Top 13 Bài tóm tắt tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu hay nhất

Thai Ha 132 0 Báo lỗi

Tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" là một trong số những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu, đóng góp lớn cho thời kì đổi mới. Từ câu chuyện về một bức ảnh ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bài tham khảo số 1

    Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng nhận lệnh về vùng biển miền Trung cũng là chiến trường năm xưa anh từng chiến đấu để chụp một bộ ảnh nghệ thuật về thuyền và biển cho bộ lịch năm sau. Sau nhiều ngày lui tới và thay đổi quyết định của mình cũng như tìm kiếm cảnh đẹp, cuối cùng anh cũng bắt được một cảnh đắt trời cho đó là hình ảnh chiếc thuyền chài ngoài xa đang tiến vào bờ ẩn hiện sau làn sương mờ ảo buổi sáng. Cảnh tượng đó đẹp đến mức như một bức tranh mực tàu. Anh giơ máy lên chụp lia lịa thì phát hiện sau cảnh đắt trời cho ấy là hình ảnh một chồng vũ phu đang đánh đập vợ một cách dã man trước sự chứng kiến của những đứa con. Thằng Phác là đứa con cả từ đâu lao tới đánh trả cha mình để bảo vệ mẹ. Phùng ngạc nhiên và sững sờ, anh không chịu được cảnh đó liền tiến đến và ngăn cản người đàn ông thì bị người đó đánh bị thương.


    Người vợ được chánh án Đẩu (Đẩu là bạn cũ của Phùng) mời đến tại tòa án Huyện. Tại đây, Phùng và Đẩu ra sức khuyên nhủ người đàn bàn nên bỏ lão chồng vũ phu đi để cảnh tượng này không lặp lại nhưng khi người đàn bà đưa ra những lí lẽ lập luận bảo vệ quan điểm của mình thì Phùng và Đẩu chỉ biết im lặng, cúi đầu. Người đàn bà lại trở về với cuộc sống đời thường, với sự vất vả và những trận đòn roi. Nghệ sĩ Phùng trở về thành phố với những bức ảnh trên tay cùng những kỉ niệm không thể nào quên về những chuyện đã xảy ra trên biển. Tấm ảnh thu vào bộ lịch năm ấy gợi lên vẻ đẹp man mác của biển cả cùng cuộc sống đói nghèo đến cùng quẫn của con người gây ám ảnh không chỉ với Phùng mà còn với nhiều bạn đọc.

    Hình minh họa
    Hình minh họa

  2. Top 2

    Bài tham khảo số 2

    Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đã đi về một vùng biển miền Trung nơi mà ngày xưa anh từng chiến đấu để có thể chụp được một tấm ảnh nghệ thuật về thuyền và biển cho bộ lịch cho năm mới theo yêu cầu của Trưởng phòng. Anh như cắm trại trên biển nhiều ngày, nhiếp ảnh Phùng đã có được một cảnh đắt giá, đó là cảnh một chiếc thuyền ở ngoài xa đang ẩn hiện trong màn sương biển mờ ảo. Đó là một cảnh đẹp như một bức tranh mực tàu. Tưởng chừng như đang trọn vẹn niềm vui, nhưng khi con thuyền cập bờ thì trước mặt Phùng lại hiện ra cảnh người chồng vũ phu đang đánh đập vợ một cách dã man, đứa con muốn bảo vệ mẹ nó, nên đã đánh lại cha nó.


    Phùng ngạc nhiên và sững sờ, anh không chịu được cảnh đó, anh tiến đến và ngăn cản người đàn ông thì bị người đó đánh bị thương. Người vợ được chánh án Đẩu (Đẩu là bạn cũ của Phùng) mời đến tại tòa án Huyện. Tại đây, Phùng khuyên người đàn bà nên bỏ người chồng vũ phu đi nhưng lại bị từ chối. Chị bắt đầu kể cho họ nghe về cuộc đời của mình và giải thích lí do vì sao không thể bỏ người chồng vũ phu đó. Phùng và Đẩu hiểu ra được nhiều điều từ cuộc đời của chị.

    Phùng rời vùng biển và có số vốn là những bức ảnh cũng khá nhiều, anh đã chọn được một tấm ảnh ưng ý cho bộ lịch của mình - một tấm ảnh về thuyền và biển. Nhưng mỗi lần nhìn thấy tấm ảnh đó, người nghệ sĩ như đang cảm thấy mình đang đứng trước cái màu hồng hồng của sương mai, nhìn lâu hơn anh thấy hình ảnh người đàn bà thô kệch nghèo khổ, vất vả, chịu nhiều đau thương đang bước ra từ tấm ảnh.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  3. Top 3

    Bài tham khảo số 3

    Nhận yêu cầu từ trưởng phòng, Phùng - một nhiếp ảnh gia nghệ thuật đi đến một vùng ven biển miền Trung (nơi đây cũng là nơi Phùng đã từng chiến đấu) để chụp ảnh cho cuốn lịch năm mới. Sau một thời gian phục kích”, anh đã phát hiện và chụp được một cảnh đắt trời cho” - đó là cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong biển sớm mờ sương. Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, anh đã ngạc nhiên đến sững sờ khi chứng kiến từ chính chiếc thuyền đó cảnh người chồng vũ phu đang đánh đập vợ mình một cách dã man, đứa con vì muốn bảo vệ mẹ đã đánh trả lại cha mình.


    Những ngày sau, cảnh tượng đó lại tiếp diễn và lần này anh đã ra tay can thiệp. Theo lời mời của chánh án Đẩu (một người đồng đội cũ của Phùng) người đàn bà hàng chài đã đến toà án huyện. Tại đây, người phụ nữ ấy đã từ chối sự giúp đỡ của Đẩu và anh, nhất quyết không bỏ người chồng vũ phu. Chị đã kể câu chuyện về cuộc đời mình và đó cũng là lí do giải thích cho sự từ chối trên. Rời khỏi vùng biển với khá nhiều bức ảnh, Phùng đã có một tấm được chọn vào bộ lịch tĩnh vật hoàn toàn” về thuyền và biển” năm ấy. Tuy nhiên, mỗi lần đứng trước tấm ảnh, Phùng đều thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai và nếu nhìn lâu hơn bao giờ anh cũng thấy hình ảnh người đàn bà nghèo khổ, lam lũ bước ra từ tấm ảnh.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  4. Top 4

    Bài tham khảo số 4

    Để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển thật ưng ý, trưởng phòng đề nghị nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đi thực tế chụp bổ sung một bức ảnh với cảnh biển buổi sáng có sương mù. Nhân chuyến đi thăm Đẩu, người bạn chiến đấu năm xưa, giờ đang là chánh án toà án huyện, Phùng đi tới một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh thời chống Mĩ. Sau gần một tuần lễ suy nghĩ, tìm kiếm, Phùng đã chụp được một bức ảnh thật đẹp và toàn bích. Nhưng chính từ chiếc thuyền ngoài xa thật đẹp ấy lại bước xuống một đôi vợ chồng hàng chài, lão đàn ông thẳng tay quật vợ chỉ để giải toả nỗi uất ức, buồn khổ của mình. Thằng Phác, con lão che chở người mẹ đáng thương. Biết Phùng chứng kiến sự tàn bạo của cha mình, thằng bé Phác đâm ra căm ghét anh. Ba hôm sau, Phùng lại chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ, cô chị gái tước đoạt con dao găm mà thằng em trai định dùng làm vũ khí để bảo vệ mẹ. Phùng xông ra buộc lão phải chấm dứt hành động độc ác. Lão đàn ông đánh trả, Phùng bị thương, anh được đưa về trạm y tế của toà án huyện. Ở đây, anh đã nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài với bao cảm thông và ngỡ ngàng, ngạc nhiên. Anh hiểu: không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận mọi hiện tượng của cuộc đời.


    Từ câu chuyện về một bức tranh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  5. Top 5

    Bài tham khảo số 5

    Nguyễn Minh Châu là một nhà văn tiêu biểu, với phong cách sáng tác giàu tính biểu tượng trong nền văn học Việt Nam. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” được Nguyễn Minh Châu sáng tác năm 1983, in lần đầu trong tập “Bến quê” 1985, sau đó được tác gả lấy làm tên chung cho tuyển tập truyện ngắn in năm 1987. Truyện toát lên cái nhìn thấu hiểu, trĩu nặng tình thương và nỗi lo âu đối với con người trong cuộc sống đời thường, qua đó nhà văn khẳng định mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Người nghệ sĩ phải nhìn nhận cuộc sống, con người một cách đa diện, nhiều chiều để cảm thông, chia sẻ và xây dựng.


    Theo yêu cầu của trưởng phòng, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đến một vùng ven biển miền Trung – nơi anh đã từng chiến đấu để chụp một tấm ảnh thuyền biển, bổ sung cho cuốn lịch năm mới. Sau nhiều ngày “phục kích”, Phùng đã chụp được một bức ảnh tuyệt đẹp về chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mờ sương. Nhưng khi chiếc thuyền vào gần bờ, anh kinh ngạc chứng kiến cảnh gã đàn ông vũ phu đánh vợ một cách dã man mà người vơ không chống lại cũng không tìm cách chạy trốn. Đứa con vì muốn bảo vệ mẹ đã đánh lại cha mình. Những ngày sau, cảnh tượng đó lại tiếp diễn. Lần này, Phùng đã ra tay can thiệp. Phùng đã nán lại mấy ngày theo lời mời của chánh án Đẩu - đồng đội cũ của anh, tình cờ Phùng được nghe câu chuyện cuộc đời của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện. Anh càng ngạc nhiên hơn khi người đàn bà ấy đã từ chối sự giúp đỡ của anh và Đẩu, một mực xin không phải li dị lão chồng vũ phu. Tấm ảnh Phùng chụp, mãi sau này vẫn là một tác phẩm được yêu thích. Tuy nhiên, mỗi lần đứng trước tấm ảnh, Phùng đều thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy người đàn bà nghèo khổ, lam lũ ấy bước ta từ tấm ảnh rồi hòa lẫn trong đám đông.


    “Chiếc thuyền ngoài xa” không chỉ gửi gắm những nỗi niềm trăn trở giữa nghệ thuật và cuộc sống và đạo đức. Chúng ta cũng nhận ra được một điều, pháp luật dường như đã quá xa xỉ với những cảnh ngộ như người đàn bà làng chài này.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  6. Top 6

    Bài tham khảo số 6

    Người nghệ sĩ nhiếp ảnh tên Phùng trong một chuyến đi thực tế đã quay về biển miền Trung nơi anh từng chiến đấu để có tấm lịch nghệ thuật. Sau thời gian tìm kiếm anh đã có bộ ảnh tuyệt đẹp và ưng ý đó là hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa.

    Khi vào bờ anh bắt gặp hình ảnh người đàn ông đánh đánh đập người đàn bà, người phụ nữ chỉ biết cam chịu, đứa con vì thương và muốn bảo vệ mẹ đã đánh lại cha mình. Những ngày sau đó sự việc tiếp diễn, nghệ sĩ Phùng lao vào can ngăn thì bị người đàn ông đánh bị thương.


    Chánh án Đẩu đã mời người đàn bà lên tòa án huyện, khuyên giải nên bỏ chồng nhưng người đàn bà nhất định từ chối, người đàn bà bắt đầu kể về cuộc đời và giải thích lí do vì nghèo khổ mà chồng chị trở thành con người như vậy. Qua câu chuyện đã giúp Phùng và Đẩu có thêm nhiều bài học về cuộc đời. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đã có những bức ảnh ưng ý nhưng có cái nhìn khác về cuộc sống, đó là phải nhìn nhận một cách tinh tế hơn để phát hiện bản chất của sự việc, hiện tượng.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  7. Top 7

    Bài tham khảo số 7

    Theo yêu cầu từ trưởng phòng, Phùng phải đi về miền Trung thực hiện bộ ảnh để chào đón năm mới. Đây cũng là địa điểm mà anh từng tham chiến trong thời gian chống Mỹ. Sau khi tìm hiểu và quyết định chọn chủ đề cho bộ lịch đó là chiếc thuyền đánh cá trong một buổi sáng bình minh.


    Khi đã hoàn thành bộ ảnh, anh quay về bờ thì chứng kiến cảnh tượng người đàn ông hàng chài to lớn đang đánh đập người phụ nữ. Đứa con tên Phác chạy ra can ngăn. Cứ thế cảnh tượng đó diễn ra liên tiếp, không thể chịu được Phùng quyết định vào ngăn cản thì bị người đàn ông đánh bị thương nhẹ. Ngay sau đó, Chánh án tên là Đẩu là bạn của Phùng mời người đàn bà hàng chài lên tòa án huyện để giải quyết. Tại đây Đẩu khuyên người đàn bà hàng chài bỏ người chồng vũ phu kia. Người đàn bà giải thích lí do vì sao chồng đánh và kể về người chồng của mình. Phùng và Đẩu hiểu ra rằng mặc cho bị ngược đãi về thể xác nhưng cả người đàn bà và những đứa con cần người đàn ông gánh vác trách nhiệm gia đình và nuôi sống gia đình.


    Phùng nhận ra rằng nhìn nhận mọi việc đơn giản bằng vẻ ngoài không thôi thì chưa đủ.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  8. Top 8

    Bài tham khảo số 8

    Cắm trại trên biển nhiều ngày, Phùng đã chụp được những bức ảnh đắt giá về cảnh thuyền và biển cho bộ lịch năm mới. Tưởng chừng Phùng sẽ rời đi với tâm trạng vui vẻ và chiến lợi phẩm nộp lại cho trưởng phòng, thế nhưng trước mặt anh lúc này là một hiện thực phũ phàng. Con thuyền mà anh cho là có vẻ đẹp đắt giá là nơi người chồng đang hành hạ, đánh đập vợ mình một cách dã man. Đứa con của họ vì thương mẹ nên cũng đánh lại cha. Phùng ra tay ngăn cản nhưng không thành, người phụ nữ lúc này được mời lên chánh án. Phùng khuyên người đàn bà bỏ chồng nhưng không được. Người đàn bà ấy kể cho họ nghe lí do vì sao chị không thể bỏ người chồng vũ phu, tệ bạc ấy. Phùng hiểu rằng mọi thứ mình nhìn thấy không phải là toàn bộ câu chuyện. Anh rời đi với nỗi tiếc nuối, dù sau này, những tấm ảnh của Phùng được mọi người rất yêu thích nhưng anh vẫn luôn thấy ở đó những hình ảnh hiện thực đau thương đến không thể quên.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  9. Top 9

    Bài tham khảo số 9

    Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng anh đã từng tham gia chiến tranh chống Mỹ, được trưởng phòng cử xuống vùng biển để chụp ảnh biển buổi sáng. Anh đã chụp được cảnh “đắt” trời cho. Nhưng ngay lúc ấy, Phùng phát hiện ra một bức tranh khác của cuộc sống. Một người chồng đã đánh đập vợ một cách dã man và đưa con vì bênh vực cho mẹ đã lao vào đánh bố. Oái ăm thay, sự thật nghiệt ngã đó lại xuất phát từ chiếc thuyền mà chỉ vài phút trước đây, là bức ảnh trong mơ của anh. Anh kể câu chuyện với Đẩu, bạn anh, chánh án tòa án huyện. Hai người đồng ý cách giải quyết của Đẩu: khuyên li hôn. Nhưng tại tòa án huyện, khi lắng nghe lời cầu xin không bỏ chồng và lời tâm sự của người đàn bà, anh và bạn anh hiểu rằng, không phải bất cứ chuyện gì cũng có thể giải quyết bằng luật pháp. Cuối truyện Đẩu đi gặp người đàn ông đánh vợ, Phùng xuống chỗ thuyền gặp Phác. Sau đó, anh trở về phòng văn hóa, suy nghĩ về bức ảnh chụp in trong lốc lịch.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  10. Top 10

    Bài tham khảo số 10

    Chiếc thuyền ngoài xa là tác phẩm truyện ngắn của nhà văn Đỗ Minh Châu sáng tác vào năm 1983. Truyện ngắn là câu chuyện của nghệ sĩ nhiếp ảnh tên Phùng chuyên đi săn những bức ảnh nghệ thuật và một gia đình làng chài mà tình cờ anh chứng kiến trong chuyến đi công tác của mình. Và ngay lúc này, anh đã có những thay đổi trong suy nghĩ về nghệ thuật, về thân phận cuộc sống con người.


    Phóng viên Phùng – một nhiếp ảnh tài hoa, anh đam mê với nghề và yêu những bức ảnh nghệ thuật. Chính vì vậy, trưởng phòng đã giao anh nhiệm vụ đi chụp một tấm ảnh cảnh biển có sương để cho vào bộ ảnh lịch cuối năm. Anh chọn một vùng biển miền Trung, nơi mà anh từng chiến đấu. Tại đây, ngoài chơi với Đẩu, Phùng có làm thân với cậu bé tên Phác.

    Sau khoảng một tuần lễ phục kích tại bờ biển, Phùng đã chụp được cảnh biển vô cùng đắt giá: đó chính là hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa, đang lái vó trong làn sương sớm. Mũi thuyền được in nét mơ hồ loè nhòe trong bầu trời sương mù trắng pha chút ánh hồng do ánh mặt trời chiều vào tạo ra một vẻ đẹp tuy bình dị, thân thuộc nhưng lại vô cùng hoàn mỹ làm say đắm, hớp hồn chúng ta mỗi khi ngắm nhìn.


    Khi chiếc thuyền cập bến, Phùng đã chứng kiến một cảnh tượng nghiệt ngã, khó tin: “hai vợ chồng người dân chài lặng lẽ bước vào bờ, người đàn bà với khuôn mặt rỗ, dáng người thô kệch đi trước, người đàn ông theo sau với mặt đỏ tía tai, chằm chằm nhìn vào lưng rồi bỗng lao vào đánh đập, chửi bới người đàn bà. Chúng mày chết hết đi….!”. Rồi Phác, đứa con trai của hai vợ chồng vội xông lại bảo vệ mẹ và đánh cha mình.


    Những ngày sau đó, Phùng cứ chứng kiến cảnh người đàn bà liên tục bị đánh, anh muốn ngăn cản nên đã lao vào đánh người đàn ông và bị thương nhẹ. Toà án đã gọi người đàn bà đến. Nhưng theo như bạn anh, chánh án Đẩu có khuyên người phụ nữ ấy nên ly hôn, tuy nhiên ngược lại người phụ nữ ấy đã từ chối và xin Đẩu đừng bắt giam chồng bà mà hãy bắt bà bỏ tù. Rồi chỉ kể về cuộc đời mình, về những khó khăn vất vả trong cuộc sống, mặc dù khó khăn đau đớn thế chị vẫn nhất quyết không bỏ người chồng vũ phu kia. Vì chị biết, chính cuộc sống nghèo khổ đã khiến chồng chị trở thành tệ như vậy và chị cần người đàn ông này để chèo chống những phong ba, để cùng nuôi đàn con thơ.


    Qua câu chuyện của chị, chánh án Đẩu và Phùng nhận ra rằng chính tình thương con, sự cảm thông cho chồng mới đủ sức mạnh để cuộc sống của người lao động lam lũ này tiếp tục. Cuộc đời còn quá nhiều góc khuất mà thật sự nghệ thuật không thể nào “tả” được, vươn tới được hết. Qua nhiều ngang trái lí thuyết không “chạm” được chỉ khi chúng ta đến gần, thật mắt chứng kiến mới nhận ra từng góc khuất đó.


    Nhiếp ảnh Phùng đã có được nhiều bức ảnh và anh đã chọn một tấm vào bộ lịch của mình. Mỗi khi anh nhìn vào tấm ảnh năm ấy, anh lại nhìn thấy hình ảnh người đàn bà làng chài lam lũ lại đến với anh, ẩn hiện sau lớp sương màu hồng hồng của ánh ban mai.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  11. Top 11

    Bài tham khảo số 11

    Nhận nhiệm vụ chụp ảnh cảnh biển lúc sáng sớm để làm bộ lịch Tết, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đã quyết định về bãi biển xưa nơi mình từng cầm súng chiến đấu. Sau nhiều ngày tác nghiệp, vào một buổi sáng đẹp trời, nghệ sĩ Phùng đã bắt gặp cảnh tượng trời cho. Khi đang đắm chìm trong đam mê sáng tạo, Phùng bất ngờ chứng kiến cảnh bạo lực của gia đình một người hàng chài, từ một trong những con thuyền bước ra một người đàn ông thô kệch, xấu xí đang không ngừng dùng thắt lưng quất vào người đàn bà tội nghiệp, miệng không ngừng chửi rủa. Trước cảnh tượng đầy nghịch lí ấy, Phùng đã quăng chiếc máy ảnh để lao đến bảo vệ người đàn bà, sau khi biết về cuộc sống như địa ngục của người đàn bà, Phùng đã quyết định ở lại vùng biển thêm vài ngày dẫu đã hoàn thành bộ lịch Tết để cùng Đẩu giúp đỡ người đàn bà li hôn với người chồng vũ phu.


    Thế nhưng, trước sự ngạc nhiên của cả Phùng và Đẩu, người đàn bà đã từ chối sự giúp đỡ của hai người, thậm chí còn quỳ lạy van xin để không phải bỏ chồng. Ban đầu cả Phùng và Đẩu đều hết sức bất ngờ, không thể hiểu nổi hành động và lời nói của người đàn bà. Thế nhưng sau khi lắng nghe câu chuyện của chị ta, Phùng và Đẩu chợt hiểu ra tất cả phức tạp, rối ren của cuộc sống bởi cái người đàn bà cần không phải thoát khỏi người chồng vũ phu mà là giải pháp để cuộc sống của vợ chồng chị bớt khổ, để các con chị được ăn no, có một mái nhà đúng nghĩa. Cũng từ câu chuyện của người đàn bà, Phùng chợt nhận ra mối quan hệ của nghệ thuật và cuộc đời, thấy được trách nhiệm của người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  12. Top 12

    Bài tham khảo số 12

    Để hoàn thành bộ ảnh lịch ngày Tết, nghệ sĩ Phùng đã về một bãi biển miền Trung nơi anh từng chiến đấu. Sau nhiều ngày quan sát và tác nghiệp, cuối cùng Phùng cũng chụp được bộ ảnh ưng ý, thế nhưng trong khung cảnh đẹp đẽ của cảnh biển với sương mai hồng hồng, cảnh vật thơ mộng tựa bức tranh mực tàu cổ, Phùng đã chứng kiến toàn bộ bi kịch trong gia đình người hành chài. Một người chồng vũ phu, một người vợ cam chịu đến vô lí cùng một đứa con vì thương mẹ mà có những hành động nông nổi chống lại bố. Từng là người lính cầm súng chiến đấu bảo vệ cuộc sống, Phùng không chấp nhận được những thứ bạo tàn mang đến đau khổ cho con người. Dù đã hoàn thành xong bộ ảnh nhưng Phùng không rời đi ngay mà quyết định ở lại cùng Đẩu giúp đỡ người đàn bà. Tuy nhiên, trước sự ngỡ ngàng của cả Phùng và Đẩu, người đàn bà đã van xin để không phải bỏ chồng. Nghe câu chuyện của người đàn bà, Phùng hiểu được những ẩn tình sâu xa trong cuộc sống của người đàn bà, rằng lão đàn ông kia vốn không xấu nhưng vì quá khổ mà sinh bạo lực. Cũng từ câu chuyện ấy, Phùng hiểu hơn về những góc khuất của cuộc sống, từ đó thấy được trách nhiệm của người nghệ sĩ với nghệ thuật và với cuộc đời.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  13. Top 13

    Bài tham khảo số 13

    Phùng - nhân vật chính của truyện là một nghệ sĩ nhiếp ảnh, theo lời trưởng phòng, anh đi về một vùng biển miền Trung để thực hiện bộ ảnh cho tờ lịch năm mới. Tại đây, Phùng đã bắt gặp một hình ảnh thiên nhiên thơ mộng, đẹp hiếm có. Đó là hình ảnh con thuyền ngoài xa trong làn sương mờ ẩn hiện. Phùng đã có được một cảnh mà anh cho rằng rất "đắt giá". Thế nhưng, khi con thuyền ấy cập bến thì trước mặt Phùng lại là một hiện thực đáng buồn, người chồng vũ phu đang đánh vợ, đứa con vì muốn bảo vệ mẹ nên đánh lại cha của nó. Trước sự việc như vậy, Phùng thấy bất bình và tiến đến ngăn cản. Không may, Phùng bị người đàn ông đó đánh đến bị thương. Bạn cũ của Phùng - Đẩu - đã mời người đàn bà ấy đến chánh án huyện nhưng chị ta không nghe theo lời khuyên của Phùng mà vẫn sống với chồng. Người đàn bà kể cho mọi người câu chuyện của mình và lí do không thể bỏ chồng. Phùng rời đi, tuy đã có bộ ảnh ưng ý nhưng anh luôn nhìn thấy đâu đó trong ảnh là người đàn bà đang bị chồng đánh đập.

    Hình minh họa
    Hình minh họa




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy