Top 5 Bài soạn Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo) (Ngữ Văn 10) hay nhất

Thai Ha 193 0 Báo lỗi

Trong chương trình Ngữ Văn 10, với bài học Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo), học sinh cần soạn như thế nào? Dưới đây, Toplist đã sưu tầm và tổng hợp ... xem thêm...

  1. II. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

    1. Tính cụ thể

    2. Tính cảm xúc

    3. Tính cá thể


    Luyện tập

    Bài 1 (Trang 127 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

    Đặc trưng phong cách ngôn ngữ trong nhật kí Đặng Thùy Trâm:

    - Tính cụ thể:

    + Về thời gian, địa điểm: đây cũng là đặc trưng chung khi viết nhật kí

    + Cụ thể về người nói, mục đích nói (nhân vật tự nhủ với bản thân)

    + Cụ thể trong diễn đạt: hô gọi, lời tự nhủ, lời tự trách

    - Tính cảm xúc: giọng thủ thỉ tâm tình nói về hiện tại và tương lai đôi lúc giọng hơn trách, giục giã (nghĩ gì đấy Th. ơi?; Đáng trách quá Th ơi)

    - Tính cá thể

    + Có nét riêng biệt của giọng điệu tâm tình đặc trưng của nhật kí: có nhiều từ ngữ nội tâm, giọng trẻ - tâm hồn của người trẻ khi sống trong hoàn cảnh chiến tranh.

    b, Ghi nhật kí giúp bạn có thể phát triển vốn ngôn ngữ, vốn từ vựng cũng như cách diễn đạt linh hoạt.


    Bài 2 (trang 127 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

    Từ ngữ xưng hô: ta, cô, anh, mình phổ biến trong giao tiếp đời thường

    - Ngôn ngữ đối thoại: thân mật, yêu thương (Mình về có nhớ ta chăng/ Lại đây đập đất trồng cà với anh.)

    - Thể thơ lục bát dễ nhớ

    - Lời nói gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày, gần gũi bình dị nhưng cũng tế nhị sắc sảo.

    Tính cảm xúc: cả hai câu ca dao đều thể hiện tình cảm, lời tỏ tình dí dỏm


    Bài 3 (trang 127 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

    Đoạn đối thoại của Đăm Săn với dân làng mang phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, có sự hô đáp, luân phiên giữa người nói người nghe

    + Tính chất điệp ngữ, điệp từ phổ biến trong sử thi: ai giữ trâu hãy đi lùa trâu về/ Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói.

    + Mỗi câu văn có tính nhịp điệu, mang đậm sử thi

    + Cách nói ví von, gắn chặt với sự vật, hoạt động trong đời sống thường ngày

    + Đoạn sử thi có mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt cũng không giống nhau hoàn toàn về phong cách sinh hoạt.

    Hình minh họa
    Hình minh họa

  2. Luyện tập

    Câu 1 (trang 127 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

    a. – Tính cụ thể:

    + Cụ thể về không gian và thời gian: Không gian: rừng khuya; thời gian: giữa đêm khuya.

    + Cụ thể về người nói và người nghe: “Nghĩ gì đấy Th.ơi. Nghĩ gì mà đôi mắt đăm đăm nhìn qua bóng đêm” (sự phân thân đối thoại).

    - Tính cá thể: biểu hiện ở giọng văn, cách dùng từ ngữ. Nó cho ta thấy người viết nhật kí là một người có đời sống nội tâm phong phú, là người giàu tình cảm và có ý thức trách nhiệm cao đối với công việc của mình.

    b. Ghi nhật kí không chỉ giúp ta bộc lộ cảm xúc mà nó còn giúp ta trau dồi ngôn từ, làm tăng khả năng diễn đạt, tránh các lỗi sai về chính tả, ngữ pháp.


    Câu 2 (trang 127 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

    - Từ xưng hô: mình, ta; cô, anh.

    - Ngôn ngữ đối thoại: “Mình về có nhớ ta chăng?”; “Hỡi cô yếm trắng lòa xòa”

    - Lời ăn tiếng nói hằng ngày: “Lại đây đập đất trồng cà với anh”, “hàm răng mình cười”.


    Câu 3 (trang 127 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

    Đoạn đối thoại của Đăm Săn với dân làng được mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, cũng có sự hô – đáp, sự luân phiên giữa người nói và người nghe, nhưng ở đây lời nói có tính điệp từ, điệp ngữ: “Ai chăn ngựa hãy đi dắt ngựa! Ai giữ voi hãy đi bắt voi! Ai giữ trâu hãy đi lùa trâu về!”; “Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói!” và mỗi câu văn đều có tính nhịp điệu, mang đậm chất sử thi, khác với lời ăn tiếng nói hằng ngày. Điều này là do đoạn đối thoại trên là đoạn đối thoại trong một tác phẩm sử thi. Một tác phẩm sử thi cần phải có sự nhịp nhàng, nhịp điệu để thích hợp với hình thức hát – kể. Do đó đoạn đối thoại trong sử thi dù có mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt cũng không giống nhau hoàn toàn phong cách sinh hoạt.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  3. Nội dung bài học

    - Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách mang những dấu hiệu đặc trưng của của ngôn ngữ dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày

    - Đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là: tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể


    Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1 (trang 127 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

    a. Những hành vi và từ ngữ thể hiện

    - Tính cụ thể:

    + Về thời gian, địa điểm: trong một căn phòng ở giữa khu rừng vào lúc đêm khuya.

    + Cụ thể về người nói, mục đích nói (nhân vật tự nhủ với bản thân)

    + Cụ thể trong diễn đạt: hô gọi, lời tự nhủ, lời tự trách

    - Tính cảm xúc:

    + Giọng thủ thỉ tâm tình (suy nghĩ về hiện tại, liên tưởng đến tương lai)

    + Giọng trách móc, giục giã

    - Tính cá thể: có nhiều từ ngữ nội tâm, giọng trẻ - tâm hồn của người trẻ khi sống trong hoàn cảnh chiến tranh.

    b, Ghi nhật kí giúp phát triển vốn ngôn ngữ, vốn từ vựng , cách diễn đạt linh hoạt hơn


    Câu 2 (trang 127 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

    - Từ ngữ xưng hô phổ biến trong giao tiếp đời thường: ta, cô, anh, mình

    - Ngôn ngữ đối thoại: thân mật, yêu thương (Mình về có nhớ ta chăng/ Lại đây đập đất trồng cà với anh.)

    - Thể thơ lục bát dễ nhớ

    - Lời nói gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày, gần gũi bình dị nhưng cũng tế nhị sắc sảo.

    - Tính cảm xúc: cả hai câu ca dao đều thể hiện tình cảm, lời tỏ tình dí dỏm


    Câu 3 (trang 127 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

    - Điểm khác:

    + Đoạn văn này có rất nhiều yếu tố dư thừa so với lời nói trong ngôn ngữ hàng ngày như các từ: ơ, phía bắc, phía nam, nhà giàu, ơ nghìn chim sẻ…

    + Lời nói có tính điệp từ, điệp ngữ

    + Mỗi câu văn đều có tính nhịp điệu, mang đậm chất sử thi, khác với lời ăn tiếng nói hằng ngày.

    - Lí giải: sự lặp lại của các yếu tố dư này giúp duy trì cái mạch nhịp điệu cho đoạn thoại và duy trì cho không khí của sử thi

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  4. Câu 1 (trang 127 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

    a. Những từ ngữ, kiểu câu, kiểu diễn đạt nào thể hiện tính cụ thế, tính cảm xúc, tính cá thể trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

    b. Theo anh (chị), ghi nhật kí có lợi ích gì cho sự phát triển ngôn ngữ của mình?

    Lời giải chi tiết:

    a)

    * Những hành vi và từ ngữ thể hiện tính cụ thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

    - Địa điểm và thời gian của “lời nói”: Trong một căn phòng ở giữa khu rừng vào lúc đêm khuya.

    - Có ngư­ời nói, mục đích nói (nhân vật tự nhủ với mình).

    - Có cách diễn đạt cụ thể: từ hô gọi (ơi), những lời tự nhủ (nghĩ gì đấy), lời tự trách (đáng trách quá).

    * Những yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính cảm xúc:

    Đoạn trích là lời của một nhân vật như­ng tình cảm đ­ược biểu hiện qua nhiều giọng:

    - Giọng thủ thỉ tâm tình (suy nghĩ về hiện tại, liên tư­ởng đến t­ương lai).

    - Giọng trách móc, giục giã.

    * Những yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính cá thể :

    Đoạn trích có một giọng điệu riêng dễ nhận (giọng tâm tình đặc tr­ưng của nhật kí): gồm nhiều từ ngữ đối thoại nội tâm. Qua giọng nói, có thể đoán đư­ợc đây là một người chiến sĩ trẻ tuổi đang sống trong hoàn cảnh chiến tranh.

    b. Ghi nhật kí rất có lợi cho việc phát triển vốn ngôn ngữ, nhất là phát triển vốn từ vựng và các cách diễn đạt mới.


    Câu 2 (trang 127 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

    Hãy chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong những câu ca dao dưới đây.

    Lời giải chi tiết:

    a.

    Mình về có nhớ ta chăng

    Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.

    - Tính cụ thể:

    + Câu ca dao là lời nhân vật “ta” nói với “mình” về nỗi nhớ nhung, bịn rịn.

    + Hoàn cảnh nói rất có thể là vào một đêm chia tay giã hội.

    + Ngôn từ đ­ược sử dụng trong câu ca dao này khá thân mật và dân dã (mình, ta, chăng, hàm răng).

    - Tính cảm xúc:

    + Câu ca dao thể hiện rất rõ cảm xúc bịn rịn, luyến l­ưu, nhung nhớ.

    + Những từ ngữ biểu hiện trực tiếp những cảm xúc này là: Mình… có nhớ ta, ta nhớ…

    - Tính cá thể: Lời tâm tình trong câu ca dao này có thể cho ta phỏng đoán đây là lời của các chàng trai cô gái. Những ng­ười đã có tình ý với nhau sau những đêm hát hội. Lời nói có đặc điểm riêng chân thật, mạnh mẽ nhưng vẫn tế nhị và sâu sắc.

    b.

    Hỡi cô yếm trắng lòa xòa

    Lại đây đập đất trồng cà với anh.

    - Tính cụ thể:

    + Câu này là một lời tỏ tình trong lao động. Câu ca dao là lời của một anh thanh niên nông dân nói với một cô gái qua đường.

    + Hoàn cảnh nói là một buổi lao động, gắn với hoạt động cụ thể (đập đất trồng cà).

    + Ngôn ngữ giao tiếp trong câu cũng là những lời nói suồng sã, bình dân: lời hô gọi (Hỡi cô), lời miêu tả có tính trêu đùa (yếm trắng lòa xòa).

    - Tính cảm xúc: Câu ca dao là lời chàng trai nói với cô gái, có thể hiểu là lời tỏ tình nhưng cũng có thể hiểu đó là lời đùa cợt (có ý kiến cho rằng đây là lời chế giễu những cô gái nhà giàu l­ời lao động).

    - Tính cá thể: Câu ca dao gắn với hình ảnh một chàng trai lao động mạnh bạo, với những ngôn từ vừa thân mật vừa vui đùa nhưng cũng vừa tế nhị sắc sảo.


    Câu 3 (trang 127 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

    Đoạn đối thoại dưới đây mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, nhưng có khác với lời thoại hàng ngày. Liên hệ với bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết ở trang 86 để chỉ ra điểm khác nhau và giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó.

    Lời giải chi tiết:

    Đoạn trích này là một đoạn đối thoại trong sử thi, tuy có mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt nhưng vẫn có điểm khác nhau:

    - Lời nói có tính điệp từ, điệp ngữ: "Ai chăn ngựa hãy đi dắt ngựa! Ai giữ voi hãy đi bắt voi! Ai giữ trâu hãy đi lùa trâu về!"; "Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói!" và mỗi câu văn đều có tính nhịp điệu, mang đậm chất sử thi, khác với lời ăn tiếng nói hằng ngày.

    - Mỗi câu văn có tính nhịp điệu, mang đậm sử thi

    => Sự lặp lại của các yếu tố dư­ này giúp duy trì cái mạch nhịp điệu cho đoạn thoại và duy trì cho cái không khí của sử thi. Nếu lư­ợc đi những yếu tố d­ư này thì đoạn sử thi nêu trên sẽ không khác gì một đoạn thoại trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.


    Hình minh họa
    Hình minh họa

  5. Trả lời câu 1 trang 127 SGK Ngữ văn 10, tập 1

    a. Đặc trưng của PCNNSH thể hiện trong đoạn trích:

    - Tính cụ thể: thời gian: đêm khuya, không gian: rừng núi, người viết: Th (phân thân để tự đối thoại với mình).

    - Tính cảm xúc: giọng điệu thân mật, sử dụng các kiểu câu nghi vấn và cảm thán (Nghĩ gì đấy Th. Ơi?, Đáng trách quá Th. Ơi!) và các từ ngữ thể hiện cảm xúc rõ rệt (nghĩ gì mà, biết bao là, có nghe…).

    - Tính cá thể: những từ ngữ mềm mại, giản dị cùng các kiểu câu phong phú, trau chuốt cho thấy người viết có tâm hồn tinh tế và nội tâm phong phú, giàu cảm xúc.

    b. Việc ghi nhật kí giúp rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ, biểu đạt suy nghĩ tình cảm và bồi đắp tình cảm, cảm nhận cho người viết.


    Trả lời câu 2 trang 127 SGK Ngữ văn 10, tập 1

    - Tính cụ thể:

    + Về con người trong hội thoại: mình – ta (câu 1), cô yếm thắm – anh (câu 2).

    + Về hoàn cảnh đối thoại: hoàn cảnh từ biệt (câu 1), hoàn cảnh lao động (câu 2).

    - Tính cảm xúc:

    + Giọng điệu thân mật, yêu thương và từ ngữ biểu lộ cảm xúc nhớ nhung của đôi lứa (câu 1).

    + Giọng điệu mời gọi, thân mật và từ ngữ biểu lộ sự tình tứ, yêu mến (câu 2).

    - Tính cá thể: do ca dao là sáng tác của tập thể nên tính cá thể không rõ rệt như trong đối thoại thông thường. Tuy vậy, qua từ ngữ, vẫn có thể nhận ra đặc điểm riêng của người nói trong bài ca dao:

    + Câu 1: lời thoại của một người giàu tình cảm trong tình yêu đôi lứa.

    + Câu 2: lời thoại của một chàng trai lao động yêu đời, táo bạo và tràn đầy tình cảm.


    Trả lời câu 3 trang 127 SGK Ngữ văn 10, tập 1

    - Đoạn đối thoại của Đăm Săn và dân làng đã được gọt giũa, sắp xếp theo kiểu có đối chọi (tù trưởng các người đã chết, lúa các ngươi đã mục…); có điệp từ điệp ngữ (ai chăn ngựa hãy đi…ai giữ voi hãy đi…ai giữ trâu hãy đi…); có nhịp điệu => nhằm dễ thuộc, dễ nhớ, dễ diễn xướng trong sinh hoạt cộng đồng (đoạn trích nằm trong sử thi Đăm Săn của cộng đồng người Ê đê).


    Hình minh họa
    Hình minh họa




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy