Top 6 Bài soạn "Thề nguyền" trích "Truyện Kiều" của Nguyễn Du lớp 10 hay nhất

Bình An 300 0 Báo lỗi

Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du được coi là công trình hoàn mỹ, là kiệt tác “băng không gian mà đi, vượt thời gian mà sống”. Nội dung tác phẩm kể về cuộc ... xem thêm...

  1. I. Tác giả
    1. Tiểu sử
    - Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
    * Thời đại:
    - Đầy biến động: giang sơn mấy lần đổi chủ.
    - Chế độ phong kiến suy tàn, phong trào khởi nghĩa nông dân nổi lên khắp nơi.
    => Suy ngẫm về cuộc đời và thế thái nhân sinh.
    * Quê hương – gia đình:
    - Quê hương:
    + Quê cha: Hà Tĩnh =>giàu truyền thống văn hóa, hiếu học.
    + Quê mẹ : Bắc Ninh – cái nôi của dân ca quan họ.
    + Nguyễn Du sống chủ yếu ở Thăng Long => Mảnh đất nghìn năm văn hiến.
    + Quê vợ : Thái Bình, nhiều truyền thống văn hóa.
    => Tiếp nhận văn hóa nhiều vùng miền tạo tiền đề cho sự tổng hợp tài năng nghệ thuật.
    - Gia đình:
    + Sinh ra và trưởng thành trong gia đình quý tộc phong kiến quyền quý:
    > Cha: Nguyễn Nghiễm, từng làm Tể Tướng trong triều Lê.
    > Anh là Nguyễn Khản, làm chức Tham tụng (ngang Thừa tướng) trong phủ chúa Trịnh.
    => Có điều kiện dùi mài kinh sử và am hiểu vốn văn hóa văn học bác học.
    + Mẹ: Trần Thị Tần: quê ở Bắc Ninh, thông minh xinh đẹp, nết na.
    => Hiểu biết về văn hóa dân gian.
    => Gia đình nhiều đời làm quan, có truyền thống văn học, thích hát xướng.
    * Bản thân:
    - Thời thơ ấu và thanh niên (1765 – 1789): Sống sung túc, hào hoa ở kinh thành Thăng Long trong gia đình quyền quý => Là điều kiện để có những hiểu biết về cuộc sống ông phong lưu của giới quý tộc phong kiến.
    - Mười năm gió bụi (1789 – 1802): Sống cuộc đời nghèo khổ, phong trần, gió bụi => Đem lại cho Nguyễn Du vốn sống thực tế gần gũi với quần chúng, học tập ngôn ngữ dân tộc và thôi thúc ông suy ngẫm về cuộc đời con người.
    - Từ khi ra làm quan triều Nguyễn (1802 – 1820): Giữ nhiều chức vụ cao, được đi nhiều nơi, được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. => Giúp ông mở mang, nâng tầm khái quát về xã hội, con người.
    - Ông mất tại Huế 1820.
    =>Tiểu kết: Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều biến cố thăng trầm nhưng chính hoàn cảnh ấy tạo cho ông vốn sống phong phú, tâm hồn sâu sắc.

    2. Sự nghiệp sáng tác:
    a. Tác phẩm chính
    * Sáng tác bằng chữ Hán: Còn khoảng 249 bài
    - Thanh Hiên thi tập (78 bài), sáng tác ở Thái Bình và Tiên Điền.
    - Nam Trung tạp ngâm (40 bài), sáng tác khi làm quan ở Quảng Bình.
    - Bắc Hành tạp lục (131 bài), sáng tác khi đi sứ ở Trung Quốc.
    * Sáng tác bằng chữ Nôm:
    - Đoạn trường tân thanh ( Truyện Kiều);
    - Văn chiêu hồn ( Văn tế thập loại chúng sinh);


    II. Tác phẩm
    1. Tóm tắt:
    Sau lần gặp gỡ đầu tiên trong buổi chiều thanh minh thơ mộng, Kim Trọng đi tìm nhà trọ học gần cạnh nhà Thúy Kiều cốt để tìm gặp lại nàng. Hai người đã gặp gỡ, trao kỉ vật làm tin. Một hôm, khi cả gia đình sang chơi bên ngoại, Kiều đã tìm gặp Kim Trọng. Chiều tà, nàng trở về nhà, được tin cả nhà vẫn chưa về, nàng quay lại gặp chàng. Hai người đã làm lễ thề nguyền gắn bó trước vầng trăng vằng vặc...

    2. Tìm hiểu chung
    a. Vị trí đoạn trích: Từ câu 431- 452.
    Thúy Kiều sang nhà Kim Trọng tâm sự. Chiều tà, nàng trở về nhà, được tin cả gia đình sang chơi bên ngoại chưa về, Kiều liền quay trở lại gặp Kim Trọng.
    b. Bố cục: 2 phần:
    - 14 câu đầu: Kiều quay trở lại nhà Kim Trọng.
    - 8 câu cuối: Cuộc thề nguyền Kim - Kiều.

    3. Tìm hiểu chi tiết
    a. Kiều quay trở lại nhà Kim Trọng
    - Từ ngữ: xăm xăm, băng => hành động dứt khoát, táo bạo, mạnh mẽ.
    => Sự chủ động trong tình yêu.
    - Nguyên nhân:
    + Sợ cha mẹ về sẽ trách mắng hành động táo bạo của nàng => phải vội vã tranh đua với thời gian.
    + Tiếng gọi của tình yêu mãnh liệt thôi thúc.
    + Kiều bị ám ảnh bởi định mệnh dành cho người tài sắc nên đã chủ động tìm đến với tình yêu để chống lại định mệnh. Nỗi lo lắng trước tương lai mong manh, mơ hồ, không vững chắc khiến nàng phải bám víu lấy hiện tại.
    b. Cuộc thề nguyền Kim - Kiều
    * Không gian thơ mộng:
    - Cảnh Kim Trọng đang thiu thiu, mơ màng dưới ánh trăng nhặt thưa, ngọn đèn hưu hắt.
    - Tiếng bước chân khe khẽ, êm nhẹ lại gần của Thúy Kiều.
    - Những hình ảnh ước lệ hoa mỹ, sang trọng: giấc hòe, bóng trăng xế, hoa lê, giấc mộng đêm xuân
    + Đài sen nối sáp - thắp thêm nến.
    + Lò đào thêm hương - đốt thêm trầm hương.
    => Tính chất thơ mộng, huyền ảo, thần tiên.
    * Tâm trạng con người:
    - Kim Trọng: bâng khuâng, nửa tỉnh nửa mơ, khó tin là sự thực.
    - Thúy Kiều: ngỡ ngàng, cứ ngỡ trong mơ.
    * Giây phút thề nguyền:
    - Ánh trăng: nhân chứng cho cuộc thề nguyền của đôi trai gái.
    - Lời thề: trăm năm bền vững.
    => Mối tình Kim - Kiều đẹp mà cô đơn, gắn bó mà không hứa hẹn. Cuộc thề nguyền của hai người không có con người và xã hội chứng giám, chỉ có lò hươmg và vầng trăng sáng xa xôi, lạnh lẽo.
    d. Giá trị nội dung
    - Miêu tả một tình yêu cao đẹp và thiêng liêng.
    - Thể hiện quan niệm về tình yêu mới mẻ của Nguyễn Du.
    e. Giá trị nghệ thuật
    - Vận dụng từ ngữ, cách nói quen thuộc của người bình dân một cách nghệ thuật.
    - Sử dụng nhiều từ Hán Việt, điển tích, điển cố.

    III. Hướng dẫn trả lời câu hỏi sgk
    Câu 1 (trang 116 sgk ngữ văn 10 tập 2):

    - Trong sự vội vã của Thúy Kiều, người ta nhận ra được sự biến chuyển tất yếu trong tình yêu đôi lứa

    + Sự vội vàng, gấp gáp của không khí đêm thề nguyền

    + Từ “vội” và “xăm xăm” diễn tả tâm trạng, hành động, tình cảm của Thúy Kiều khi vội vã sang nhà Kim Trọng

    - Đây là điểm mới mẻ trong cách nhìn tình yêu của Nguyễn Du, trong mối quan hệ nam nữ, người con gái đóng vai trò chủ động

    - Nguyễn Du nhấn mạnh sự chủ động của Kiều, thể hiện nét mới mẻ trong quan niệm về tình yêu


    Câu 2 (trang 116 sgk ngữ văn 10 tập 2):

    - Không gian trong đêm thề nguyền đẹp, thơ mộng:

    + Kim thiu thiu ngủ, mơ màng dưới ánh trăng, ngọn đèn hiu hắt

    + Kim Trọng không tin vào mắt mình trước sự xuất hiện đường đột của Kiều, chàng như lạc vào cõi mơ

    - Cảnh thề nguyền diễn ra trang trọng, thiêng liêng với đủ hình thức lễ nghi

    + Mùi thơm hương trầm

    + Ánh sáng nến sáp

    + Vầng trăng vằng vặc, thiên nhiên to lớn, vĩnh hằng chứng giám cho tình yêu thiêng liêng

    Hai mái đầu xanh cùng ngước lên trời cao, có vầng trăng vằng vặc giữa trời chứng giám lời thề gắn bó keo sơn của họ, chứng dám tình yêu tự nguyện, sự thủy chung, thiêng liêng sâu nặng của họ


    Câu 3 (trang 116 sgk ngữ văn 10 tập 2):

    - Đoạn trích Thề nguyền có quan hệ chặt chẽ với đoạn trích Trao duyên vì:

    + Sau màn thề nguyền, ước hẹn sự gắn bó của Kim Kiều còn được minh chứng bởi vầng trăng, chén giao bôi

    Đoạn Trao duyên là sự tiếp tục logic quan niệm về tình yêu của Kiều:

    + Khi tình yêu vuột mất, hay ngay cả khi sống cuộc đời hoen ố, Kiều vẫn một mực coi trọng tình đầu

    Đoạn trích này là một cơ sở chắc chắn, góp phần hiểu đúng đoạn Trao duyên, cũng như hiểu đúng sự chung thủy, son sắt trong tình yêu Kiều dành cho Kim

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Câu 1 (trang 116 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

    Nêu nhận xét về hàm nghĩa của các từ “vội", “xăm xăm”, “băng”.

    Lời giải chi tiết:

    - Các từ “vội”, xăm xăm”, “băng” không chỉ diễn tả tâm trạng và tình cảm của Kiều mà còn thể hiện sự khẩn trương, vội vã, đột xuất bất ngờ ngay với cả chính nàng.

    - Vì sao có sự vội vàng như vậy? Kiều phải tranh thủ thời gian. Nàng lo lắng, sợ cha mẹ sẽ quở trách về hành động chưa xin phép này. Nhưng sâu hơn cả là Kiều đã nghe theo tiếng gọi của trái tim mách bảo.

    => Đây là điểm mới mẻ trong cách nhìn tình yêu của Nguyễn Du, trong mối quan hệ nam nữ, người con gái đóng vai trò chủ động. Nguyễn Du nhấn mạnh sự chủ động của Kiều, thể hiện nét mới mẻ trong quan niệm về tình yêu


    Câu 2 (trang 116 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

    Không gian thơ mộng và thiêng liêng của cuộc thề nguyền được Nguyễn Du tả như thế nào?

    Lời giải chi tiết:

    - Không gian của đêm thề nguyền rất đẹp và thơ mộng: Kim đang thiu thiu ngủ, mơ màng dưới ánh trăng, ngọn đèn hiu hắt, có tiếng bước nhẹ của người trong mộng đến gần, chàng còn chưa tin hẳn vào mắt mình trước sự xuất hiện đường đột của Kiều. Cả hai như lạc vào cõi mơ giữa đất trời bao la.

    - Cảnh thề nguyền của hai người diễn ra trang trọng và thiêng liêng với đủ các hình thức lễ nghi:

    + Mùi thơm hương trầm

    + Ánh sáng nến sáp: ấm áp.

    + Vầng trăng vằng vặc là thiên nhiên to lớn, vĩnh hằng chứng giám cho tình yêu thiêng liêng của họ.

    + Tờ giấy ghi lời thề

    + Trao kỉ vật: tóc mây.

    Hai mái đầu xanh cùng ngước lên trời cao, có vầng trăng vằng vặc giữa trời chứng giám lời thề gắn bó keo sơn của họ, chứng giám tình yêu tự nguyện và sự chung thuỷ, thiêng liêng sâu nặng của họ.


    Câu 3 (trang 116 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

    Liên hệ với trích đoạn “Trao duyên” để chỉ ra tính chất logic nhất quán trong quan niệm về tình yêu của Kiều.

    Lời giải chi tiết:

    - Có cuộc thề nguyền này thì mới có những kỉ vật được đưa gửi trong đoạn trích Trao duyên. Cậy nhờ Thuý Vân cũng là một cách để Thuý Kiều đền đáp, thuỷ chung với tình yêu của Kim Trọng. Điều đó chứng tỏ Kiều chân thành và tôn thờ tình yêu của mình với Kim Trọng. Đó là một tình yêu cao đẹp Kiều gìn giữ suốt đời. Nàng dám nghĩ, dám sống vì tình yêu, và cũng dám hi sinh vì tình yêu

    - Thông qua tình yêu cao đẹp của Thuý Kiều - Kim Trọng, Nguyễn Du thể hiện tư tưởng nhân đạo: yêu thương, trân trọng khát vọng hạnh phúc của con người - đặc biệt là người phụ nữ tài sắc phải sống trong xã hội phong kiến thối nát bất công. Điều đó cho thấy quan niệm tình yêu của Nguyễn Du là một quan niệm rất mới, rất tiến bộ trong văn học trung đại.


    Bố cục

    Bố cục:

    + 14 câu đầu : Kiều trở lại nhà Kim Trọng.

    + 8 câu còn lại : Cảnh thề nguyền Kim – Kiều.


    Nội dung chính

    Miêu tả một tình yêu cao đẹp và thiêng liêng đồng thời thể hiện quan niệm về tình yêu mới mẻ của Nguyễn Du.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. I. Tìm hiểu chung

    * Vị trí đoạn trích: Đoạn trích Thề nguyền được trích từ câu 431 đến 452 với nội dung là nói về đêm thề nguyền giữa Kiều và Kim Trọng, 2 người thề nguyện gắn bó chung thủy suốt đời.

    * Bố cục: Đoạn trích có thể được chia làm 2 phần:

    Phần 1: 14 câu đầu: Kiều trở lại nhà Kim Trọng.
    Phần 2: 8 câu cuối: Cảnh Kim – Kiều thề nguyền.


    II. Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1:

    Hàm nghĩa của các từ vội, xăm xăm, băng: một phần là diễn tả tâm trạng và tình cảm của Thúy Kiều, một phần diễn tả những động tác vội vàng, khẩn trương đi theo tiếng gọi của tình yêu và bất chấp những quan niệm hà khắc của lễ giáo phong kiến.


    Câu 2:

    Không gian thơ mộng và thiêng liêng của cuộc thề nguyền được Nguyễn Du miêu tả:

    Không gian là trong nhà, giữa một đêm trăng sáng, ngọn đèn với ánh sáng dìu dịu, hiu hắt.
    Có tờ giấy viết lời thề, có đài sen, lò đào thêm hương, trao kỉ vật tóc mây.
    Vầng trăng thiên nhiên chính là nhân thức cho cuộc thề nguyền giữa 2 người
    Trong không gian đó, hai mái đầu xanh cùng ngước lên trời cao, vầng trăng sáng vằng vặc giữa trời chứng giám cho lời thề gắn bó keo sơn của họ, chứng giám cho tình yêu tự nguyện và sự chung thuỷ, thiêng liêng sâu nặng của họ.


    Câu 3:

    Liên hệ với trích đoạn Trao duyên để chỉ ra tính chất logic nhất quán trong quan niệm về tình yêu của Kiều:

    Đoạn trích này có một sự liên hệ khá chặt chẽ với đoạn trích Trao duyên. Có cuộc thề nguyền thì Thúy Kiều mới có những kỉ vật trao cho Thúy Vân. Tình yêu Kim – Kiều có gắn bó, mang màu sắc tâm linh (vầng trăng chứng giám). Kiều chân thành, tôn thờ và thủy chung với tình yêu. Nàng dám nghĩ, dám sống và cũng dám hi sinh vì tình yêu. Đó chính là quan niệm mới mẻ trong văn học trung đại mà Nguyễn Du muốn thể hiện thông qua Kiều.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. A- KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ĐOẠN TRÍCH

    1. Vị trí đoạn trích

    - Thuộc phần: Gặp gỡ và đính ước, từ câu 431- 452 trong tác phẩm "Truyện Kiều".

    2. Nội dung chính

    - Sau lần gặp gỡ đầu tiên trong buổi chiều thanh minh thơ mộng, Kim Trọng đi tìm nhà trọ học gần cạnh nhà Thúy Kiều cốt để tìm gặp lại nàng. Hai người đã gặp gỡ, trao kỉ vật làm tin. Một hôm, khi cả gia đình sang chơi bên ngoại, Kiều đã tìm gặp Kim Trọng. Chiều tà, nàng trở về nhà, được tin cả nhà vẫn chưa về, nàng quay lại gặp chàng. Hai người đã làm lễ thề nguyền gắn bó trước "vầng trăng vằng vặc".

    3. Bố cục đoạn trích

    Đoạn trích có thể chia làm 2 phần:

    - Phần 1 (14 câu đầu): Kiều băng băng lối khuya sang nhà Kim trọng để nói lời thề nguyền.

    - Phần 2 (8 câu cuối): Cuộc thề nguyền Kim - Kiều.


    B- HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

    Câu 1: Nêu nhận xét về hàm nghĩa của các từ “vội", “xăm xăm”, “băng”.

    Trả lời:

    - Các từ “vội”, xăm xăm”, “băng” không chỉ diễn tả tâm trạng và tình cảm của Kiều mà còn thể hiện sự khẩn trương, vội vã, đột xuất bất ngờ ngay với cả chính nàng.

    - Vì sao có sự vội vàng như vậy? Kiều phải tranh thủ thời gian. Nàng lo lắng, sợ cha mẹ sẽ quở trách về hành động chưa xin phép này. Nhưng sâu hơn cả là Kiều đã nghe theo tiếng gọi của trái tim mách bảo.


    Câu 2. Không gian thơ mộng và thiêng liêng của cuộc thề nguyền được Nguyễn Du tả như thế nào?

    Trả lời:

    - Không gian của đêm thề nguyền rất đẹp và thơ mộng: Kim đang thiu thiu ngủ, mơ màng dưới ánh trăng, ngọn đèn hiu hắt, có tiếng bước nhẹ của người trong mộng đến gần, chàng còn chưa tin hẳn vào mắt mình trước sự xuất hiện đường đột của Kiều. Cả hai như lạc vào cõi mơ giữa đất trời bao la.

    - Cảnh thề nguyền của hai người diễn ra trang trọng và thiêng liêng với đủ các hình thức lễ nghi:

    + Mùi thơm hương trầm

    + Ánh sáng nến sáp: ấm áp.

    + Vầng trăng vằng vặc là thiên nhiên to lớn, vĩnh hằng chứng giám cho tình yêu thiêng liêng của họ.

    + Tờ giấy ghi lời thề

    + Trao kỉ vật: tóc mây.

    Hai mái đầu xanh cùng ngước lên trời cao, có vầng trăng vằng vặc giữa trời chứng giám lời thề gắn bó keo sơn của họ, chứng giám tình yêu tự nguyện và sự chung thuỷ, thiêng liêng sâu nặng của họ.


    Câu 3: Liên hệ với trích đoạn “Trao duyên” để chỉ ra tính chất logic nhất quán trong quan niệm về tình yêu của Kiều.

    Trả lời:

    - Có cuộc thề nguyền này thì mới có những kỉ vật được đưa gửi trong đoạn trích Trao duyên. Cậy nhờ Thuý Vân cũng là một cách để Thuý Kiều đền đáp, thuỷ chung với tình yêu của Kim Trọng. Điều đó chứng tỏ Kiều chân thành và tôn thờ tình yêu của mình với Kim Trọng. Đó là một tình yêu cao đẹp Kiều gìn giữ suốt đời. Nàng dám nghĩ, dám sống vì tình yêu, và cũng dám hi sinh vì tình yêu

    - Thông qua tình yêu cao đẹp của Thuý Kiều - Kim Trọng, Nguyễn Du thể hiện tư tưởng nhân đạo: yêu thương, trân trọng khát vọng hạnh phúc của con người - đặc biệt là người phụ nữ tài sắc phải sống trong xã hội phong kiến thối nát bất công. Điều đó cho thấy quan niệm tình yêu của Nguyễn Du là một quan niệm rất mới, rất tiến bộ trong văn học trung đại.


    TỔNG KẾT

    Thề nguyền là một cung bậc tình cảm trong tình yêu, khẳng định cho niềm tin, lòng thuỷ chung son sắt của hai con người, nó cho tình yêu một chỗ dựa vững chắc, bền chặt.
    Nguyễn Du đã dựng nên khung cảnh lãng mạn và đề cao tính cách của Thúy Kiều trong đêm thề nguyền kết tóc xe tơ cùng Kim Trọng, bằng văn miêu tả và đối thoại, nghệ thuật lí tưởng hóa nhân vật, ngôn từ mang màu sắc cổ thi, ước lệ, miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
    1. Vẻ đẹp của mối tình Thúy Kiều – Kim Trọng (10 câu đầu)
    + Sự chủ động của Kiều trong tình yêu ... nét mới trong cách nhìn tình yêu của Nguyễn Du.
    + Sự đắm say trân trọng của Kim Trọng à người yêu : không gian thơ mộng, thiêng liêng
    Nổi bật vẻ đẹp và thiêng liêng của mối tình Kim – Kiều.
    2. Niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi (còn lại)
    + Lời của Thúy Kiều nói với Kim Trọng bộc lộ kín đáo khát vọng vượt qua rào cản của xã hội, người đời:
    “ Nàng rằng : khoảng vắng đêm trường
    Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa”.
    + Lời thề nguyền nguyện ghi xương khắc cốt :
    “Trăm năm tạc một chữ đồng” chân thành, tha thiết, đồng cảm với tâm hồn bao chàng trai, cô gái.
    Khao khát hạnh phúc lứa đôi và chung thủy trong tình yêu.


    II. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

    Câu 1

    Trong đoạn trích Thề nguyền, Nguyễn Du đã có đến hai lần dùng chữ “vội”, một lần chữ “xăm xăm” và một lần chữ “băng”. Những chữ vừa nói thể hiện một không khí gấp gáp, khẩn trương của cuộc thề nguyền. Phải chăng Kiều như tranh đua cùng định mệnh, tranh đua với thời gian đang ám ảnh nàng. Nói đúng hơn cả là vì tình yêu: “Nàng rằng: “Khoảng vắng đêm trường. Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa”.” Vì yêu Kim Trọng mà Kiều khẩn trương, vội vã đến với người yêu một cách hết sức chủ động. Đây đúng là một cách nhìn mới mẻ của Nguyễn Du. Theo quan niệm thời bấy giờ trong quan hệ nam nữ, người con trai đóng vai trò chủ động nói theo dân gian là trâu đi tìm cột. Nhưng ở đây, tác giả Truyện Kiều ngược lại, để cột tìm trâu nghĩa là sự chủ động ở Kiều, ở người con gái. Đó đúng là cái nhìn tiến bộ thời bấy giờ.


    Câu 2

    Không gian thần tiên và thiêng liêng của cuộc thề nguyền đã được Nguyễn Du tả bằng các hình ảnh: “Dở chiều như tỉnh, dở chiều như mê”, bằng “tiếng sen khẽ động”, bằng trăng giọi nhặt thưa, ngọn đèn hắt hiu hư ảo. Không gian đó tuy đẹp nhưng mơ hồ, khiến Kim Trọng tưởng mình đang sống trong mơ. Có người cho rằng không gian đó như cần thêm ánh sáng, thêm cả hương thơm và sự ấm áp. Bởi vì con người rất cô đơn giữa trời đất bao la.


    Câu 3

    Đoạn trích Thề nguyền có liên hệ với các đoạn khác đặc biệt là đoạn Trao duyên. Tình yêu đôi lứa giữa Kim Trọng và Thúy Kiều rất đỗi thiêng liêng, sự gắn bó đôi bên do tình cảm tha thiết đã đành, mà còn đậm đà sắc thái tâm linh: “Tiên thề cùng thảo một chương. Tóc mây một món dao vàng chia đôi...”. Lời thề nguyền gắn bó của hai người đã được trăng vàng chứng giám “Vừng trăng vằng vặc giữa trời. Đinh minh hai miệng một lời song song”. Đủ thấy những hình ảnh trong kí ức Kiều khi kể lại cho Thúy Vân: Đốt lò hương ấy / so tơ phím này là những hình ảnh hiện thực trong đêm thề nguyền này.

    Đoạn Trao duyên đúng là sự tiếp tục một cách lô-gic quan niệm và cách nhìn nhận tình yêu của Kiều. Ngoài ra, đoạn Thề nguyền cũng góp phần giúp người đọc hiểu đúng đoạn Trao duyên, vì đó cũng là một vầng sáng tình yêu thật đẹp đối với Kiều.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. A- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    1. Tác giả:

    Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên ông là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam
    Cuộc đời
    Ông xuất thân trong một gia đình có hai truyền thống lớn đó là truyền thống làm quan và truyền thống văn học. Cha là nguyễn Nghiễm học rộng tài cao làm quan đến chức tể tướng, mẹ là con quan lớn. Anh trai cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng ra làm quan -> đây chính là điều kiện tiền đề để Nguyễn Du phát triển tài năng văn học của mình
    Mười năm lang bạt đất Bắc, Nguyễn Du được nếm trải cuộc sống khó khăn, đói khổ và chứng kiến số phận đau đớn của nhân dân -> Trải nghiệm cuộc sống phong trần, vốn sống của ông phong phú, suy ngẫm về xã hội, thân phận con người
    Được cử đi sứ Trung Quốc 2 lần, lần một năm 1813, được tiếp xúc với nền văn hóa Hán mà ông quen thuộc từ nhỏ, chuyến đi để lại dấu ấn sâu đậm trong thơ văn của ông; lần hai năm 1820, chưa kịp đi thì ông bệnh và mất.
    Sự nghiệp văn học
    Sáng tác chữ Hán: 3 tập thơ với 249 bài là Thanh Hiên thi tập (78 bài), Nam Trung tạp ngâm (40 bài) và Bắc hành tạp lục (131 bài)
    Sáng tác chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) và Văn chiêu hồn
    Truyện Kiều thuộc thể loại truyện Nôm bác học.
    Truyện Kiều của Nguyễn Du – kiệt tác số một của dân tộc Việt Nam, di sản văn học của nhân loại, là một “tập đại thành” của truyền thống nghệ thuật, văn hoá Việt Nam, tiêu biểu cho cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa, vừa là niềm thương cảm sâu sắc, là tấm lòng “nghĩ tới muôn đời”, vừa là thái độ nâng niu, vun vén cho những giá trị nhân bản cao đẹp của con người.


    2. Tác phẩm:

    Vị Trí đoạn trích: từ âu 431 đến câu 452 tác phẩm truyện Kiều
    Tiểu dẫn: Một hôm, khi cả gia đính sang chơi bên ngoại, Kiều đã tìm gặp Kim Trọng. Chiều tà, nàng trở về nhà, hay tin cả nhà vẫn chưa về, Kiều quay lại gặp Kim Trọng. Hai người làm lễ thề nguyền gắn bó trước vầng trăng sáng


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Câu 1: trang 116 sgk Ngữ văn 10 tập 2

    Nêu nhận xét về hàm nghĩa của từ “vội”, “xăm xăm”, “băng”.

    Bài làm:
    Các từ "vội, xăm xăm, băng" là từ chỉ hành động, tính chất của những bước chân Kiều trong đêm uống rượu, thề nguyền dưới trăng với Kim Trọng
    Ý nghĩa
    Diễn tả tâm trạng và tình cảm của Kiều, sự khẩn trương, vội vã, đột xuất bất ngờ với cả chính nàng. Kiều phải tranh thủ thời gian. Nàng lo lắng, sợ cha mẹ sẽ quở trách về hành động chưa xin phép này.
    Hành động của Kiều cho thấy một sự táo bạo đến liều lĩnh vì lễ giáo phong kiến với người con gái rất hà khắc. Nhưng Kiều sẵn sàng đạp đổ nó để đến với tình yêu đích thực của mình. Điều ấy cho ta thấy khao khát mãnh liệt về một tình yêu tự do, đúng nghĩa với người mình yêu của người phụ nữ phong kiến nói riêng và những con người trong xã hội phong kiến nói chung.


    Câu 2: trang 116 sgk Ngữ văn 10 tập 2
    Không gian thơ mộng và thiêng liêng của cuộc thề nguyền được Nguyễn Du tả như thế nào?
    Bài làm:
    Không gian của đêm thề nguyền rất đẹp và thơ mộng: Kim đang thiu thiu ngủ, mơ màng dưới ánh trăng, ngọn đèn hiu hắt, có tiếng bước nhẹ của người trong mộng đến gần, chàng còn chưa tin hẳn vào mắt mình trước sự xuất hiện đường đột của Kiều. Cả hai như lạc vào cõi mơ giữa đất trời bao la.
    Cảnh thề nguyền của hai người diễn rất trang trọng và thiêng liêng với đủ các hình thức lễ nghi với:
    Mùi thơm hương trầm
    Ánh sang nến sáp: ấm áp
    Vầng trăng vằng vặc là thiên nhiên to lớn, vĩnh hằng chứng minh cho tình yêu thiêng liên của họ
    Tờ giấy ghi lời thề
    Trao kỉ vật: Tóc mây Hai mái đầu xanh cùng ngước lên trời cao, có vầng trăng vằng vặc giữa trời chứng giám lời thề gắn bó keo sơn của họ, chứng giám tình yêu tự nguyện và sự chung thủy, thiêng liêng sâu nặng của họ


    Câu 3: trang 116 sgk ngữ văn 10 tập 2
    Liên hệ với trích đoạn “Trao duyên” để chỉ ra tính chất logic nhất quán trong quan niệm về tình yêu của Kiều.
    Bài làm:
    Có cuộc thề nguyền này thì mới có những kỉ vật được đưa gửi trong đoạn trích Trao duyên. Cậy nhờ Thuý Vân cũng là một cách để Thuý Kiều đền đáp, thuỷ chung với tình yêu của Kim Trọng. Điều đó chứng tỏ Kiều chân thành và tôn thờ tình yêu của mình với Kim Trọng. Đó là một tình yêu cao đẹp Kiều gìn giữ suốt đời. Nàng dám nghĩ, dám sống vì tình yêu, và cũng dám hi sinh vì tình yêu
    Thông qua tình yêu cao đẹp của Thuý Kiều - Kim Trọng, Nguyễn Du thể hiện tư tưởng nhân đạo: yêu thương, trân trọng khát vọng hạnh phúc của con người - đặc biệt là người phụ nữ tài sắc phải sống trong xã hội phong kiến thối nát bất công. Điều đó cho thấy quan niệm tình yêu của Nguyễn Du là một quan niệm rất mới, rất tiến bộ trong văn học trung đại.


    Phần tham khảo mở rộng
    Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong "Thề nguyền"

    Bài làm:
    1. Giá trị nội dung
    Qua đoạn trích “Thề nguyền”, Nguyễn Du đã xây dựng một khung cảnh tuyệt đẹp đó là đêm trăng tình yêu, vầng trăng ước hẹn để từ đó thể hiện khát khao về tình yêu tự do của Thúy Kiều, người con gái xinh đẹp, tài hoa nhưng bạc mệnh.Tình yêu giữa Thúy Kiều và Kim Trọng là tình yêu trong sáng, thủy chung, vượt lên trên lễ giáo phong kiến
    2. Giá trị nghệ thuật
    Nghệ thuật sử dụng điển tích, điển cố
    Hình ảnh ẩn dụ đặc sắc: giấc hoè, Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần, đỉnh Giáp non thần,...; Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa, Tóc tơ, chữ đồng,...
    Sử dụng nhiều từ láy có giá trị tạo hình, biểu cảm.


    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy