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo, nhiều gia vị dễ gây kích thích họng, tăng đờm nhớt, gây đầy bụng khó tiêu… khiến các triệu chứng trầm trọng hơn, bệnh lâu khỏi, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ.

    Bổ sung nước
    Bổ sung nước
    Bổ sung nước
    Bổ sung nước
  4. Một cách chữa ho có đờm cho trẻ sơ sinh là nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ để giúp thông mũi, loãng đàm xuống vùng cổ họng dễ gây ho. Những loại thuốc nhỏ này có lợi khi trẻ bị cảm lạnh, vì thuốc giúp làm mềm chất nhầy và giúp tống chất nhầy ra ngoài dễ dàng hơn.


    Để nhỏ nước muối sinh lý, hãy nghiêng đầu của trẻ ra sau, sau đó bóp nhỏ thuốc vào từng lỗ mũi. Lặp lại nếu cần thiết để giúp giảm tắc nghẽn và bớt ho đờm, đặc biệt là trước khi cho trẻ đi ngủ.


    Nếu thấy trẻ chảy nước mũi màu trong suốt, bố mẹ nên rửa mũi cho bé bằng nước muối nồng độ 0,9% mỗi ngày 4 – 5 lần, dùng 3 – 4 giọt cho mỗi bên mũi. Sau khi làm loãng dịch nhầy, bố mẹ cho bé ngồi dậy và xì mũi vào khăn. Nếu bé còn nhỏ chưa tự làm được thì bạn dùng ống hút dịch mũi để hút ra đờm nhớt bên trong. Sử dụng bằng cách bóp xẹp bóng hút đưa hết không khí ra ngoài sau đó kê đầu hút vào bên trong lỗ mũi, tay còn lại bịt mũi bên kia sau đó thả ống bóp để hút dịch mũi. Hút mũi và nhỏ mũi cho bé nên thực hiện thường xuyên ngày 4 lần cho đến khi các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi hết hẳn.


    Nhưng nếu thấy nước mũi của bé có màu vàng xanh bạn nên đưa bé đi khám tại bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng nhằm có cách điều trị thích hợp hơn.

    Nhỏ mũi bằng nước muối
    Nhỏ mũi bằng nước muối
    Nhỏ mũi bằng nước muối
    Nhỏ mũi bằng nước muối
  5. Ho thường đi kèm với nghẹt mũi, khó thở. Và tình trạng càng thêm tồi tệ nếu bé ngủ với tư thế đầu thấp. Bởi lúc này, chất nhầy và dịch từ trên mũi sẽ chảy xuống họng, gây kích ứng các cơn ho.


    Kê cao đầu của trẻ sơ sinh khi ngủ có thể có hiệu quả trong việc ngăn ngừa chảy mũi sau, giúp kích thích làm trẻ ho đờm. So với khi nằm thẳng, chất nhầy có nhiều khả năng tích tụ ở phía sau cổ họng, dẫn đến trẻ ho nhiều hơn để tống xuất ra ngoài.


    Dù vậy, cha mẹ cần lưu ý rằng gối không được khuyến khích cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Do đó, mẹ cũng nên tránh dùng gối quá cao cho trẻ dưới một tuổi, vì dễ gây tổn thương cột sống của trẻ. Thay vào đó, cha mẹ có thể kê mặt phẳng nghiêng phù hợp cho trẻ, việc này không chỉ giúp giảm ho đờm mà còn giúp hạn chế nôn trớ ở trẻ sơ sinh sau khi bú.

    Kê cao đầu
    Kê cao đầu
    Kê cao đầu
    Kê cao đầu




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy