Top 5 Bài văn phân tích ba khổ cuối bài thơ Bếp lửa - Bằng Việt (Ngữ văn 9) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5

Bài tham khảo số 3

“Bếp lửa” là một bài thơ hay viết về tình bà cháu. Trong đó ba khổ thơ cuối cùng đã để lại ấn tượng thực sự sâu sắc:


“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”


Một lần nữa qua lời thơ của tác giả ta đã cảm nhận được sự khó nhọc của người bà khi ngày ngày, sớm chiều nhen bếp lửa. Tại sao bà có thể nhẫn nại hy sinh đến như vậy. Do trong lòng bà luôn có một ngọn lửa niềm tin ủ sẵn. Ngọn lửa của niềm tin đất nước sẽ hòa bình độc lập, cuộc sống sẽ được nâng cao, không còn viễn cảnh đói nghèo nữa, đất nước sẽ thống nhất với nhau, người thân và gia đình sẽ không còn chịu cảnh thoát li nữa mà sẽ về sum họp cùng bà lúc cuối đời. Là ngọn lửa của niềm tin đứa cháu mình sau này sẽ nên người, sẽ noi gương được cha mẹ, sẽ nhận ra được sự khó nhọc của bà trong công việc nuôi dạy cháu từ đó người cháu có thể quyết tâm học thành tài để xây dựng đất nước tươi đẹp hơn, giàu đẹp hơn. Bà luôn mong cháu sẽ cống hiến mãi không nguôi cho tổ quốc giống như Thanh Hải trong “Mùa xuân nho nhỏ”:


“Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc”


Nếu bài thơ dừng lại ở đây thì đã có thể xem là một áng thơ hay lắm rồi. Nhưng cảm xúc của đứa cháu khi nhớ về bà, nhớ về quãng đời cơ cực cùng bà nhóm lửa, nhớ về công lao dạy dỗ của bà.... qua những vần thơ giản dị mà thấm thía, với những điệp ngữ và từ ngữ được vận dụng một cách rất linh hoạt sáng tạo. Nhưng đến đây dòng tâm niệm của tác giả vẫn chưa nguôi. Vẫn thốt lên những câu thơ lay động tâm hồn:


“Giờ cháu đã đi xa

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

Những vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở

Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”


Dù cho tác giả đã hoàn thành nguyện ước của bà. Đã là một con người thành đạt, sống có ích cho xã hội. Đã sống trong một điều kiện đầy đủ tiện nghi “có lửa trăm nhà niềm vui trăm ngả”. Nhưng lòng tác giả vẫn luôn hướng về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người. Bằng Việt sẽ mãi mãi không quên cái bếp lửa bà nhen, công lao dưỡng dục.


Bằng Việt đã vô cùng khéo léo sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc, cách gieo vần, láy điệp từ và những hình ảnh có sức thuyết phục cao và những liên tưởng độc đáo tạo nên giá trị cho bài thơ. Ta cảm nhận được ở đây tám lòng biết ơn sâu nặng, nhớ nhung da diết, tâm chân tình của nhà thơ đối với người bà yêu dấu.


Đọc “Bếp lửa” thêm một lần nữa, chúng ta cảm thấy trong lòng lại trào dâng niềm cảm xúc. Bài thơ đã khơi dậy cho chúng ta một tình cảm cao đẹp đối với gia đình, quê hương và đất nước. Càng suy ngẫm, thấm từng lời thơ của bằng việt ta càng hiểu thế nào là nỗi nhớ quê hương.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ
Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 5 Bài văn phân tích ba khổ cuối bài thơ Bếp lửa - Bằng Việt (Ngữ văn 9) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy