Bài văn phân tích bài thơ "Đi đường" của Hồ Chí Minh số 15

Bài thơ "Đi đường" là đứa con tinh thần quý báu của Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Có thể nói thi phẩm ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt: khi Bác bôn ba và bị bắt giam bên Trung Quốc, bằng chính những trải nghiệm của mình, Bác viết tập thơ "Ngục trung nhật kí" và "Đi đường" là một trong số đó. Bài thơ sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, được dịch ra thể lục bát:


"Đi đường mới biết gian lao

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non"


Từ câu thơ đầu tiên, ta đã thấy rõ cách biểu đạt cùng lối văn giản dị của Bác Hồ:"Đi đường mới biết gian lao". "Đi đường" nghe có vẻ bình thường nhưng quả thực khi trong hoàn cảnh tay chân bị gông cùm xiềng xích ta mới thực sự hiểu "đi đường" là bị giải đi đường, là đi đày.


Bác mặc dù không sử dụng nhiều hình ảnh đặc tả liên quan nhưng chúng ta ít nhiều hiểu được bối cảnh lịch sử, tuy thơ không tái hiện cảnh Bác bị giải đi từ nhà lao này đến nhà lao khác, sống giữa cảnh đói rét và đọa đày. Cụm từ "mới biết" nghe như đang kể lại một cách khiêm tốn nhưng chất chứa ở bên trong biết bao khó khăn sóng gió mà Bác đã phải trải qua.


Như thế, câu đầu trong bài "Đi đường" không chỉ là sự đúc kết kinh nghiệm trong một cuộc đi đường , mà còn chứa đựng một thái độ đánh giá, nhận thức được suy nghĩ suốt chặng đường bị tù đày và cả trên con đường giải phóng, tìm tự do cho dân tộc. Đến với câu thứ hai cảnh thiên nhiên xuất hiện:"Núi cao rồi lại núi cao trập trùng".


Từng lớp núi cao xen nhau, trải dài nối tiếp mà Bác phải đi qua trên đường giải lao. Núi diễn ta những khó khăn và gian lao khắc khổ mà Bác phải đối mặt. Phía trước là núi phía sau lưng cũng là núi, trập trùng những khó khăn, dường như chúng dài vô tận, cũng lẽ thế mà nỗi khổ cũng kéo dài triền miên không biết bao giờ mới chấm dứt.


Câu thơ thứ hai như diễn giải ý của câu thơ thứ nhất. Đường đi đâu phải dễ mà toàn là núi cao trắc trở cản bước người tù đeo trên vai là những xiềng xích. Đến hai câu cuối, cảnh thiên nhiên lại được Bác miêu tả rõ rệt hơn:


"Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non"


Những dãy núi cao không chỉ trải dài mà còn "lên đến tận cùng" cũng chính là lúc người tù gặp tột cùng những khó khăn. Con người giữa thiên nhiên vũ trụ trở nên nhỏ bé. Tuy vậy nhưng con người có ý chí có quyết tâm rốt cuộc cũng leo đến tận đỉnh núi sau muôn vàn những dốc cao dốc thấp.


Người đi đường tưởng chừng tản bộ ngắm núi nhưng thật sự phải đối mặt muôn vàn khó khăn, tuy vậy, người tù vẫn làm chủ được thiên nhiên. Lúc ấy người ta thu vào tầm mắt tất cả cảnh vật xung quanh, trong câu thơ có niềm vui khôn xiết của một con người đã vượt qua tất thảy khó khăn, khổ ải để có thể tận hưởng được cảnh nước non mây trời, cảnh giang sơn xã tắc trên đỉnh cao , đó là sự chiến thắng.


Bài thơ Đi Đường của vị cha già kính yêu của dân tộc không còn là một bài thơ miêu tả cảnh thông thường mà nó còn khắc họa hình ảnh người đi đường, với những nét phát họa rất giản dị mà lãng mạn vô cùng. Tạo cho bài thơ một sức cuốn hút riêng biệt.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy