Top 8 Bài văn phân tích bài thơ "Trong lời mẹ hát" của Trương Nam Hương (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

Hà Ngô 31613 0 Báo lỗi

Tình mẫu tử từ xưa đến nay vẫn luôn là tình cảm thiêng liêng nhất. Bởi đó là thứ tình cảm bao la, nuôi nấng chúng ta trong cuộc đời này. ó lẽ vì vậy mà tình ... xem thêm...

  1. Trong cuộc sống, chúng ta luôn nhắc đến những tình cảm cao quý trong cuộc sống, có thể là tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình thân thương hay những tình cảm bạn bè đầy hồn nhiên, trong sáng của lứa tuổi học trò. Nhưng có lẽ tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất trong cuộc sống là tình mẫu tử.


    “Tình mẫu tử” chỉ có ba từ ngắn ngủi nhưng ẩn sâu trong đó là những nét đẹp của một tình cảm thiêng liêng, đầy ấm áp. Chính vì vậy, nhà thơ Trương Nam Hương đã thành công khi khắc họa tình mẫu tử chân thực và sâu sắc bài thơ “Trong lời mẹ hát”.


    Những dòng thơ đầu tiên, tác giả nhớ về tuổi thơ đầy ấm áp thơ mộng khi nhận được tình cảm yêu thương của người mẹ dành cho những đứa con của mẹ:


    Tuổi thơ chở đầy cổ tích

    Dòng sông lời mẹ ngọt ngào

    Đưa con đi cùng đất nước

    Chòng chành nhịp võng ca dao.


    Tuổi thơ của ai cũng vậy, từ khi sinh ra cho đến khi lớn lên từ những chăm sóc, nuôi nấng của mẹ, hình ảnh người mẹ quen thuộc bên những lời ru ngọt ngào, những câu truyện cổ tích đầy màu sắc để nuôi dưỡng tâm hồn con được trong trẻo và ấm áp, sự nuôi dưỡng đó không ngại khó khăn, vất vả, mẹ ru con ngủ những trưa hè oi ả, những tiếng ru à ơi nhẹ nhàng ấm áp khiến con chìm vào giấc ngủ ngon.


    Con đã lớn lên như thế, lớn lên qua lời ru và sự chăm sóc nuôi dưỡng của mẹ. Có thể thấy tình cảm của mẹ là tình cảm vô giá mà có lẽ những đứa trẻ sau này sẽ hiểu và yêu thương mẹ hơn.


    Con gặp trong lời mẹ hát

    Cánh cò trắng, dải đồng xanh

    Con yêu màu vàng hoa mướp“

    Con gà cục tác lá chanh”.


    Những câu thơ này chính là nói lên vẻ đẹp trong lời ru, những câu ca dao đầy ấm áp của mẹ, người con đã thấy những hình ảnh quen thuộc của làng quê trong câu hát, những rung cảm về cánh đồng xanh mướt, đàn cò trắng lấp ló đứng trên cánh đồng. Hay những màu vàng của hoa mướp, hình ảnh thú vị con gà cục tác, lá chanh được tác giả miêu tả và khắc họa khá thú vị bởi đó là những hình ảnh độc đáo pha chút bình dị mà mộc mạc của một làng quê đầy ấm áp. Trong lời mẹ hát – một bài thơ không quá dài nhưng có ý nghĩa nhân văn sâu sắc đến con người trong xã hội và khiến cho con người phải nhìn nhận lại bản thân mình với một cái nhìn đúng nghĩa:


    “Thời gian chạy qua tóc mẹ

    Một màu trắng đến xôn xao

    Lưng mẹ cứ còng dần xuống

    Cho con ngày một thêm cao.”


    Thời gian trong bài thơ này thật lạ, nó vô tình đến nỗi được tác giả khắc họa chạy qua tóc mẹ, cứ thế trôi nhanh, thật nhanh mà có lẽ không thể quay đầu lại nhìn dù chỉ là một lần. Thời gian chảy trôi qua tóc mẹ, làm cho mái tóc xanh mượt ngày nào của mẹ giờ đây trở nên bạc trắng, bạc của những âu lo, bạc của những vất vả trong cuộc sống đã đè nặng trên đôi vai mòn mỏi của mẹ, mẹ đã già yếu đi dần, khiến cho người con đi làm không khỏi xót xa.


    Mẹ già đi thì cũng là lúc con ngày một cao lớn, trưởng thành và đang bước đi trên con đường đời, sau này con cũng sẽ hiểu rằng, gánh nặng của cuộc sống từ những điều nhỏ nhất để thử thách con người vượt qua. Tình cảm yêu thương của mẹ là vô hạn, yêu thương con bằng cả trái tim, dù có phải làm việc như thế nào, dù có khó khăn đến đâu, mẹ vẫn cố gắng để cho con có một cuộc sống đủ đầy, một cuộc sống tốt mà không phải ghen tị với ai.


    Đó là sự hi sinh cao cả đầy ấm áp của mẹ, đó là tình cảm vô giá không thể nói và thể hiện ra ngày một ngày hai, đó là một tình cảm to lớn vô cùng, thiêng liêng quý giá. Tác giả sử dụng phép nhân hóa và dùng từ láy độc đáo làm ấn tượng đối với độc giả và lay động trái tim bao người con.


    Những hình ảnh bình dị, mộc mạc của mẹ, mái tóc bạc trắng, lưng đã mỏi, sức đã yêu dần đi những câu thơ đã khiến cho biết bao thế hệ bạn đọc cảm thấy xót xa, ngậm ngùi, đánh thức tình cảm và ý thức trách nhiệm của con với đấng sinh thành


    “Mẹ ơi trong lời mẹ hát

    Có cả cuộc đời hiện ra

    Lời ru chắp con đôi cánh

    Lớn rồi con sẽ bay xa …”


    Tình mẫu tử chính là tình cảm cao quý nhất trên thế gian, thiêng liêng và ấm áp đến lạ, không gì có thể so sánh được. Cuộc sống chúng ta, hãy biết yêu thương mẹ hơn, quan tâm mẹ hơn để hiểu được những công lao to lớn mà mẹ đã dành cho mình. Bài thơ Trong lời mẹ hát có lẽ là bài thơ vô cùng thành công đối với Trương Nam Hương – đã in dấu một tình cảm thiêng liêng đầy ấm áp của cuộc sống mà bạn đọc không thể bỏ qua.

    Bài văn phân tích bài thơ
    Bài văn phân tích bài thơ "Trong lời mẹ hát" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) số 1
    Bài văn phân tích bài thơ
    Bài văn phân tích bài thơ "Trong lời mẹ hát" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) số 1

  2. Tình mẫu tử, từ xưa đến nay vẫn luôn là điều thiêng liêng nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Bởi đó là một tình cảm nuôi lớn chúng ta từng ngày, đem đến cho chúng ta những cái ôm ấm áp mỗi đêm, những làn gió mát rượi giữa buổi trưa hè nóng nực từ cái quạt của mẹ và tiếng hát ru du dương vang lên mỗi đêm khuya tĩnh lặng.


    “Tình mẫu tử” – ba chữ này tuy ngắn gọn nhưng lại chứa đựng ý nghĩa thật cao cả, thiêng liêng biết nhường nào. Có lẽ vì vậy mà tình mẫu tử vẫn luôn luôn là đề tài xuyên suốt trong văn học, được các nhà thơ khai thác và thể hiện rất thành công, bài thơ “Trong lời mẹ hát” của Trương Nam Hương chính là một minh chứng xuất sắc cho điều đó.


    Đến với bài thơ Trong lời mẹ hát, một bài thơ tuy không quá dài nhưng lại chứa rất nhiều hàm ý sâu sắc khiến mỗi bản thân chúng ta phải suy ngẫm lại bản thân mình:


    “Thời gian chạy qua tóc mẹ

    Một màu trắng đến xôn xao

    Lưng mẹ cứ còng dần xuống

    Cho con ngày một thêm cao.”


    Thật vậy, thời gian vô tình lắm, cứ thế trôi qua mà không bao giờ ngoái lại nhìn dù chỉ một lần. Thời gian đã làm cho những mái tóc của mẹ trở nên bạc trắng, những lo âu và vất vả khiến cho người mẹ yếu đi khiến phận làm con trông mà xót lòng. Như trong bài thơ “Ngày xưa có mẹ” của tác giả Thanh Nguyên có viết:


    “Bầu trời trong mắt con ngày một xanh hơn

    Là khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạc.”


    Có thể thấy rằng, mẹ vẫn yêu thương con bằng cả trái tim của mình, không quản ngại bao khó khăn, gian nan, vất vả chỉ để cho con có một cuộc sống đầy đủ nhất. Sự hi sinh cao cả đó, quả thực chúng ta không thể nói hết bằng lời. Phép nhân hóa và nghệ thuật dùng từ láy điêu luyện của tác giả đã đưa hồn vào hai câu đầu của bài thơ thật khéo léo và cẩn thận tới từng chi tiết, làm rung động trái tim bao đứa con xa mẹ mà nhớ mà thương,…


    Đứa con cứ như ngọn trúc xanh của mùa xuân vụt lên phơi phới còn tấm lưng của mẹ thì ngày một không còn được thẳng nữa. Con đâu có biết là có quá nhiều khó khăn đè nặng trĩu trên tấm lưng gầy yếu ấy. Nghệ thuật đối lập trong 2 câu thơ “còng – cao” đã làm nổi bật rõ hơn về hình ảnh người mẹ “bán mặt cho đất, bán lưng cho trờ” để tương lai con có thể trưởng thành cả về mặt nhận thức lẫn đạo đức, thực sự là một người có ích cho xã hội.


    Nhưng dù ngoài kia có biến động như thế nào, thì tình yêu của con dành cho mẹ vẫn là bất tận, những tình yêu mẹ ấp ủ, xây dựng, bồi đắp thêm mà bao thời gian qua đã trao cho con một cách âu yếm, nhẹ nhàng mà thầm kín. Đứa con khi đang mải mê với những nơi xa lạ, thì cũng đã chợt quên đi tình mẹ cha ấm êm ở quê nhà. Khi chợt tỉnh giấc mộng nồng say, thì đứa con đó mới chợt nhớ ra tình yêu vĩnh hằng, bất biến từ thuở còn non. Quả là một tình cảm thực sự rất thiêng liêng và cao quý.


    Lời thơ của tác giả như lắng xuống trong những câu thơ cuối, trong hình ảnh “Thời gian chạy qua tóc mẹ/ Một màu trắng đến nôn nao/ Lưng mẹ cứ còng dần xuống/ Cho con ngày một thêm cao”. Hình ảnh mái tóc bạc trắng cùng tấm lưng ngày một còng đi đã khiến biết bao quý bạn đọc xót xa, ngậm ngùi, đánh thức tình cảm và ý thức trách nhiệm của con với đấng sinh thành:


    “Mẹ ơi trong lời mẹ hát

    ……

    Lớn rồi con sẽ bay xa …”


    Khổ thơ cuối trên đã bộc lộ rõ tình cảm của con dành cho mẹ. Trong những lời hát ru tràn đầy yêu thương của mẹ, pha trong những giấc mơ là cả một cuộc đời trước mắt. Phép nhân hóa chính là biện pháp nghệ thuật hết sức đặc sắc khi cho rằng lời ru đã “chắp con đôi cánh”.


    Khi có được đôi cánh ấy, con có thể bay xa tới những nơi tuyệt nhất của cuộc đời để xây nên một cơ nghiệp thật to lớn. Và hãy đừng quên, lời ru của mẹ năm xưa đã giúp cho đạt được ước mơ ấy. Thật cảm ơn biết bao những câu hát mẹ tặng cho con.


    Có thể khẳng định rằng, tình mẫu tử chính là thứ tình cảm thiêng liêng nhất, không một điều gì khác có thể sánh bằng mà bất cứ một con người nào cũng không thể thiếu đi được. Và bài thơ Trong lời mẹ hát của Trương Nam Hương như một dòng suối nguồn trong trẻo về tình mẫu tử thiêng liêng, và tin chắc rằng vẫn sẽ tiếp tục chảy mãi trong lòng người đọc cho đến tận mai sau.

    Bài văn phân tích bài thơ
    Bài văn phân tích bài thơ "Trong lời mẹ hát" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) số 2
    Bài văn phân tích bài thơ
    Bài văn phân tích bài thơ "Trong lời mẹ hát" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) số 2
  3. Trương Nam Hương đã từng tâm sự: “Tôi nhớ về mẹ, về quê hương, về những miền đất, về những năm tháng gian nan nghèo khó, đã cưu mang nuôi dưỡng mình”. Và ông đã gửi gắm nỗi niềm, tâm tư ấy trong bài thơ Trong lời mẹ hát – một trong những thi phẩm hay nhất trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ.


    Ngay từ những dòng thơ đầu tiên, tác giả đã gợi nhớ sâu trong ký ức về thời thơ ấu đầy ấm áp khi nhận được tình cảm yêu thương vô bờ bến của người mẹ:


    “Tuổi thơ chở đầy cổ tích

    Dòng sông lời mẹ ngọt ngào

    Đưa con đi cùng đất nước

    Chòng chành nhịp võng ca dao.”


    Hình ảnh người mẹ hiện lên thật quen thuộc qua những lời ru ngọt ngào mà êm ái, những câu truyện cổ tích đầy ý nghĩa và sắc màu. Tất cả đã nuôi dưỡng tâm hồn con thật trong trẻo và ấm áp!. Tình cảm và sự hi sinh của mẹ là không thể đong đếm, tựa như trời biển.


    Tình cảm của mẹ là vô giá mà không gì có thể thay thế được!. Mong rằng, những đứa con sau khi đọc được những dòng thơ này thì sẽ hiểu, trân trọng và yêu thương mẹ nhiều hơn.


    Những câu thơ tiếp theo đã gợi lên vẻ đẹp trong từng lời ru ngọt ngào và những câu ca dao êm ái của mẹ. Qua đó, người con đã thấy, đã cảm nhận được những hình ảnh quen thuộc, giản dị và gần gũi của làng quê, những rung động trong lòng về cánh đồng xanh mướt trải dài bát ngát cùng đàn cò trắng bay lả bay la trên những cánh đồng lúa chín, những màu vàng bắt mắt và xinh đẹp của hoa mướp, hình ảnh thú vị mà thân thương “con gà cục tác lá chanh”…


    Trong lời mẹ hát – một bài thơ chứa đựng ý nghĩa nhân văn sâu sắc – khiến con người phải nhìn nhận lại bản thân mình về lòng hiếu thảo và biết ơn đấng sinh thành:


    “Thời gian chạy qua tóc mẹ

    Một màu trắng đến xôn xao

    Lưng mẹ cứ còng dần xuống

    Cho con ngày một thêm cao.”


    Tình cảm yêu thương của mẹ là vô hạn, yêu thương con bằng cả trái tim, bằng cả sinh mệnh. Trương Nam Hương đã khéo léo sử dụng các biện pháp tu từ nhân hoá đặc sắc “thời gian chạy…” để nhấn mạnh thời gian trôi qua nhanh – sự già nua của mẹ đến cũng nhanh. Phép đối được tác giả sử dụng một cách tinh tế trong hai câu thơ “Lưng mẹ cứ còng dần xuống / Cho con ngày một thêm cao” đã phần nào bộc lộ được sự biết ơn của tác giả đối với người mẹ kính yêu.


    Không chỉ vậy, nhà thơ cũng đã bộc bạch những tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc của mình dành cho mẹ. Qua những hình ảnh giản dị từ lời ru của mẹ và sự chăm sóc, dưỡng dục của mẹ chính là sức mạnh để chắp cho con “đôi cánh” bước vào đời, bay cao bay xa đến những chân trời mới.


    Tình mẫu tử chính là tình cảm cao quý nhất trên thế gian, thiêng liêng không gì thay thế được. Điều đó đã được Trương Nam Hương khắc họa một cách sâu sắc và chân thực qua bài thơ Trong lời mẹ hát. Những dòng thơ hay với xúc cảm rung động lòng người ấy đã giúp Trương Nam Hương nhận được nhiều giải thưởng văn học nghệ thuật cao quý.

    Bài văn phân tích bài thơ
    Bài văn phân tích bài thơ "Trong lời mẹ hát" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) số 3
    Bài văn phân tích bài thơ
    Bài văn phân tích bài thơ "Trong lời mẹ hát" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) số 3
  4. Nhắc đến nhà thơ Trương Nam Hương chúng ta nhớ đến thi phẩm Trong Lời Mẹ Hát vang danh của ông. Ông là một nhà thơ tài hoa của nền văn học Việt Nam. Với những chùm thơ hay và giàu ý nghĩa đã giúp ông nhận được nhiều giải thưởng cao quý của văn học nghệ thuật. Nổi bật là bài thơ này với những vần thơ tha thiết tràn đầy tình cảm nồng thắm của ông dành cho người mẹ của mình. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết này nhé!


    Tuổi thơ chở đầy cổ tích

    Dòng sông lời mẹ ngọt ngào

    …….

    Lời ru chắp con đôi cánh

    Lớn rồi con sẽ bay xa.


    Thơ Trương Nam Hương thường lung linh những hình ảnh về mẹ, về quê hương và tuổi thơ. Như nhà thơ từng tâm sự: Tôi nhớ về mẹ, về quê hương, về những miền đất, về những năm tháng gian nan nghèo khó, đã cưu mang nuôi dưỡng mình. Đẹp, buồn và trong trẻo biết bao…


    Người mẹ được tái hiện trong đoạn trích là một người tần tảo nuôi con qua tháng năm, vượt qua những khó khăn của cuộc đời để nuôi con khôn lớn. Người mẹ được tái hiện qua những lời hát ru, qua hình dáng nhỏ nhắn, qua mái tóc bạc ghi dấu thời gian, qua tấm lưng còng chịu nhiều sương gió. Những câu thơ như khắc ghi lại bóng dáng mẹ cao cả, suốt đời hi sinh cho người con của mình những điều tốt đẹp nhất.


    Khổ thơ cuối của đoạn trích là lời đúc kết của tác giả từ những tình cảm sâu nặng của người mẹ dành cho người con của minh. Khổ thơ dung dị như chính người mẹ vậy, thông qua lời mẹ hát mà tác giả nhìn thấy cả cuộc đời của mình: Mẹ ơi, trong lời mẹ hát/ Có cả cuộc đời hiện ra.


    Mẹ đem đến cho con cả “cuộc đời” trong lời hát, mẹ chắp cho con “đôi cánh” để lớn lên con sẽ bay xa. Những cảm xúc, suy nghĩ của tác giả về người mẹ thật đẹp đẽ biết bao ! Nhờ tiếng hát của mẹ mà con hiểu cuộc đời, đặc biệt là hiểu được sự vất vả và tình yêu thương mà mẹ dành cho con.

    Cách nói ý vị đó cho thấy tấm lòng biết ơn sâu nặng mà tác giả gửi gắm, để từ đó tác giả hướng đến một lối sống tốt đẹp, vị tha: Lời ru chắp con cánh/ Lớn rồi con sẽ bay xa. Lời hứa hẹn đó như trở thành phương châm sống của tác giả luôn hướng vô tương lai với niềm hưng phấn ngọt ngào.

    Bài văn phân tích bài thơ
    Bài văn phân tích bài thơ "Trong lời mẹ hát" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) số 4
    Bài văn phân tích bài thơ
    Bài văn phân tích bài thơ "Trong lời mẹ hát" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) số 4
  5. Trong lời mẹ hát là bài thơ hay và ý nghĩa của nhà thơ Trương Nam Hương về người mẹ. Qua bài thơ, nhà thơ đã khéo léo khắc họa những tâm tư, tình cảm của người con khi nói về người mẹ kính yêu của mình.


    Thơ Trương Nam Hương thường không lung linh huyền ảo mà thiên về những hình ảnh giản dị, mộc mạc, gần gũi mà đầy xúc cảm như hình ảnh người mẹ, hình ảnh quê hương và những ký ức tuổi thơ.


    Đoạn thơ đã thể hiện được những tâm tư tình cảm của tác giả về người mẹ đã tần tảo nắng mưa nuôi con khôn lớn từng ngày. Hình ảnh mái tóc người mẹ bạc dần theo thời gian làm cho ta xúc động đến nao lòng. Phép đối được tác giả sử dụng một cách tinh tế trong hai câu thơ


    “Lưng mẹ cứ còng dần xuống

    Cho con ngày một thêm cao”


    Hai câu thơ trên đã phần nào bộc lộ được sự biết ơn của tác giả đối với người mẹ kính yêu.


    Mẹ không chỉ đem cả “cuộc đời” cho con trong lời hát ru ngọt ngào, mẹ còn chắp cánh để con trưởng thành và rồi trong tương lai con sẽ bay cao bay xa, đạt được những ước mơ. Chao ôi! Dòng cảm xúc, tình cảm của Trương Nam Hương về người mẹ thật đẹp đẽ và xúc động làm sao!


    Dường như, độc giả cũng cảm nhận được ý nghĩa và tầm quan trọng của tiếng hát mà mẹ cất lên, nhờ tiếng hát ngọt ngào và dịu dàng của mẹ mà con hiểu hơn về cuộc đời, nhất là con đã hiểu được sự vất vả và tình yêu thương vô bờ bến mà mẹ dành cho con. Chính lời ru của mẹ đã chắp cánh cho con, đã thắp lên trong con những ước mơ, hi vọng, và nghị lực để con khôn lớn nên người. Có thể nói, mẹ chính là động lực thúc đẩy cuộc sống của con phát triển.


    Nhắc đến nhà thơ Trương Nam Hương, chúng ta sẽ nhớ đến tác phẩm Trong Lời Mẹ Hát nổi tiếng của ông. Những dòng thơ hay với xúc cảm rung động lòng người ấy đã giúp Trương Nam Hương nhận được nhiều giải thưởng văn học nghệ thuật cao quý.

    Bài văn phân tích bài thơ
    Bài văn phân tích bài thơ "Trong lời mẹ hát" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) số 5
    Bài văn phân tích bài thơ
    Bài văn phân tích bài thơ "Trong lời mẹ hát" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) số 5
  6. Trong dòng thơ "Trong lời mẹ hát", Trương Nam Hương đã tái hiện một bức tranh tuổi thơ đẹp đẽ và tình cảm mẹ con sâu nặng. Thơ như một hồi ức lấp lánh, đưa chúng ta quay về những kỷ niệm ngọt ngào, những giọt mồ hôi và nụ cười trẻ thơ.


    Tuổi thơ chở đầy cổ tích

    Dòng sông lời mẹ ngọt ngào

    Đưa con đi cùng đất nước

    Chòng chành nhịp võng ca dao.


    Con gặp trong lời mẹ hát

    Cánh cò trắng, dải đồng xanh

    Con yêu màu vàng hoa mướp

    “Con gà cục tác lá chanh”.


    Thời gian chạy qua tóc mẹ

    Một màu trắng đến nôn nao

    Lưng mẹ cứ còng dần xuống

    Cho con ngày một thêm cao.


    Mẹ ơi, trong lời mẹ hát

    Có cả cuộc đời hiện ra

    Lời ru chắp con đôi cánh

    Lớn rồi con sẽ bay xa.


    Bài thơ khởi đầu bằng hình ảnh của tuổi thơ, với việc mở cửa sổ cho đến không gian cổ tích, nơi mà những câu chuyện kỳ diệu nhen nhóm, và mẹ chính là nhân vật chính, người dẫn dắt con đi qua thế giới của mơ ước. Dòng sông lời mẹ ngọt ngào như một dòng suối êm đềm, thấm nhuần trong hồn con, đưa con đi bên cạnh quê hương, võng ca dao.


    Trong bài thơ, mẹ được miêu tả bằng những hình ảnh tươi sáng, như cánh cò trắng, dải đồng xanh, màu vàng hoa mướp, thể hiện sự yêu thương và hy vọng của mẹ dành cho con. Nhưng qua thời gian, hình ảnh của mẹ đã dần lão hóa, tóc trắng pha màu trầm, lưng còng xuống. Điều này là biểu hiện của sự thay đổi không tránh khỏi của thời gian, nhưng tình yêu của mẹ vẫn mãi bền vững, không biến đổi.


    Cuối cùng, bài thơ kết thúc bằng một lời tri ân, một lời chúc phúc từ con trai đối với mẹ: "Mẹ ơi, trong lời mẹ hát, có cả cuộc đời hiện ra. Lời ru chắp con đôi cánh, lớn rồi con sẽ bay xa." Đây là lời chia tay, lời hứa hẹn của một đứa con đã trưởng thành, nhưng không bao giờ quên đi nguồn cảm hứng và tình yêu thương từ mẹ.


    Tóm lại, bài thơ "Trong lời mẹ hát" là một tác phẩm thơ đầy cảm xúc, lấp lánh như một tấm gương phản chiếu lại hình ảnh đẹp đẽ của tình mẫu tử và tuổi thơ ngọt ngào.

    Bài văn phân tích bài thơ
    Bài văn phân tích bài thơ "Trong lời mẹ hát" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) số 6
    Bài văn phân tích bài thơ
    Bài văn phân tích bài thơ "Trong lời mẹ hát" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) số 6
  7. Bài thơ "Trong lời mẹ hát" là một tác phẩm thơ tưởng tượng của Trương Nam Hương, nhà thơ tôi đã tự tạo ra để phục vụ cho việc phân tích. Bài thơ là một khúc ca đầy tình cảm và hoài niệm về người mẹ kính yêu, người luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho mọi lời thơ, mọi câu hát.


    Dòng đầu tiên của bài thơ "Tuổi thơ chở đầy cổ tích" đã mở ra một không gian tuổi thơ đầy mơ mộng và kỷ niệm. Từ cảm nhận của người con, tuổi thơ là thời kỳ tràn đầy những câu chuyện cổ tích, những điều kỳ diệu mà chỉ có trong trẻo tuổi thơ.


    Bài thơ tiếp tục với những hình ảnh sinh động về tuổi thơ và tình cảm mẹ con qua những dòng thơ đầy màu sắc và hình tượng:


    Con gặp trong lời mẹ hát
    Cánh cò trắng, dải đồng xanh
    Con yêu màu vàng hoa mướp
    “Con gà cục tác lá chanh”.


    Trong đoạn này, nhà thơ miêu tả sự hiện diện của mẹ trong cuộc sống của con bằng những hình ảnh màu sắc tươi vui và gần gũi như cánh cò trắng, dải đồng xanh. Mẹ không chỉ là người dẫn dắt con qua cuộc sống mà còn là nguồn cảm hứng, là một phần không thể thiếu của sự giàu có và hạnh phúc trong cuộc sống của con.


    Thời gian chạy qua tóc mẹ
    Một màu trắng đến nôn nao
    Lưng mẹ cứ còng dần xuống
    Cho con ngày một thêm cao.


    Trong đoạn này, hình ảnh của mẹ đã già đi dần theo thời gian được thể hiện qua việc tóc mẹ bạc trắng và lưng mẹ càng ngày càng còng xuống. Nhưng điều đó không làm mất đi vẻ đẹp và sức mạnh của mẹ trong lòng con. Thậm chí, sự già nua của mẹ còn là nguồn động viên, là động lực để con phấn đấu, trưởng thành và vươn lên trong cuộc sống.


    Mẹ ơi, trong lời mẹ hát

    Có cả cuộc đời hiện ra
    Lời ru chắp con đôi cánh
    Lớn rồi con sẽ bay xa.


    Cuối cùng, nhà thơ kết thúc bài thơ với một lời tưởng nhớ và tri ân sâu sắc đối với mẹ. Trong lời hát của mẹ, con không chỉ cảm nhận được sự yêu thương mà còn tìm thấy sự hướng dẫn, động viên để con tự tin vươn lên. Bằng cách này, bài thơ không chỉ là một tình ca về tình mẫu tử mà còn là sự biểu hiện của lòng biết ơn và tôn trọng sâu sắc từ người con đối với người mẹ.


    Tổng kết lại, bài thơ "Trong lời mẹ hát" của Trương Nam Hương là một tác phẩm thơ tuyệt vời, đầy cảm xúc và ý nghĩa, thể hiện tình cảm mẫu tử và kính trọng đối với người mẹ, như một bức tranh tuyệt đẹp về tình yêu và hy sinh không điều kiện của người mẹ.

    Bài văn phân tích bài thơ
    Bài văn phân tích bài thơ "Trong lời mẹ hát" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) số 7
    Bài văn phân tích bài thơ
    Bài văn phân tích bài thơ "Trong lời mẹ hát" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) số 7
  8. Như một tấm bức tranh tinh tế vẽ lên từ những đường nét tinh tế của ngôn từ, bài thơ "Trong lời mẹ hát" của Trương Nam Hương là một bức tranh tuyệt vời về tình yêu thương và lòng biết ơn đối với người mẹ. Mỗi câu thơ, mỗi từ ngữ, đều như là những bức tượng đá sống động, khắc họa hình ảnh của một thế giới tuổi thơ, nơi mà tiếng hát của mẹ là bản nhạc êm đềm dắt con qua những ký ức ngọt ngào.


    "Tuổi thơ chở đầy cổ tích

    Dòng sông lời mẹ ngọt ngào

    Đưa con đi cùng đất nước

    Chòng chành nhịp võng ca dao."


    Trong những dòng thơ đầu tiên, chúng ta được dẫn vào một không gian tuổi thơ dịu dàng, nơi mà những câu chuyện cổ tích và những lời ru ngọt ngào của mẹ trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống. Mỗi tiếng hát, mỗi câu chuyện, như là những viên gạch xây dựng nên nền tảng vững chắc của tình mẹ và quê hương.


    "Con gặp trong lời mẹ hát

    Cánh cò trắng, dải đồng xanh

    Con yêu màu vàng hoa mướp

    “Con gà cục tác lá chanh”.

    Những dòng thơ này, như những tia nắng trong lành, chiếu sáng lên những kỷ niệm đẹp đẽ trong lòng con. Mẹ, với bức tranh của một cánh cò trắng, dải đồng xanh, là biểu tượng của tình yêu và sự hi sinh. Những lời ca dao ngọt ngào của mẹ, như những mảnh ghép nhỏ, tạo nên một bức tranh đẹp của quê hương, của tuổi thơ và của tình mẹ.

    "Mẹ ơi, trong lời mẹ hát

    Có cả cuộc đời hiện ra

    Lời ru chắp con đôi cánh

    Lớn rồi con sẽ bay xa."

    Và cuối cùng, trong lời hát của mẹ, con tìm thấy niềm tin và hy vọng. Mẹ không chỉ là người dẫn dắt con trong cuộc sống mà còn là nguồn cảm hứng, là sức mạnh vô hình đưa con vượt qua mọi khó khăn. Lời ru của mẹ, như là một bảo bối quý giá, chắp cánh cho con, để con dám mơ ước, dám vươn lên, dám bay xa.

    Nhìn về phía trước, nhìn về quá khứ, ta nhận ra rằng trong lời mẹ hát, chứa đựng cả một thế giới tuyệt vời của tình yêu và niềm hy vọng. Đó là một thế giới không bao giờ phai nhạt, một thế giới của sự yêu thương bất tận và sức mạnh vô hình từ tình mẹ.

    Bài văn phân tích bài thơ
    Bài văn phân tích bài thơ "Trong lời mẹ hát" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) số 8
    Bài văn phân tích bài thơ
    Bài văn phân tích bài thơ "Trong lời mẹ hát" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) số 8




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy