Lúa mì

Hạt lúa mì có thể nghiền thành bột, gọi là bột mì hay cho nảy mầm và sấy khô để sản xuất mạch nha, nghiền và loại bỏ cám thành lúa mì vỡ hạt hay bulgur, luộc sơ (hay sấy hơi nước), sấy khô hay chế biến thành bột trân châu, mì ống hay bột đảo bơ (roux). Chúng là thành phần chính trong các loại thức ăn như bánh mì, cháo lúa mì, bánh quy giòn, bánh quy, bánh nướng, bánh ngọt và boza (một loại thức uống lên men phổ biến ở Đông Nam Âu).


100 gam hạt lúa mì đỏ cứng mùa đông chứa khoảng 12,6 gam protein, 1,5 gam chất béo tổng cộng, 71 gam cacbohydrat, 12,2 gam xơ tiêu hóa và 3,2 mg sắt (17% nhu cầu hàng ngày); trong khi 100 gam lúa mì đỏ cứng mùa xuân chứa khoảng 15,4 gam protein, 1,9 gam chất béo tổng cộng, 68 gam cacbohydrat, 12,2 gam xơ tiêu hóa và 3,6 mg sắt (20% nhu cầu hàng ngày).


Lúc mì chứa nhiều khoáng chất, vitamin và chất béo. Với một lượng nhỏ protein động vật hoặc đậu thêm vào, bữa ăn có thành phần chủ yếu là lúa mì có hàm lượng dinh dưỡng cao.


Tác dụng của lúa mì:

  • Có lợi cho sức khỏe của ruột, Lúa mì nguyên cám rất giàu chất xơ không hòa tan, tập trung trong cám. Các nghiên cứu chỉ ra rằng các thành phần của cám lúa mì có thể hoạt động như prebiotic, nuôi dưỡng một số vi khuẩn có lợi trong ruột. Chất xơ từ cám gần như còn nguyên vẹn khi đi qua hệ thống tiêu hóa và thêm một lượng lớn vào phân. Một nghiên cứu cho thấy cám có thể làm giảm nguy cơ táo bón ở trẻ em. Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản của táo bón chứ không phải lúc nào cũng hiệu quả.
  • Phòng chống ung thư ruột kết, Ung thư ruột kết là loại ung thư hệ tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay. Các nghiên cứu quan sát liên kết việc tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt (bao gồm cả lúa mì) với tác dụng giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Một nghiên cứu quan sát ước tính rằng: thêm nhiều chất xơ từ ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn uống giảm tới 40% nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết. Lúa mì nguyên cám cũng rất giàu chất xơ và là nguồn chất chống oxy hóa, chất phytonutrients có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết.
  • Lúa mì, đặc biệt là mầm lúa mì rất giàu vitamin E và axit folic tốt cho việc hình thành tế bào mới. Bên cạnh đó, lúa mì và các chế phẩm từ lúa mì cũng giúp hệ thống tiêu hóa làm việc trơn tru hơn.
  • Đối với những người cao tuổi thì hệ thống tiêu hóa bắt đầu suy giảm, việc sử dụng mầm lúa mì đều đặn sẽ giúp duy trì hoạt động bình thường của hệ thống đường ruột, tránh các bệnh đại tràng và táo bón.

Lúa mì là một loại lương thực chính được tiêu thụ rộng rãi trên thế giới.

Lúa mì
Lúa mì
Lúa mì
Lúa mì

Top 10 Thực phẩm tốt nhất bạn nên ăn khi đói

  1. top 1 Bột yến mạch
  2. top 2 Bột kiều mạch
  3. top 3 Trứng
  4. top 4 Lúa mì
  5. top 5 Mật ong
  6. top 6 Cháo bột ngô
  7. top 7 Dưa hấu
  8. top 8 Quả việt quất
  9. top 9 Các loại hạt
  10. top 10 Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy