Bài văn so sánh thiên nhiên hiện lên trong Tây Tiến và Việt Bắc số 1

Trong rất nhiều bài thơ viết về mảnh đất phía Bắc của Tổ quốc có hai tác phẩm nổi bật hơn cả đó là Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng và Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu. Đây đều là những tác phẩm viết về cách mạng, về người lính nhưng thông qua đó, người đọc lại được thưởng thức và cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên vùng núi phía Bắc thật sinh động và rõ nét.


Thiên nhiên trong Tây Tiến là ở các tỉnh Thanh Hóa, Lào Cai và vùng đất của nước bạn Lào. Cả chặng đường hành quân của đoàn quân Tây Tiến dù vô cùng gian nan vất vả hiểm nguy nhưng cũng vô cùng tươi đẹp, lãng mạn. Dù phải đối mặt với cái chết và những căn bệnh quái ác, sự đói khát, thiếu thốn, gian khổ nhưng những người lính Tây Tiến vẫn luôn yêu đời, vẫn ngắm nhìn và cảm nhận thiên nhiên qua vẻ đẹp thuần túy của nó. Hàng loạt các địa danh của vùng núi phía Bắc được tác giả nhớ đến và gọi tên: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu, Viên Chăn…


Mỗi địa danh, tác giả lại nhớ và nhắc đến với những vẻ đẹp gắn liền với nó. Đó là những trườn dốc cheo leo, khúc khuỷu, là những cồn mây thăm thẳm những cơn mưa mù mịt đất trời. Thiên nhiên ở Tây Tiến hiện lên với nét đẹp hoang sơ, nguyên thủy như chưa có bước chân của con người. Cách miêu tả nhẹ nhàng hài hước ấy vừa tô vẽ lên vẻ đẹp phong thủy, hùng vĩ của đất trời nhưng đồng thời cũng không làm giảm đi giá trị của sự thực đó là sự khắc nghiệt và hiểm nguy của thiên nhiên, con đường họ hành quân. Người đọc cảm nhận như đang mường tượng ra những địa danh mờ mịt mà tác giả nhắc đến, nó hùng tráng, huy hoàng nhưng độc và đầy gian nan. Từ đây người đọc có thể thấy được sự dũng cảm của những người lính đồng thời cũng hiểu được lí do họ gắn bó và tha thiết nhớ mãi không quên vùng đất này.


Thiên nhiên trong Việt Bắc chính là thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc, căn cứ địa cách mạng, nơi đóng quân của bộ máy đầu não trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Ở đấy, thiên nhiên Việt Bắc có thể nói là được miêu tả sinh động, tươi đẹp nhất trong khổ thơ:


“Ta về, mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”.


Đây có thể coi là bức tranh tứ bình về cảnh đẹp Việt Bắc xuất sắc nhất bài thơ. Đó là mùa hè với những cảnh vật đặc trưng như cánh rừng xanh thẳm, hoa chuối nở đỏ rừng, là ánh nắng chói chang trên những ngọn đồi và nương rẫy. Mùa xuân thì đến với những hình ảnh hoa mơ trắng rừng lãng mạn, thơ mộng huyền ảo vô cùng. Mùa thu lại là màu của lá vàng, của ánh trăng dìu dịu nhẹ nhàng phủ lên đất trời. Mỗi một mùa của núi rừng Việt Bắc lại gắn với những cảnh vật và màu sắc đặc trưng khiến cho cả đoạn thơ trở thành một bức tranh màu sắc, sống động, rực rỡ và đầy sức sống. Chính nơi đây đã nuôi sống cán bộ, nuôi sống những chiến sỹ Việt Bắc, trở thành quê hương thứ hai của họ. Khiến họ khi về xuôi vẫn luôn thổn thức “Mình về mình có nhớ ta, ta về ta nhớ…”.


Thông qua hai bài thơ, người đọc có thể thấy được cảnh vật ở miền Bắc nước ta tươi đẹp quá, mỗi vùng đất lại có những nét đẹp riêng, được miêu tả bằng cách nhìn riêng nhưng nổi bật hơn cả là sự tự nhiên, hoang dã đầy sức sống. Những bức tranh ấy như lời kêu gọi con người hôm nay càng phải biết trân trọng, yêu quý hơn nữa từng mảnh ghép quý giá của thiên nhiên đất trời. Biết ơn những người chiến sỹ đã ngã xuống cho chúng ta hòa bình ngày hôm nay.

Bài văn so sánh thiên nhiên hiện lên trong Tây Tiến và Việt Bắc số 1
Bài văn so sánh thiên nhiên hiện lên trong Tây Tiến và Việt Bắc số 1
Bài văn so sánh thiên nhiên hiện lên trong Tây Tiến và Việt Bắc số 1
Bài văn so sánh thiên nhiên hiện lên trong Tây Tiến và Việt Bắc số 1

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy