Top 6 Bài soạn "Tôi và chúng ta" của Lưu Quang Vũ lớp 9 hay nhất
Đoạn trích "Tôi và chúng ta" của Lưu Quang Vũ trong sách giáo khoa thuộc cảnh ba của vở kịch cùng tên (vở kịch gồm 9 cảnh) – một vở kịch phản ánh cuộc đấu ... xem thêm...tranh gay gắt cũ-mới để phát triển. Đoạn trích đã làm nổi bật vấn đề đổi mới trong sản xuất, đem lại lợi ích cho đất nước và mọi người. Thông qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh rằng muốn phát triển, cần phá bỏ cách suy nghĩ lạc hậu, mạnh dạn đổi mới phương thức tổ chức, lề lối hoạt động. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn hay nhất mà Toplist đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để hiểu và chuẩn bị tốt nội dung tiết học.
-
Bài soạn "Tôi và chúng ta" số 1
Bố cục
- Phần 1 (từ đầu… tăng lên ít nhất gấp năm lần): Giám đốc Hoàng Việt cùng Lê Sơn triển khai kế hoạch kinh doanh mới.
- Phần 2 (tiếp… các đồng chí giải tán): kế hoạch vấp phải sự phản đối của phó giám đốc Nguyễn Chính, trưởng phòng Hoàng Việt.
- Phần 3 (còn lại): Phản ứng của mọi người khi kế hoạch được quyết định thi hành
Câu 1 (trang 180 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Đọc kĩ chú thích để hiểu nội dung, chủ đề, vị trí các nhân vật
Câu 2 (trang 180 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Mâu thuẫn cơ bản trong truyện tôi và chúng ta thể hiện: mâu thuẫn giữa cái cũ vốn có lạc hậu, lỗi thời với cái mới hiệu quả, thiết thực
- Không thể tạo ra hiệu quả bằng thứ chủ nghĩa tập trung, vì cái chung (chúng ta) được tạo lập từ những cái tôi cụ thể
- Cuộc sống, nguồn lợi mỗi cá nhân cần được chú trọng, quan tâm một cách thiết thực
- Không thể giữ quy chế, nguyên tắc cũ đã lỗi thời, lạc hậu, mà cần thay đổi phương thức tổ chức để thúc đẩy sản xuất
- Vấn đề cấp thiết vở kịch đặt ra lúc bấy giờ có ý nghĩa thực tiễn lớn lao, trực tiếp ảnh hưởng, thay đổi tới sự đổi mới đi lên của đất nước
Câu 3 (trang 180 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Mâu thuẫn cơ bản trong vở kịch:
- Tình trạng ngưng trệ sản xuất tới lúc cần phải giải quyết bằng những biện pháp quyết liệt, mạnh bạo
+ Giám đốc Hoàng Việt quyết định mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mới
+ Lời công bố gây bất ngờ với nhiều người (Phó giám đốc, Quản đốc phân xưởng)
- Phản ứng của Trưởng phòng Tổ chức lao động, Trưởng phòng Tài vụ liên quan đến biên chế, quỹ lương
- Phản ứng của Quản đốc phân xưởng Trương, liên quan tới hiệu quả tổ chức, quản lí khi Hoàng Quốc Việt khẳng định không cần vị trí
- Những xung đột gay gắt trên chứng tỏ muốn mở rộng quy mô sản xuất phải có nhiều thay đổi mạnh mẽ, đồng bộ
Cảnh ba này đã diễn ra mâu thuẫn quyết liệt giữa hai tuyến nhân vật: tiên tiến, dám nghĩ dám làm, người bảo thủ, máy móc
Câu 4 ( trang 180 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Vở kịch thể hiện rõ tính cách của các nhân vật tiêu biểu, cả ban cảnh đều tập trung thể hiện mâu thuẫn cơ bản của tác phẩm:
- Giám đốc Hoàng Việt: người lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, dám nghĩ dám làm vì sự nghiệp của xí nghiệp và quyền lợi của công nhân
+ Trung thực, thẳng thắn, tin vào chân lí
- Kĩ sư Lê Sơn: người có năng lực, trình độ chuyên môn, gắn bó nhiều năm với xí nghiệp
+ Biết cuộc đấu tranh khó khăn nhưng vẫn cùng Hoàng Việt cải tiến toàn diện hoạt động đơn vị
- Phó giám đốc Nguyễn Chính: tiêu biểu cho người máy móc, bảo thủ, nhưng gian ngoan, mánh khóe
+ Luôn vin vào cơ chế, nguyên tắc để chống lại sự đổi mới
+ Là người xảo trá, chuyên nịnh nọt, luồn lách
- Giám đốc phân xưởng Trương: suy nghĩ và làm việc như cái máy, khô cằn tình người
+ Thích tỏ ra quyền thế, hách dịch với anh chị em công nhân
Câu 5 (trang 180 sgk ngữ văn 9 tập 2)
- Là cuộc đấu tranh gay gắt: tình huống xung đột có tính thời sự nóng bỏng trong thực tiễn cuộc sống
- Các quan niệm, cách làm mới táo bạo trong giai đoạn đầu sẽ vấp phải nhiều cản trở
- Cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt, cuối cùng phần thắng thuộc về cái mới, cái tiến bộ
+ Cách nghĩ, cách làm của Hoàng Việt, Lê Sơn… phù hợp với xu thế, nhu cầu thời đại, thực tiễn, thúc đẩy sự đi lên của xã hội, họ được sự ủng hộ của đông đảo công nhân trong xí nghiệp
-
Bài soạn "Tôi và chúng ta" số 2
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Tác giả:
Lưu Quang Vũ: (1948 - 1988) là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch tài năng. Bài thơ Tiếng Việt của ông được nhiều người thuộc và yêu thích. Ông để lại khoảng 50 vở kịch, phần lớn đã được dàn dựng, thể hiện một bút pháp nghệ thuật sắc sảo, nhạy bén, đề cập đến hàng loạt vấn đề nóng bỏng của thời kì đổi mới những năm 80 của thế kỉ trước trên đất nước ta.
2. Tác phẩm:
Hoàn cảnh sáng tác: Tôi và chúng ta gồm tất cả chín cảnh, đặt bối cảnh vào những năm 80 của thế kỉ 20, khi đất nước còn gặp rất nhiều khó khăn do cơ chế bao cấp còn tồn tại.
Nội dung chính của vở kịch phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt để thay đổi phương thức tổ chức, lề lối hoạt động sản xuất ở xí nghiệp Thắng Lợi, giữa hai lực lượng: bảo thủ và đổi mớiB. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: trang 180 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Đọc các chủ thích để hiểu nội dung, chủ đề vở kịch, hiểu vị trí của các nhân vật
Bài làm:
Nội dung: Vở kịch Tôi và chúng ta phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người có tư tưởng tiến bộ, muốn thay đổi mạnh mẻ phương thức quản lí, tổ chức và lề lối hoạt động sản xuất với những kẻ bảo thủ, xu nịnh, mượn danh bảo vệ truyền thống ở xí nghiệp Thắng Lợi.
Chủ đề: là cuộc đấu tranh gay gắt giữa những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hâu trong sự chuyển mình của xã hội.
Câu 2: trang 180 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Từ phần chú thích và đoạn trích này em hiểu mâu thuẫn cơ bản mà vở kịch Tôi và chúng ta thể hiện là gì? Ý nghĩa của nó đôì với thực tiễn phát triển của xã hội ta thơi kì ấy như thế nào?
Bài làm:
Mâu thuẫn cơ bản của vở kịch Tôi và chúng ta là mâu thuẫn giữa suy nghĩ và cách làm ăn mới vơi suy nghĩ và cách làm ăn cũ kĩ, lỗi thời. Không thể cứ khư khư giữ lấy các nguyên tắc, cơ chế cứng nhắc, lạc hậu mà phải mạnh dạn thay đổi phương thức tổ chức, quản lí để thúc đẩy sản xuất phát triển; không chạy theo chủ nghĩa hình thức mà cần coi trọng thực tiễn, coi trọng hiệu quả thiết thực của công việc; có như thê mới kích thích được lòng nhiệt tinh, sự đóng góp công sức của mọi người vào sự nghiệp chung. Không có thứ chủ nghĩa tập thể chung chung, những cũng không phải chạy theo chủ nghĩa hình thức mà không để tâm tới thực tế. Cái "chúng ta" được tạo thành từ những cái "tôi" cụ thể. Vì thế, cần quan tâm một cách thiết thực đến cuộc sống, quyền lợi của mỗi cá nhân con người.
Đặt trong tình hình đất nươc ta những năm bấy giờ, vỡ kịch Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn, cấp thiết xuất phát từ thực tế cuộc sống, xã hội và có ý nghĩa trực tiếp đối với sự phát triển của đất nước.
Câu 3: trang 180 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Muốn thể hiện sự phát triển của xung đột kịch, tác giả cần tạo được tình huống. Trong cảnh ba này, tình huống đó là gì? Mâu thuẫn cơ bản của tác phẩm đến đây bộc lộ như thế nào?
Bài làm:
Tình huống xây dựng:
Tình trạng sản xuất của xí nghiệp Thắng lợi rơi vào tình trạng ngưng trệ, cần phải đưa ra những giải quyết táo bạo để phát triển cải tạo lại xí nghiệp. Giám đốc Hoàng Việt (mới nhận chức vụ này hơn một năm) quyết định công bố kế hoạch mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mới, công khai "tuyên chiến" với cơ chế quản lí, phương thức tổ chức đã trở nên lỗi thời.
Mâu thuẫn được bộc lộ qua:
Hoàng Việt tuyên bố đỏ án làm ăn mới. Phải bảo thủ im lặng rồi phản ứng khá dè dặt. Thực chất là họ đang tìm kẽ hở để tấn công. Người phản ứng đầu tiên là Phó giám đốc Nguyễn Chính, anh ta đã dựa vào uy lực của cấp trên để phản bác đề án mới.
Khi lí lẽ của Nguyễn Chính bị Hoàng Việt dễ dàng bẻ gày thì đến lượt phản ứng của trưởng phòng Tài vụ liên quan đến biên chế, đến quỹ lương. không chịu cấp tiền tu sửa máy móc. Lúc này Hoàng Việt phải dùng đến uy quyền, và lí lẽ của Hoàng Việt đưa ra là đời sống công nhân để giải quyết vấn đề.
Lần thứ ba, Hoàng Việt chủ động tấn công. Anh tuyên bố bãi bỏ chức vụ quản đốc. Lí lẽ đưa ra cũng rất thoả đáng khiến cho Quản đốc phân xương Trương phải lắp bắp, ấp úng, không thể làm gì khác.
Lần thứ tư Hoàng đề cập tới vấn đề liên quan đến con người, đến chức vụ. Hoàng Việt không mất bình tĩnh trước lí lẽ của Nguyền Chính , anh dã thắng bằng lí lẽ: cái hôm qua là tích cực thì hôm nay dã trở nên lỗi thời.
Đòn phản công cuối cùng tương đối sắc bén của Nguyền Chính là căn cứ vào nghị quyết của Đảng. Nhưng Hoàng Việt lại thắng khi vận dụng một chi tiết quan trọng trong nghị quyết của Đảng "đẩy mạnh sản xuất và ổn định đời sống công nhân".
Câu 4: trang 180 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Qua đoạn trích, em hiểu như thế nào về tính cách của Giám đôc Hoàng Việt, kĩ sư Lê Sơn, Phó giám đốc Nguyễn Chính, Quản đốc phân xưởng Trương?
Bài làm:
Tính cách của từng nhân vật:
Giám đốc Hoàng Việt: một người lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, dám nghĩ dám làm vì sự phát triển của xí nghiệp và quyền lợi của anh chị em công nhân. Anh cũng là người trung thực, thẳng thắn, kiên quyết đấu tranh với niềm tin vào chân lí.
Kĩ sư Lê Sơn: một kĩ sư có năng lực, có trình độ chuyên môn giỏi, từng gắn bó nhiều năm cùng xí nghiệp. Dù biết cuộc đâu tranh sẽ rất khó khăn nhưng anh vẫn chấp nhận, sấn sàng cùng Hoàng Việt cải tiến toàn diện hoạt động của đơn vị.
Phó giám đốc Nguyền Chính: tiêu biểu cho loại người máy móc, bảo thủ nhưng cũng gian ngoan, nhiều mánh khoé. Nguyễn Chính vin vào cơ chế, các nguyên tắc dù đã trở thành lạc hậu để chống lại sự đổi mới. Anh ta khéo luồn lọt, xu nịnh cấp trên.
Quản đốc phân xưởng Trương: là người suy nghĩ và làm việc như cái máy và khô cằn tình người, thích tỏ ra quyền thế, hách dịch với anh chị em công nhân.
Câu 5: trang 180 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Em có cảm nhận gì về xu thế phát triển và kết thúc của xung đột kịch?
Bài làm:
Đây là cuộc đấu tranh có tính tất yếu và gay gắt giữa cái cũ và cái mới. Các quan niệm, cách làm mới, táo bạo ở giai đoạn đầu tất nhiên sẽ vấp phải nhiều cản trở.
Tinh huống xung đột mà vỏ kịch nêu lên là vân đề nóng bỏng của thực tiỗn đời sống sinh động. Cuộc đấu tranh này gay go nhưng cuối cùng phần thắng sẽ thuộc về cái mới, cái tiến bộ.
III- LUYỆN TẬP
Tóm tắt sự phát triển của mâu thuẫn kịch trong đoạn trích trên
Bài làm:
Các bạn có thể tham khảo ở câu 3:
Mâu thuẫn được bộc lộ qua:
Hoàng Việt tuyên bố đỏ án làm ăn mới. Phải bảo thủ im lặng rồi phản ứng khá dè dặt. Thực chất là họ đang tìm kẽ hở để tấn công. Người phản ứng đầu tiên là Phó giám đốc Nguyễn Chính, anh ta đã dựa vào uy lực của cấp trên để phản bác đề án mới.
Khi lí lẽ của Nguyễn Chính bị Hoàng Việt dễ dàng bẻ gày thì đến lượt phản ứng của trưởng phòng Tài vụ liên quan đến biên chế, đến quỹ lương. không chịu cấp tiền tu sửa máy móc. Lúc này Hoàng Việt phải dùng đến uy quyền, và lí lẽ của Hoàng Việt đưa ra là đời sống công nhân để giải quyết vấn đề.
Lần thứ ba, Hoàng Việt chủ động tấn công. Anh tuyên bố bãi bỏ chức vụ quản đốc. Lí lẽ đưa ra cũng rất thoả đáng khiến cho Quản đốc phân xương Trương phải lắp bắp, ấp úng, không thể làm gì khác.
Lần thứ tư Hoàng đề cập tới vấn đề liên quan đến con người, đến chức vụ. Hoàng Việt không mất bình tĩnh trước lí lẽ của Nguyền Chính , anh dã thắng bằng lí lẽ: cái hôm qua là tích cực thì hôm nay dã trở nên lỗi thời.
Đòn phản công cuối cùng tương đối sắc bén của Nguyền Chính là căn cứ vào nghị quyết của Đảng. Nhưng Hoàng Việt lại thắng khi vận dụng một chi tiết quan trọng trong nghị quyết của Đảng "đẩy mạnh sản xuất và ổn định đời sống công nhân". -
Bài soạn "Tôi và chúng ta" số 3
Kiến thức cơ bản
1. Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) vừa là nhà thơ vừa là nhà viết kịch nổi tiếng của nước ta. Ông từng là bộ đội thời kháng chiến chống Mĩ. Ngòi bút kịch Lưu Quang Vũ rất nhạy bén, sắc sảo. Các tác phẩm của ông luôn đề cập đến những vấn đề có tính thời sự nóng hổi trong cuộc sống đương thời, đáp ứng được những đòi hỏi của đông đảo người xem trong thời kì xã hội đang có những biến chuyển mạnh mẽ. Năm 2000, Lưu Quang Vũ được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2. Mâu thuẫn trong Tôi và chúng ta không diễn ra quyết liệt, ở thế một mất một còn như mâu thuẫn giữa ta và địch trong các tác phẩm văn học kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Đó là cuộc đấu tranh âm thầm nhưng dai dẳng và không kém phần gay gắt giữa cái mới (những tư tưởng tiến bộ, cách mạng) và cái cũ, vốn chủ yếu dựa vào quy chế, quy định lỗi thời, bảo thủ nhưng khá kiên cố. Lúc ban đầu, cái mới thường yếu hơn, thậm chí có khi bị cái cũ lấn át nhưng dần dần, cái mới sẽ mạnh lên và chiến thắng..
Trong đoạn trích này, tư tưởng tiến bộ do Giám đốc Hoàng Việt đề xướng chưa trở thành hiện thực nhưng với cơ sở thực tế, hệ thống lí luận chặt chẽ, lại được sự đồng tình, ủng hộ của quần chúng nhân dân, có thể thấy rằng những tư tưởng ấy chắc chắn sẽ trở thành hiện thực, mang lại đời sống tốt đẹp hơn cho công nhân, đưa nhà máy phát triển theo một chiều hướng mới.
Đọc - Hiểu văn bảnCâu 1 - Trang 180 SGK
Đọc kĩ các chú thích để hiểu nội dung, chủ đề vở kịch, hiểu vị trí của các nhân vật.
Trả lời
- Vở kịch phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa tư tưởng đổi mới, tiến bộ, dám nghĩ, dám làm và tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, trì trệ.
- Vở kịch đặt ra những vấn đề quan trọng:
• Không thể cứ khư khư giữ lấy các nguyên tắc, cơ chế đã trở thành cứng đờ, lạc hậu mà phải mạnh dạn thay đổi phương thức tổ chức, quản lý để thúc đẩy sản xuất phát triển; đừng chạy theo chủ nghĩa hình thức mà cần coi trọng hiệu quả thiết thực của công việc.
• Không có thứ chủ nghĩa tập thể chung chung. Cái chúng ta được tạo thành từ những cái tôi cụ thể. Vì thế, cần quan tâm một cách thiết thực đến cuộc sống, quyền lợi của mỗi cá nhân.
Câu 2 - Trang 180 SGK
Từ phần chú thích và đoạn trích này em hiểu mâu thuẫn cơ bản mà vở kịch Tôi và chúng ta thể hiện là gì? Ý nghĩa của nó đối với thực tiễn phát triển của xã hội ta thời kì ấy như thế nào?
Trả lời
- Tình trạng ngưng trệ sản xuất của xí nghiệp đã đến lúc phải giải quyết bằng những quyết định táo bạo. Sau quá trình tìm hiểu và củng cố lại xí nghiệp, quyền Giám đốc Hoàng Việt quyết định công bố kế hoạch mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mới. Những công bố của Hoàng Việt liên tiếp gây bất ngờ với nhiều người và bị Phó giám đốc Nguyễn Chính phản ứng gay gắt.
- Tình huống kịch càng lúc càng căng thẳng:
+ Phản ứng của trưởng phòng Tổ chức lao động, trưởng phòng Tài vụ về biên chế, quỹ lương.
+ Phản ứng của quản đốc phân xưởng Trương về hiệu quả tổ chức, quản lí.
+ Phản ứng ngày một gay gắt của Phó giám đốc Nguyễn Chính dựa vào cấp trên, vào nguyên tắc và nghị quyết Đảng ủy xí nghiệp.
Câu 3 - Trang 180 SGK
Muốn thể hiện sự phát triển của xung đột kịch, tác giả cần tạo được tình huống. Trong cảnh ba này, tình huống đó là gì? Mâu thuẫn cơ bản của tác phẩm đến đây bộc lộ như thế nào?
Trả lời
Tình huống kịch bắt đầu từ cách nghĩ mới, cách làm mới của giám đốc Hoàng Việt và Lê Sơn trong tình hình cơ quan ông trì trệ lạc hậu vì cách làm cũ với những nề nếp và luật lệ cũ. Hoàng Việt và Lê Sơn là những người đầu tiên nổ phát pháo vào thành trì bảo thủ: mở rộng sản xuất bằng việc áp dụng phương pháp tính lương, trả lương mới, bỏ đi những chức quyền hữu danh vô thực, khuyến khích người lao động cải thiện đời sống, làm giàu chính đáng bằng công việc của mình trong nhà máy, xí nghiệp.
Nhưng những ý tưởng tiến bộ ấy vấp phải những ràng buộc và thế lực của phe bảo thủ. Họ là những người giữ chức vụ cao, quyết định nhiều vấn đề quan trọng của xí nghiệp. Họ không thúc đẩy sự đi lên của xí nghiệp mà còn cản trở, tìm cách kìm hãm những ý đổi mới và xây dựng. Làm thế nào để cởi trói cho sản xuất là điều không phải dễ. Tình huống kịch phát triển trên mâu thuẫn này.
Câu 4 - Trang 180 SGK
Qua đoạn trích, em hiểu như thế nào về tính cách của Giám đốc Hoàng Việt, kĩ sư Lê Sơn, Phó giám đốc Nguyễn Chính, Quản đốc phân xưởng Trương?
Trả lời
- Giám đốc Hoàng Việt là người đại diện cho cái mới, một lãnh đạo năng nổ, vừa có tài, vừa có tấm lòng, vừa có trình độ. Ông có đức tính ngay thẳng, trung thực, dám nghĩ dám làm. Vì lợi ích của xí nghiệp và anh em công nhân, ông quyết đấu tranh cho những cách làm, cách nghĩ mới, dù phải đối mặt với những thử thách.
- Kĩ sư Lê Sơn là người có trình độ chuyên môn cao và có tâm huyết với nghề nghiệp. Đã nhiều năm gắn bó với xí nghiệp, anh ủng hộ sự đổi mới của Hoàng Việt dù biết gặp nhiều chống đối. Sự đi lên của xí nghiệp, sự chiến thắng của cái mới không thể thiếu những con người như anh.
- Phó giám đốc Nguyễn Chính đại diện cho nhóm bảo thủ, lạc hậu. Anh ta là người nhiều mánh khóe, thủ đoạn, luôn dùng nguyên tắc cũ để chống lại cải mới. Chính anh ta là người đã kìm hãm sự đi lên của Xí nghiệp.
- Quản đốc phân xưởng Trương: là người nguyên tắc và máy móc, hách dịch với cấp dưới.
Câu 5 - Trang 180 SGK
Em có nhận xét gì về xu thế phát triển và kết thúc của xung đột kịch.
Trả lời
Xu thế phát triển và kết thúc của xung đột kịch mang tính tất yếu. Cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới là cuộc đấu tranh gay go phức tạp nhưng cuối cùng chiến thắng thuộc về phe tiến bộ. Cái mới chiến thắng sẽ thúc đẩy xã hội phát triển.
Luyện tập
Yêu cầu: Tóm tắt sự phát triển của mâu thuẫn kịch trong đoạn trích trên.
Trả lời
Mâu thuẫn kịch trong đoạn trích phát triển thăng cấp qua các giai đoạn. Đầu tiên, giám đốc Hoàng Việt triển khai thông báo kế hoạch mới của mình bằng cách đặt câu hỏi cho Lê Sơn, Nguyễn Chính để chỉ ra tính hợp lý và khả thi của kế hoạch. Tuy nhiên, ngay sau đó, kế hoạch liên tục vấp phải sự cản trở của các thành viên khác trong xí nghiệp như phó giám đốc, bà trưởng phòng tài vụ và quản đốc. Nhưng với sự kiên quyết, tinh thần dám nghĩ, dám làm dựa trên cơ sở phục vụ cho lợi ích của công nhân xí nghiệp thì Hoàng Việt và Lê Sơn đã tiếp tục theo đuổi kế hoạch đổi mới phương thức kinh doanh của xí nghiệp trong sự ủng hộ của công nhân.
-
Bài soạn "Tôi và chúng ta" số 4
I. Vài nét về tác giả
- Lưu Quang Vũ (1948- 1988)
- Quê quán: xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ nhưng quê gốc lại ở phường Hải Châu, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:
+ Từ 1965 đến 1970, ông nhập ngũ, phục vụ trong Quân chủng Phòng không-Không quân => thời kì này thơ Lưu Quang Vũ bắt đầu nở rộ.
+ Từ 1978 đến 1988: Lưu Quang Vũ làm biên tập viên Tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch nói, vở kịch đầu tay của tác giả là Sống mãi tuổi 17
+ Tác phẩm tiêu biểu: Hồn Trương Ba da hàng thịt, Linh hồn của đá, Chiếc ô công lý…
- Phong cách sáng tác:
+ Thơ Lưu Quang Vũ không chỉ bay bổng, tài hoa mà còn giàu cảm xúc, trăn trở, khát khao. Anh còn là tác giả của nhiều truyện ngắn mang đậm phong cách riêng, kịch đi sâu vào những vấn đề nổi cộm của đời sống
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Đoạn trích thuộc cảnh ba của vở kịch Tôi và chúng ta (vở kịch gồm 9 cảnh) – một vở kịch phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt cũ- mới để phát triển
2. Bố cục
- Phần 1 (đầu vở kịch cho đến…. “tăng lên ít nhất là gấp năm lần”): Giám đốc Hoàng Việt và kĩ sư Lê Sơn bắt đầu triển khai kế hoạch kinh doanh mới.
- Phần 2 (tiếp theo từ đoạn 1 cho đến…. “các đồng chí giải tán”): Kế hoạch kinh doanh mới chịu sự phản đối nhưng giám đốc Hoàng Việt vẫn quyết định thực hiện
- Phần 3 (Tiếp theo cho đến hết): Phản ứng của công nhân, phó giám đốc Nguyễn Chính, kĩ sư Lê Sơn khi kế hoạch kinh doanh mới bắt đầu thực hiện và kết quả chiến thắng của phe tiến bộ, đổi mới
3. Giá trị nội dung
- Đoạn trích đã làm nổi bật vấn đề đổi mới trong sản xuất, đem lại lợi ích cho đất nước và mọi người. Thông qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh rằng muốn phát triển, cần phá bỏ cách suy nghĩ lạc hậu, mạnh dạn đổi mới phương thức tổ chức, lề lối hoạt động.
4. Giá trị nghệ thuật
- Cách xây dựng tình huống kịch giàu kịch tính
- Nghệ thuật khắc họa rõ cách nhân vật được sử dụng thành côngCâu 1. Phân tích mâu thuẫn cơ bản trong vở kịch Tôi và chúng ta. Theo em, vấn đề mà vở kịch đặt ra có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của xã hội lúc bấy giờ ?
Trả lời:
Muốn xác định đúng mâu thuẫn cơ bản trong vở kịch, cần đọc kĩ phần Chú thích trong SGK để hiểu bối cảnh xã hội đất nước ta lúc bấy giờ, cần suy nghĩ từ cái tên tác phẩm.
- Tôi và chúng ta ra đời vào thời kì nào của đất nước ta ? Tình hình xã hội, tình hình sản xuất lúc đó như thế nào, đang đặt ra yêu cầu cấp thiết gì ?
- Giữa “tôi” (cá nhân) và “chúng ta” (tập thể) có hoàn toàn mâu thuẫn không, có loại trừ nhau không ? Mối quan hệ qua lại giữa hai phía đó như thế nào ?
Từ đó phân tích mâu thuẫn cơ bản của vở kịch : một bên là lối tư duy, các thói quen mòn cũ, là thái độ khư khư giữ lấy những nguyên tắc, cơ chế đã trở thành cứng đờ, lạc hậu, một bên là nhận thức phải mạnh đạn thay đổi phương thức tổ chức, quản lí để thúc đẩy sản xuất phát triển ; một bên là thứ chủ nghĩa tập thể chung chung, một bên là sự quan tâm một cách thiết thực đến cuộc sống, quyền lợi của từng cá nhân con người.
Để phân tích ý nghĩa của vấn đề cơ bản được vở kịch đặt ra, có thể suy nghĩ theo hướng : Nếu không quan tâm, giải quyết kịp thời, đúng đắn vấn đề ấy thì xã hội, đời sống con người lao động sẽ ra sao ? Vấn đề ấy có tác động gì đến tình trạng sản xuất, đến quyền lợi, hạnh phúc của mỗi con người ?
Câu 2. Đến cảnh ba của vở kịch, tình thế đặt ra cho xí nghiệp Thắng Lợi, cho Giám đốc Hoàng Việt là gì ? Qua cách xử lí của Giám đốc Hoàng Việt, em thấy nhân vật này là con người như thế nào ?
Trả lời:
Để trả lời câu hỏi này, cần xác định rõ vị trí của cảnh ba (đoạn trích) trong việc thể hiện và giải quyết vấn đề cơ bản của vở kịch.
Tình thế ngưng trệ sản xuất của xí nghiệp đã đến lúc phải giải quyết bằng những quyết định táo bạo.
Sau khi nhận chức Giám đốc xí nghiệp hơn một năm, sau quá trình tìm hiểu và củng cố lại xí nghiệp, hôm nay Hoàng Việt quyết định công bố kế hoạch mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mới. Như vậy có nghĩa là anh đã công khai “tuyên chiến” với cơ chế quản lí, phương thức tổ chức vốn là chuẩn mực, nề nếp của một thời.
Những chủ trương, biện pháp mà Giám đốc Hoàng Việt nêu ra có tính chất toàn diện, mạnh mẽ. Cách trình bày của anh thật dứt khoát, kiên quyết, toát lên sự tự tin.
Câu 3. Phân tích tính cách của hai nhân vật Hoàng Việt, Nguyễn Chính qua đoạn trích.
Trả lời:
Chỉ qua một đoạn trích khó có thể phân tích đầy đủ tính cách các nhân vật. Tuy vậy, cảnh ba này là phần thể hiện tập trung nhất các nét nổi bật của hai nhân vật chính Hoàng Việt và Nguyễn Chính - đại diện cho các xu hướng, lực lượng đối lập.
Phân tích tính cách hai nhân vật này, cần chú ý đến hành động và ngôn ngữ đối thoại của họ, nhất là ở đoạn tranh luận với nhau. Đối với nhân vật Nguyễn Chính, ta còn hiểu một phần bản chất qua những lời nói của kĩ sư Lê Sơn.
- Giám đốc Hoàng Việt : một người lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, dám nghĩ dám làm vì sự phát triển của xí nghiệp và quyền lợi của anh chị em công nhân. Anh cũng là người trung thực, thẳng thắn, kiên quyết đấu tranh với niềm tin vào chân lí.
- Phó giám đốc Nguyễn Chính : tiêu biểu cho loại người máy móc, bảo thủ nhưng cũng gian ngoan, nhiều mánh khoé. Anh ta luôn vin vào cơ chế, các nguyên tắc dù đã trở thành lạc hậu để chống lại sự đổi mới, khéo luồn lọt, xu nịnh cấp trên.
Câu 4. Nhận xét về nghệ thuật dựng đối thoại của Lưu Quang Vũ qua đoạn trích.
Trả lời:
Nghệ thuật tổ chức đối thoại của Lưu Quang Vũ ở cảnh ba này gắn liền với tình thế được tạo ra và sự phát triển cụ thể của tình thế. Cần chú ý không gian đối thoại và các nhân vật tham gia đối thoại. Suy nghĩ xem sự luân chuyển khá nhanh các đối tượng đối thoại ở nhân vật Hoàng Việt chứng tỏ điều gì, những đối thoại này góp phần thể hiện quá trình phát triển của xung đột kịch, tính cách các nhân vật ra sao. Cần chú ý thái độ, tình cảm của các nhân vật qua giọng điệu đối thoại.
-
Bài soạn "Tôi và chúng ta" số 5
I. ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
- Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) vừa là nhà thơ, vừa là nhà viết kịch nổi tiếng của nước ta. Sinh ở huyện Hòa Hạ, Phú Thọ, quê gốc ở Quảng Nam. Tuổi ấu thơ Lưu Quang Vũ sông ở Phú Thọ, đến năm 1954 về học tại Hà Nội. Ông từng là bộ đội thời chông Mĩ. Giữa khoảng những năm 60 của thế kỉ XX, ông bắt đầu làm thơ. Đầu những năm 80, từ thơ và truyện ngắn, Lưu Quang Vũ chuyển hẳn sang lĩnh vực sân khấu. Ngòi bút kịch của ông rất nhạy bén, sắc sảo. Các tác phẩm kịch của Lưu Quang Vũ luôn đề cập những vấn đề có tính thời sự nóng hổi của cuộc sông đương thời và đáp ứng được những đòi hỏi của đông đảo người xem trong thời kì xã hội đang có những biến chuyển mạnh mẽ theo hướng đổi mới. Lưu Quang Vũ đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 2000).
- Phần trích giảng là gần trọn cảnh ba của vở kịch Tôi và chúng ta (gồm tất cả chín cảnh). Cảnh này diễn tả cuộc xung đột trực tiếp đầu tiên giữa hai phái công khai bộc lộ quan điểm của mình. Một phái là bảo thủ khư khư giữ lấy các nguyên tắc, quy chế đã cứng đờ, lạc hậu với đại diện là Nguyễn Chính (Phó giám đốc), Trương (Quản đốc phân xưởng), được sự hỗ trợ của Trần Khắc (đại diện 3an thanh tra của Bộ), một phái là tinh thần dám nghĩ dám làm, khát khao đổi mới vì lợi ích chung với đại diện là Hoàng Việt (Giám đốc xí nghiệp). Trong đoạn trích giảng này, tư tưởng tiến bộ do giám đốc Hoàng Việt đề xướng chưa trở thành hiện thực nhưng với cơ sở thực tế, hệ thông lí luận chặt chẽ, lại được sự đồng tình, ủng hộ của quần chúng nhân dân. Điều này là cơ sở cho thây là những tư tưởng ấy nhất định sẽ trở thành hiện thực, đem lại đời sông tốt đẹp hơn cho công nhân, đưa nhà máy tiến lên phát triển theo một chiều hướng mới.
II. GỢI Ý ĐỌC HIỂU
Câu 1. Tôi và chúng ta phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt nhằm thay đổi phương thức tổ chức, lề lốì hoạt động sản xuất ở xí nghiệp Thắng Lợi trên đất nước ta những năm đổi mới. Sau đại thắng mùa xuân 1975, đất nước thống nhất và chuyển sang một thời kì mới phát triển trong hòa bình. Nhiệm vụ chính trị hàng đầu của đất nước ta từ đó là khôi phục, cải tạo và không ngừng phát triển để xây dựng đất nước giàu mạnh phồn vinh. Trước yêu cầu đó, nhiều nguyên tắc, quy chế, nhiều phương thức sản xuất cũ đã trở hên quá xơ cứng, lạc hậu. Tình trạng khá phổ biến của các xí nghiệp nhà máy lúc ấy là máy móc cũ kĩ, lạc hậu, quy mô sản xuất bị thu nhỏ, tổ chức phân công lao động không hợp lí, kém hiệu quả, đời sông ịi công nhân ngày càng khó khăn hơn.
Do đó, để phát triển sản xuất, phải thay đổi tư duy, thay đổi phương thức quản lí, tổ chức, từ đó đổi mới tư duy quản lí cũng như sản xuất.
Câu 2. Từ phần chú thích và đoạn trích này em hiểu mâu thuẫn cơ bản mà vở kịch Tôi và chúng ta thể hiện là mâu thuẫn giữa cái cũ vốn chủ yếu dựa vào những quy chế, quy định lỗi thời lạc hậu và cái mới là những suy nghĩ, cách làm ăn mới mẻ, hiệu quả thiết thực. Không thể có thứ chủ nghĩa tập thể chung chung mà cái chúng ta được tạo thành từ những cái tôi cụ thể. Vì vậy, cuộc sống, nguồn lợi của mỗi cá nhân con người cần phải được quan tâm một cách thiết thực. Không thể bảo thủ mãi các nguyên tắc cơ chế đã cứng đờ, lạc hậu mà phải mạnh dạn thay đổi phương thức tổ chức quản lí để thúc đẩy phát triển sản xuất, không chạy theo chủ nghĩa hình thức mà cần coi trọng thực tiễn, coi trọng hiệu quả thiết thực của công việc.
Vấn đề mà vở kịch Tôi và chúng ta đặt ra trong tình hình đất nước ta khi ấy có ý nghĩa thực tiễn thật lớn lao. Đó cũng là vấn đề rất cần thiết từ thực tế cuộc sống và có ý nghĩa lớn, trực tiếp đến sự đổi mới đi lên của đất nước.
Câu 3. Muốn thể hiện sự phát triển của xung đột kịch, tác giả cần tạo được tình huống kịch. Xí nghiệp Thắng Lợi lúc này tình trạng ngưng trệ sản xuất đã đến lúc đòi hỏi phải được giải quyết bằng những quyết định táo bạo kịp thời. Quyền giám đốc Hoàng Việt sau hơn một năm nhận chức vụ và tìm hiểu, củng cố lại xí nghiệp đã quyết định công bố kế hoạch sản xuất và phương án kinh doanh mới. Làm việc này có nghĩa là anh cùng kĩ sư Lê Sơn đã công khai tuyên chiến với cơ chế quản lí cũ, phương thức tổ chức lạc hậu. Điều này gây bất ngờ cho nhiều người. Trong đó có phó giám đốc Nguyễn Chính, quản đốc phân xưởng Trương phản ứng gay gắt nhất. Xung đột kịch ngày một phát triển căng thẳng. Đó là những phản ứng:
- của Trưởng phòng Tổ chức Lao động, Trưởng phòng Tài vụ liên quan đến biên chế, đến quỹ lương.
- của Quản đốc Trương liên quan đến hiệu quả của tổ chức quản lí khi Quyền giám đốc Hoàng Việt khẳng định không cần đến chức vụ này.
- của Phó giám đốc Nguyễn Chính dựa vào cấp trên, vào nguyên tắc, vào Nghị quyết Đảng ủy xí nghiệp.
Tất cả những xung đột đó cho thấy muôn mở rộng quy mô sản xuất phải có nhiều đổi mới thật mạnh mẽ và đồng bộ.
Chính cảnh 3 này đã diễn ra mâu thuẫn quyết liệt giữa hai tuyến nhân vật đổi mới, dám nghĩ dám làm và bảo thủ, cứng nhắc.
Câu 4. Về tính cách của Giám đốc Hoàng Việt, kĩ sư Lê Sơn, Phó giám đốc Nguyễn Chính, Quản đốc phân xưởng Trương
Qua hành động và ngôn ngữ, ta có thể hình đung đôi nét về tính cách của các nhân vật:
- Giám đốc Hoàng Việt: Là người lãnh dạo mạnh dạn đổi mới, có tinh thần dám chịu trách nhiệm, dám nghĩ dám làm, năng động, táo bạo không những vì sự nghiệp chung của nhà máy mà còn vì quyền lợi của anh chị em công nhân.
- Lê Sơn: Là kĩ sư có chuyên môn tốt, năng lực giỏi, đã nhiều năm gắn bó sống chết cùng xí nghiệp. Dẫu biết gian nan vất vả, vẫn chấp nhận cùng giám đốc Hoàng Việt đổi mới cải tiến toàn bộ hoạt động của nhà máy.
- Phó giám đốc Nguyễn Chính: Không chỉ bảo thủ mà còn khôn ngoan nhiều mánh khóe. Anh ta luôn vin vào cấp trên, cơ chế không muốn đổi mới những nguyên tắc đã cũ kĩ, lạc hậu.
- Quản đốc Trương: Suy nghĩ làm việc máy móc, hay tỏ quyền thế, hách dịch với chị em công nhân đồng sự.
Câu 5. Đây có cuộc đấu tranh tất yếu và gay gắt. Bao giờ trong giai đoạn đầu, cái mới cái táo bạo cũng vấp phải nhiều cản trở nhưng cuối cùng cũng sẽ chiến thắng. Cách suy nghĩ, cách làm việc của Hoàng Việt, của Lê Sơn do phù hợp với yêu cầu của thực tế đời sống, với sự phát triển đi lên của xã hội nên được đa số anh chị em công nhân trong xí nghiệp ủng hộ.
Ghi nhớ:
Để phát triển sản xuất, để đem lại quyền lợi, hạnh phúc cho mọi người, cần phá bỏ cách nghĩ, cơ chế lạc hậu, cũ kĩ, cần mạnh dạn đổi mới phương thức tổ chức, lể lối hoạt động. Đây là một quá trình đẩu tranh gay gắt, cần những con người có trí tuệ và bản lĩnh, dám nghĩ dám làm. Vở kịch Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ đã thể hiện những điều ẩy qua việc xây dựng tình huống kịch hấp dẫn và các nhân vật có tính cách rõ nét.
-
Bài soạn "Tôi và chúng ta" số 6
I. Tìm hiểu chung về bài Tôi và chúng ta
1. Tác giả:
Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) là nhà soạn kịch, nhà thơ và nhà văn hiện đại của Việt Nam.
Các tác phẩm của ông đã để lại một dấu ấn đáng kể trong lòng công chúng Việt Nam.
Một số vở kịch nổi tiếng của ông: Sống mãi tuổi 17, Hồn Trương Ba da hàng thịt, Lời thề thứ 9, Tôi và chúng ta,…2. Tác phẩm:
Tôi và chúng ta là vở kịch rất nổi tiếng của nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, được sáng tác vào năm 1984 và nhiều lần được dàn dựng lại trên sân khấu.
Bố cục:
Phần 1 (từ đầu đến "tăng lên ít nhất là gấp năm lần"): Giám đốc Hoàng Việt và Lê Sơn cùng triển khai kế hoạch kinh doanh mới.
Phần 2 (tiếp theo đến "các đồng chí giải tán"): Kế hoạch vấp phải sự phản đổi của nhiều người nhưng Hoàng Việt vẫn kiên quyết tiến hành.Phần 3 (còn lại): Phản ứng của mọi người khi kế hoạch mới được quyết định thi hành.
II. Hướng dẫn Soạn bài Tôi và chúng ta lớp 9
Câu 1 trang 180 SGK văn 9 tập 2
Đọc kĩ các chú thích để hiểu nội dung, chủ đề vở kịch, hiểu vị trí của các nhân vật.
Câu 2 trang 180 SGK văn 9 tập 2
Mâu thuẫn cơ bản củ vở kịch đó là mâu thuẫn của chủ nghĩa tập thể chung chung và quyền lợi, hạnh phúc của cá nhân. Đây là một mâu thuẫn dai dẳng, và không kém phần gay gắt giữa cái mới (những tư tưởng tiến bộ, cách mạng) và cái cũ.
Ý nghĩa của nó:Tôi và chúng ta khẳng định rằng không thể có thứ chủ nghĩa tập thể chung chung, không thể giữ mãi các nguyên tắc, phương pháp của thời cũ trước sự chuyển biến sinh động của cuộc sống. Cái "chúng ta" được hình thành từ nhiều cái "tôi" cụ thể, vì vậy cần quan tâm, chăm sóc quyền lợi, hạnh phúc của từng cá nhân con người. Đây là một quá trình đấu tranh gay gắt, cần có những con người có trí tuệ, có bản lĩnh, dám nghĩ dám làm.
Tôi và chúng ta ra đời trong những năm đất nước gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng, nên đã góp phần cổ vũ phong trào đổi mới toàn diện đời sống kinh tế, xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.Câu 3 trang 180 SGK văn 9 tập 2
Tình huống của vở kịch: Khi xí nghiệp Thắng Lợi liên tục ngưng trệ sản xuất, tình hình xí nghiệp ngày càng đi xuống, giám đốc Hoàng Việt đã đưa ra giải pháp táo bạo.
Mâu thuẫn cơ bản của tác phẩm đến đây thể hiện bằng việc là rất nhiều người phản đối biện pháp của giám đốc Hoàng Việt.Câu 4 trang 180 SGK văn 9 tập 2
Tính cách của các nhân vật được thể hiện:
Giám đốc Hoàng Việt: Một nhà lãnh đạo quyết đoán, có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, dám nghĩ dám làm, trung thực, thẳng thắn, quyết liệt trong tranh đấu.
Kĩ sư Lê Sơn: Kĩ sư có năng lực, có trình độ chuyên môn giỏi, sẵn sàng cùng Hoàng Việt cải tiến toàn diện hoạt động của đơn vị.
Phó giám đốc Nguyễn Chính: một người cứng nhắc, máy móc, bảo thủ nhưng cũng gian ngoan, nhiều mánh khoé.
Quản đốc phân xưởng Trương: suy nghĩ và làm việc như cái máy và khô cằn tình người, thích tỏ ra quyền thế, hách dịch với anh chị em công nhân.Câu 5 trang 180 SGK văn 9 tập 2
Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành công một tình huống mỗi lúc lại tiến đến căng thẳng hơn với những nút thắt tưởng chừng như không thể tháo gỡ, nhưng cuối cùng nút thắt lại được tháo bỏ và chiến thắng thuộc về phe đổi mới, tiến bộ.
III. Luyện tập về bài Tôi và chúng ta
Tóm tắt sự phát triển của mâu thuẫn kịch:
Sau một năm nhận chức giám đốc và tìm hiểu, củng cố lại xí nghiệp Thắng Lợi, Hoàng Việt quyết định thực thi những phương án mới, dứt khoát không tuân thủ theo những nguyên tắc lạc hậu đã kìm hãm sự phát triển của xí nghiệp. Nhưng ý kiến của Hoàng Việt không được sự đồng thuận của những người cộng sự bảo thủ. Và hai bên đã xảy ra những xung đột ngày càng căng thẳng.