Bài tham khảo số 3

Trong cuốn “Nhà văn nói về tác phẩm”, nói về tác phẩm “Việt Bắc”, Tố Hữu từng chia sẻ: “Cảnh vật và tinh thần Việt Bắc đã nhập vào hồn tôi, máu thịt tôi, Việt Bắc ở trong tôi”. Có lẽ chính bởi điều đó mà “Việt Bắc” được coi như “đỉnh thơ cao nhất mà Tố Hữu đã bước lên”. Đoạn thơ thứ ba trong tác phẩm mang nhiều giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc, lưu lại nhiều dấu ấn trong trái tim, cảm xúc người đọc.


Tố Hữu là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Trong lời giới thiệu tập Thơ của Tố Hữu xuất bản năm 1946 có viết: “Lịch trình tiến triển về thơ của Tố Hữu đi song song với lịch trình tiến triển về tư tưởng và trình độ giác ngộ, về sức hoạt động của Tố Hữu. Thơ Tố Hữu không phải là một trò tiêu khiển mà là một khí cụ đấu tranh, một công tác vận động của người Cách mạng. Người Tố Hữu là một thi sĩ, một chiến sĩ nhưng chúng ta đừng quên cốt cách của nó là thi sĩ”. Còn trong lời nói đầu cho tuyển tập 1938 – 1963 có đoạn: “Thơ Tố Hữu là thơ một con người biết trân trọng lấy đời mình, muốn làm cho đời mình trở nên hữu ích…Thơ anh là lối thơ lấy cái đường đi toàn đời, lấy cái hơi toàn tập, lấy cái tứ toàn bài là chính…Anh là một con chim vụ ở đường bay hơn là bộ lông, bộ cánh, tuy vẫn là lông cánh đẹp”. “Việt Bắc” được sáng tác năm 1954 là một bài thơ tiêu biểu trên chặng đường thơ Tố Hữu. Đoạn thơ thứ ba trong bài với nhiều tâm tư, tình cảm nhà thơ Tố Hữu gửi vào đã thực sự làm lay động nhiều tâm hồn, trái tim bạn đọc khiến họ thêm yêu tác phẩm và trân trọng hồn thơ Tố Hữu.


Tiếp nối tám câu thơ đầu nói về tâm trạng lưu luyến, bịn rịn trong buổi chia tay giữa người đi kẻ ở là những dòng thơ tiếp theo trong khổ thơ thứ ba với ý nghĩa là những lời nhắn nhủ dưới hình thức là một loạt các câu hỏi tu từ:


“Mình đi có nhớ những ngày

Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù?

Mình về có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai?

Mình về rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rụng, măng mai để già

Mình đi có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

Mình về còn nhớ núi non

Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh

Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?”


Ý thơ Tố Hữu ở đây gợi nhắc ta nghĩ đến lời thơ Quang Dũng trong “Tràng Giang”: “Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”. Tố Hữu tả thực để từ đó khắc họa thiên nhiên dữ dội, sự vất vả gian lao của con người còn Quang Dũng lại lựa chọn cách nói sự lãng mạn để từ đó thể hiện cái đẹp. Dẫu có những cách thể hiện khác nhau nhưng cả hai nhà thơ đều khắc họa thành công và cảm động cái gian khó, nhọc nhằn của người Cách mạng ở buổi chiều kháng chiến.Nhân vật trữ tình nhớ về thiên nhiên, nhớ đến khung cảnh núi rừng Việt Bắc trong những ngày kháng chiến gian lao với “mưa nguồn”, “suối lũ”, “mây mù”, “trám bùi”, “măng mai”. Bên cạnh đó, trong tâm trí nhân vật trữ tình còn nhắc nhớ về những ân tình đậm đà trong khó khăn gian khổ, nhớ đến quãng thời gian hoạt động.


Những tình cảm nhớ thương da diết, sự trân trọng nồng nàn người cán bộ Cách mạng hay cũng chính là nhà thơ Tố Hữu dành cho đồng bào Việt Bắc thân thương đã từng một thời gắn bó, sẻ chia gian khổ đã được nhà thơ thể hiện rất khéo léo và tinh tế trong từng câu thơ, hình ảnh của đoạn thơ thứ ba của tác phẩm “Việt Bắc”.

Bài tham khảo số 3
Bài tham khảo số 3
Bài tham khảo số 3
Bài tham khảo số 3

Top 10 Bài văn phân tích khổ thơ thứ 3 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu (Ngữ văn 12) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7
  8. top 8 Bài tham khảo số 8
  9. top 9 Bài tham khảo số 9
  10. top 10 Bài tham khảo số 10

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy