Bài tham khảo số 7

Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê ở Nam Sách, Hải Dương. Ông biết đến là thần đồng thơ ca, khi chỉ mới 8 tuổi đã có tác phẩm được đăng báo và hai năm sau, tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của ông được xuất bản bởi Nhà xuất bản Kim Đồng.


Bài thơ ra đời trong cuộc chiến tranh chống Mĩ (1954-1975) viết bởi tác giả Trần Đăng Khoa vào năm 1971. Lúc ấy, nước ta còn nghèo, còn phải chịu đói nên hạt gạo rất quý.


“Hạt gạo làng ta” là bài thơ nổi tiếng của Trần Đăng Khoa, in trong tập Góc sân và khoảng trời vào năm 1968. Tác giả sử dụng thể thơ bốn chữ. Ngôn từ giản dị, dễ hiểu, dễ tiếp nhận phù hợp với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Hình ảnh “hạt gạo” trong bài thơ được tác giả sử dụng, miêu tả gần gũi, mộc mạc với người nông dân. Hạt gạo trong bài thơ biểu trưng cho hạt ngọc quê hương, tác giả bày tỏ tấm lòng biết ơn, yêu thương, trân quý đối với người nông dân lao động vất vả, nhọc nhằn ngày đêm.


Tình yêu quê hương, đất nước được thể hiện thông qua hình ảnh: “Hạt gạo làng ta”. Hình ảnh ấy gắn liền với kí ức, tuổi thơ quê hương tươi đẹp, công sức lao động nhọc nhằn, vất vả của biết bao thế hệ đi trước chỉ để giữ gìn, bảo vệ hạt gạo khỏi chiến tranh, bom đạn đau thương, chết chốc, thảm khốc.


Hạt gạo có ý nghĩa, đóng vai trò quan trọng trong mỗi bữa ăn để duy trì sự sống của con người. Mỗi khi ăn từng bát cơm, ta hãy luôn tâm niệm lòng biết ơn vô hạn, vì đó chính là sức lao động, mồ hồi, nước mắt của người dân đã cực khổ nắng mưa dãi dầu chỉ để mang đến cho ta hạt gạo thơm ngon.


Đọc bài thơ tôi xúc động, nghẹn ngào vì tính giáo dục trong bài rất cao. Thiếu nhi khi đọc bài thơ này sẽ hình thành, suy nghĩ, nhân cách, lòng yêu, trân trọng những người nông dân. Giữa lúc chiến tranh, hạt lúa chín vàng nặng trĩu vẫn hiên ngang, dũng cảm không bao giờ chịu khuất phục. Cây lúa là biểu tượng cho sức mạnh, ý chí, kiên cường của người nông dân. Hình ảnh cây lúa mộc mạc, giản đơn nhưng đã nói lên được tâm tư, tình cảm của những người lao động.


Câu hát mẹ ru con ngủ mang đậm tình thương yêu vô bờ bến được nhà văn ca ngợi. Những vẻ đẹp giản đơn, bình dị, người nông dân chân chất, thật thà luôn hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày mà đôi khi ta vô tình không để ý hoặc bỏ quên. Bài thơ gợi nhắc ta hãy cảm nhận, tận hưởng vẻ đẹp nông quê, ta sẽ thấy thư thái và bình yên hơn.


Phải có tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, con người lớn lao tác giả mới sáng tác nên bài thơ: “Hạt gạo làng ta”. Một bài thơ mà bất kể ai đọc cũng cảm nhận được tình yêu thương, thêm trân quý thành quả hạt gạo chứa đựng biết bao công lao, hy sinh của người nông dân trong công cuộc giữ gìn bảo vệ quê hương, đất nước. Và hạt gạo là thức ăn nuôi ta lớn lên hàng ngày, nên nhất định ta phải luôn ghi nhớ công ơn người nông dân đã không quản ngày đêm, nắng mưa chỉ để nuôi dưỡng, mang đến hạt gạo thơm ngon cho bao người.


Những miêu tả chân thực của tác giả về hạt gạo làng ta khiến bao người đọc không khỏi xúc động và thêm yêu thương người nông dân tần tảo, tay lấm chân bùn. Những câu hát ru của mẹ đậm tình quê hương chân chất, thật thà. Chính tình cảm, tình yêu thương xuất phát từ bên trong nên nhà thơ đã sáng tác nên bài thơ này thật sâu sắc, ý nghĩa, giúp ta thêm trân quý hạt gạo, thấu hiểu công sức người nông dân đã góp phần tạo nên hạt gạo.


Tác giả muốn củng cố tình yêu thương quê hương, đất nước cho bao thế hệ thiếu nhi để cùng giữ gìn, nâng niu hạt gạo mà tác giả ví là “hạt vàng làng ta”. Tác giả so sánh hạt gạo quý giá như hạt vàng. Điều đó làm nổi bật ý nghĩa, tầm quan trọng của hạt gạo đối với đời sống của người nông dân. Tác giả đã chứng kiến, trải qua cảnh tát nước, bắt sâu, gánh phân nên thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ bao khó khăn, vất vả của người nông dân. Đây là bài thơ vô cùng xúc động nhưng không kém sâu sắc, triết lý khi tác giả miêu tả cụ thể từng chi tiết, hình ảnh, nội dung tinh tế, chân thực, gần gũi.


Thông điệp ý nghĩa tác giả gửi đến độc giả, hãy luôn yêu thương quê hương, đất nước, con người. Quê hương luôn là nơi mang đến sự thoải mái trong tâm trí. Nếu như hôm nay ta cảm thấy mệt mỏi, bi quan, chán nản thì hãy ngồi xuống ngắm nhìn cảnh vật thiên nhiên hữu tình, quan sát cuộc sống của người nông dân lao động, ta sẽ có thêm sức mạnh, nguồn năng lượng tích cực và ta sẽ nhận ra, hạnh phúc không ở đâu xa xôi mà hạnh phúc nằm ở ngay hiện tại, bây giờ và ở đây.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 9 Bài văn phân tích bài thơ Hạt gạo làng ta (Ngữ văn 7) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7
  8. top 8 Bài tham khảo số 8
  9. top 9 Bài tham khảo số 9

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy