Top 7 Bài soạn Thực hành tiếng Việt (Ngữ văn 6 sách Cánh diều trang 36 - Tập 2) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7

Bài tham khảo số 3

Câu 1. Tìm các từ được viết hoa trong hai bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ và “Lượm” của Tố Hữu. Xếp các từ được viết hoa vào hai nhóm:

a. Viết hoa tên riêng: Hồ Chí Minh, Huế, Hà Nội, Hàng Bè, Mang Cá, Sáu,

b. Viết hoa tu từ (viết hoa để thế hiện sự kính trọng): Bác, Người Cha, Lượm

Câu 2. Tìm các từ láy trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ. Phân tích tác dụng miêu tả hoặc biểu cảm của một từ láy trong số đó.

Các từ láy trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là: trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng, mơ màng, lồng lộng, bồn chồn, bề bộn, đinh ninh, phăng phắc, nằng nặc, mau mau, mênh mông,
Phân tích tác dụng của từ láy: Các từ “trầm ngâm, lồng lộng” góp phần diễn tả hình ảnh Bác Hồ thêm chân thực, sống động hơn.
Câu 3.
Các từ láy trong khổ thơ sau giúp em hình dung chú bé Lượm như thế nào?

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

(Tố Hữu)

Một loạt từ láy “loắt choắt”, “xinh xinh”, ”thoăn thoắt”, “nghênh nghênh” tạo nên bức chân dung nhỏ nhắn mà nhanh nhẹn, hoạt bát rất đáng yêu của người liên lạc nhỏ.


Câu 4. Trong những câu thơ dưới đây, các từ ngữ in đậm chỉ ai, chỉ cái gì, việc gì? Giữa sự vật, sự việc mà các từ ngữ ấy biểu thị với sự vật, sự việc mà các từ ngữ ấy hàm ý có mối liên hệ như thế nào? Cách diễn đạt này có tác dụng gì?

a.

Bàn tay mẹ chắn mưa sa

Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng

Bàn tay mẹ thức một đời

À ơi này cái Mặt Trời bé con

(Bình Nguyên)

b.

Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ chú, cháu

Gặp nhau Hàng Bè

(Tố Hữu)

c.

Vì lợi ích mười năm phải trồng cây

Vì lợi ích trăm năm phải trồng người

(Hồ Chí Minh)

Gợi ý:

a.

“Bàn tay mẹ”: chỉ người mẹ. Mối quan hệ được biểu thị giữ bộ phận và toàn thể. Tác dụng: khẳng định công ơn to lớn của người mẹ.

b.

“đổ máu”: chỉ sự hy sinh, chết chóc. Mối quan hệ ở đây là lấy dấu hiệu để chỉ vật có dấu hiệu. Tác dụng: cho thấy sự mất mát, hy sinh của cuộc chiến tranh.

c.

“mười năm”: ngắn hạn; trăm năm: dài hạn. Mối quan hệ ở đây là cái cụ thể với cái trừu tượng. Tác dụng: nhấn mạnh vai trò lâu dài của sự nghiệp giáo dục


Câu 5. Ghép thành ngữ ở cột bên trái với nghĩa tương ứng ở cột bên phải:

1 - c

2 - e

3 - d

4 - b

5 - a


Câu 6. Viết một đoạn văn ( khoảng 5 - 7 dòng) trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ trong bài tập 5.

Mẹ là người mà em yêu thương và kính trọng nhất trong cuộc đời này. Mẹ của em bốn mươi tuổi. Nhưng mẹ vẫn còn rất trẻ trung và xinh đẹp. Dáng người của mẹ mảnh mai. Mái tóc đen nhánh, mềm mại và rất dài. Làn da vẫn còn trắng hồng như ngày nào. Đôi mắt đen nhánh, luôn nhìn em thật dịu dàng. Mẹ có một khuôn mặt phúc hậu, ai nhìn cũng cảm thấy quý mến. Mẹ em là công nhân của một nhà máy may dệt. Hàng ngày công việc của mẹ rất vất vả và bận rộn. Nhưng mẹ vẫn chăm sóc gia đình. Mọi công việc nhà mẹ đều lo toan cẩn thận. Em thương mẹ đã một nắng hai sương vì gia đình. Nên em tự hứa sẽ học tập thật tốt để mẹ cảm thấy vui lòng.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 7 Bài soạn Thực hành tiếng Việt (Ngữ văn 6 sách Cánh diều trang 36 - Tập 2) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy