Top 8 Chiến thuật thi đại học môn tiếng Anh đạt kết quả cao nhất

Thùy Thư 2838 1 Báo lỗi

Hiện nay, nhiều ngành học chọn tiếng Anh làm căn cứ để xét tuyển đầu vào, do đó tỉ lệ chọi giữa các thí sinh là rất cao. Vậy bạn có biết làm cách nào để có thể ... xem thêm...

  1. Với khối lượng kiến thức “đồ sộ” trong chương trình THPT, cách ôn thi hiệu quả nhất là các bạn cần tổng hợp lại kiến thức trọng tâm, đánh dấu các dạng bài hay gặp và luyện sao cho nhuần nhuyễn. Nắm chắc kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa là việc đầu tiên và quan trọng không thể bỏ qua. Đặc biệt, với thi trắc nghiệm, lượng kiến thức rộng, học sinh khó có thể học tủ, học vẹt, học thuộc lòng.


    Những chủ điểm ngữ pháp tiếng Anh thi đại học trọng tâm nhất:

    • Các thì tiếng Anh và thể bị động (Tenses – Passive Voice)
    • Lời nói gián tiếp (Reported Speech)
    • Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ (Subject – Verb Agreement)
    • Mệnh đề quan hệ (Relative Clause)
    • Câu điều kiện (Conditional sentences)
    • Câu giả định (Subjunctive)
    • Đảo ngữ (Inversion)
    Ôn tập các nội dung ngữ pháp trọng tâm
    Ôn tập các nội dung ngữ pháp trọng tâm
    Ôn tập các nội dung ngữ pháp trọng tâm
    Ôn tập các nội dung ngữ pháp trọng tâm

  2. Để ôn luyện thi hiệu quả, bên cạnh việc ôn luyện kiến thức, các bạn hãy tích cực luyện đề. Kế hoạch ôn luyện thi hiệu quả cũng cần linh hoạt, có thể thay đổi trong quá trình ôn luyện sao cho phù hợp. Nếu muốn có chiến thuật làm bài và tăng khả năng phản xạ khi làm bài thi thì các bạn cần phải rèn luyện thật nhiều trong giai đoạn nước rút này.

    Tổng ôn giúp nắm vững kiến thức đã học còn luyện đề sẽ giúp rèn luyện kỹ năng, làm quen dần với các dạng câu hỏi. Qua kết quả sau mỗi lần làm đề, các bạn có thể đánh giá được năng lực của mình đang ở mức nào? Phần kiến thức nào còn yếu? Thời gian làm bài đã tối ưu hay chưa? Từ đó lên kế hoạch bổ sung kiến thức, tối ưu thời gian làm bài. Đặc biệt cần phải tăng cường học và trau dồi vốn từ vựng mỗi ngày vì đề thi không chỉ hỏi những câu về từ vựng mà trong quá trình phân tích câu hỏi có trong bài thi, vốn từ vựng là rất quan trọng.


    Tuy nhiên, mỗi ngày bạn chỉ nên làm từ 1 – 2 đề thi. Vì quá trình luyện đề không chỉ là làm đề thi, sau đó kiểm tra đáp án và tính kết quả. Sau mỗi đề thi, bạn nên xem lại thật kỹ các lỗi sai trong bài thi, tra từ vựng, ghi lại các từ mới chưa biết nghĩa và xuất hiện với tần suất liên tục trong đề thi cũng như kiểm tra lại các kiến thức ngữ pháp mình chưa nắm vững.

    Luyện thi theo các bộ đề
    Luyện thi theo các bộ đề
    Luyện thi theo các bộ đề
    Luyện thi theo các bộ đề
  3. Nếu nắm vững được các kiến thức tiếng Anh căn bản, cùng việc cẩn thận trong khi làm bài, bạn có thể nắm chắc điểm 7 trong bài thi tiếng anh THPT. Tuy nhiên, để xét tuyển vào các trường đại học top đầu, điểm 7 là một con số không an toàn. Do đó, bạn cần ôn luyện thêm các kiến thức nâng cao để gia tăng điểm số trong bài thi của mình.


    Bài thi tiếng Anh trong kỳ thi đại học, hay kỳ thi THPT Quốc gia yêu cầu học sinh phải có nền tảng kiến thức ngữ pháp cơ bản vững chắc cùng một vốn từ vựng dồi dào. Để chinh phục được thang điểm cao, học sinh cần trang bị thêm một số từ vựng nâng cao, cấu trúc ngữ pháp mở rộng và rèn luyện toàn diện các kỹ năng. Bạn nên liệt kê các nội dung chưa nắm vững, chia thời gian học theo từng nội dung sau đó làm bài tập để hiểu thật rõ lý thuyết. Không nên xen kẽ các nội dung, dễ khiến lộ trình học trở nên rối rắm. Sau khi ôn tập xong các chủ điểm ngữ pháp nâng cao, bạn nên làm thử một đề thi. Nếu điểm của bạn tăng lên thang điểm 8.5 hoặc 9, bạn có thể chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

    Ôn tập các nội dung nâng cao và câu hỏi khó
    Ôn tập các nội dung nâng cao và câu hỏi khó
    Ôn tập các nội dung nâng cao và câu hỏi khó
    Ôn tập các nội dung nâng cao và câu hỏi khó
  4. Có những câu chỉ vài bước làm là ra ngay mà lại được từ 1-1,5 điểm. Vậy thì tại sao bạn không làm những câu đó cho tốt nhỉ? Sau khi làm xong những câu cơ bản, thí sinh nên quay lại kiểm tra đáp số và các bước làm các câu trung bình và khá trước, để chắc chắn rằng phần bài làm câu đó không bị mất điểm. Khi đã chắc chắn được 6, 7 điểm trong tầm tay, lúc này bạn mới nên nghĩ đến những câu khó hơn nhằm phân loại học sinh.


    Nếu đặt mục tiêu 8 điểm, các bạn chỉ được phép “không chắc chắn” trong tầm 10 câu. Ở mức điểm này các em cần nắm thật vững các chuyên đề ngữ pháp, làm thành thục và tuyệt đối chính xác những câu hỏi này, tránh các lỗi sai đáng tiếc. Giải quyết cơ bản 80% bài thi, bạn nên có bước kiểm tra lại để xem xét xem mình có khoanh nhầm hoặc chưa làm được câu nào phía trên không và cố gắng xử lí nốt.

    Làm chắc chắn đúng các câu hỏi dễ
    Làm chắc chắn đúng các câu hỏi dễ
    Làm chắc chắn đúng các câu hỏi dễ
    Làm chắc chắn đúng các câu hỏi dễ
  5. Khi làm bài thi, chiến thuật phân bố thời gian hợp lí rất quan trọng và quyết định một phần đến điểm số bài thi. Đề thi có 50 câu trong 60 phút, bạn cần hoàn hiện bài trong khoảng 50 phút và dành 10 phút cuối giờ để kiểm tra lại tổng thể.


    Bạn có thể phân chia thời gian làm bài như sau:

    • Câu hỏi ngữ âm: 3 phút
    • Câu hỏi tình huống giao tiếp: 1-2 phút
    • Câu hỏi dạng hoàn thành câu: 15 phút
    • Câu hỏi tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa: 3-4 phút
    • Câu hỏi tìm lỗi sai: 3 phút
    • Câu hỏi hoàn thành đoạn văn: 5 phút
    • Câu hỏi đọc hiểu: 20-25 phút
    • Câu hỏi kết hợp câu/nối câu, viết lại câu: 5 phút

    Tuy nhiên, thí sinh cần lưu ý khung thời gian trên đây mang tính tương đối và có thể điều chỉnh thay đổi tùy theo từng học sinh cụ thể, bởi mỗi em sẽ có năng lực riêng.

    Chiến thuật phân bố thời gian làm bài hiệu quả
    Chiến thuật phân bố thời gian làm bài hiệu quả
    Chiến thuật phân bố thời gian làm bài hiệu quả
    Chiến thuật phân bố thời gian làm bài hiệu quả
  6. Đối với phần đọc - hiểu văn bản, đây là dạng bài bắt buộc có trong đề thi và thường chiếm trọng số điểm cao. Trước tiên học sinh cần phải nhận diện đoạn văn, nhận diện câu hỏi trong bài, sau đó áp dụng chiến thuật làm bài thi theo 3 bước:

    • Bước 1: Đọc câu hỏi đề tìm từ khóa.
    • Bước 2: Dựa vào từ khóa đó để đối chiếu với đoạn văn và tìm thông tin.
    • Bước 3: Đọc đoạn thông tin đó và tìm ra đáp án.

    Thông thường, dạng bài đọc - hiểu sẽ kiểm tra kiến thức từ vựng cũng như các kỹ năng, khả năng phản xạ của học sinh trong quá trình làm bài. Vì vậy, điểm mấu chốt để làm tốt bài đọc hiểu là từ vựng và kỹ năng làm bài. Với vốn từ vựng lớn cùng kỹ năng làm bài như kỹ năng đọc (đọc kỹ và đọc lướt đoạn văn, bài văn), kỹ năng quan sát và phát hiện thông tin tốt sẽ giúp học sinh tự tin giải quyết bài đọc hiểu. Do đó, học sinh cần luyện tập để trau dồi vốn từ vựng và nâng cao kỹ năng của bản thân thông qua các phương pháp như học từ đồng nghĩa và trái nghĩa, luyện dịch văn bản, học theo cụm từ thường đi liền với nhau, nâng cao tần suất làm dạng bài đọc hiểu trong các đề thi…

    Trước khi thay đổi đáp án cần suy nghĩ thật cẩn thận
    Trước khi thay đổi đáp án cần suy nghĩ thật cẩn thận
    Chiến thuật làm bài thi đọc hiểu
    Chiến thuật làm bài thi đọc hiểu
  7. Bên cạnh chiến thuật làm bài thi, thí sinh về một số sai lầm cần tránh trong đề thi để không bị mất điểm đáng tiếc. Có 5 sai lầm học sinh thường mắc phải trong quá trình làm bài thi, đó là:

    • Không đọc kỹ đề dẫn đến bị lạc đề, hiểu sai yêu cầu của đề bài và không hoàn thành đúng yêu cầu của đề;
    • Phân bổ thời gian làm bài không hợp lí, mất nhiều thời gian vào làm các câu hỏi khó dẫn đến không có đủ thời gian để làm hết các câu hỏi của đề thi hoặc bỏ sót câu hỏi;
    • Làm nhanh, làm vội dẫn đến làm sai đáp án gây mất điểm đáng tiếc;
    • Không dùng bút chì để tô đáp án trắc nghiệm nên không thể sửa lại với những đáp án bị sai;
    • Không kiểm tra lại bài làm sau khi làm xong để kịp thời sửa sai (nếu có).
    Những sai lầm cần tránh khi làm bài thi
    Những sai lầm cần tránh khi làm bài thi
    Những sai lầm cần tránh khi làm bài thi
    Những sai lầm cần tránh khi làm bài thi
  8. Để tối ưu hóa điểm số của mình, các bạn học sinh có thể tham khảo qua những mẹo nhỏ dưới đây. Tất cả đều là những lời dặn dò tâm huyết của các thầy, cô giáo để giúp các bạn đạt được điểm cao trong các môn thi.

    • Đọc kỹ yêu cầu đề bài: Bạn đã trải qua 1 lộ trình ôn thi đại học môn tiếng Anh rất vất vả, sẽ rất tiếc nếu lúc đi thi lại bị “lạc đề”. Rất nhiều bạn mất điểm chỉ vì khoanh từ đồng nghĩa trong khi đề bài hỏi từ trái nghĩa. Bạn đừng mắc lỗi đáng tiếc này nha.
    • Chú ý thời gian làm bài: Hãy tập thói quen tính giờ làm bài thi ngay từ khi còn ôn tập ở nhà. Làm quen trước với áp lực thời gian như trong phòng thi sẽ giúp bạn bình tĩnh, không bị choáng ngợp trong ngày thi thật.
    • Điền đáp án trực tiếp vào phiếu trả lời bài thi để tiết kiệm thời gian: Với hình thức thi trắc nghiệm, điều tối thiểu bạn cần biết đó là không nên để trống đáp án, với những câu hỏi khó, không biết đáp án, hãy thử suy luận sau đó chọn đáp án mà bạn cảm thấy có khả năng nhất, hoặc là đánh lụi nếu không còn đủ thời gian.
    • Không được bỏ trống bất cứ câu hỏi nào: Tuyệt đối không bỏ qua bất cứ câu hỏi nào bạn nhé! Không biết chắc đáp án thì hãy đoán, cố gắng dịch nghĩa câu, đoán từ theo ngữ cảnh,... Biết đâu khoanh bừa nhưng lại đúng thì sao. Nếu bỏ qua là chắc chắc mất điểm rồi.
    • Ngoài những "bí quyết" trên, các thí sinh cần chuẩn bị đầy đủ các loại bút (bút bi, bút chì, gọt bút chì, tẩy), phiếu dự thi, máy tính, CMTND/CCCD, đồng hồ (phải có để canh chiến thuật làm bài), 1 chai nước (350-500 ml) đã bóc nhãn...
    Những mẹo nhỏ khác
    Những mẹo nhỏ khác
    Những mẹo nhỏ khác
    Những mẹo nhỏ khác




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy