Top 6 Bài soạn Bắt nạt - Nguyễn Thế Hoàng Linh (Ngữ văn 6 - Sách KNTT với CS) hay nhất

Thai Ha 711 0 Báo lỗi

Bằng giọng điệu hồn nhiên, dí dỏm, thân thiện bài thơ Bắt nạt của Nguyễn Thế Hoàng Linh đã thể hiện thái độ của nhân vật trữ tình đối với các bạn bắt nạt và ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bài soạn tham khảo số 1

    Nội dung chính:

    Bằng giọng điệu hồn nhiên, dí dỏm, thân thiện bài thơ đã thể hiện thái độ của nhân vật trữ tình đối với các bạn bắt nạt và các bạn bị bắt nạt. Qua đó nhắc nhở, thể hiện thái độ phủ định đối với thói bắt nạt – một thói xấu có thể gây ra những tổn thương, nỗi sợ hãi, ám ảnh, thậm chí cả những hậu quả nặng nề.


    Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

    Câu 1 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

    - Thái độ đối với các bạn bắt nạt:

    + phê bình rất thẳng thắn, phủ định một cách dứt khoát, mạnh mẽ chuyện bắt nạt (Bắt nạt là xấu lắm; Bất cứ ai trên đời/ Đều không cần bắt nạt; Vẫn không thích bắt nạt / Vì bắt nạt rất hôi!...)

    + nhưng vẫn cởi mở, thân thiện (trò chuyện, tâm tình với các bạn bắt nạt: Đừng bắt nạt, bạn ơi; những câu hỏi dí dỏm, hài hước: Sao không trêu mù tạt? ; Tại sao không học hát/ Nhảy híp-hóp cho hay? …)

    - Thái độ đối với các bạn bị bắt nạt:

    + gần gũi, tôn trọng, yêu mến (Những bạn nào nhút nhát/ Thì là giống thỏ non/ Trông đáng yêu đấy chứ.)

    + sẵn sàng bênh vực (Bạn nào bắt nạt bạn/ Cứ đưa bài thơ này/ Bảo nếu thích bắt nạt/ Thì đến gặp tớ ngay.)


    Câu 2 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

    - Cụm từ “đừng bắt nạt” xuất hiện: 8 lần.

    - Tác dụng: Đây là biện pháp tu từ điệp ngữ. Việc lặp lại cụm từ “đừng bắt nạt” đã nhắc nhở, thể hiện thái độ phủ định đối với thói xấu bắt nạt,…


    Câu 3*. (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

    - Bắt nạt là một thói xấu có thể gây ra những tổn thương, nỗi sợ hãi, nỗi ám ảnh, thậm chí cả những hậu quả nặng nề nhưng bài thơ lại nói chuyện bắt nạt bằng giọng điệu hồn nhiên, dí dỏm, thân thiện.

    - Những biểu hiện của tiếng cười: cách nói hài hước, hình ảnh ngộ nghĩnh (Sao không ăn mù tạt/ Đối diện tử thách đi? , Sao không trêu mù tạt? , Tại sao không học hát/ Nhảy híp-hốp cho hay? Vì bắt nạt dễ lây, Vì bắt nạt rất hôi!...)

    - Tác dụng: Không chỉ khiến câu chuyện dễ tiếp nhận mà còn mang đến một cách nhìn thân thiện, bao dung.


    Câu 4 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

    - Lựa chọn cách xử lí tình huống phụ hợp. Cụ thể:

    + Tình huống bị bắt nạt: Em im lặng chịu đựng; chống lại kẻ bắt nạt hay chia sẻ và tìm trợ giúp từ bạn bè, thầy cô, gia đình?

    + Tình huống chứng kiến chuyện bắt nạt: Em thờ ơ, không quan tâm vì đó là chuyện không liên quan đến mình, có thể gây nguy hiểm cho mình, hoặc “vào hùa” để cổ vũ hay can ngăn kẻ bắt nạt và bênh vực nạn nhân bị bắt nạt?

    + Tình huống mình là kẻ bắt nạt: Em coi đó là chuyện bình thường, thậm chí là một cách khẳng định bản thân hay nhận ra đó là hành vi xấu cần từ bỏ, cảm thấy ân hận và xin lỗi người bị mình bắt nạt?

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ

  2. Top 2

    Bài soạn tham khảo số 2

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 1 trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1:

    - Đối với các bạn bắt nạt: phê bình thẳng thắn, phủ định một cách dứt khoát chuyện bắt nạt nhưng vẫn cởi mở, thân thiện.

    - Đối với các bạn bị bắt nạt: gần gũi, tôn trọng, yêu mến.


    Câu 2 trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1:

    - Cụm từ “đừng bắt nạt” xuất hiện 7 lần trong bài thơ.

    - Theo em, việc lặp lại cụm từ này có tác dụng nhắc nhở, thể hiện thái độ phủ định đối với thói xấu bắt nạt.


    Câu 3* trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1:

    Một số biểu hiện của ý vị hài hước qua hình ảnh hài hước, ngộ nghĩnh:

    - Sao không ăn mù tạt…

    - Sao không trêu mù tạt…

    - Tại sao không học hát, nhảy híp-hóp…

    - Vì bắt nạt dễ lây, rất hôi…


    Câu 4 trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1:

    - Tình huống từng chứng kiến cảnh bắt nạt: Em không còn thờ ơ, không còn những suy nghĩ đó không phải là chuyện của mình, thay vào em sẽ hỏi han, giúp đỡ bạn bị bắt nạt,…

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  3. Top 3

    Bài soạn tham khảo số 3

    Câu 1 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Nhân vật "tớ" trong bài thể hiện thái độ như thế nào với các bạn bắt nạt và bị bắt nạt?

    Phương pháp giải:

    Đọc toàn bài và liệt kê thái độ của nhân vật “tớ”

    Lời giải chi tiết:

    Nhân vật "tớ" trong bài thể hiện thái độ:

    - Với các bạn bắt nạt: Nhân vật không đồng tình và đưa ra những câu đừng bắt nạt tất cả mọi thứ như: đừng bắt nạt người lớn, trẻ con, đừng bắt nạt chó mèo, cái cây, nước khác. Vì bắt nạt là người rất xấu, rất hôi. Dù bị bắt nạt quen rồi nhưng vẫn không thích bị bắt nạt. Sau cùng, nhân vật bày tỏ thái độ nếu đi bắt nạt người khác thì hãy đọc bài thơ này và đến gặp nhân vật ngay.

    - Với các bạn bị bắt nạt: Nhân vật so sánh những bạn bị bắt nạt là những bạn nhút nhát, giống "thỏ non" đáng yêu.


    Câu 2 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Cụm từ "đừng bắt nạt" xuất hiện bao nhiêu lần trong bài thơ? Theo em, việc lặp lại cụm từ này có tác dụng gì?

    Phương pháp giải:

    Đọc lại văn bản và liệt kê cụm từ này.

    Lời giải chi tiết:

    - Cụm từ "bắt nạt" xuất hiện 17 lần trong bài thơ.

    - Tác dụng:

    + Tăng tính nhạc cho bài thơ.

    + Nhấn mạnh việc bắt nạt là xấu và nhắc nhở các bạn nhỏ không được bắt nạt kẻ yếu hơn mình, nếu bắt nạt người khác thì đó chính là người xấu. Đồng thời khuyên nhủ các bạn nên làm những việc có ý, tích cực tạo nên sự vui vẻ, yêu đời hơn.


    Câu 3 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Bài thơ nói chuyện bắt nạt mà vẫn ẩn chứa ý vị hài hước. Hãy chỉ ra biểu hiện của ý vị hài hước đó?

    Phương pháp giải:

    Chỉ ra những nét hài hước trong lời thơ.

    Lời giải chi tiết:

    Ẩn chứa của ý vị hài hước đó là:

    - Nhân vật thử thách những ai bắt nạt người khác đọc bài thơ này và đến gặp mình. Thể hiện thái độ, tính cách mạnh mẽ, muốn giúp đỡ, bảo vệ bạn bị bắt nạt của nhân vật.

    - Đồng thời, nhân vật cũng đưa ra tình huống đã bị bắt nạt nhiều lần rồi nhưng vẫn không thích bị bắt nạt một cách vui vẻ, hài hước.

    - So sánh việc bị bắt nạt là "rất hôi", càng làm rõ thêm việc bắt nạt người khác là xấu xa, không đẹp đẽ.


    Câu 4 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Mỗi chúng ta có thể từng bị bắt nạt hoặc từng bắt nạt người khác. Hãy cho biết em đã làm gì khi ở một trong các tình huống trên. Bài thơ có thể khiến em thay đổi cách ứng xử chuyện bắt nạt thế nào.

    Phương pháp giải:

    Liệt kê lại cách ứng xử của em và bài học rút ra từ bài thơ.

    Lời giải chi tiết:

    - Mỗi chúng ta có thể từng bị bắt nạt hoặc từng bắt nạt người khác. Thái độ và cách xử lý của em trong các tình huống đó là:

    + Khi bị bắt nạt: Em nói với cô giáo để cô giáo xử lí nghiêm các bạn cùng trường, lớp hoặc nói với ông bà, cha mẹ để ông bà giúp đỡ em.

    + Bắt nạt người khác: Em đã được bố mẹ giải thích, khuyên nhủ và góp ý để em sửa sai lần sau không lặp lại tính xấu đó nữa.

    - Khi đọc xong bài thơ, em thấy mình cần phải mạnh dạn hơn nữa để bảo vệ các bạn bị bắt nạt, nói chuyện với người lớn để được giúp đỡ. Và bỏ hẳn thói bắt nạt người khác. Cần học tập, vui chơi tích cực để tránh xa những thói hư, tật xấu.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  4. Top 4

    Bài soạn tham khảo số 4

    Câu 1 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Đọc toàn bài và liệt kê thái độ của nhân vật “tớ”

    Lời giải chi tiết:

    Nhân vật "tớ" thể hiện thái độ:

    - Với các bạn bắt nạt: không đồng tình và đưa ra những câu đừng bắt nạt tất cả mọi thứ.

    - Với các bạn bị bắt nạt: Nhân vật so sánh những bạn bị bắt nạt là những bạn nhút nhát, giống "thỏ non" đáng yêu.


    Câu 2 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Đọc lại văn bản và liệt kê cụm từ này.

    Lời giải chi tiết:

    - Cụm từ "bắt nạt" xuất hiện 17 lần trong bài thơ.

    - Tác dụng:

    + Tăng tính nhạc cho bài thơ.

    + Nhấn mạnh việc bắt nạt là xấu và nhắc nhở các bạn nhỏ không được bắt nạt kẻ yếu hơn mình.


    Câu 3 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Chỉ ra những nét hài hước trong lời thơ.

    Lời giải chi tiết:

    Ẩn chứa của ý vị hài hước đó là:

    - Nhân vật thử thách những ai bắt nạt người khác đọc bài thơ này và đến gặp mình.

    - Đồng thời, nhân vật cũng đưa ra tình huống đã bị bắt nạt nhiều lần rồi nhưng vẫn không thích bị bắt nạt một cách vui vẻ, hài hước.

    - So sánh việc bị bắt nạt là "rất hôi", càng làm rõ thêm việc bắt nạt người khác là xấu xa, không đẹp đẽ.


    Câu 4 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Liệt kê lại cách ứng xử của em và bài học rút ra từ bài thơ.

    Lời giải chi tiết:

    - Thái độ và cách xử lý của em trong các tình huống đó là:

    + Khi bị bắt nạt: Em nói với cô giáo để cô giáo xử lý nghiêm các bạn cùng trường, lớp hoặc nói với ông bà, cha mẹ để ông bà giúp đỡ em.

    + Bắt nạt người khác: Em đã được bố mẹ giải thích, khuyên nhủ và góp ý để em sửa sai lần sau không lặp lại tính xấu đó nữa.

    - Khi đọc xong bài thơ, em thấy mình cần phải mạnh dạn hơn nữa để bảo vệ các bạn bị bắt nạt và bỏ hẳn thói bắt nạt người khác.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  5. Top 5

    Bài soạn tham khảo số 5

    I. Đọc văn bản

    1. Tác giả

    - Nguyễn Thế Hoàng Linh sinh năm 1982 tại Hà Nội.

    - Anh sáng tác thơ từ năm 12 tuổi, với khoảng hàng ngàn bài thơ.

    - Thơ của anh viết cho trẻ em rất hồn nhiên, ngộ nghĩnh, trong trẻo và tươi vui.


    2. Tác phẩm

    - In trong tập Ra vườn nhặt nắng (NXB Thế giới, Hà Nội, 2017)

    - Bài thơ Bắt nạt được viết theo thể thơ năm chữ.

    - Bố cục:

    Phần 1. Khổ 1: Thái độ về hành vi bắt nạt
    Phần 2. Khổ 2, 3 và 4: Gợi ý việc làm tốt thay vì bắt nạt.
    Phần 3. Khổ 5, 6: Những đối tượng không nên bắt nạt
    Phần 4: Khổ 7, 8: Hành động bảo vệ người bị bắt nạt.

    3. Đọc hiểu văn bản

    a. Thái độ về hành vi bắt nạt

    - Thẳng thắn phê bình hành vi: Bắt nạt là xấu lắm.

    - Đưa ra ý kiến, lời khuyên: Đừng bắt nạt, bạn ơi

    - Nguyên nhân: Bất cứ ai trên đời/Đều không cần bắt nạt

    b. Gợi ý việc làm tốt thay vì bắt nạt

    - Những việc có thể làm thay vì bắt nạt người khác: học hát, nhảy híp-hóp, ăn mù tạt, đối diện với thử thách…

    - Sẵn sàng bênh vực những người yếu đuối nhút nhát: giống thỏ con, đáng yêu và cần nhận được sự yêu thương.

    c. Những đối tượng không nên bắt nạt

    - Con người: người lớn, trẻ con, ai, đất nước

    - Sự vật: mèo chó, cái cây

    - Lí do: Vì bắt nạt dễ lây.

    => Chúng ta không nên bắt nạt bất kỳ ai, vì đó là hành vi xấu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội.

    d. Hành động bảo vệ người bị bắt nạt

    - Cách bảo vệ:

    “Bạn nào bắt nạt bạn/Cứ đưa bài thơ này”: muốn đánh vào nhận thức qua việc đọc bài thơ.
    “Bảo nếu cần bắt nạt/Cứ đến bắt nạt tớ”: sẵn sàng bảo vệ những người bị bắt nạt
    - Khẳng định ý kiến của bản thân “Vẫn không thích bắt nạt/Vì bắt nạt rất hôi”: cho thấy hành động bắt nạt vô cùng xấu xa.

    => Bài học: Cần đối xử tốt với bạn bè, có thái độ hoà đồng và đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ, bênh vực những bạn yếu hơn mình. Qua đó, chúng ta cần có thái độ đúng đắn trước hiện tượng bắt nạt, xây dựng môi trường học đường lành mạnh, an toàn, hạnh phúc.


    II. Sau khi đọc

    1. Nhân vật “tớ” trong bài thơ thể hiện thái độ như thế nào với các bạn bắt nạt và các bạn bị bắt nạt?

    - Với các bạn bắt nạt: thẳng thắn phê bình hành vi bắt nạt, yêu cầu các bạn bắt nạt dừng ngay hành vi bắt nạt mọi người xung quanh, thay vào đó hãy dùng thời gian quý giá của một ngày để làm những việc có ích.

    - Với các bạn bị bắt nạt: Thể hiện sự gần gũi, tôn trọng và cảm thấy những người bạn nhút nhát hay bị bắt nạt cũng rất đáng yêu, bênh vực và sẵn sàng giúp đỡ nếu họ tiếp tục bị bắt nạt.


    2. Cụm từ “đừng bắt nạt” xuất hiện bao nhiêu lần trong bài thơ? Theo em, việc lặp lại cụm từ này có tác dụng gì?

    - Cụm từ “đừng bắt nạt” xuất hiện: 7 lần trong bài thơ.

    - Việc lặp lại cụm từ như vậy nhằm nhấn mạnh thái độ thẳng thắn phê bình, không đồng tình với hành vi bắt nạt người khác.


    3. Bài thơ nói chuyện bắt nạt mà vẫn ẩn chứa ý vị hài hước. Hãy chỉ ra biểu hiện của ý vị hài hước đó?

    Nhân vật trong bài đã đặt ra thử thách những ai thích bắt nạt hãy đến gặp mình. Đồng thời khẳng định mình đã bị bắt nạt nhiều lần nhưng vẫn không thích bị bắt nạt…
    Giọng điệu hồn nhiên thân thiện, cách xưng hô gần gũi… khiến cho bài thơ nói đến việc bắt nạt nhưng không mang nặng nề, nhưng lại có tính thuyết phục cao.

    4. Mỗi chúng ta có thể từng bị bắt nạt hoặc từng bắt nạt người khác. Hãy cho biết em đã làm gì khi ở một trong các tình huống trên. Bài thơ có thể khiến em thay đổi cách ứng xử chuyện bắt nạt thế nào.

    - Khi bị bắt nạt: tâm sự với ông bà, bố mẹ, thầy cô… để nhận được sự giúp đỡ cần thiết.

    - Khi bắt nạt người khác: nhận được lời khuyên nhủ, giảng giải của ông bà, bố mẹ, thầy cô... , nhận thức được đó là hành vi xấu xí.

    - Bài thơ đã giúp em hiểu được: cần phải tránh xa việc bắt nạt người khác, đồng thời khi thấy có người bị bắt nạt cần phải giúp đỡ họ.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  6. Top 6

    Bài tham khảo số 6

    Câu 1: Nhân vật "tớ" trong bài thể hiện thái độ như thế nào với các bạn bắt nạt và bị bắt nạt?

    Trả lời:

    Nhân vật "tớ" trong bài thể hiện thái độ :

    Với các bạn bắt nạt: Nhân vật đưa ra những câu đừng bắt nạt tất cả mọi thứ như: đừng bắt nạt người lớn, trẻ con, đừng bắt nạt chó mèo, cái cây. Vì bắt nạt là người rất xấu, rất hôi. Dù bị bắt nạt quen rồi nhưng vẫn không thích bị bắt nạt. Sau cùng, nhân vật bày tỏ thái độ nếu đi bắt nạt người khác thì hãy đọc bài thơ này và đến gặp nhân vật ngay.
    Với các bạn bị bắt nạt: Nhân vật so sánh những bạn bị bắt nạt là những bạn nhút nhát, giống "thỏ non".

    Câu 2: Cụm từ "đừng bắt nạt" xuất hiện bao nhiêu lần trong bài thơ? Theo em, việc lặp lại cụm từ này có tác dụng gì?

    Trả lời:

    Cụm từ "bắt nạt" xuất hiện 17 lần trong bài thơ. Tác dụng của việc lặp lại rất nhiều lần cụm từ này là nhắc nhở các bạn nhỏ không được bắt nạt kẻ yếu hơn mình, nếu bắt nạt người khác thì đó chính là người xấu. Đồng thời khuyên nhủ các bạn nên làm những việc có ý, tích cực tạo nên sự vui vẻ, yêu đời hơn.


    Câu 3: Bài thơ nói chuyện bắt nạt mà vẫn ẩn chứa ý vị hài hước. Hãy chỉ ra biểu hiện của ý vị hài hước đó?

    Trả lời:

    Bài thơ nói chuyện bắt nạt mà vẫn ẩn chứa ý vị hài hước. Ẩn chứa của ý vị hài hước đó là: Nhân vật thử thách những ai bắt nạt người khác đọc bài thơ này và đến gặp mình. Thể hiện thái độ, tính cách mạnh mẽ, muốn giúp đỡ, bảo vệ bạn bị nạt của nhân vật. Đồng thời, nhân vật cũng đưa ra tình huống đã bị bắt nạt nhiều lần rồi nhưng vẫn không thích bị bắt nạt một cách vui vẻ, hài hước. So sánh việc bị bắt nạt là "rất hôi", càng làm rõ thêm việc bắt nạt người khác là xấu xa, không đẹp đẽ.


    Câu 4: Mỗi chúng ta có thể từng bị bắt nạt hoặc từng bắt nạt người khác. Hãy cho biết em đã làm gì khi ở một trong các tình huống trên. Bài thơ có thể khiến em thay đổi cách ứng xử chuyện bắt nạt thế nào.

    Trả lời:

    Mỗi chúng ta có thể từng bị bắt nạt hoặc từng bắt nạt người khác. Thái độ và cách xử lý của em trong các tình huống đó là:

    Bị bắt nạt: Em nói với ông bà, bố mẹ hoặc thầy cô giáo để người lớn nói chuyện, tìm cách giải quyết, giúp đỡ cho em
    Bắt nạt người khác: Em đã được bố mẹ giải thích, khuyên nhủ và góp ý để em sửa sai lần sau không lặp lại tính xấu đó nữa.
    Khi đọc xong bài thơ, em thấy mình cần phải mạnh dạn hơn nữa để bảo vệ các bạn bị bắt nạt, nói chuyện với người lớn để được giúp đỡ. Cần học tập, vui chơi tích cực để tránh xa những thói hư, tật xấu.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy