Bài văn nghị luận xã hội về kỉ luật học đường số 8

Chúng ta thường hô vang khẩu hiệu“Vì lợi ích 10 năm trồng cây và vì lợi ích 100 năm trồng người”. Đã từ lâu gắn bó và ăn sâu vào tiềm thức của bao thế hệ học trò khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Nhà trường không chỉ là nơi để truyền dạy kiến thức mà còn là các nôi để xây dựng, hình thành nên tính cách, đạo đức của mỗi con người. Chính vì thế, kỷ luật học đường luôn là vấn đề được quan tâm và chú trọng hàng đầu. Bạn có suy nghĩ gì về kỷ luật học đường? Nghị luận xã hội về kỷ luật học đường sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về vấn đề này.


Kỷ luật là gì? Trước hết, chúng ta có thể hiểu kỷ luật là những quy định của tập thể trong một phạm vi nào đó, nhằm mục đích cho sự phát triển toàn diện của tập thể đó. Đối chiếu sang kỷ luật học đường thì đây chính là những nội quy trong môi trường học đường mà giáo viên và học sinh đều phải tuân thủ nghiêm túc, để có thể đạt được hiệu quả dạy tốt, học tốt.


Chẳng hạn như, học sinh cần đi học đúng giờ, giáo viên cần lên lớp đúng tiết thì quá trình truyền đạt và tiếp thu kiến thức mới có thể trọn vẹn, đầy đủ, đạt hiệu quả tối đa. Hay đơn giản như việc nhà trường quy định mặc đồng phục khi đến trường vào sáng thứ 2 đầu tuần, để mang tính đồng bộ, thẩm mỹ chung cho toàn trường. Nếu bạn không chấp hành quy định đó thì đây cũng coi như là vi phạm kỷ luật học đường vì nó không đâu khác chính là ý thức của con người.


Vấn đề kỷ luật học đường dù ở thời kỳ nào cũng cần được quan tâm và chú trọng. Đặc biệt là hiện nay khi kinh tế – xã hội đất nước ngày càng phát triển, mạng internet phủ sóng khắp mọi nơi, các em giờ đây được tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin khác nhau nhưng cũng có không ít những thông tin tiêu cực, ảnh hưởng không tốt đến nhận thức của học trò.


Chính vì thế, vấn nạn học đường ngày nay đang là hồi chuông báo động mà các nhà trường cần có những hình thức xử phạt nghiêm với những học sinh có biểu hiện chống đối, cố tình không thực hiện nội quy, quy định của trường, lớp học. Đối với các trường hợp thường xuyên đi trễ, không làm bài tập, nói chuyện riêng trong lớp, gây gổ với bạn, nghỉ học vô lý do,… giáo viên chủ nhiệm cần thông báo ngay cho gia đình và xử phạt nghiêm khắc, để kịp uốn nắn các em khi còn chưa quá muộn.


Một người học sinh lễ phép với người lớn, quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh, tuân thủ đúng kỷ luật, nội qua giờ học, luôn biết tự trau dồi kiến thức cho bản thân thì tất yếu sẽ trở thành người con ngoan, trò giỏi. Đây chính là những nhân tố giúp đất nước ta sánh vai với các cường quốc, năm châu như điều Bác Hồ từng mong mỏi.


Để kỷ luật học đường thật sự đạt hiệu quả cao thì thầy cô giáo phải luôn là tấm gương sáng, gương mẫu chấp hành, nói điều hay làm việc tốt. Đồng thời thường xuyên động viên, khuyến khích học trò cố gắng phấn đấu học tập, lồng ghép các câu chuyện trong cuộc thực tế về các tấm gương người tốt, việc tốt để các em có thêm động lực để cố gắng, phát huy tiềm năng trong mỗi cá nhân.


Nhà trường chính là cái nôi để giáo dục, là tiền đề quan trọng để bồi dưỡng nhân cách của con người, để hướng họ thành những người công dân tốt cho đất nước. Bài nghị luận xã hội về kỷ luật học đường mang đến bài học về kỷ luật. Kỷ luật học đường được thực hiện tốt sẽ là yếu tố then chốt, để nâng cao chất lượng đào tạo học sinh của mỗi trường học.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy