Tháp Bút - Đài Nghiên

Thăng Long Hà Nội ngàn năm văn hiến vốn là một điểm đến hấp dẫn với nhiều di tích lịch sử, văn hóa cùng những công trình kiến trúc độc đáo mang ý nghĩa sâu sắc. Tháp Bút - Đài Nghiên sừng sững bên bờ hồ Hoàn Kiếm đã trở thành một biểu tượng văn hóa đối với người dân Hà Nội nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Việc chọn đặt Tháp BútĐài Nghiên ở giữa một Thủ đô văn hiến lâu đời, hẳn các sỹ phu Bắc Hà thời đó, phải xem phong thủy, mạch đất, thế đất rất kỹ. Tháp Bút được xây dựng từ thời vua Tự Đức năm thứ 18, dưới sự khởi xướng của sỹ phu Nguyễn Văn Siêu. Tháp Bút, Đài Nghiên được xây dựng để ca ngợi và nâng cao tinh thần hiếu học của dân ta. Có thể thấy được đây là một công trình thể hiện sâu sắc tính dân tộc, có giá trị nghệ thuật và lịch sử cao. Tháp Bút với ngọn bút hướng lên trời biểu hiện cho ý chí tinh thần hiếu học, luôn vượt qua mọi khó khăn thử thách để vươn tới đỉnh cao. Đây là một biểu tượng giàu triết lý nhân văn, có phần siêu thực. Tháp Bút, theo ý tưởng của những người thiết kế là "tượng trưng cho nền văn vật". Điều này được nói trong bài Ký khắc trên bia "Trùng tu Văn Xương miếu ký" (Bài trùng tu sửa miếu Văn Xương) do Đặng Huy Tá soạn khi công việc xây dựng hoàn thành (năm 1865) hiện cũng vẫn còn bản dập trong đền. Tượng trưng cho nền văn vật ! Vậy văn vật là gì? Văn vật theo định nghĩa của sách Từ nguyên là "Vị lễ nhạc điển chương dã" có nghĩa nói về lễ nhạc và điển chương. Như vậy văn vật là văn hóa và chính trị.


Tháp dựng trên ngọn núi do đá xếp, đường kính 12m, cao 4m. Tháp vuông có năm tầng, cao cả thảy 28m. Đỉnh là một ngòi bút dựng ngược. Cả cán và ngòi cao 0,9m. Đã có bút thì chắc chắn phải có nghiên. Nằm ở đầu cầu Thê Húc chính là Đài Nghiên. Nghiên được đặt trên tòa cửa đầu tiên dẫn vào đền Ngọc Sơn. Nghiên mực được làm bằng đá xanh, đẽo tạc khéo léo theo hình dáng của nửa quả đào cắt ngang theo chiều dọc và được khoét lõm, nghiên mực này được ba con thiềm thừ (con cóc ba chân) đội trên đầu. Trên thân của nghiên được khắc một bài minh thuộc thể thơ Cổ phong - thể thơ ra đời vào thời nhà Đường (Trung Quốc) không theo niêm luật, không hạn chế số câu, số chữ. Bài minh trên Đài Nghiên gồm 64 chữ Hán (tứ ngôn thi) mà tác giả chính là Nguyễn Văn Siêu.


Địa chỉ: Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tháp Bút, Đài Nghiên biểu trưng cho tinh thần hiếu học của dân ta
Tháp Bút, Đài Nghiên biểu trưng cho tinh thần hiếu học của dân ta
Tháp Bút - Đài Nghiên
Tháp Bút - Đài Nghiên

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy