Bài soạn "Chiếc thuyền ngoài xa" số 3

TÓM TẮT CỐT TRUYỆN

Chiếc thuyền ngoài xa là một truyện ngắn in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu. Với ngôn ngữ giản dị của đời thường, truyện kế lại chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của nhân vật này về nghệ thuật và cuộc đời.

Để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển, trưởng phòng đề nghị nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đi thực tế nhằm chụp bố sung một bức ảnh cảnh biển sáng có sương mù. Phùng tới một vùng biển từng là chiến trường xưa của một thời chống Mĩ. Anh muốn sẵn dịp này đến thăm Đẩu bạn chiến đâu cũ hiện đang là chánh án tòa án huyện nơi đó. Gần một tuần lễ nghĩ suy kiếm tìm, Phùng dã chụp được một tấm ảnh thật đẹp và toàn bích cảnh thuyền đánh cá và thú lưới vào lúc bình minh. Nhưng diều bất ngờ với anh là từ chiếc thuyền ngoài xa tuyệt vời thư mộng ấy, lại có một cặp vợ chồng hàng chài, người chồng vũ phu thô bạo thẳng tay quật vợ chỉ đế giải tỏa nỗi uất ức buồn khổ của riêng mình. Phùng chưa kịp ra tay can ngăn thì Phác, con' trai họ, đã kịp đến dế’ che chở mẹ. Biết Phùng chứng kiến sự thô bạo tàn nhẫn của cha mình, Phác đâm ra căm ghét anh. Cũng chỉ ba hôm sau, Phùng lại chứng kiến cảnh ây tái diễn. Lần này, cô chị tước đoạt con dao găm mà đứa em trai là Phác định sử dụng đế làm vũ khí bảo vệ mẹ. Quá bất ngờ, Phùng đứng ra buộc lão đàn ông không được tái diễn hành động độc ác. Lão dàn ông hành hung Phùng. Anh bị thương và được đưa về trạm y tế của tòa án huyện, ơ đây, anh đã được nghe vừa ngỡ ngàng vừa thông cảm với câu chuyện của người đàn bà hàng chài. Dù có bị đánh tàn bạo đến đâu mụ vẫn cần có chồng, nói rõ hơn là cần một người đàn ông sức vóc trên chiếc thuyền ngoài khơi để kiếm sông nuôi đàn con. Nghe lời mụ, Phùng thấm thìa rằng không thế giản dơn và sơ lược khi nhìn nhận mọi hiện tượng của cuộc đời.


Gợi ý đọc hiểu

Câu 1

Phát hiện thứ nhất của nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy thơ mộng.

Sau mấy buổi sáng “phục kích”, gần một tuần lễ suy nghĩ, tìm kiếm Phùng đã phát hiện ra một cảnh thật ưng ý. Chưa bao giờ, suốt một đời cầm máy ảnh, anh được thấy một cảnh “đất” trời cho như vậy: “Trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào. Chẳng biết ai đó lần đầu đã phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức'? Trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”. Đó là hạnh phúc lớn nhất của người nghệ sĩ. Cái hạnh phúc của khám phá và sáng tạo của sự cảm nhận cái đẹp diệu kì tột độ. Trong giây phút ấy, giây phút bắt gặp cái tận thiện, tận mĩ, anh thấy tâm hồn mình trong trẻo tinh khôi kì lạ như vừa được gột rửa bởi cái đẹp hài hòa lãng mạn từ hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa giữa trời biển mờ sương huyền ảo.


Câu 2

Phát hiện thứ hai của nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh mang đầy nghịch lí. Đó là từ cảnh thuyền và biển thật đẹp từng đem đến cho anh khoảnh khắc hạnh phúc tuyệt vời của sự khám phá và sáng tạo lại xuất hiện những cái thật xấu, cực kì xấu. Từ chiếc thuyền ngoài xa đẹp như trong mơ ấy đã xuất hiện một người đàn bà xấu xí mệt mỏi, cam chịu; một lão đàn ông thô bạo độc ác, dữ dằn thẳng tay đánh đập vợ và coi việc đó như một phương cách để giải tỏa nỗi uất ức, buồn khổ của mình. Xuất thân là một người lính cầm súng chiến đấu bảo vệ đất nước, bảo vệ cảnh thuyền biển bao la, Phùng bất bình khi chứng kiến hành động độc ác của lão đàn ông. Nhưng anh chưa kịp xông ra can thiệp thì Phác, dứa con trai của lão, đã kịp đến đế che chở cho người mẹ đáng thương của minh. Chỉ ba hôm sau, khi lại phải chứng kiến cảnh đau lòng ấy, Phùng mới thể hiện được bản chất người lính là không thể vô cảm trước sự bạo hành của cái ác, cái xấu. Phùng xông ra buộc lão đàn ông phải chấm dứt hành động tội ác. Lão đàn ông đánh trả khiến Phùng bị thương phải đưa ve trạm y tế của tòa án huyện, nơi đây có Đẩu bạn chiến đấu ngày xưa của anh. Lúc này, người nghệ sĩ nhiếp ảnh bỗng cay đẵng nhận ra rằng những cái xấu, cái ác, những bi kịch của gia đình thuyền chài kia là bản chất của thực sự sau vẻ ngoài đẹp đẽ của những bức ảnh diệu kì mà anh vừa dày công chụp được.


Câu 3

Câu chuyện của người đàn bà làng chài ở tòa án huyện là câu chuyện về sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. Câu chuyện này đã giúp cho Phùng, cho Đẩu hiểu rõ được duyên cớ của những điều tưởng chừng như rất mực vô lí khó thể tin được. Người đàn bà trạc ngoài bốn mươi thô kệch rỗ mặt, luôn xuất hiện với “khuôn mặt mệt mỏi”, gợi lên vẻ nhọc nhằn lam lũ. Bà thường xuyên bị chồng đánh đập hành hạ thật khôn khổ “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”, nhưng bà vẫn nhẫn nhục cam chịu “không hề kêu một tiếng, không chống trả, không tìm cách trốn chạy”. Bà vẫn nhất quyết không chịu li thân, mà tự nguyện gắn bó trọn đời với lão đàn ông vũ phu hung bạo ấy. Nguyên do? Phải nghe lời bày giãi thật tình của bà người ta mới biết trong cuộc kiếm sống đầy khó khăn gian khổ trên chiếc thuyền ngoài khơi biển xa cần phải có một người đàn ông khỏe mạnh và biết nghề. Phải có thế thì đàn con của bà mới sống và lớn lên được. Nghĩa là nguồn gốc mọi sự chịu đựng hi sinh của người đàn bà hàng chài này là tình thương không giới hạn đô'i với những đứa con “đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông dể chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa... phải sống cho con chứ không thể sống cho mình...”.


Bởi vậy, nếu nhìn nhận vấn đề một cách giản đơn, người ta chỉ cần yêu cầu người đàn bà bất hạnh li hôn là xong. Nhưng nếu hiểu sự việc cặn kẽ, thấu đáo thì mới thây cách xử sự của bà ấy là không thể khác được. Sự cam chịu nhẫn nhục của người đàn bà làng chài thật đáng đế’ mọi người chia sẻ, cảm thông. Qua câu chuyện có thể rút ra một điều thấm thìa là không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận mọi hiện tượng của cuộc đời.


Câu 4

Trong truyện này, nét độc đáo trong cách xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu là cách tạo tình huống đặc sắc mang đậm ý nghĩa khám phá phát hiện về đời sống. Chúng ta đều biết đối với nghệ thuật truyện ngắn, điều có ý nghĩa then chốt là tạo ra được một tình huống mới lạ độc đáo để làm nổi bật vấn đề, nổi bật tâm trạng, tư tưởng, tính cách của nhân vật và chủ đề của tác phẩm. Một truyện ngắn đặc sắc là nhờ được tổ chức chung quanh một tình huống như vậy. Tất cả mọi chi tiết, tình tiết đều xoay quanh tình huống ấy trong một kết cấu chặt chẽ.


Truyện Chiếc thuyền ngoài xa đã tạo ra được một tình huống như vậy. Đó là tình huống Phùng chứng kiến lão đàn ông đánh vợ. Rõ ràng là trước sự việc Phùng nhìn nhận đời bằng cặp kính màu của một nhà nghệ sĩ nhiếp ảnh. Anh hạnh phúc, sây mê cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu, cái tận thiện tận mĩ “trời cho” của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa giữa trời biển ban mai mờ sương. Cũng chính giây phút anh chiêm nghiệm “bản chát cái đẹp chính là đạo đức” ấy, anh đã chứng kiến từ đó bước ra một người đàn bà xấu xí mệt mỏi cam đành; một lão đàn ông thô kệch hung bạo độc ác, rồi lão đàn ông thẳng Lay đánh vợ một cách dã man và vô lí. Sự bạo hành của cái ác lặp lại một lần nữa, Phùng không chỉ thấy thái độ cam chịu đầy nhẫn nhục của người đàn bà mà còn thấy được cả thái độ và hành động của chị em thằng Phác trước sự dữ dằn độc ác của cha đối với mẹ. Từ đây nhà nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng có cái nhìn đời khác hẳn. Nhất là sau khi nghe được lời giãi bày thiệt tình của người đàn bà hàng chài, anh đã hiểu rõ hơn, hiểu ngọn nguồn hơn những cái ngang trái trong gia đình thuyền chài ấy. Anh thông cảm và hiểu sâu sắc hơn tính cách của người đàn bà đáng thương, của chị em thằng Phác và hiểu thêm cả Đẩu người đồng đội cũ của mình, chính bản thân mình. Đủ thây tình huống truyện đã được tác giả càng lúc càng đẩy lên cao trào, càng lúc càng xoáy sâu hơn đề khám phá, phát hiện tính cách các nhân vật, khám phá phát hiện sự thật cuộc sống.


Câu 5

Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, ngoài nghệ thuật kết cấu độc đáo cách triển khai cốt truyện rất sáng tạo như đã nói còn khắc họa nhân vật khá sắc sảo nhờ ngôn ngữ người kế chuyên và ngôn ngữ nhân vật. Người kể chuyện trong truyện này chính là nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. Đây là nhân vật có thể nói là sự hóa thân của tác giả. Chính việc chọn một nhân vật làm người kề chuyện như thế đã tạo ra một điểm nhìn trần thuật vừa sắc sảo, sinh động vừa khách quan, trung thực giàu sức thuyết phục đối với người đọc.

Ngôn ngữ của nhân vật ở đây vừa sinh động vừa phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người. Chẳng hạn ngôn ngữ của lão đàn ông với giọng điệu lời lẽ thô bỉ, tục tằn, độc ác. Trái lại, lời lẽ của người đàn bà dịu dàng mềm mỏng đau xót khi đối thoại với con, khi nói về thân phận cua mình thì đau đớn thấu hiểu lẽ đời. Ngôn ngữ của Đẩu ở tòa án huyện thì nhiệt tình tốt bụng...

Việc sử dụng ngôn ngữ sắc sảo, phù hợp, sinh dộng như thế đã làm cho chủ đề tư tưởng của tác phẩm được khắc sâu hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy