Top 6 Bài soạn "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu lớp 12 hay nhất

Bình An 131 0 Báo lỗi

Tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu sáng tác vào tháng 8 năm 1983 in trong tập truyện ngắn cùng tên là một trong số những sáng tác tiêu biểu ... xem thêm...

  1. I. Đôi nét về tác giả Nguyễn Minh Châu

    - Nguyễn Minh Châu sinh năm 1930, mất năm 1989, quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải (nay là xã Sơn Hải), huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
    - Đầu năm 1950, ông gia nhập quân đội, theo học Trường Sĩ quan Lục quân Trần Quốc Tuấn
    - Từ năm 1952 đến năm 1958, ông công tác và chiến đấu tại Sư đoàn 320.
    - Năm 1962, ông về Phòng Văn nghệ quân đội, sau chuyển sáng tạp chí Văn nghệ Quân đội
    - Nguyễn Minh Châu được coi là một trong số những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới
    - Năm 2000, ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
    - Tác phẩm chính: Cửa sông (tiểu thuyết, 1967), Những vùng trời khác nhau (tập truyện ngắn, 1970), Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972), Miền cháy (tiểu thuyết, 1977), Lửa cháy từ những ngôi nhà (tiểu thuyết, 1977), Những người đi từ trong rừng ra (tiểu thuyết, 1982), Mảnh đất tình yêu (tiểu thuyết, 1987), Từ giã tuổi thơ (tiểu thuyết, 1974), Những ngày lưu lạc (tiểu thuyết, 1981), Đảo đá kì lạ (tiểu thuyết, 1985), Trang giấy trước đèn (tập tiểu luận phê bình, 1994), Người đàn bà trên chiếc thuyền tốc hành (1983), Bến quê (1985), Chiếc thuyền ngoài xa (1987), Cỏ lau (1989),…
    - Đặc điểm sáng tác:
    + Trước năm 1975: viết về đề tài chủ nghĩa anh hùng trong chiến đấu, mang thiên hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
    + Sau năm 1975: cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức, mang tính triết lí sâu sắc; ngôn ngữ đời thường, bình dị, gần gũi

    II. Đôi nét về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa
    1. Hoàn cảnh ra đời

    - Tác phẩm được viết vào tháng 8 năm 1983, in trong tập truyện ngắn cùng tên
    - Tác phẩm là một trong số những sáng tác tiêu biểu của văn học Việt Nam từ sau năm 1975 đên cuối thế kỉ XX

    2. Tóm tắt tác phẩm

    Để có thể xuất bản được một bộ lịch về thuyền và biển, nhận lời của trưởng phòng, nghệ sĩ Phùng đi tới một vùng biển đã từng là chiến trường cũ của anh thời chống Mĩ. Sau mấy buổi sáng phục kích, anh đã chụp được một cảnh “đắt” trời cho – cảnh chiếc thuyền ngoài xa trong làn sương sớm, đẹp như một bức tranh mực tàu. Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, anh đã ngạc nhiên đến sững sờ khi chứng kiến từ chính chiếc thuyền đó cảnh người chồng vũ phu đang đánh đập vợ mình một cách dã man, đứa con vì muốn bảo vệ mẹ đã đánh trả lại cha mình. Những ngày sau, cảnh tượng đó lại tiếp diễn và lần này anh đã ra tay can thiệp. Theo lời mời của chánh án Đẩu (một người đồng đội cũ của Phùng) người đàn bà hàng chài đã đến toà án huyện. Tại đây, người phụ nữ ấy đã từ chối sự giúp đỡ của Đẩu và anh, nhất quyết không bỏ người chồng vũ phu. Chị đã kể câu chuyện về cuộc đời mình và đó cũng là lí do giải thích cho sự từ chối trên. Rời khỏi vùng biển với khá nhiều bức ảnh, Phùng đã có một tấm được chọn vào bộ lịch tĩnh vật hoàn toàn” về thuyền và biển” năm ấy. Tuy nhiên, mỗi lần đứng trước tấm ảnh, Phùng đều thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai và nếu nhìn lâu hơn bao giờ anh cũng thấy hình ảnh người đàn bà nghèo khổ, lam lũ bước ra từ tấm ảnh.

    3. Bố cục
    (3 phần)
    - Phần 1 (từ đầu đến “chiếc thuyền lưới vó đã biến mất”): Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng
    - Phần 2 (tiếp đó đến “chống chọi với sóng gió giữa phá”): Câu chuyện về người đàn bà hàng chài
    - Phần 3 (còn lại): Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy

    4. Giá trị nội dung

    Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đòi đằng sau bức ảnh, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.

    5. Giá trị nghệ thuật

    - Cốt truyện có nhiều tình huống độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống
    - Chọn ngôi kể, hình thức kể chuyện phù hợp
    - Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, đặc sắc
    - Xây dựng nhiều hình ảnh, hình tượng vừa chân thực vừa chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc


    III. Trả lời câu hỏi

    Câu 1 (trang 78 sgk ngữ văn 12 tập 2)

    Phát hiện nghệ sĩ nhiếp ảnh về vẻ đẹp chiếc thuyền ngoài xa trên biển độc đáo, tinh tế:

    + Bức tranh mực tàu, cảm tưởng như vừa khám phá ra chân lí của sự hoàn thiện, trong khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn

    + Đôi mắt tinh tường, nhà nghề phát hiện ra vẻ đẹp của mặt biển mờ sương

    + Người nghệ sĩ thấy hạnh phúc khi khám phá và sáng tạo, cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu

    + Sự hài hòa, toàn bích, lãng mạn của cuộc đời khi thấy tâm hồn được thanh lọc


    Câu 2 (trang 78 sgk ngữ văn 12 tập 2)

    Phát hiện thứ hai chứa đầy nghịch lí:

    Bước ra từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ trong màn sương là người đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu

    + Một gã đàn ông thô kệch, dữ dằn, ác độc, xem việc hành hạ, đánh đập vợ như cách để giải tỏa uất ức, đau khổ

    → Ẩn sau cái đẹp tưởng như “toàn bích, toàn thiện’ mà anh bắt gặp là sự việc thô bạo, vô lí như một trò đùa quái ác của cuộc sống

    - Khi chứng kiến cảnh người đàn ông đánh vợ nhân vật Phùng kinh ngạc… vứt chiếc máy xuống đất


    Câu 3 (trang 78 sgk ngữ văn 12 tập 2)

    Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện nói mang ý nghĩa

    + Câu chuyện về hiện thực đời sống, giúp những người như Phùng hay Đẩu, hiểu được lí do của những điều tưởng như vô lí

    + Người đàn bà chấp nhận chịu bị bạo hành chứ nhất quyết không chịu li hôn

    + Người đàn bà làng chài có tình yêu thương vô tận với những đứa con, người đàn bà ấy chắt lọc hạnh phúc nhỏ nhoi giữa đau khổ triền miên

    → Cái nhìn của người nghệ sĩ với cuộc đời, con người: không thể nhìn nhận dễ dãi, giản đơn về nhưng sự việc trong cuộc sống


    Câu 4 (trang 78 sgk ngữ văn 12 tập 2)

    Người đàn bà vùng biển:

    - Ngoại hình xấu xí, thô kệch

    - Cuộc đời: thiếu may mắn, lam lũ, cực khổ

    - Tính cách: Cam chịu, nhẫn nhục dù bị chồng bạo hành

    - Giàu lòng tự trọng: khi biết hành động vũ phu bị người khách lạ và đứa con biết thì đau đớn, xấu hổ,nhục nhã

    - Sống sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, hiểu chồng, thương con → Người phụ nữ vị tha, giàu đức hi sinh

    *Nhân vật người chồng

    - Vốn là anh con trai hiền lành nhưng cuộc sống đã biến anh thành người vũ phu, tàn bạo, ích kỉ

    → Vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm của đau khổ

    *Chị em Phác

    + Người chị: yếu ớt nhưng can đảm, là điểm tựa của người mẹ, ngăn cản được hành động dại dột của đứa em

    + Phác: thương mẹ nhưng chỉ nhìn được sự độc ác, tàn nhẫn của cha, còn bé nên chưa hiểu lẽ đời

    → Hình ảnh những đứa trẻ sống trong bạo lực

    *Nghệ sĩ Phùng

    + Người có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm

    + Người lính vào sinh ra tử nên căm ghét áp bức, bất công, làm mọi thứ vì cái thiện, lẽ công bằng

    + Thấu hiểu, đồng cảm với mọi vui buồn, cay đắng ở đời

    → Người có tâm hồn nghệ sĩ, giàu lòng trắc ẩn, sự thấu hiểu


    Câu 5 (trang 78 sgk ngữ văn 12 tập 2)

    Cách xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm có nét độc đáo:

    + Tạo ra tình huống truyện bất ngờ: phía sau cảnh tượng như mơ là hình ảnh thô bạo của gã đàn ông vũ phu. Điều đó khiến Phùng, người nghệ sĩ nhạy cảm ngạc nhiên.

    + Sau đó, Phùng được chứng kiến hình ảnh những đứa con của người đàn bà hàng chài cư xử trước hành động hung bạo của cha đối với mẹ, tâm hồn nghệ sĩ đã có sự thay đổi cách nhìn nhận

    + Qua cuộc trò chuyện với người đàn bà hàng chài anh hiểu sâu sắc hơn về nguyên nhân của sự cam chịu của người đàn bà ấy

    - Ý nghĩa: Nguyễn Minh Châu xây dựng được tình huống ở đó bộc lộ mọi mối quan hệ, khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách, tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm

    Tình huống truyện mang ý nghĩa của việc khám phá, phát hiện đời sống


    Câu 6 (trang 78 sgk ngữ văn 12 tập 2)

    Ngôn ngữ người kể chuyện

    + Thông qua nhân vật Phùng, tạo điểm nhìn trần thuật sắc sảo, độc đáo, tăng cường khả năng khám phá đời sống, lời kể trở nên khách quan, chân thật, thuyết phục

    - Ngôn ngữ nhân vật phù hợp với đặc điểm tính cách từng người

    - Ngôn ngữ kể chuyện linh hoạt, sáng tạo


    Luyện tập

    Nhân vật gợi lên ấn tượng sâu sắc nhất là nhân vật Phùng- người nghệ sĩ đi tìm cái đẹp

    - Xuất phát từ trái tim chân thành, tinh tế của người nghệ sĩ chân chính khi đi tìm cái đẹp

    - Có sự thấu hiểu, đồng cảm với con người, và đi tìm nguyên nhân sâu xa của vấn đề

    - Nhìn ra được vẻ đẹp ẩn giấu sâu bên trong tâm hồn của con người

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Câu 1 (trang 78 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

    *Cảm nhận của Phùng về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mờ sương:

    - Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên:

    + Vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất hội họa: bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ với màu sắc bầu sương mù trắng như sữa…ánh mắt trời chiếu vào, hình ảnh chấm phá với vài bóng người…một con dơi.

    + Vẻ đẹp hài hòa, toàn bích: từ đường nét đến ánh sáng…bóp thắt vào.

    - Cảm nhận và đánh giá của Phùng: cảnh “đắt” trời cho, vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích, cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh…, trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.

    => Tâm trạng của người nghệ sĩ bối rối, tim như bóp thắt lại → xúc động mãnh liệt trước khoảnh khắc trong ngần của thiên nhiên. Đó là hạnh phúc lớn nhất của người nghệ sĩ. Cái hạnh phúc của khám phá và sáng tạo của sự cảm nhận cái đẹp diệu kì tột độ.


    Câu 2 (trang 78 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

    * Thái độ của Phùng trước những điều diễn ra ở gia đình hàng chài:

    - Phát hiện đầy nghịch lí: bức tranh cảnh bạo lực gia đình đối lập với bức tranh thiên nhiên. + Người đàn ông dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà.

    + Người đàn bà cam chịu không hề kêu lên một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn

    + Đứa con vì thương mẹ nhảy xổ vào đánh trả nhưng bị hai cái tát từ người cha ngã nhào.

    + Người mẹ ôm con vào lòng, buông ra, chắp tay lái lấy vái để rồi ôm con vào, rồi lại buông ra trở về chiếc thuyền.

    - Cảm xúc nhân vật Phùng:

    + Kinh ngạc

    + Đứng há hốc mồm ra nhìn trong mấy phút đầu

    + Vứt chiếc máy ảnh xuống đất định chạy nhà tới can ngăn

    + Ngớ ngác, bần thần khi chiếc thuyền đi mất

    => Nghệ sĩ Phùng cay đắng, xót xa nhận ra một cảnh đời ngang trái, bi kịch trong gia đình thuyền chài.


    Câu 3 (trang 78 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

    * Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án nói lên nhiều điều phải suy ngẫm:

    - Câu chuyện của người đàn bà:

    + Bất chấp việc bị chồng hành hạ đã lâu nhưng người đàn bà van xin tòa đừng bắt chị bỏ chồng.

    + Chị kể lại cuộc đời nhiều thiệt thòi, đau khổ của mình

    + Những niềm vui, hạnh phúc nhỏ bé khi nhìn đàn con

    - Những điều rút ra từ câu chuyện trên:

    + Câu chuyện bi kịch gia đình tàn của người đàn bà là hiện thực khó khăn con người phải đối mặt hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống ngoài kia. Nó không hề thi vị, dễ chịu như phát hiện ngọt ngào về cái đẹp thuần túy mà Phùng trải nghiệm.

    + Người đàn bà tưởng chừng cam chịu, ngu dốt, yếu đuối hóa ra lại là người bản lĩnh, thấu hiểu lẽ đời, giàu đức hi sinh và sống cho con chứ không sống cho mình.

    + Không thể nhìn đời, nhìn người một cách giản đơn, dễ dãi mà phải có cái nhìn đa chiều đa diện để hiểu đúng bản chất của đối tượng và phát hiện những vẻ đẹp tiềm ẩn sâu xa sau lớp vẻ ngoài xù xì, thô nhám của cuộc sống.


    Câu 4 (trang 78 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

    * Người đàn bà vùng biển:

    - Ngoại hình: trạc 40 tuổi, mặt rỗ, thô kệch

    - Cam chịu, chịu đựng mọi đớn đau, khi bị chồng đánh, người mẹ hi sinh vì những đứa con.

    - Yêu thương con, chấp nhận hi sinh vì con,

    => Giàu lòng thương yêu gia đình, lòng vị tha, đức hi sinh. Lấy hạnh phúc của các con làm hạnh phúc cho mình.

    * Người chồng độc ác:

    - Ngoại hình: tấm lưng rộng và cong, tóc tổ quạ, chân đi chữ bát, quần áo xộc xệch

    - Ban đầu: hiền lành, cục mịch

    - Khi cuộc sống quá khó khăn, nghèo đói, đông con, sinh ra độc ác, tàn nhẫn. Hắn đánh vợ để giải tỏa áp lực.

    => Vừa là nạn nhân của cuộc sống nghèo khổ vừa là thủ phạm gây nên bao đau khổ cho chính những người thân của mình, đáng lên án.* Chị em thằng Phát:

    - Chị thằng Phác, một cô bé yếu ớt mà can đảm, đã phải vật lộn để tước con dao trên tay thằng em trai, không làm một việc trái với luân thường đạo lý.

    - Còn thằng Phác lại thương mẹ theo kiểu một đứa con còn nhỏ, theo cái cách một đứa con trai vùng biển. Hình ảnh thằng Phác vẫn khiến người ta cảm động bởi tình thương mẹ dạt dào.

    => Bất hạnh khi chứng kiến cảnh bạo lực gia đình.

    * Phùng:

    - Phùng vốn là một người lính chiến từng vào sinh ra tử, anh căm ghét mọi sự áp bức, bất công, sẵn sàng làm tất cả vì điều thiện, lẽ công bằng. Anh thực sự xúc động, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của thuyền biển bình minh. Một người nhạy cảm như anh tránh sao khỏi nỗi tức giận khi phát hiện ra là đằng sau cảnh đẹp chiếc thuyền ngoài xa là sự bạo hành của cái xấu, cái ác.

    - Trước cuộc trò chuyện với người đàn bà, Phùng nhìn đời nhìn nghệ thuật một cách giản đơn nhưng sau đó anh rút ra cho mình bài học phải có cái nhìn đa chiều đa diện để thấu hiểu đúng bản chất của cuộc sống, phải đặt nghệ thuật giữa cuộc đời.


    Câu 5 (trang 78 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

    - Cốt truyện độc đáo được xây dựng trên những phát hiện liên tục nối tiếp nhau:

    + Phát hiện vẻ đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh khi chiếc thuyền ở xa.

    + Phát hiện cảnh tàn khốc của gia đình hàng chài khi chiếc thuyền lại gần.

    + Phát hiện vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà qua cuộc trò chuyện ở tòa án.

    => Ý nghĩa: Nguyễn Minh Châu đã xây đựng được tình huống mà ở đó bộc lộ mọi mối quan hệ, bộc lộ khả năng ứng xử, thứ thách phẩm chất, tính cách, tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm và cả trong cuộc đời nhân vật. Tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện đời sống.


    Câu 6 (trang 78 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

    - Người kể chuyện ở đây là nhân vật Phùng, hay nói đúng hơn, đó là sự hoá thân của tác giả vào nhân vật Phùng. Việc chọn người kể chuyện như thế đã tạo ra một điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng khám phá đời sống của tình huống truyện, lời kể chuyện trở nên khách quan, chân thật, giàu sức thuyết phục.

    - Ngôn ngữ các nhân vật ở đây vừa sinh động vừa phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người.

    + Ngôn ngữ người đàn ông: cục cằn, thô lỗ

    + Người đàn bà: dịu dàng, cam chịu, xót xa, trải đời.

    => Việc sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt, sáng tạo như thế đã góp phần khắc sâu thêm chủ đề- tư tưởng của truyện ngắn.


    Luyện tập

    Nhân vật nào trong truyện để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?

    Dàn bài:

    a. Nhân vật Phác

    - Nguyễn Minh Châu xây dựng hình tượng 1 người dám cầm dao đe dọa bố mình, hay đánh lại bố mình vì không chấp nhận được hành vi vũ phu của bố đánh mẹ, vì bênh vực người mẹ đầy lòng hy sinh vì con

    - Phác - chất phác thẳng thắn là người con hiểu biết, giàu tình cảm tuy lòng cậu đầy vết xước bầm dập trong trái tim. Lòng thằng bé vẫn hết mực yêu thương mẹ và bố của mình nhưngg nó cũng rất rạch ròi, cương quyết với hành động sai trái của bố khi đối xử tàn bạo với người mẹ của nó.

    b. Nhân vật Phùng: Nhân vật Phung là kiểu nhân vật tiêu biểu trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu: kiểu nhân vật nhận thức. Qua những sự việc xảy ra trong truyện, nhân vật dần nhận ra được điều gì đó thật sâu sắc, khác hẳn với những gì anh ta nghĩ lúc đầu.

    - Phùng – một trái tim nghệ sĩ thăng hoa trước cái đẹp

    - Phùng – một trái tim nghệ sĩ trước cuộc đời.


    Tóm tắt

    Nhận nhiệm vụ từ trưởng phòng, Phùng phải đi về miền Trung thực hiện bộ ảnh để chào đón năm mới. Đây cũng là địa điểm mà anh từng tham chiến trong thời gian chống Mỹ. Sau một tuần “phục kích” và phát hiện ra “cảnh đắt trời cho” Phùng quyết định chọn chủ đề cho bộ lịch đó là chiếc thuyền đánh cá trong một buổi sáng bình minh. Khi đã hoàn thành bộ ảnh, anh quay về thì chứng kiến cảnh tượng người đàn ông hàng chài to lớn đang đánh đập người phụ nữ. Đứa con tên Phác chạy ra can ngăn. Cứ thế cảnh tượng đó diễn ra liên tiếp, không thể chịu được Phùng quyết định ngăn cản thì bị người đàn ông đánh bị thương. Ngay sau đó, Chánh án Đẩu - bạn của Phùng mời người đàn bà hàng chài lên tòa án huyện để giải quyết. Tại đây Đẩu khuyên người đàn bà hàng chài bỏ người chồng vũ phu kia. Người đàn bà giải thích lí do vì sao chồng đánh và kể về người chồng của mình. Phùng và Đẩu hiểu ra rằng mặc cho bị ngược đãi về thể xác nhưng cả người đàn bà và những đứa con cần người đàn ông gánh vác trách nhiệm gia đình và nuôi sống gia đình. Phùng nhận ra nhìn nhận mọi việc đơn giản bằng vẻ ngoài không thôi thì chưa đủ.


    Bố cục

    Bố cục (2 phần)

    - Phần 1: Từ đầu đến "chiếc thuyền lưới vó đã biến mất": Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng.

    - Phần 2: Còn lại: Câu chuyện của người đàn bà hàng chài


    Nội dung chính

    Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra sự thật: đằng sau bức ảnh rất đẹp về chiếc thuyền trong sương sớm mà anh tình cờ chụp được là số phận đau đớn của người phụ nữ và bao ngang trái trong một gia đình hàng chài. Chiếc thuyền ngoài xa mang đến một bài học đúng đắn về cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. TÓM TẮT CỐT TRUYỆN

    Chiếc thuyền ngoài xa là một truyện ngắn in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu. Với ngôn ngữ giản dị của đời thường, truyện kế lại chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của nhân vật này về nghệ thuật và cuộc đời.

    Để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển, trưởng phòng đề nghị nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đi thực tế nhằm chụp bố sung một bức ảnh cảnh biển sáng có sương mù. Phùng tới một vùng biển từng là chiến trường xưa của một thời chống Mĩ. Anh muốn sẵn dịp này đến thăm Đẩu bạn chiến đâu cũ hiện đang là chánh án tòa án huyện nơi đó. Gần một tuần lễ nghĩ suy kiếm tìm, Phùng dã chụp được một tấm ảnh thật đẹp và toàn bích cảnh thuyền đánh cá và thú lưới vào lúc bình minh. Nhưng diều bất ngờ với anh là từ chiếc thuyền ngoài xa tuyệt vời thư mộng ấy, lại có một cặp vợ chồng hàng chài, người chồng vũ phu thô bạo thẳng tay quật vợ chỉ đế giải tỏa nỗi uất ức buồn khổ của riêng mình. Phùng chưa kịp ra tay can ngăn thì Phác, con' trai họ, đã kịp đến dế’ che chở mẹ. Biết Phùng chứng kiến sự thô bạo tàn nhẫn của cha mình, Phác đâm ra căm ghét anh. Cũng chỉ ba hôm sau, Phùng lại chứng kiến cảnh ây tái diễn. Lần này, cô chị tước đoạt con dao găm mà đứa em trai là Phác định sử dụng đế làm vũ khí bảo vệ mẹ. Quá bất ngờ, Phùng đứng ra buộc lão đàn ông không được tái diễn hành động độc ác. Lão dàn ông hành hung Phùng. Anh bị thương và được đưa về trạm y tế của tòa án huyện, ơ đây, anh đã được nghe vừa ngỡ ngàng vừa thông cảm với câu chuyện của người đàn bà hàng chài. Dù có bị đánh tàn bạo đến đâu mụ vẫn cần có chồng, nói rõ hơn là cần một người đàn ông sức vóc trên chiếc thuyền ngoài khơi để kiếm sông nuôi đàn con. Nghe lời mụ, Phùng thấm thìa rằng không thế giản dơn và sơ lược khi nhìn nhận mọi hiện tượng của cuộc đời.


    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1

    Phát hiện thứ nhất của nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy thơ mộng.

    Sau mấy buổi sáng “phục kích”, gần một tuần lễ suy nghĩ, tìm kiếm Phùng đã phát hiện ra một cảnh thật ưng ý. Chưa bao giờ, suốt một đời cầm máy ảnh, anh được thấy một cảnh “đất” trời cho như vậy: “Trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào. Chẳng biết ai đó lần đầu đã phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức'? Trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”. Đó là hạnh phúc lớn nhất của người nghệ sĩ. Cái hạnh phúc của khám phá và sáng tạo của sự cảm nhận cái đẹp diệu kì tột độ. Trong giây phút ấy, giây phút bắt gặp cái tận thiện, tận mĩ, anh thấy tâm hồn mình trong trẻo tinh khôi kì lạ như vừa được gột rửa bởi cái đẹp hài hòa lãng mạn từ hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa giữa trời biển mờ sương huyền ảo.


    Câu 2

    Phát hiện thứ hai của nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh mang đầy nghịch lí. Đó là từ cảnh thuyền và biển thật đẹp từng đem đến cho anh khoảnh khắc hạnh phúc tuyệt vời của sự khám phá và sáng tạo lại xuất hiện những cái thật xấu, cực kì xấu. Từ chiếc thuyền ngoài xa đẹp như trong mơ ấy đã xuất hiện một người đàn bà xấu xí mệt mỏi, cam chịu; một lão đàn ông thô bạo độc ác, dữ dằn thẳng tay đánh đập vợ và coi việc đó như một phương cách để giải tỏa nỗi uất ức, buồn khổ của mình. Xuất thân là một người lính cầm súng chiến đấu bảo vệ đất nước, bảo vệ cảnh thuyền biển bao la, Phùng bất bình khi chứng kiến hành động độc ác của lão đàn ông. Nhưng anh chưa kịp xông ra can thiệp thì Phác, dứa con trai của lão, đã kịp đến đế che chở cho người mẹ đáng thương của minh. Chỉ ba hôm sau, khi lại phải chứng kiến cảnh đau lòng ấy, Phùng mới thể hiện được bản chất người lính là không thể vô cảm trước sự bạo hành của cái ác, cái xấu. Phùng xông ra buộc lão đàn ông phải chấm dứt hành động tội ác. Lão đàn ông đánh trả khiến Phùng bị thương phải đưa ve trạm y tế của tòa án huyện, nơi đây có Đẩu bạn chiến đấu ngày xưa của anh. Lúc này, người nghệ sĩ nhiếp ảnh bỗng cay đẵng nhận ra rằng những cái xấu, cái ác, những bi kịch của gia đình thuyền chài kia là bản chất của thực sự sau vẻ ngoài đẹp đẽ của những bức ảnh diệu kì mà anh vừa dày công chụp được.


    Câu 3

    Câu chuyện của người đàn bà làng chài ở tòa án huyện là câu chuyện về sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. Câu chuyện này đã giúp cho Phùng, cho Đẩu hiểu rõ được duyên cớ của những điều tưởng chừng như rất mực vô lí khó thể tin được. Người đàn bà trạc ngoài bốn mươi thô kệch rỗ mặt, luôn xuất hiện với “khuôn mặt mệt mỏi”, gợi lên vẻ nhọc nhằn lam lũ. Bà thường xuyên bị chồng đánh đập hành hạ thật khôn khổ “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”, nhưng bà vẫn nhẫn nhục cam chịu “không hề kêu một tiếng, không chống trả, không tìm cách trốn chạy”. Bà vẫn nhất quyết không chịu li thân, mà tự nguyện gắn bó trọn đời với lão đàn ông vũ phu hung bạo ấy. Nguyên do? Phải nghe lời bày giãi thật tình của bà người ta mới biết trong cuộc kiếm sống đầy khó khăn gian khổ trên chiếc thuyền ngoài khơi biển xa cần phải có một người đàn ông khỏe mạnh và biết nghề. Phải có thế thì đàn con của bà mới sống và lớn lên được. Nghĩa là nguồn gốc mọi sự chịu đựng hi sinh của người đàn bà hàng chài này là tình thương không giới hạn đô'i với những đứa con “đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông dể chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa... phải sống cho con chứ không thể sống cho mình...”.


    Bởi vậy, nếu nhìn nhận vấn đề một cách giản đơn, người ta chỉ cần yêu cầu người đàn bà bất hạnh li hôn là xong. Nhưng nếu hiểu sự việc cặn kẽ, thấu đáo thì mới thây cách xử sự của bà ấy là không thể khác được. Sự cam chịu nhẫn nhục của người đàn bà làng chài thật đáng đế’ mọi người chia sẻ, cảm thông. Qua câu chuyện có thể rút ra một điều thấm thìa là không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận mọi hiện tượng của cuộc đời.


    Câu 4

    Trong truyện này, nét độc đáo trong cách xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu là cách tạo tình huống đặc sắc mang đậm ý nghĩa khám phá phát hiện về đời sống. Chúng ta đều biết đối với nghệ thuật truyện ngắn, điều có ý nghĩa then chốt là tạo ra được một tình huống mới lạ độc đáo để làm nổi bật vấn đề, nổi bật tâm trạng, tư tưởng, tính cách của nhân vật và chủ đề của tác phẩm. Một truyện ngắn đặc sắc là nhờ được tổ chức chung quanh một tình huống như vậy. Tất cả mọi chi tiết, tình tiết đều xoay quanh tình huống ấy trong một kết cấu chặt chẽ.


    Truyện Chiếc thuyền ngoài xa đã tạo ra được một tình huống như vậy. Đó là tình huống Phùng chứng kiến lão đàn ông đánh vợ. Rõ ràng là trước sự việc Phùng nhìn nhận đời bằng cặp kính màu của một nhà nghệ sĩ nhiếp ảnh. Anh hạnh phúc, sây mê cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu, cái tận thiện tận mĩ “trời cho” của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa giữa trời biển ban mai mờ sương. Cũng chính giây phút anh chiêm nghiệm “bản chát cái đẹp chính là đạo đức” ấy, anh đã chứng kiến từ đó bước ra một người đàn bà xấu xí mệt mỏi cam đành; một lão đàn ông thô kệch hung bạo độc ác, rồi lão đàn ông thẳng Lay đánh vợ một cách dã man và vô lí. Sự bạo hành của cái ác lặp lại một lần nữa, Phùng không chỉ thấy thái độ cam chịu đầy nhẫn nhục của người đàn bà mà còn thấy được cả thái độ và hành động của chị em thằng Phác trước sự dữ dằn độc ác của cha đối với mẹ. Từ đây nhà nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng có cái nhìn đời khác hẳn. Nhất là sau khi nghe được lời giãi bày thiệt tình của người đàn bà hàng chài, anh đã hiểu rõ hơn, hiểu ngọn nguồn hơn những cái ngang trái trong gia đình thuyền chài ấy. Anh thông cảm và hiểu sâu sắc hơn tính cách của người đàn bà đáng thương, của chị em thằng Phác và hiểu thêm cả Đẩu người đồng đội cũ của mình, chính bản thân mình. Đủ thây tình huống truyện đã được tác giả càng lúc càng đẩy lên cao trào, càng lúc càng xoáy sâu hơn đề khám phá, phát hiện tính cách các nhân vật, khám phá phát hiện sự thật cuộc sống.


    Câu 5

    Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, ngoài nghệ thuật kết cấu độc đáo cách triển khai cốt truyện rất sáng tạo như đã nói còn khắc họa nhân vật khá sắc sảo nhờ ngôn ngữ người kế chuyên và ngôn ngữ nhân vật. Người kể chuyện trong truyện này chính là nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. Đây là nhân vật có thể nói là sự hóa thân của tác giả. Chính việc chọn một nhân vật làm người kề chuyện như thế đã tạo ra một điểm nhìn trần thuật vừa sắc sảo, sinh động vừa khách quan, trung thực giàu sức thuyết phục đối với người đọc.

    Ngôn ngữ của nhân vật ở đây vừa sinh động vừa phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người. Chẳng hạn ngôn ngữ của lão đàn ông với giọng điệu lời lẽ thô bỉ, tục tằn, độc ác. Trái lại, lời lẽ của người đàn bà dịu dàng mềm mỏng đau xót khi đối thoại với con, khi nói về thân phận cua mình thì đau đớn thấu hiểu lẽ đời. Ngôn ngữ của Đẩu ở tòa án huyện thì nhiệt tình tốt bụng...

    Việc sử dụng ngôn ngữ sắc sảo, phù hợp, sinh dộng như thế đã làm cho chủ đề tư tưởng của tác phẩm được khắc sâu hơn.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    1. Tác giả

    Nguyễn Minh Châu (1930-1989). quê ở làng Thơi xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đầu năm 1950, ông ra nhập quân đội, theo học trường sĩ quan lục quân Trần Quốc Tuấn. Từ năm 1952 đến 1958, ông công tác tại Sư đoàn 320. Năm 1962, ông về phòng Văn nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ quân đội.
    Tác phẩm chính: Cửa sông (tiểu thuyết, cửa sông 1967), Những vùng trời khác nhau (truyện ngắn 1970), Dấu chân người lính (tiểu thuyết 1972), Miền cháy (tiểu thuyết 1977), Lửa từ những ngôi nhà (tiểu thuyết 1977), Những người đi từ rừng ra (tiểu thuyết 1982), Mảnh đất tình yêu (tiểu thuyết 1987). Ông cũng có nhiều sáng tác vết cho thiếu nhi như: Từ giã tuổi thơ (tiểu thuyết 1974), Những ngày lưu lạc (tiểu thuyết 1981), Đảo đá kỳ lạ (tiểu thuyết 1985) và một tập tiểu luận phê bình Trang giấy trước đèn (1994). Đặc biệt, với tác phẩm Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bến quê (1985), Chiếc thuyền ngoài xa (1987)
    Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Năm 2000, ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật


    2. Tác phẩm

    Được viết năm 1983, 4 năm sau tác phẩm mới được xuất bản
    Chiếc thuyền ngoài xa in đậm phong cách tự sự - triết lý của Nguyễn Minh Châu. Với ngôn ngữ dung dị đời thường, truyện kể lại chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời

    3. Tóm tắt tác phẩm: Nhận yêu cầu từ trưởng phòng, Phùng - một nhiếp ảnh gia nghệ thuật đi đến một vùng ven biển miền Trung (nơi đây cũng là nơi Phùng đã từng chiến đấu) để chụp ảnh cho cuốn lịch năm mới. Sau một thời gian phục kích”, anh đã phát hiện và chụp được một cảnh đắt trời cho” - đó là cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong biển sớm mờ sương. Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, anh đã ngạc nhiên đến sững sờ khi chứng kiến từ chính chiếc thuyền đó cảnh người chồng vũ phu đang đánh đập vợ mình một cách dã man, đứa con vì muốn bảo vệ mẹ đã đánh trả lại cha mình. Những ngày sau, cảnh tượng đó lại tiếp diễn và lần này anh đã ra tay can thiệp. Theo lời mời của chánh án Đẩu (một người đồng đội cũ của Phùng) người đàn bà hàng chài đã đến toà án huyện. Tại đây, người phụ nữ ấy đã từ chối sự giúp đỡ của Đẩu và anh, nhất quyết không bỏ người chồng vũ phu. Chị đã kể câu chuyện về cuộc đời mình và đó cũng là lí do giải thích cho sự từ chối trên. Rời khỏi vùng biển với khá nhiều bức ảnh, Phùng đã có một tấm được chọn vào bộ lịch tĩnh vật hoàn toàn” về thuyền và biển” năm ấy. Tuy nhiên, mỗi lần đứng trước tấm ảnh, Phùng đều thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai và nếu nhìn lâu hơn bao giờ anh cũng thấy hình ảnh người đàn bà nghèo khổ, lam lũ bước ra từ tấm ảnh.


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Câu 1: Trang 78 sgk ngữ văn 12 tập 2

    Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy thơ mộng. Anh đã cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của Chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mờ sương?

    Bài làm:
    Phát hiện thứ nhất của nhân vật người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đầy thơ mộng. Để có tấm lịch nghệ thuật về thuyền và biển theo yêu cầu của trưởng phòng, Phùng đã tới một vùng biển từng là chiến trường cũ mà anh từng tham gia chiến đấu. Anh đã dự tính bố cục, phục kích mấy buổi sáng. Giây phút ấy đã tới, đôi mắt nhà nghề của người nghệ sĩ đã phát hiện ra một vẻ đẹp trời cho trên mặt biển sớm mờ sương, một cảnh đẹp mà cả đời bấm máy có lẽ anh chỉ bắt gặp được một lần. Nó đẹp. như một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mái thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào hầu sương mù màu trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mũi khum khum, đang hướng mặt vào bờ.
    Tất cả bức tranh đó từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thật đơn giản và toàn bích. Đứng trước một sản phẩm nghệ thuật tuyệt vời của hóa công, người nghệ sĩ trở nên bối rối và trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào. Chưa hết, trong giây lát, người nghệ sĩ còn khám phá thấy cái chân lí của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn. Không cần lựa chọn xê dịch gì nữa, anh bấm liên thanh một hồi hết một phần tư cuốn phim với cảm giác hạnh phúc tràn ngập tâm hồn. Đây chính là sự nhạy cảm của trái tim người người nghệ sĩ. Dường như trong hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa giữa biển trời mờ sương, anh đã bắt gặp cái tận Thiện, tận Mĩ, thấy tâm hồn mình như được gột rửa, trở nên trong trẻo, tinh khôi bởi cái đẹp hài hòa, lãng mạn của cuộc đời. Anh yên tâm ngày mai có thể lên tàu trở về. Câu chuyện đến đây vẫn chưa có gì đặc biệt, chưa có đột biến.


    Câu 2: Trang 78 sgk ngữ văn 12 tập 2
    Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy nghịch lí. Anh đã chứng kiến và có thái độ như thế nào trước những gì diễn ra ở gia đình làng chài?
    Bài làm:
    Phát hiện thứ hai của nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh lại đầy nghịch lí, nó bất ngờ và trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống. Phùng đã chứng kiến từ chiếc ngư phủ đẹp như trong mơ ấy bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi, cam chịu và một lão đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác, coi việc đánh vợ là một phương thức để giải tỏa những uất ức, đau khổ: chẳng nói chẳng rằng, lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng đau đớn: “Mày chết đi. cho ông nhờ, chúng mày chết đi cho ông nhờ”. Khi chứng kiến cảnh đó, anh kinh ngạc đến mức trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn. Sở dĩ anh có thái độ như vậy vì lúc trước anh từng có cái khỏanh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh mang lại, anh đã từng chiêm nghiệm bản thân cái đẹp chính là đạo đức vậy mà cảnh anh vừa bắt gặp trên mặt biển lại chẳng phải là đạo đức, là chân lí của sự toàn thiện.
    Phùng từng là người lính cầm súng chiến đấu để có được vẻ đẹp thanh bình của đất nước nên anh không thể chịu đựng được khi chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ một cách dã man, tàn bạo như vậy nên đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới. Ba hôm sau, Phùng lại chứng kiến cảnh người đàn ông đánh vợ. Sau khi nhìn những cảnh đó diễn ra ngay trước mắt thì Phùng đã thể hiện bản chất của người lính là không thể làm ngơ trước sự bạo hành của cái ác nên đã xông ra can ngăn và đã bị người đàn ông đánh cho bị thương phải trở về trạm y tế của tòa án huyện


    Câu 3: Trang 78 sgk ngữ văn 12 tập 2
    Câu chuyện của người đàn bà tại tòa án huyện nói lên điều gì?
    Bài làm:
    Đó là câu chuyện về cuộc đời nhiều bí ẩn và éo le của một người đàn bà hàng chài nghèo khổ, lam lũ…Theo lời mời của Đẩu, chánh án toà án huyện, người đàn bà hàng chái đã có mặt ở toà án huyện. Trước lời đề nghị và giúp đỡ của Đẩu và Phùng, người đàn bà dứt khoát từ chối. Chị đau đớn đánh đổi bằng mọi giá để không bỏ lão chồng vũ phu dù “quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được”. Tại toà án, chị kể về cuộc đời mình và gián tiếp giải thích lí do vì sao chị nhất quyết không thể bỏ lão chồng vũ phu: thứ nhất, gã chồng ấy là chỗ dựa quan trọng trong cuộc đời những người hàng chài như chị, nhất là khi biển động, phong ba.


    Thứ hai, chị cần hắn, bởi vì còn phải cùng nhau nuôi những đứa con. Thứ ba, trên thuyền, có những lúc vợ chồng, con cái sống hoà thuận, vui vẻ. Nếu ban đầu mới đến toà, chị sợ sệt, lúng túng, một lạy quý toà, hai lạy quý toà thì sau khi nghe lời khuyên của Đẩu, chị trở nên mạnh dạn, chủ động. Chị bác bỏ ngay lời đề nghị của vị chánh án và của người nghệ sĩ: “các chú đâu phải người làm ăn (…) cho nên các chú đâu có biết cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc (…) bởi các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông”. Cách xưng hô của chị cũng trở nên gần gũi, thân mật hơn. Chị không còn xưng hô “con – quý toà” mà tự xưng là “chị” và gọi Phùng, Đẩu là “các chú”. Nguyên nhân của sự thay đổi ấy là vì chị đã cảm nhận được thiện ý của hai người và có lẽ còn là sự cảm thông của chị cho sự nông nổi, ngây thơ của họ.


    Câu chuyện đã giúp nghệ sĩ Phùng hiểu về người đàn bà hàng chài (một phụ nữ nghèo khổ, nhẫn nhục, sống kín đáo, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, có tâm hồn đẹp đẽ, giàu đức hi sinh và lòng vị tha); về người chồng của chị(bất kể lúc nào thấy khổ quá là lôi vợ ra đánh); chánh án Đẩu (có lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ công lí nhưng kinh nghiệm sống chưa nhiều) và về chính mình (sẵn sàng làm tất cả vì sự công bằng nhưng lại đơn giản trong cách nhìn nhận, suy nghĩ). Trước khi nghe câu chuyện của người đàn bà, thái độ của anh rất cương quyết. Anh tin ở lời khuyên đúng đắn và đầy sức thuyết phục của mình: “chị không sống nổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy đâu”.Nhưng khi nghe xong câu chuyện “một cái gì đó vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển, lúc này trông Đẩu rất nghiêm nghị và đầy suy nghĩ”. Có lẽ giải pháp “bỏ chồng” mà Đẩu áp dụng trong trường hợp của người đàn bà này là không ổn.


    Trong hoàn cảnh ấy, cách hành xử của chị ta dường như là không thể nào khác. Cũng như Đẩu, nghệ sĩ Phùng im lặng sau câu chuyện của người đàn bà. Có lẽ, người nghệ sĩ nhiếp ảnh cũng đang trầm ngâm suy nghĩ những gì vừa xảy ra. Lúc này, Phùng vỡ ra được nhiều điều, hiểu rõ hơn về người đàn bà, về Đẩu và về cả chính mình. Người đàn bà thất học, quê mùa không hề cam chịu một cách vô lí, không hề nông nổi một cách ngờ nghệch mà thực ra chị ta là người rất sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời. Trong khổ đau, cơ cực, chị biết chắt chiu từng giọt của hạnh phúc đời thường. Chị luôn sống với tâm niệm thiêng liêng là: “sống cho con chứ không thể sống cho mình”. Qua câu chuyện của người đàn bà làng chài, tác giả giúp người đọc hiểu rõ: không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng của đời sống.


    Câu 4: Trang 78 sgk ngữ văn 12 tập 2
    Nêu cảm nghĩ về các nhân vật: Người đàn bà vùng biển; lão đàn ông độc ác, chị em thằng Phác; người nghệ sĩ nhiếp ảnh.
    Bài làm:
    về người đàn bà vùng biển: tác giả gọi một các phiếm định “người đàn bà”, điều tác giả gây ấn tượng chính là số phận của chị. Ngoại 40, thô kệch, mặt rỗ, xuất hiện với “khuôn mặt mệt mỏi”; người đàn bà gợi ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, nhiều cay đắng. Bà thầm lặng chịu mọi đau đớn khi bị chồng đánh không kêu lên một tiếng, không chống trả, không trốn chạy “tình thương con cũng như nỗi đau, sự thâm trầm trong cái việc hiểu thấu các lẽ đời hình như mụ chẳng để lộ ra bên ngoài”... Nhưng bên trong cái hình thức xấu xí ấy lại là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ lượng, giàu đức hi sinh.


    Người đàn bà hàng chài rất hiểu chồng và thương chồng, cái gã đàn ông cục tính hễ mở miệng ra là đòi giết vợ, giết con, là nguyền rủa: Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!. Theo lời chị ta kể thì chồng chị hồi còn trẻ là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm và không biết uống rượu. Anh ta không chịu đi lính để lấy tiền nuôi vợ con mà cam chịu cuộc sống vất vả của dân chài. Sau giải phóng, cuộc sống khó khăn, thiếu thốn kéo dài là nguyên nhân biến tính nết cục cằn của anh ta thành hung bạo. Anh ta giải tỏa sự bức bối, căng thẳng bằng cách thường xuyên đánh vợ. Khi lũ con còn nhỏ, anh ta đánh vợ ngay tại thuyền. Đến lúc chúng đã lớn, người vợ xin chồng cho lên bờ để chịu đòn.


    Theo suy nghĩ của chị thì trong hoàn cảnh đông con, túng quẫn, những người đàn ông hàng chài nếu không đánh vợ cho hả giận thì cũng uống rượu để giải sầu. Người đàn bà ấy cũng rất tự trọng. Sau khi biết hành động vũ phu của chồng mình đã bị đứa con trai và người khách lạ (nghệ sĩ Phùng) chứng kiến, chị thấy đau đớn, vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã. Chắc chắn đây không chì là sự đau đớn về thể xác. Giọt nước mắt đau khổ của người đàn bà đã ứa ra. Đó là giọt nước mắt của nhọc nhằn và chịu đựng. Bên trong vẻ cam chịu, nhẫn nhục ấy là tính cách can đảm, cứng cỏi và khát vọng hạnh phúc dù nhỏ nhoi nhưng thật cảm động, ở tòa án huyện, chính người đàn bà ấy đã đem đến cho Phùng và Đẩu những suy nghĩ, xúc cảm mới về người đàn ông độc ác: cuộc sống đói nghèo, lam lũ đã biến “anh con trai” cục tính nhưng hiền lành xưa kia thành một người chồng vũ phu. Lão đàn ông “mái tóc tổ quạ”, “chân chữ bát”, “hai con mắt đầy vẻ độc dụ vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ, vừa là thủ phạm gây nên bao đau khổ cho người thân của mình”.


    Chị em thằng Phác: bị đẩy vào tình thế khó xử khi ở trong hoàn cảnh ấy. Chị thằng Phác, một cô bé yếu ớt mà cam đảm, đã phải vật lộn để tước con dao trên tay thằng em trai, ngăn em việc trái luân thường đạo lí. Cô bé là điểm tựa vững chắc của người mẹ đáng thương, cô đã hành động đúng khi cản được việc làm dại dột của đứa em, lại biết chăm sóc, lo toan khi mẹ phải đến toàn án huyện. Thằng Phác thương mẹ theo kiểu một cậu bé con còn nhỏ, theo cách một đứa con trai vùng biển. Nó “lặng lẽ đưa mấy ngọn tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lấy đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt”; “nó tuyên bố với các bác ở xưởng đóng thuyền rằng nó còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ nó không bị đánh”. Hình ảnh thằng Phác khiến người đọc cảm động bởi tình thương mẹ dạt dào.


    Nghệ sĩ nhiếp ảnh: vốn là người lính thường vào sinh ra tử. Phùng căm ghét mọi sự áp bức, bất công, sẵn sàng làm tất cả vì điều kiện, lẽ công bằng. Anh xúc động ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của thuyền và biển lúc bình minh. Một người nhạy cảm như anh tránh sao khỏi nỗi tức giận khi phát hiện ra sự bạo hành của cái xấu, cái ác ngay sau cảnh đẹp huyền ảo trên biển. Hơn bao giờ hết. Phùng hiểu rõ: trước khi một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy làm một người biết yêu ghét, vui buồn trước mọi lẽ đời thường tình, biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với con người.


    Câu 5: Trang 78 sgk ngữ văn 12 tập 2
    Cách xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm này có nét gì độc đáo?
    Bài làm:
    Cách xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu nằm ở chính cách tạo tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. tình huống Phùng chứng kiến cảnh lão già đánh vợ là một sự kiện có ý nghĩa bộc lộ mọi mối quan hệ, bộc lộ khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách của con người.


    Trong tác phẩm, đó là sự kiện Phùng chứng kiến lão đàn ông đánh vợ một cách tàn bạo. Trước đó, anh nhìn đời bằng con mắt của người nghệ sĩ rung động, say mê trước vẻ đẹp huyền ảo – thơ mộng của thuyền và biển. Trong giây phút tâm hồn thăng hoa những cảm xúc lãng mạn, Phùng phát hiện ra hiện thực nghiệt ngã của đôi vợ chồng bước ra từ con thuyền “thơ mộng”. Tình huống đó được lặp lại lần nữa: bên cạnh người đàn bà nhẫn nhục chịu đựng “đòn chồng”, Phùng còn được chứng kiến phản ứng của chị em thằng Phác trước sự hung bạo của cha đối với mẹ. Từ đó, trong người nghệ sĩ đã có sự thay đổi cách nhìn đời. Anh thấy rõ những ngang trái trong gia đình thuyền chài, hiểu sâu thêm tính cách người đàn bà, chị em thằng Phác, hiểu thêm người đồng đội (Đẩu) và hiểu thêm chính mình.


    Ý nghĩa: Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được tình huống mà ở đó bộc lộ mọi mối quan hệ, bộc lộ khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách, tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm và cả trong cuộc đời nhân vật. Tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện đời sống.


    Câu 6: Trang 78 sgk ngữ văn 12 tập 2
    Ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong truyện có gì đáng chú ý?
    Bài làm:
    Trong Chiếc thuyền ngoài xa người kể chuyện thuộc ngôi thứ nhất-xưng tôi, đồng thời là nhân vật chính của truyện. Người kể chuyện xuất hiện với tư cách một nghệ sĩ nhiếp ảnh, ngoài ra còn với tư cách “một người lính giải phóng từng mười năm cầm súng”. Với tư cách người nghệ sĩ nhiếp ảnh, người kể chuyện đã kể lại câu chuyện về chuyến đi công tác của mình. Như vậy, trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, vai kể chính là người kể chuyện ở ngôi thứ nhất. Người kể không chỉ kể lại những điều mắt thấy tai nghe mà còn bày tỏ những cảm xúc chủ quan, những suy nghiệm về nghệ thuật, về con người và cuộc sống con người, về mối quan hệ giữa cuộc sống và nghệ thuật. Trong truyện, vai kể có khi được chuyển sang nhân vật khác (người đàn bà) và đi cùng với nó là sự thay đổi điểm nhìn. Tất nhiên vai trò chính vẫn thuộc về người kể chuyện xưng tôi nói trên vì lời kể của nhân vật người đàn bà nằm trong lời kể của người kể chuyện. Sự lựa chon vai kể, điểm nhìn như trên nằm trong dụng ý nghệ thuật của nhà văn.
    Ngôn ngữ trong tác phẩm thì linh hoạt, sáng tạo phù hợp với đặc điểm tính cách của từng nhân vật


    Luyện tập
    Bài tập trang 78 sgk ngữ văn 12 tập 2

    Nhân vật nào trong truyện để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất tại sao?
    Bài làm:
    Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu em ấn tượng nhất với nhân vật người đàn bà hàng chài bởi những lý do sau:
    Đó là một người đàn bà phiếm định chứ không là ai cụ thể.Hình dáng bên ngoài của nhân vật này được tác giả miêu tả là người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ… tấm lưng ảo bạc phếch và rách rưởi, nửa thân dưới ướt sũng… Nhưng bên trong cái hình thức xấu xí ấy lại là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ lượng, giàu đức hi sinh. Sức chịu dựng và sự hi sinh thầm lặng của người đàn bà hàng chài làm cho người đọc phải ngỡ ngàng.


    Vừa ở dưới thuyền lên đến bên chiếc xe rà phá mìn bị hỏng nằm trên bờ cát, chị ta đã bị anh chồng rút chiếc thắt lưng tía quất tới tấp vào người. Chị không hề né tránh mà cắn răng cam chịu, không kêu rên, không chống trả và cũng không chạy trốn. Chị chấp nhận những trận đòn hằng ngày như một phần cuộc đời mình ; chẳng khác gì người đánh cá phải đương đầu với sóng to, gió lớn khi biển động. Hình như người đàn bà hàng chài chẳng bao giờ để lộ ra bên ngoài nỗi đau khổ của mình. Sự nhẫn nhục cam chịu hầu như chi phối toàn bộ suy nghĩ và hành động của chị. Thấp thoáng ở người đàn bà ấy là bóng dáng những người vợ, người mẹ đảm đang, nhân hậu, bao dung và hi sinh đến quên mình.


    Người đàn bà ấy cũng rất tự trọng. Sau khi biết hành động vũ phu của chồng mình đã bị đứa con trai và người khách lạ (nghệ sĩ Phùng) chứng kiến, chị thấy đau đớn, vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã. Chắc chắn đây không chì là sự đau đớn về thể xác. Giọt nước mắt đau khổ của người đàn bà đã ứa ra. Đó là giọt nước mắt của nhọc nhằn và chịu đựng. Chị không muốn bất cứ ai chứng kiến và thương xót cho tình cảnh trớ trêu của mình, kể cả thằng Phác, đứa con trai mà chị quý nhất. Thân thể bị chà đạp, nhân phẩm bị xúc phạm nhưng người đàn bà ấy không hề để ý, không hề bận tâm. Đúng là sự nhẫn nhục của một người có nhân cách, có lòng tự trọng và thấu hiểu lẽ đời.


    Bên trong vẻ cam chịu, nhẫn nhục ấy là tính cách can đảm, cứng cỏi và khát vọng hạnh phúc dù nhỏ nhoi nhưng thật cảm động, ở tòa án huyện, chính người đàn bà ấy đã đem đến cho Phùng và Đẩu những suy nghĩ, xúc cảm mới. Được mời lên tòa án để giải quyết chuyện gia đình, lúc đầu chị ta lúng túng, rụt rè tìm một góc tường để ngồi. Chị thấy sợ hãi Khi đến một không gian lạ và cảm thấy mình thật nhỏ bé giữa chốn công đường. Cái thế ngồi của chị như cố thu mình lại để tự vệ, cho dù đã được Đẩu, Phùng chia sẻ và cảm thông.


    Như vậy, tính cách người đàn bà hàng chài trong truyện được tác giả khắc họa thông qua các mối quan hệ gia đình và xã hội: Với chồng thì cam chịu, nhẫn nhục nhưng không phải mù quáng mà là sự cảm thông và thương xót. Với con thì tận tâm, bao bọc, che chở, cố tránh cho con khỏi bị tổn thương, luôn mang nặng mặc cảm có lỗi với con. Với cán bộ tòa án, lúc đầu chị tỏ ra sợ sệt, e ngại, sau đó tự tin hơn và thành thật bộc bạch suy nghĩ của mình. Đây là tính cách của một người đàn bà lao động chất phác, lam lũ, giàu lòng thương con, thương chồng và sống bằng kinh nghiệm thực tiễn. Người đàn bà hàng chài là hiện thân của vẻ đẹp khiêm nhường và thế giới tâm hồn phức tạp, bí ẩn của con người.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

    1. Tác giả

    - Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) quê ở làng Thới, xã Quỳnh Hải (nay là xã Sơn Hải), huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

    - Đầu năm 1950, ông gia nhập quân đội, theo học Trường Sĩ quan Lục quân Trần Quốc Tuấn.

    - Từ năm 1952 đến năm 1958, ông công tác và chiến đấu tại Sư đoàn 320.

    - Năm 1962, ông về Phòng Văn nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ Quân đội.

    - Tác phẩm chính:

    + Tiểu thuyết và truyện ngắn: Cửa sóng (tiểu thuyết, 1967), Những là vùng trời khác nhau (tập truyện ngắn, 1970), Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972), Miền cháy (tiểu thuyết, 1977), Lửa từ những ngôi nhà (tiểu thuyết, 1977), Những người đi từ trong rừng ra (tiểu thuyết, 1982), Mảnh đất tình yêu (tiểu thuyết, 1987), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bến quê (1985), Chiếc thuyền ngoài xa (1987), Cỏ lau (1989), ...

    + Sáng tác viết cho thiếu nhi: Từ giã tuổi thơ (tiểu thuyết, 1974), Những ngày lưu lạc (tiểu thuyết, 1981), Đảo đá kì lạ (tiểu thuyết, 1985),...

    - Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.

    - Năm 2000 ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.


    2. Tác phẩm

    - Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu. Với ngôn từ dung dị đời thường, truyện kể lại chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời.

    - Bố cục: 2 đoạn

    + Đoạn 1 (Từ đầu đến “...Chiếc thuyền lưới vó đã biến mất”): Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh.

    + Đoạn 2 (còn lại): Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện và tấm ảnh được chọn.


    Đọc - hiểu văn bản

    1 - Trang 78 SGK

    Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy thơ mộng. Anh đã cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mờ sương?

    Trả lời:

    Phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mờ sương rất độc đáo, tinh tế. Tuy nhiên, toàn bộ câu chuyện cho ta thấy, đấy cũng chỉ là một phát hiện "cũ".

    - "Trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn".

    - Đôi mắt tinh tường, "nhà nghề" của người nghệ sĩ đã phát hiện vẻ đẹp "trời cho" trên mặt biển mờ sương, vẻ đẹp mà cả đời bấm máy ảnh chỉ gặp một lần. Người nghệ sĩ cảm thấy hạnh phúc đó là niềm hạnh phúc của sự khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu. Trong hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa giữa biển trời mờ sương, anh đã cảm nhận vẻ đẹp toàn bích, hài hòa, lãng mạn của cuộc đời, thấy tâm hồn mình được thanh lọc.


    2 - Trang 78 SGK

    Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy nghịch lí. Anh đã chứng kiến và có thái độ như thế nào trước những gì diễn ra ở gia đình hàng chài?

    Trả lời:

    - Người nghệ sĩ đã tận mắt chứng kiến từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu, một gã đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác, coi việc đánh vợ như một phương cách để giải tỏa những uất ức, khổ đau... Đây là hình ảnh đằng sau cái đẹp "toàn bích, toàn thiện" mà anh vừa bắt gặp trên biển. Nó hiện ra bất ngờ, trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống.

    - Chứng kiến cảnh người đàn ông đánh vợ một cách vô lí và thô bạo, Phùng đã "kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu... vứt chiếc máy ảnh xuống đất, chạy ào tới". Hành động đó nói lên nhiều điều.


    3 - Trang 78 SGK

    Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện nói lên điều gì?

    Trả lời:

    Câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện là câu chuyện về sự thật cuộc đời, nó giúp những người như Phùng, như Đẩu hiểu rõ nguyên do của những điều tưởng như vô lí. Nhìn bề ngoài, đó là người đàn bà quá nhẫn nhục, cam chịu, bị đánh đập... mà vẫn quyết gắn bó với lão chồng vũ phu. Nhưng tất cả đều xuất phát từ tình thương vô bờ đối với những đứa con. Trong đau khổ triền miên, người đàn bà ấy vẫn chắt lọc những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi...

    Qua câu chuyện của người đàn bà làng chài, tác giả giúp người đọc hiểu rõ: không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng của đời sống.


    4 - Trang 78 SGK

    Nêu cảm nghĩ về các nhân vật: người đàn bà vùng biển, lão đàn ông độc ác, chị em thằng Phác, người nghệ sĩ nhiếp ảnh.

    Trả lời:

    - Về người đàn bà vùng biển: tác giả gọi một các phiếm định "người đàn bà", điều tác giả gây ấn tượng chính là số phận của chị. Ngoài 40, thô kệch, mặt rỗ, xuất hiện với "khuôn mặt mệt mỏi"; người đàn bà gợi ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, nhiều cay đắng. Bà thầm lặng chịu mọi đau đớn khi bị chồng đánh không kêu lên một tiếng, không chống trả, không trốn chạy. "Tình thương con cũng như nỗi đau, sự thâm trầm trong việc hiểu thấu các lẽ đời hình như mụ chẳng để lộ ra bên ngoài"... Một sự cam chịu đáng chia sẻ, cảm thông.


    - Về người đàn ông độc ác: cuộc sống đói nghèo, lam lũ đã biến "anh con trai" cục tính nhưng hiền lành xưa kia thành một người chồng vũ phu. Lão đàn ông "mái tóc tổ quạ", "chân chữ bát", "hai con mắt đầy vẻ độc dữ" vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ, vừa là thủ phạm gây nên bao đau khổ cho người thân của mình".

    - Về chị em thằng Phác: bị đẩy vào tình thế khó xử khi ở trong hoàn cảnh ấy. Chị thằng Phác, một cô bé yếu ớt mà can đảm, đã phải vật lộn để tước con dao trên tay thằng em trai, ngăn em làm việc trái luân thường đạo lí. Cô bé là điểm tựa vững chắc của người mẹ đáng thương, cô đã hành động đúng khi cản được việc làm dại dột của đứa em, lại biết chăm sóc, lo toan khi mẹ phải đến tòa án huyện. Thằng Phác thương mẹ theo kiểu của một cậu bé con còn nhỏ, theo cách một đứa con trai vùng biển. Nó "lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lấy đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt”, "nó tuyên bố với các bác ở xưởng đóng thuyền rằng nó còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ nó không bị đánh". Hình ảnh thằng Phác khiến người đọc cảm động bởi tình thương mẹ dạt dào.


    - Về người nghệ sĩ nhiếp ảnh: Vốn là người lính thường vào sinh ra tử, Phùng căm ghét mọi sự áp bức, bất công, sẵn sàng làm tất cả vì điều thiện, lẽ công bằng. Anh xúc động ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của thuyền và biển lúc bình minh. Một người nhạy cảm như anh tránh sao khỏi nỗi tức giận khi phát hiện ra sự bạo hành của cái xấu, cái ác ngay sau cảnh đẹp huyền ảo trên biển. Hơn bao giờ hết, Phùng hiểu rõ: trước khi một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy làm một người biết yêu ghét vui buồn trước mọi lẽ đời thường tình, biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với con người.


    5 - Trang 78 SGK

    Cách xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm này có nét gì độc đáo?

    Trả lời:

    * Cách xây dựng cốt truyện độc đáo:

    - Trong tác phẩm, đó là sự kiện Phùng chứng kiến lão đàn ông đánh vợ một cách tàn bạo. Trước đó, anh nhìn đời bằng con mắt của người nghệ sĩ rung động, say mê trước vẻ đẹp huyền ảo - thơ mộng của thuyền và biển. Trong giây phút tâm hồn thăng hoa những cảm xúc lãng mạn, Phùng phát hiện ra hiện thực nghiệt ngã của đôi vợ chồng bước ra từ con thuyền "thơ mộng".

    - Tình huống đó được lặp lại lần nữa: bên cạnh người đàn bà nhẫn nhục chịu đựng "đòn chồng", Phùng còn được chứng kiến phản ứng của chị em thằng Phác trước sự hung bạo của cha đối với mẹ. Từ đó, trong người nghệ sĩ đã có sự thay đổi cách nhìn đời. Anh thấy rõ những ngang trái trong gia đình hàng chài, hiểu sâu thêm tính cách người đàn bà, chị em thằng Phác, hiểu thêm người đồng đội (Đẩu) và hiểu thêm chính mình.

    => Ý nghĩa: Nguyễn Minh Châu đã xây đựng được tình huống mà ở đó bộc lộ mọi mối quan hệ, bộc lộ khả năng ứng xử, thứ thách phẩm chất, tính cách, tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm và cả trong cuộc đời nhân vật. Tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện đời sống.


    6 - Trang 78 SGK

    Ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong truyện có gì đáng chú ý?

    Trả lời:

    - Ngôn ngữ người kể chuyện: thể hiện qua nhân vật Phùng, sự hóa thân của tác giả. Chọn người kể chuyện như thế đã tạo ra một điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng khám phá đời sống, lời kể trở nên khách quan, chân thật, giàu sức thuyết phục.

    - Ngôn ngữ nhân vật: phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người.

    Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa phần Luyện tập

    Yêu cầu: Nhân vật nào trong truyện để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?

    Trả lời:

    Ví dụ: Ấn tượng sâu sắc nhất với nhân vật người đàn bà hàng chài. Vì:

    - Người phụ nữ có hoàn cảnh riêng đặc biệt.

    - Người phụ nữ với những phẩm chất tốt đẹp, đặc biệt là tình yêu thương đối với những đứa con.

    + Từ nhân vật này mà ta có được bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: cần phải xem xét mọi thứ trên nhiều bình diện, nhiều chiều để phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.


    Ghi nhớ:

    Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người : một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sâu vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng. Cách khắc hoạ nhân vật, xây dựng cốt truyện, sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt, sáng tạo đã góp phần làm nổi bật chủ đề – tư tưởng của tác phẩm.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. I, Tìm hiểu chung bài Chiếc thuyền ngoài xa

    1.Tác giả

    Nguyễn Minh Châu là một trong những người mở đường tinh anh và tài hoa nhất của văn học Việt Nam hiện đại.


    2.Tác phẩm

    Chiếc thuyền ngoài xa in đậm phong cách tự sự-triết lí của Nguyễn Minh Châu.


    II, Đọc hiểu bài Chiếc thuyền ngoài xa

    Câu 1 sgk Ngữ văn 12 tập 2 tr 78

    Người nghệ sĩ nhiếp ảnh cảm nhận về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa biển sớm:

    Đó là một cảnh đắt trời cho, như vẻ đẹp của một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ.
    Màu sắc trong sáng, đường nét thanh nhã, ban sơ tạo nên vẻ đẹp thanh khiết, tươi mới và tinh khôi, tráng lệ của bức tranh.
    Cái đẹp được cảm nhận là đạo đức, giúp thanh lọc tâm hồn và xoa dịu tâm hồn con người.


    Câu 2 sgk Ngữ văn 12 tập 2 tr 78

    Phát hiện đầy nghịch lí: Nếu như trước đó, cái đẹp là đạo đức thì bây giờ đó là một cảnh tượng phi đạo đức đang diễn ra trước mắt anh.

    Chứng kiến cảnh tượng bạo hành gia đình, ban đầu Phùng cảm thấy há hốc mồm, ngỡ ngàng, sau đó bất bình chạy lại để giải cứu. Đó là thái độ của người có tinh thần giúp đỡ người khác, luôn cảm thấy bất bình.


    Câu 3 sgk Ngữ văn 12 tập 2 tr 78

    Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện nói lên rằng:

    Sau khi chiến tranh qua đi, con người vẫn còn phải đối mặt với những khó khăn khác: cái đói, miếng ăn, nạn bạo hành gia đình...
    Cả Phùng và Đẩu dù có mục đích tốt nhưng lại chưa thực sự hiểu bản chất vấn đề, chưa đặt mình vào vị trí của người đối diện, thành ra bản thân là người hiểu biết mơ hồ, nông cạn, chưa có sự trải đời sâu sắc.
    Người đàn bà dù vẻ ngoài xấu xí, thô kệch nhưng lại rất sắc sảo, am hiểu lẽ đời.
    Là một người mẹ giàu lòng yêu thương con, người vợ cam chịu, biết hi sinh và yêu thương chồng.


    Câu 4 sgk Ngữ văn 12 tập 2 tr 78

    Cảm nghĩ về các nhân vật:

    Người đàn bà:

    Dù vẻ ngoài xấu xí, thô kệch nhưng ẩn sâu bên trong là vẻ đẹp của đức hi sinh, lòng vị tha, sự sắc sảo, sâu sắc của người đàn bà từng trải.
    Lão đàn ông: Lão kì thực là người đáng trách nhưng cũng rất đáng thương.
    Chị em Phác: Tội nghiệp và phải chịu đựng cuộc sống gian khổ.
    Nhiếp ảnh gia: Vẫn còn thiếu những trải nghiệm sâu sắc về cuộc đời, chưa có cái nhìn sâu sắc, chưa tiếp cận đời sống ở cự li gần. Anh có lòng tốt nhưng không thực sự hiểu bản chất, hoàn cảnh của đối tượng mình muốn giúp đỡ.


    Câu 5 sgk Ngữ văn 12 tập 2 tr 78

    Cốt truyện độc đáo vì là cốt truyện lồng, vì thế càng thêm sinh động, hấp dẫn, gợi hứng thú cho người đọc.


    Câu 6 sgk Ngữ văn 12 tập 2 tr 78

    Ngôn ngữ kể chuyện:

    Ngôn ngữ người kể chuyện di chuyển linh hoạt, phong phú, sắc sảo, giàu sức thuyết phục.
    Ngôn ngữ giản dị, gần gũi.
    Ngôn ngữ có tính triết lí, mang tính luận đề
    Ngôn ngữ nhân vật:

    Ngôn ngữ chân thành, biểu hiện được tính cách nhân vật.
    Ngôn ngữ mang đậm tính cá thể hóa cao độ.


    III, Luyện tập bài Chiếc thuyền ngoài xa

    Nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc nhất đó là người đàn bà làng chài. Bởi nó gợi cho ta về hình ảnh những bà, những mẹ, những chị của ta cũng tần tảo, hi sinh cả một đời vì gia đình, vun đắp cho hạnh phúc những đứa con.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy