Top 6 Bài văn phân tích nguyên lí "Tảng băng trôi" trong "Ông già và biển cả" của Hê-minh-uê (lớp 12) hay nhất

Bình An 102 0 Báo lỗi

Được nhận giải thưởng Nobel văn học năm 1954, "Ông già và biển cả" đã đóng góp phần không nhỏ tới thành công này của nhà văn Hê-minh-uê. Đây được xem là tác ... xem thêm...

  1. Hê-minh-uê là nhà văn hiện thực hàng đầu của văn học Mỹ thời kỳ hiện đại. Năm 1954, ông được trao giải Nô-ben về văn học do những đóng góp lớn trong việc đổi mới văn xuôi hiện đại cũng như việc thể hiện niềm tin bất diệt vào ý chí, nghị lực và lương tri con người. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của Hê-minh-uê ra đời năm 1952, “Ông già và biển cả” được sáng tác theo nguyên lí “tảng băng trôi”.


    Nguyên lý tảng băng trôi là một phương pháp viết văn dựa trên hình ảnh tảng băng trôi (bảy phần chìm và một phần nổi) để miêu tả những tình huống, tư tưởng tác phẩm chỉ đề cập đến một phần hiện thực nổi bật, còn bảy phần ý nghĩa còn lại sẽ để cho độc giả tự tìm hiểu, suy nghĩ và sáng tạo theo sở thích, cá tính của mỗi người thông qua những nội dung nhân vật và câu chuyện mà tác giả đã xây dựng nên.


    Dưới vẻ trần trụi, thô sơ, rõ ràng bên ngoài, tác phẩm của Hê-minh-uê ẩn giấu những tầng sâu kín, đa nghĩa và đầy chất thơ. Thoạt nhìn , ngôn từ ở đây thường rất ngắn gọn và đơn giản, điều này đặc biệt thể hiện qua một loại ngôn từ mà người ta coi là sở trường của ông, ngôn ngữ đối thoại. Đối thoại rời rạc, khó hiểu ấy không đơn giản chỉ hứng thú của nhà văn, mà thường gắn bó với kiểu nhân vật Hê-minh-uê, họ không trần tình, bộc lộ tâm tư mà thường khi lại giấu kín nó. Muốn hiểu hết đối thoại của nhân vật Hê-minh-uê, nhiều khi phải đọc cả những im lặng và nhập hẳn vào văn cảnh của họ nữa. Huống chi nhà văn thường ẩn mình, không giải thích, bình luận nhiều về nhân vật, nên có những câu đối thoại gần như hoàn toàn thuộc về phần chìm của “tảng băng trôi”.


    Đoạn trích “ông già và biển cả” kể về chuyện ông già chinh phục con cá kiếm trên biển cả mênh mông. Câu chuyện đơn giản nhưng lại gợi mở nhiều tầng ý nghĩa cho người đọc. Người đọc tự suy ngẫm để rút ra hàm ý sâu sắc. Trước hết khi đọc tác phẩm, người đọc thấy được đây là một cuộc tìm kiếm con cá lớn nhất, đẹp nhất trong đời đi câu cá của ông già và cuộc hành trình nhọc nhằn, dũng cảm của người lao động trong một xã hội vô hình. Đó là phần nổi của nguyên lý.


    Câu chuyện về ông già và con cá kiếm không đơn thuần là mối quan hệ giữa một lão đi câu với một con mồi. Giá trị cốt lõi của tác phẩm chính là ở phần chìm của tảng băng. Cuộc đuổi bắt đầy căng thẳng, mệt mỏi của ông lão đánh cá cũng chính là cuộc đời của mỗi người khi miệt mài tìm kiếm và chinh phục những khát vọng nhưng thật khó có thể tới được cái đích hoàn hảo mà mình mong muốn. Ông lão Xan-tia-gô đã mất nhiều ngày đêm để săn đuổi và chinh phục con cá kiếm khổng lồ, đó là thành quả đáng tự hào song ông lại không thể mang con cá kiếm về bờ mà chỉ mang được bộ khung xương khổng lồ của nó. Trong cuộc sống con người cũng vậy, chúng ta thường tự đặt ra nhiều mục tiêu, nhiều cái đích để cố gắng thực hiện, tuy nhiên không phải lúc nào mọi cố gắng cũng được đền đáp bằng những thành quả hoàn hảo như ta mong muốn. Tuy không hoàn hảo nhưng đó là kết tinh của những hi vọng, cố gắng nên dẫu kết quả như thế nào vẫn vô cùng ý nghĩa và đáng được trân trọng.


    Mỗi người có một lí tưởng, một khát vọng riêng do đó những thứ giá trị, ý nghĩa với người này chưa chắc đã có giá trị với người khác. Trong tác phẩm, con cá kiếm chính là thành quả lớn lao mà Xan-tia-gô đạt được sau cuộc chiến không cân sức với tự nhiên, nên dẫu chỉ còn lại bộ xương thì vẫn là thứ quý giá nhất mà ông lão đạt được trong cuộc đời mình, còn đối với những du khách thì đó chỉ là bộ xương cá hoàn toàn không có giá trị.


    Cuộc chiến không cân sức của ông lão Xan-tia-gô và con cá kiếm khổng lồ cũng chính là hành trình chinh phục tự nhiên đầy thử thách của con người. Ông lão và con cá không chỉ là những cá thể độc lập trong câu chuyện mà còn là biểu tượng lớn lao của cái đẹp. Nếu ông lão là biểu tượng cho những nét đẹp về ý chí, nghị lực bên trong con người thì con cá kiếm chính là hiện thân cho những vẻ đẹp kì vĩ của tự nhiên.


    Qua việc tìm hiểu, khám phá phần nổi và phần chìm của tác phẩm. Hê-minh-uê đã giúp người đọc hiểu được rằng con người tuy nhỏ bé nhưng sức mạnh và ý chí lại vô cùng kiên cường, cuộc sống có khó khăn nhưng ẩn sâu vào tảng băng ấy là khát vọng to lớn, vượt qua thử thách để đạt được ước mơ. Đó là biểu hiện của nguyên lí sáng tác do nhà văn đề ra, nguyên lí “tảng băng trôi”.

    Bài văn phân tích nguyên lí
    Bài văn phân tích nguyên lí "Tảng băng trôi" trong "Ông già và biển cả" số 1
    Bài văn phân tích nguyên lí
    Bài văn phân tích nguyên lí "Tảng băng trôi" trong "Ông già và biển cả" số 1

  2. Ơ-nít Hê-minh-uê là nhà văn Mỹ để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây góp phần đổi mới lối viết truyện và tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới. Phong cách của ông giản dị, trong sáng và ẩn chứa nhiều triết lý sâu xa về thế giới tự nhiên, con người, chất liệu sống ấm áp kết hợp với thủ pháp độc thoại nội tâm, tình huống biến hóa căng thẳng, đa thanh, đa nghĩa mà ông gọi là nguyên lí tảng băng trôi.


    Đoạn trích “Ông già và biển cả” kể chuyện ông già chinh phục con cá kiếm trên biển cả mênh mông. Câu chuyện thật đơn giản nhưng lại gợi mở nhiều tầng ý nghĩa cho người đọc. Người đọc tự suy ngẫm để rút ra hàm ý sâu sắc sau câu chữ và đồng sáng tạo với nhà văn. Lớp nghĩa thứ nhất là một cuộc tìm kiếm con cá lớn nhất, hẹp nhất trong đời đi câu của ông già và cuộc hành trình nhọc nhằn, dũng cảm của người lao động trong một xã hội vô tình. Đó là một phần nổi của nguyên lý.


    Ở lớp nghĩa thứ hai, chuyện ông già và con cá kiếm không đơn thuần là mối quan hệ giữa một ông lão đi câu với một con mồi mà qua lối độc thoại có tính đối thoại giữa ông già và con cá kiếm, người đọc có thể nhận thấy mối quan hệ lớn hơn: Mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên luôn là đối thủ xứng đáng, đó là cuộc chiến không cân sức. Nhưng dù thiên nhiên có hung dữ tới đâu thì con người nhỏ bé, giày ý chí kia vẫn có thể giành để chiến thắng.


    Hình tượng ông già chinh phục con cá là biểu tượng của người anh hùng trên biển cả thôi không khát vọng, ngược lại hình tượng con cá kiếm cũng là biểu tượng kỳ vĩ cho cái đẹp, cho sức mạnh man dại của tự nhiên. Chiếm lĩnh được nó, con người không chỉ có sức mạnh mà còn có trí khôn, lòng quả cảm mới có thể giành chiến thắng.


    Ở lớp nghĩa thứ ba, tùy thuộc vào người đọc đồng sáng tạo, có thể suy rộng ra, đó cũng là thể nghiệm về thành công và thất bại của người nghệ sĩ đơn độc theo đuổi ước mơ sáng tạo, rồi trình bày trước mắt người đời, cũng gặp biết bao sóng gió, cam go như hình tượng ông già đối mặt với biển cả, biển đời. Và trên đường đời của bất cứ ai, người ta đều phải trả giá cho sự thành bại của mình. Nhưng cho dù ở bất kì hoàn cảnh nào, con người vẫn không thôi khát vọng.


    Với lớp nghĩa thứ hai và thứ ba này chính là bảy phần chìm trong nguyên lí tảng băng trôi mà nhà văn gửi gắm đến tác phẩm. Người phương Đông gọi đó là tính hàm súc, hàm ẩn, ý tại ngôn ngoại trong văn chương.

    Bài văn phân tích nguyên lí
    Bài văn phân tích nguyên lí "Tảng băng trôi" trong "Ông già và biển cả" số 2
    Bài văn phân tích nguyên lí
    Bài văn phân tích nguyên lí "Tảng băng trôi" trong "Ông già và biển cả" số 2
  3. Hê-minh-uê là nhà văn nổi tiếng người Mỹ, các tác phẩm của ông thường hướng đến những vấn đề giản dị, trong sáng nhưng lại được gửi gắm những triết lý sâu xa về thế giới tự nhiên và con người. Tác phẩm “Ông già và biển cả” là một trong những tác phẩm đặc sắc của ông được viết theo nguyên lí tảng băng trôi, đây cũng là tác phẩm đạt giải Nobel năm 1954.


    Đoạn trích “Ông già và biển cả” xoay quanh câu chuyện về ông lão Xan-tia-gô và hành trình đuổi bắt, chinh phục con cá kiếm khổng lồ trên biển cả mênh mông. Câu chuyện không có cao trào, điểm nhấn nhưng lại mở ra nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc cho người đọc. Phần chìm của tác phẩm tạo ra những khoảng trống văn học khơi gợi sự tò mò, khám phá, cảm nhận của độc giả.


    Ở ý nghĩa giản đơn nhất, phần bề nổi của câu chuyện đó chính là là hành trình đầy vất vả của ông lão Xan-tia-gô trên biển cả để chinh phục con cá kiếm. Hình ảnh của ông lão cùng với hành trình đầy thử thách ấy cũng chính là cuộc phiêu lưu mạo hiểm, dũng cảm của người lao động trong một xã hội vô tình để tạo ra những giá trị lớn lao.


    Ở tầng sâu hơn, đoạn trích “Ông già và biển cả” hướng đến mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Qua câu chuyện ông già và con cá kiếm, ta không chỉ thấy mối quan hệ đơn thuần giữa người đánh bắt với con mồi của mình mà qua những lời độc thoại của ông lão với con cá, ta có thể nhận thấy một mối quan hệ sâu sắc hơn, đó là mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Trong hành trình chinh phục thiên nhiên, con người phải đối mặt với muôn vàn những thử thách, và cuộc chiến giữa con người và thiên nhiên là cuộc chiến không cân sức. Thiên nhiên rộng lớn ẩn chứa trong mình những sức mạnh lớn lao, con người lại là những cá thể nhỏ bé, yếu đuối, nhưng dù thiên nhiên có mạnh mẽ, hung dữ tới đâu thì con người với ý chí, quyết tâm lớn lao vẫn có thể giành chiến thắng cuối cùng.


    Hình ảnh ông lão Xan-tia-gô chinh phục con cá kiếm khổng lồ chính là biểu tượng đẹp đẽ về người anh hùng trên biển cả, con cá kiếm lại là biểu tượng cho cái kì vĩ, lớn lao cùng sức mạnh to lớn của thiên nhiên. Chiến thắng được con cá kiếm khổng lồ ông lão Xan-tia-gô hay con người không chỉ cần có sức mạnh, sự quyết tâm mà còn cần có trí tuệ và lòng dũng cảm.


    Câu chuyện về ông già và con cá kiếm còn gợi liên tưởng về thành công và thất bại của người nghệ sĩ trong hành trình theo đuổi giấc mơ sáng tạo nghệ thuật. Hành trình những sản phẩm tinh thần đến với bạn đọc cũng gặp vô vàn những thử thách, sóng gió như khi ông già Xan-tia-gô đối mặt với biển cả. Và để đạt được những thành quả như mong muốn, con người có thể phải trả giá bằng những điều giá trị. Tuy nhiên dù khó khăn, thách thức đến đâu cũng không thể làm dập tắt được khát vọng bên trong con người.


    Phần ý nghĩa ẩn sâu bên dưới tảng băng chính là những thông điệp, quan niệm mà nhà văn Hê-minh-uê muốn gửi gắm cho độc giả. Đây cũng là lý do làm cho “Ông già và biển cả” đón nhận được sự yêu thích của độc giả dù đã trải qua nhiều năm đến vậy.

    Bài văn phân tích nguyên lí
    Bài văn phân tích nguyên lí "Tảng băng trôi" trong "Ông già và biển cả" số 3
    Bài văn phân tích nguyên lí
    Bài văn phân tích nguyên lí "Tảng băng trôi" trong "Ông già và biển cả" số 3
  4. Qua hình ảnh ông lão đánh cá Xan-tia-gô trong tác phẩm “Ông già và biển cả”, tác giả Hê-minh-uê là người đề xướng nguyên lý “Tảng băng trôi” để lên án chiến tranh, ca ngợi lao động, con người thời bấy giờ tại đất nước Mỹ.


    Nguyên lý tảng băng trôi là một phương pháp viết văn dựa trên hình ảnh tảng băng trôi (bảy phần chìm và một phần nổi) tức để miêu tả những tình huống, tư tưởng tác phẩm chỉ đề cập đến một phần hiện thực nổi bật, còn bảy phần ý nghĩa còn lại sẽ để cho độc giả tự tìm hiểu, suy nghĩ và sáng tạo theo sở thích, cá tính của mỗi người thông qua những nội dung nhân vật và câu chuyện mà tác giả đã xây dựng lên.


    Trong đoạn trích trên, sau khi chiến đấu 3 ngày 2 đêm cùng với lũ cá mập, sóng gió đại dương khiến ông lão đã mệt lử nhưng vẫn không chịu buông tay chú cá kiếm to lớn kia. Thậm chí, tuy tuổi cao sức yếu, lại cộng với thời tiết khắc nghiệt, buốt lạnh đã làm ý chí của ông lão muốn từ bỏ, rơi vào thế tuyệt vọng.


    Thế nhưng, đằng sau những câu chuyện ấy, ta lại thấy được hình ảnh của một ông lão đã bao năm xông pha, gắn bó với biển cả. Bằng tất cả những kinh nghiệm quý báu, sức lực ông đã chiến đấu vô cùng dũng mãnh cùng với những khó khăn trước mắt. Sóng to gió lớn, hay sức mạnh của lũ cá mập kia cũng không thể làm át đi được sự tinh anh bởi những thị giác, thính giác của ông lão. Tác giả dùng những từ tượng thanh về tiếng chày gãy, răng bập, khiến cho người đọc có cảm giác như đang tận mắt chứng kiến khung cảnh chiến đấu ấy.


    Cùng những độc thoại nội tâm, ta đã thấy được vẻ đẹp và ý chí tuyệt vời của lão Xan-tia-gô. Ông là hiện thân cho những con người lao động bình thường nhưng vẫn luôn miệt mài, chăm chỉ, cố gắng đến giây phút cuối cùng. Đó là biểu tượng cho những khát vọng vĩ đại, bảo vệ thành quả lao động.


    Nguyên lý tảng băng trôi cũng giúp người đọc thấy được một kết quả của cuộc sống rằng: những con người tuy bé nhỏ nhưng sức mạnh và ý chí lại vô cùng kiên cường, tuy cuộc sống có rất nhiều gian nan, thử thách, thành quả lao động có thể bị cướp hết, thế nhưng ẩn sâu vào tảng băng ấy là khát vọng to lớn, vượt qua mọi rào cản phía trước để đạt được ước mơ của mình.

    Bài văn phân tích nguyên lí
    Bài văn phân tích nguyên lí "Tảng băng trôi" trong "Ông già và biển cả" số 4
    Bài văn phân tích nguyên lí
    Bài văn phân tích nguyên lí "Tảng băng trôi" trong "Ông già và biển cả" số 4
  5. “Ông già và biển cả” là kiệt tác của nền văn học thế giới, đây cũng là tác phẩm tiêu biểu nhất cho phong cách nghệ thuật của nhà văn Hê-minh-uê theo nguyên lí tảng băng trôi. Cuộc rượt đuổi, chinh phục đầy căng thẳng, hấp dẫn của ông lão Santiago với con cá kiếm được tái hiện trong tác phẩm chỉ là phẩn nổi của tảng băng, phần ý nghĩa sâu sắc nhất của tác phẩm bị chìm sâu xuống tạo thành những khoảng trống văn học, nơi độc giả có thể thỏa sức tìm tòi, cảm nhận.


    Tảng băng trôi với ba phần nổi, bảy phần chìm trong đó phần bề nổi có thể dễ dàng nhận biết, cảm nhận nhưng để hiểu hết được phần chìm chúng ta cần cố gắng khám phá, tìm tòi ở bề sâu bản chất của tảng băng ấy. Trong tác phẩm Ông già và biển cả phần nổi của tảng băng trôi chinh là hành trình ra khơi trong 84 ngày đêm của ông lão Santiago và cuộc rượt đuổi, chinh phục đầy mệt mỏi với con cá kiếm khổng lồ. Sau nhiều ngày đuổi bắt, cuối cùng bằng kinh nghiệm và sự quyết tâm ông lão cũng đã bắt được con cá và mang về đất liền, tuy chỉ còn lại bộ khung xương khổng lồ của con cá khi đến bờ do cá mập tấn công nhưng đó là thành quả lớn lao, đáng trân trọng của ông lão trong chuyến ra khơi cuối cùng của cuộc đời mình.


    Tuy nhiên, giá trị cốt lõi của tác phẩm chính là ở phần chìm của tảng băng. Cuộc đuổi bắt đầy căng thẳng, mệt mỏi của ông lão đánh cá cũng chính là cuộc đời của mỗi người khi miệt mài tìm kiếm và chinh phục những khát vọng nhưng thật khó có thể tới được cái đích hoàn hảo mà mình mong muốn. Ông lão Santiago đã mất 84 ngày đêm để săn đuổi và chinh phục con cá kiếm khổng lồ, đó là thành quả đáng tự hào song ông lại không thể mang con cá kiếm về bờ mà chỉ mang được bộ khung xương khổng lồ của nó. Trong cuộc sống con người cũng vậy, chúng ta thường tự đặt ra nhiều mục tiêu, nhiều cái đích để cố gắng thực hiện, tuy nhiên không phải lúc nào mọi cố gắng cũng được đền đáp bằng những thành quả hoàn hảo như ta mong muốn. Tuy không hoàn hảo nhưng đó là kết tinh của những hi vọng, cố gắng nên dẫu kết quả như thế nào vẫn vô cùng ý nghĩa và đáng được trân trọng.


    Mỗi người có một lí tưởng, một khát vọng riêng do đó những thứ giá trị, ý nghĩa với người này chưa chắc đã có giá trị với người khác. Trong tác phẩm, con cá kiếm chính là thành quả lớn lao mà Santiago đạt được sau cuộc chiến không cân sức với tự nhiên, nên dẫu chỉ còn lại bộ xương thì vẫn là thứ quý giá nhất mà ông lão đạt được trong cuộc đời mình, còn đối với những du khách thì đó chỉ là bộ xương cá hoàn toàn không có giá trị.


    Cuộc chiến không cân sức của ông lão Santiago và con cá kiếm khổng lồ cũng chính là hành trình chinh phục tự nhiên đầy thử thách của con người. Ông lão và con cá không chỉ là những cá thể độc lập trong câu chuyện mà còn là biểu tượng lớn lao của cái đẹp. Nếu ông lão là biểu tượng cho những nét đẹp về ý chí, nghị lực bên trong con người thì con cá kiếm chính là hiện thân cho những vẻ đẹp kì vĩ của tự nhiên.


    Qua việc tìm hiểu, khám phá phần chìm của tác phẩm ta cảm nhận thấm thía được nhiều triết lí sâu sắc về cuộc đời, đồng thời thấy được tài năng nghệ thuật thiên tài của Hê-minh-uê.

    Bài văn phân tích nguyên lí
    Bài văn phân tích nguyên lí "Tảng băng trôi" trong "Ông già và biển cả" số 5
    Bài văn phân tích nguyên lí
    Bài văn phân tích nguyên lí "Tảng băng trôi" trong "Ông già và biển cả" số 5
  6. Nguyên lý tảng băng trôi là một phương pháp viết văn dựa trên hình ảnh tảng băng trôi (bảy phần chìm và một phần nổi) tức để miêu tả những tình huống, tư tưởng tác phẩm chỉ đề cập đến một phần hiện thực nổi bật, còn bảy phần ý nghĩa còn lại sẽ để cho độc giả tự tìm hiểu, suy nghĩ và sáng tạo theo sở thích, cá tính của mỗi người thông qua những nội dung nhân vật và câu chuyện mà tác giả đã xây dựng lên.


    Qua hình ảnh ông lão đánh cá Xan-tia-gô trong tác phẩm “Ông già và biển cả”, tác giả Hê-minh-uê là người đề xướng nguyên lý “Tảng băng trôi” để lên án chiến tranh, ca ngợi lao động, con người thời bấy giờ tại đất nước Mỹ. Đoạn trích kể chuyện ông già chinh phục con cá kiếm trên biển cả mênh mông. Câu chuyện kể thật đơn giản nhưng lại gợi mở nhiều tầng ý nghĩa cho người đọc. Người đọc tự suy ngẫm để rút ra hàm ý sâu sắc sau câu chữ và đồng sáng tạo với nhà văn.


    Lớp nghĩa thứ nhất mang lại cho người đọc: một cuộc tìm kiếm con cá lớn nhất, đẹp nhất trong đời đi câu của ông già và cuộc hành trình nhọc nhẵn, dũng cảm của người lao động trong mỗi xã hội vô tình. Đó là một phần nổi của nguyên lý.


    Lớp nghĩa thứ hai: Kể về chuyện ông già và con cá kiếm không chỉ đơn thuần là mối quan hệ giữa một ông lão đi câu với một con mồi, mà qua lối độc thoại có tính đối thoại giữa ông già và con cá kiếm, người đọc có thể nhận thấy mối quan hệ lớn hơn: mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên luôn là đối thủ xứng đáng, là cuộc chiến không cân sức. Nhưng dù thiên nhiên có hung dữ tới đâu thì con cá người nhỏ bé, giàu ý chí kia vẫn cố gắng để chiến thắng. Hình tượng ông già chinh phụ con cá là biểu tượng của người anh hùng trên biển cả không thôi khác vọng, ngược lại hình tượng con cá kiếm cũng là biểu tượng kì vĩ cho vẻ đẹp, cho sức mạnh man dại của tự nhiên. Để chiếm lĩnh được nó, con người không chỉ có sức mạnh mà con người phải có trí khôn, lòng quả cảm mới có thể giành chiến thắng.


    Lớp nghĩa thứ ba: Tuỳ vào người đọc đồng sáng tạo, có thể suy rộng ra, đó cũng là thể nghiệm về thành công và thất bại của người nghệ sĩ đơn độc theo đuổi ước mơ sáng tạo, rồi trình bày trước mắt người đời, cũng gặp biết bao sóng gió, cam go như hình tượng ông già đối mặt với biển cả, biển đời. Và trên đường đời của bất cứ ai, người ta đều phải trả giá cho sự thành bại của mình. Nhưng cho dù ở bất kì hoàn cảnh nào, con người vẫn không thôi khát vọng.


    Lớp nghĩa thứ hai và ba chính là bảy phần chìm trong nguyên lý tảng băng trôi mà nhà văn gửi gắm qua tác phẩm.

    Bài văn phân tích nguyên lí
    Bài văn phân tích nguyên lí "Tảng băng trôi" trong "Ông già và biển cả" số 6
    Bài văn phân tích nguyên lí
    Bài văn phân tích nguyên lí "Tảng băng trôi" trong "Ông già và biển cả" số 6




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy