Top 5 Bài văn cảm nhận bài thơ Chuyện cổ nước mình (Lâm Thị Mỹ Dạ) - Ngữ văn 6 sách KNTT hay nhất

  1. Top 1 Bài tham khảo số 1
  2. Top 2 Bài tham khảo số 2
  3. Top 3 Bài tham khảo số 3
  4. Top 4 Bài tham khảo số 4
  5. Top 5 Bài tham khảo số 5

Top 5 Bài văn cảm nhận bài thơ Chuyện cổ nước mình (Lâm Thị Mỹ Dạ) - Ngữ văn 6 sách KNTT hay nhất

Thai Ha 511 0 Báo lỗi

Bài thơ "Truyện cổ nước mình" của Lâm Thị Mỹ Dạ viết bằng thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ tác giả ca ngợi truyện ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bài tham khảo số 1

    Lâm Thị Mỹ Dạ là nhà thơ nữ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về những câu chuyện cổ.


    Mở đầu bài thơ, tác giả đã bộc lộ tình yêu với chuyện cổ của đất nước. Đó là những câu chuyện giàu giàu giá trị nhân văn cao đẹp. Những câu chuyện cổ thể hiện tình người rộng lớn. Đặc biệt là triết lý sống “ở hiền gặp lành” là điều khiến cho nhà thơ phải “yêu” và quý trọng:


    “Tôi yêu chuyện cổ nước tôi

    Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

    Thương người rồi mới thương ta

    Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

    Ở hiền thì lại gặp hiền

    Người ngay thì được phật tiên độ trì”


    Những câu chuyện cổ còn là sợi dây gắn kết giữa thế hệ trước và thế hệ sau:

    “Mang theo truyện cổ tôi đi

    Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa

    Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

    Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi

    Đời cha ông với đời tôi

    Như con sông với chân trời đã xa

    Chỉ còn truyện cổ thiết tha

    Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”


    Nhân vật trữ tình trong bài thơ lớn lên từ những câu chuyện cổ qua lời kể của bà, của mẹ. Trên hành trình vô tận của cuộc sống, “tôi” có được những câu chuyện cổ là hành trang để khám phá cuộc sống. Không chỉ vậy, những nét phong tục tập quán, phẩm chất đạo đức của ông cha còn được gửi gắm trong mỗi câu chuyện. Để rồi, “tôi” như hiểu thêm về con người, quê hương và đất nước trong quá khứ. Thời gian qua có thể trải qua hàng thế kỉ, nhưng những câu chuyện cổ thì vẫn còn được kể lại từ đời này qua đời khác. Và đó chính là sợi dây kết nối giữa ông cha với con cháu.


    Nhưng không chỉ vậy, những câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ còn gợi nhắc về hình ảnh những nhân vật trong truyện cổ tích:

    “Rất công bằng, rất thông minh

    Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.

    Thị thơm thì giấu người thơm

    Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

    Đẽo cày theo ý người ta

    Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì”


    Đó là anh chàng hiền lành được ông bụt giúp đỡ với câu thần chú: “Khắc nhập! Khắc xuất” để có được vợ đẹp trong Cây tre trăm đốt. Người em cần cù, trung hậu được con chim đền đáp để có được cuộc sống hạnh phúc hay người anh tham lam mà chết chìm xuống đáy biển trong truyện “Cây khế”. Còn cả chàng Thạch Sanh được thần tiên phù trợ mà trở nên võ nghệ cao cường, giết chết chằn tinh, bắn đại bàng và có đàn thần để lùi giặc; ngược lại Lí Thống độc ác, gian xảo đã bị trừng trong truyện Thạch Sanh. Câu chuyện cô Tấm trải qua biết bao nhiêu lần hóa kiếp, cuối cùng từ quả thị bước ra trở lại làm người… Tất cả đã chứng minh cho triết lí sống “ở hiền gặp lành”.


    Những câu chuyện cổ đã giúp cho “tôi” hiểu rõ về những lời dạy dỗ của ông cha:

    “Tôi nghe truyện cổ thầm thì

    Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.

    Đậm đà cái tích trầu cau

    Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người.

    Sẽ đi qua cuộc đời tôi

    Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi.

    Nhưng bao chuyện cổ trên đời

    Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm”


    Chuyện cổ nước mình đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa” trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ.


    Khi đọc thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích chuyện cổ nước mình.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ

  2. Top 2

    Bài tham khảo số 2

    Khi đọc bài thơ “Chuyện cổ nước mình”, Lâm Thị Mỹ Dạ đã giúp người đọc hiểu hơn về giá trị của những câu chuyện cổ của đất nước.


    Chuyện cổ là những câu chuyện được lưu truyền từ thời xa xưa. Chắc hẳn trong trí nhớ của mỗi người đều văng vẳng lời kể của người bà, người mẹ. Mở đầu bài thơ, tác giả đã bộc lộ trực tiếp tình cảm:


    “Tôi yêu chuyện cổ nước tôi

    Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

    Thương người rồi mới thương ta

    Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

    Ở hiền thì lại gặp hiền

    Người ngay thì được phật tiên độ trì”


    Những câu chuyện dưới cái nhìn của Lâm Thị Mỹ Dạ chứa đựng những giá trị nhân văn cao đẹp. Đó là tấm lòng nhân hậu, yêu thương của con người. Hay sự thủy chung son sắc trong tình yêu. Cách sống “ở hiền gặp lành”, người sống ngay thẳng, tốt bụng sẽ nhận được sự giúp đỡ của tiên phật. Đó là những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam.

    Những câu chuyện cổ quen thuộc đã đem đến bài học được nhà thơ gửi gắm qua hình ảnh:


    “Rất công bằng, rất thông minh

    Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.

    Thị thơm thì giấu người thơm

    Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

    Đẽo cày theo ý người ta

    Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì”


    Đó là chàng Thạch Sanh dũng cảm, trải qua nhiều kiếp nạn đã cưới được công chúa, lên làm vua. Hay cô Tấm hiền lành trải qua biết bao nhiêu lần hóa kiếp, cuối cùng từ quả thị bước ra trở lại làm người, sống hạnh phúc bên nhà vua. Những câu chuyện cổ còn khuyên nhủ con người về cách sống. Câu thơ “Đẽo cày theo ý người ta” gợi liên tưởng đến thành ngữ “Đẽo cày giữa được” hàm ý chỉ kẻ hành động ngu ngốc, không có chủ kiến, luôn bị động nên hay thay đổi theo ý kiến người khác. Và cuối cùng kết quả nhận được là “sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì”. Thật nhiều bài học ý nghĩa gửi gắm qua chuyện cổ:


    "Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.

    Đậm đà cái tích trầu cau

    Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người.

    Sẽ đi qua cuộc đời tôi

    Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi.

    Nhưng bao chuyện cổ trên đời

    Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm”


    Chuyện cổ nước mình đã trở thành hành trang tinh thần giúp nhà thơ vững bước trên hành trình cuộc sống. Nó đã đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa”trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ.


    Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” đã gửi gắm thật nhiều bài học ý nghĩa. Đây quả là một trong những bài thơ hay của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  3. Top 3

    Bài tham khảo số 3

    Một trong những bài thơ đặc sắc của Lâm Thị Mỹ Dạ là “Chuyện cổ nước mình”. Tác phẩm đã đem đến nhiều cảm xúc cho người đọc.


    Bài thơ mở đầu bằng lời bộc lộ tình yêu với chuyện cổ của đất nước. Những câu chuyện cổ thể hiện tình người rộng lớn với triết lí sống “ở hiền gặp lành” là điều khiến cho nhà thơ phải “yêu” và quý trọng:


    “Tôi yêu chuyện cổ nước tôi

    Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

    Thương người rồi mới thương ta

    Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

    Ở hiền thì lại gặp hiền

    Người ngay thì được phật tiên độ trì”


    “Chuyện cổ” là sợi dây gắn kết của thế hệ hôm nay và mai sau. Và trong hành trình của mình, “tôi” có được những câu chuyện cổ là hành trang để khám phá cuộc sống. Những nét phong tục tập quán, phẩm chất đạo đức của ông cha còn được gửi gắm trong mỗi câu chuyện. “Tôi” như hiểu thêm về con người, quê hương và đất nước trong quá khứ. Thời gian qua có thể trải qua hàng thế kỉ, nhưng những câu chuyện cổ thì vẫn còn được kể lại từ đời này qua đời khác. Và đó chính là sợi dây kết nối giữa ông cha với con cháu.


    Những câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ còn gợi nhắc về hình ảnh những nhân vật trong truyện cổ tích:

    “Rất công bằng, rất thông minh

    Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.

    Thị thơm thì giấu người thơm

    Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

    Đẽo cày theo ý người ta

    Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì”


    Câu chuyện về anh chàng hiền lành được ông bụt giúp đỡ với câu thần chú: “Khắc nhập! Khắc xuất” để có được vợ đẹp trong Cây tre trăm đốt. Người em cần cù, trung hậu được con chim đền đáp để có được cuộc sống hạnh phúc hay người anh tham lam mà chết chìm xuống đáy biển trong truyện “Cây khế”. Còn cả chàng Thạch Sanh được thần tiên phù trợ mà trở nên võ nghệ cao cường, giết chết chằn tinh, bắn đại bàng và có đàn thần để lùi giặc; ngược lại Lí Thống độc ác, gian xảo đã bị trừng trong truyện Thạch Sanh. Câu chuyện cô Tấm trải qua biết bao nhiêu lần hóa kiếp, cuối cùng từ quả thị bước ra trở lại làm người… Tất cả đã chứng minh cho triết lí sống “ở hiền gặp lành”.


    “Tôi” nhờ có “chuyện cổ” mà thêm hiểu rõ về những lời dạy dỗ của ông cha:


    “Tôi nghe truyện cổ thầm thì

    Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.

    Đậm đà cái tích trầu cau

    Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người.

    Sẽ đi qua cuộc đời tôi

    Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi.

    Nhưng bao chuyện cổ trên đời

    Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm”


    Và “chuyện cổ” nước mình đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa” trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ.


    Thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ nhẹ nhàng mà sâu lắng. Những câu thơ giàu ý nghĩa đem lại những bài học bổ ích.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  4. Top 4

    Bài tham khảo số 4

    Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ đã gợi mở về giá trị của những câu chuyện cổ của đất nước.

    Trước hết, khái niệm “chuyện cổ” dùng để chỉ những câu chuyện được lưu truyền từ thời xa xưa. Và mở đầu bài thơ, tác giả đã bộc lộ trực tiếp tình cảm:


    “Tôi yêu chuyện cổ nước tôi

    Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

    Thương người rồi mới thương ta

    Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

    Ở hiền thì lại gặp hiền

    Người ngay thì được phật tiên độ trì”


    Những câu chuyện này gửi gắm tấm lòng nhân hậu, yêu thương của con người, sự thủy chung son sắc trong tình yêu. Đặc biệt là cách sống “ở hiền gặp lành”, người sống ngay thẳng, tốt bụng sẽ nhận được sự giúp đỡ của tiên phật. Đó là những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam.


    “Rất công bằng, rất thông minh

    Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.

    Thị thơm thì giấu người thơm

    Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

    Đẽo cày theo ý người ta

    Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì”


    Những truyện cổ tích như hiện lên qua những lời thơ giàu ý nghĩa. Chàng Thạch Sanh dũng cảm. Cô Tấm hiền lành nhân hậu. Anh chàng đẽo cày giữa đường… Và rồi chuyện cổ còn trở thành hành trang tinh thần giúp nhà thơ vững bước trên hành trình cuộc sống.


    Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.

    Đậm đà cái tích trầu cau

    Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người.

    Sẽ đi qua cuộc đời tôi

    Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi.

    Nhưng bao chuyện cổ trên đời

    Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm”


    Những câu chuyện đó đã để lại những bài học, kinh nghiệm cho nhân vật “tôi” trong cuộc đời.


    Tóm lại, bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ đã gửi gắm thật nhiều bài học nhân văn sâu sắc. Tác phẩm mang đậm phong cách của nhà thơ.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  5. Top 5

    Bài tham khảo số 5

    Bài thơ "Truyện cổ nước mình" của Lâm Thị Mỹ Dạ viết bằng thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ tác giả ca ngợi truyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau.


    "Truyện cổ nước mình" là những truyện cổ, do nhân dân ta sáng tạo ra qua hàng ngàn năm lịch sử, thể hiện tâm hồn Việt Nam, bản sắc nền văn hóa Việt Nam.


    1. Tình thương người bao la mênh mông và triết lí về niềm tin "ở hiền gặp lành" là ý nghĩa sâu xa, là sự tuyệt vời của truyện cổ nước mình khiến cho nhà thơ phải "yêu" và quý trọng:

    "Tôi yêu truyện cổ nước tôi

    Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

    Thương người rồi mới thương ta

    Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

    Ở hiền thì lại gặp hiền

    Người ngay thì được phật tiên độ trì".


    "Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo" là triết lí, là niềm tin của nhân dân ta gửi gắm trong truyện cổ. Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi nhớ trong lòng ta bao truyện cổ, bao hình ảnh, bao nhân vật. Anh trai cày hiền lành được Phật trao cho câu thần chú: "Khắc nhập! Khắc xuất" mà lấy được vợ đẹp con nhà giàu (Truyện "Cây tre trăm đốt”). Người em cần cù, trung hậu được con chim phượng hoàng đền đáp "ăn một quả trà cục vàng" mà trở nên giàu có hạnh phúc; trái lại người anh tham lam mà chết chìm xuống đáy biển (Truyện "Cây khế". Thạch Sanh được Tiên "độ trì" mà trở nên võ nghệ cao cường, có lắm phép thần thông biến hóa, đã giết chết Trăn tinh, bắn chết Đại Bàng, có đàn thần để lui giặc, được làm phò mã, rồi được làm vua; trái lại Lý Thông gian tham, độc ác, quỷ quyệt bị sét đánh rồi hóa thành bọ hung...


    Đúng như Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết:

    "Ở hiền thì lại gặp hiền

    Người ngay thì được phật tiên độ trì".


    2. Truyện cổ nước mình đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách "nắng mưa" trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ:


    "Mang theo truyện cổ tôi đi

    Nghe trong cuộc sông thầm thì tiếng xưa.

    Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

    Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi".


    3. Đọc truyện cổ nước mình như được "nhận mật", như được gặp ông cha, khám phá được bao phẩm chất tốt đẹp của tổ tiên mình:

    "Chỉ còn truyện cổ thiết tha

    Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

    Rất công bằng, rất thông minh

    Vừa độ lượng, lại đa tình, đa mang".


    4. Truyện cổ nước mình hàm chứa bao bài học quý báu, đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thật chân thành, phải chăm làm siêng năng, phải có trí tuệ đừng a dua. Tác giả gợi lên thật khéo truyện "Tấm Cám", truyện "Đẽo cày giữa đường", ...để nói về những bài học do ông cha gửi lại "đời sau" qua truyện cổ:


    "Thị thơm thị giấu người thơm

    Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

    Đẽo cày theo ý người ta

    Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì".


    "Truyện cổ nước mình" là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm truyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình.


    Đọc bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích truyện cổ nước mình.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy