Cầm máu bằng cây cỏ lào

Cỏ lào còn có tên Bớp bớp, Yên bạch; tài liệu Trung Quốc gọi là Phi cơ thảo hay Hương trạch lan; tên khoa học là Chromolaena odorata (L.) King et Robinson (đồng danh: Eupatorium odoratum L.), thuộc họ Cúc - Asteraceae. Cây thảo mọc thành bụi, có thân cao đến 2m hay hơn. Cành nằm ngang, có lông mịn. Lá mọc đối, hình trái xoan nhọn, mép có răng, cuống dài 1-2cm, có 3 gân chính. Cụm hoa xếp thành ngù kép, mỗi cụm hoa có bao chung gồm nhiều lá bắc xếp 3-4 hàng. Hoa nhiều, mới nở có màu phớt xanh hay tím nhạt, sau chuyển màu trắng. Quả bế hình thoi, 5 cạnh, có lông. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Phân tích thành phần hóa học cho thấy cỏ lào chứa 2,65% đạm; 0,5% phosphor và 2,48% kalium. Các bộ phận của cây đều chứa tinh dầu, alcaloid, tanin.


Theo Đông y, cỏ lào có vị hơi cay, tính ấm, có tác dụng sát trùng, cầm máu, chống viêm. Thông thường ta hay dùng lá tươi cầm máu vết thương, các vết cắn chảy máu không cầm. Cũng được dùng chữa bệnh lỵ cấp tính và bệnh ỉa chảy của trẻ em; chữa viêm đại tràng đau nhức xương, viêm răng lợi, chữa ghẻ, lở, nhọt độc.

  1. Phòng đỉa cắn: Giã lá cỏ lào xoa khắp đùi trước khi lội xuống nước.
  2. Chữa đỉa cắn, máu chảy không ngừng: vò lá Cỏ lào xát vào cầm ngay.
  3. Chữa vết thương phần mềm (do tai nạn giao thông, ngã, bị đòn đánh): Lá và ngọn Cỏ lào tươi một nắm to (150g) rửa sạch, giã nát, đắp vào vết thương, băng chặt. Mỗi ngày thay thuốc một lần.
Cầm máu bằng cây cỏ lào
Cầm máu bằng cây cỏ lào

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy