Top 6 Bài soạn "Tiếng hát con tàu" của Chế Lan Viên lớp 12 hay nhất

Bình An 39 0 Báo lỗi

"Tiếng hát con tàu" là bài thơ đặc sắc của Chế Lan Viên in trong tập "Ánh sáng và phù sa" viết nhân cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở ... xem thêm...

  1. I. Tác giả
    1. Tiểu sử
    - Chế Lan Viên ( 1920-1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan.
    - Quê quán: Cam An - Cam Lộ - Quảng Trị. Từ năm 1927, gia đình ông chuyển vào An Nhơn, Bình Định.
    - Sau khi tốt nghiệp Trung học, Chế Lan Viên đi dạy học ở trường tư, làm báo ở Sài Gòn và các tỉnh miền Trung.
    - Ông tham gia cách mạng tháng Tám ở Quy Nhơn .
    - Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông hoạt động văn nghệ và báo chí ở Liên khu IV và chiến trường Bình - Trị - Thiên.
    - Sau năm 1954, ông về Hà Nội tiếp tục hoạt động văn học, nhiều năm tham gia lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam.
    - Sau 1975, ông vào sống ở Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp tục hoạt động văn học.

    2. Sự nghiệp văn học
    a. Tác phẩm chính
    - Thơ: Điêu tàn (1937), Gửi các anh (1954), Ánh sáng và phù sa (1960), Hoa ngày thường - Chim báo bão (1967), Những bài thơ đánh giặc (1972), Đối thoại mới (1973),...
    - Tiểu luận - phê bình: Kinh nghiệm tổ chức sáng tác (1952), Nói chuyện thơ văn (1960), Vào nghề (1962), Phê bình văn học (1962), Suy nghĩ và bình luận (1971),...
    b. Phong cách nghệ thuật
    - Con đường thơ của Chế Lan Viên "trải qua nhiều biến động, nhiều bước ngoặt với những trăn trở, tìm tòi không ngừng của nhà thơ", thậm chí có một thời gian dài im lặng (1945 - 1958).
    - Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa "trường thơ loạn": "kinh dị, thần bí, bế tắc của thời.”
    - Sau Cách mạng tháng Tám, thơ ông đã "đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng và có những thay đổi rõ rệt.
    - Trong thời kì 1960 - 1975, thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, đậm tính thời sự.
    - Sau năm 1975, "thơ Chế Lan Viên dần trở về đời sống thế sự và những trăn trở của cái "tôi" trong sự phức tạp, đa diện và vĩnh hằng của đời sống".
    => Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo. Thơ ông là sức mạnh trí tuệ được biểu hiện trong khuynh hướng suy tưởng - triết lý. Chất suy tưởng triết lý mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa. Khai thác triệt để các tương quan đối lập. Và nổi bật nhất là năng lực sáng tạo hình ảnh phong phú, độc đáo nhiều ý nghĩa biểu tượng.

    II. Tác phẩm
    1. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
    - In trong tập Ánh sáng và phù sa, viết nhân cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc những năm 1958-1960.

    2. Bố cục (3 đoạn)
    - Đoạn 1 (khổ 1,2): Sự trăn trở và lời mời gọi lên đường.
    - Đoạn (khổ 3 đến khổ 11): Khát vọng về với nhân dân.
    - Đoạn 3 (còn lại): Khúc hát lên đường.

    3. Ý nghĩa nhan đề
    - Con tàu: thời điểm sáng tác bài thơ chưa có tuyến đường sắt lên Tây Bắc, hình ảnh con tàu ở đây ý nghĩa biểu tượng cho khát vọng lên đường, khát vọng về với nhân dân, hòa nhập vào cuộc sống lớn của đất nước.
    - Tây Bắc: nghĩa đen chỉ mảnh đất miền tây Bắc Bộ của nước ta. Nghĩa biểu tượng: chỉ cuộc sống rộng lớn và những miền đất xa xôi còn nhiều khó khăn của Tổ quốc.
    => Ý nghĩa nhan đề "Tiếng hát con tàu": là tiếng hát say mê, hăm hở, lạc quan, phấn chấn của tâm hồn tràn đầy khát vọng, mong mỏi xây dựng đất nước và tìm về với ngọn nguồn sáng tạo thơ ca của thi sĩ.

    4. Ý nghĩa bốn câu đề từ
    - Tổ quốc vẫy gọi và tâm hồn nghệ sĩ hướng về nhân dân, về cuộc sống sôi nổi đang diễn ra trên mọi miền đất nước. Về với Tây Bắc cũng là về với nhân dân, về với chính mình, về với ngọn nguồn cảm hứng sáng tạo.

    5. Giá trị nội dung
    - Bài thơ thể hiện khát vọng, niềm hân hoan trong tâm hồn nhà thơ khi trở về với nhân dân, đất nước, cũng là tìm thấy nguồn nuôi dưỡng cảm hứng sáng tạo nghệ thuật cho hồn thơ.

    6. Giá trị nghệ thuật
    - Nghệ thuật so sánh, điệp từ, điệp ngữ -> nhấn mạnh vai trò của nhân dân trong kháng chiến.
    - Thơ giàu chất suy tưởng triết lí.

    Câu 1 (trang 146 sgk ngữ văn 12 tập 1):

    Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con tàu, địa danh Tây Bắc:

    - Là khát vọng, ước mơ tới những vùng đất xa xôi rộng lớn của đất nước

    - Tâm hồn nhà thơ rộng mở với ngọn nguồn sáng tạo nghệ thuật

    Tây Bắc nghĩa thực chỉ miền đất vùng cao phía tây bắc đất nước, đây còn là:

    - Biểu tượng cho những miền đất xa xôi của đất nước, nơi có cuộc sống gian lao nhưng nặng nghĩa tình

    - Tây Bắc là Tổ Quốc, ghi dấu kỉ niệm thời kháng chiến

    - Tiếng hát con tàu là tiếng hát của tâm hồn nhà thơ, hăm hở, sôi nổi của tuổi trẻ trong hành trình đến Tây Bắc

    - Bốn câu đề từ: cuộc hóa thân kì diệu trong tâm hồn nhà thờ, nói lên được sự gắn bó máu thịt giữa thi nhân với đất nước và cuộc đời


    Câu 2 (trang 146 sgk ngữ văn 12 tập 1):

    Bố cục: gồm 3 phần:

    Phần 1 (2 khổ đầu) sự trăn trở, lời vẫy gọi lên đường

    - Phần 2 (9 khổ giữa): khát vọng với nhân dân, ghi dấu nhiều kỉ niệm nghĩa tình trong kháng chiến

    Phần 3 (phần còn lại): khúc hát của niềm tin, hi vọng

    - Bố cục chia làm 3 phần thể hiện sự vận động tâm trạng chủ thể trữ tình, phần đầu có sự lưỡng lự, trăn trở, phần tiếp theo là dòng hoài niệm với cảm xúc thiết tha, biết ơn. Đoạn cuối là niềm vui sôi nổi, rạo rực


    Câu 3 (Trang 146 sgk ngữ văn 12 tập 1):

    Niềm vui to lớn của nhà thơ chính là được gặp lại nhân dân, điều đó thể hiện qua hai khổ thơ đầu:

    - Hình ảnh so sánh sinh động, thân thuộc:

    + Gặp lại nhân dân như nai về suối cũ, cỏ đón giêng hai

    + Trẻ thơ gặp sữa

    + Chiếc nôi gặp cánh tay đưa

    → Hình ảnh so sánh thể hiện được sự gần gũi, gắn bó với nhân dân- ngọn nguồn của sự sống.


    Câu 4 (trang 146 sgk ngữ văn 12 tập 1):

    Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm của nhà thơ gợi lên trong hình ảnh:

    + Những anh du kích

    + Thằng em liên lạc

    Nhân dân Tây Bắc hiện lên trong hồi ức của nhà thơ qua hình ảnh những con người cụ thể một lòng một dạ chiến đấu, hi sinh cho cuộc kháng chiến

    + Người anh du kích: chiếc áo nâu rách, cởi lại cho con → tạo ấn tượng mạnh mẽ, xúc động về sự hi sinh cao cả

    + “Thằng em liên lạc” (xưng hô thân tình, ruột thịt ) đã xông xáo vào rừng thưa, rừng rậm, từ bản Na qua bản Bắc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giao liên suốt 19 năm ròng rã.
    + Hình ảnh người mẹ nuôi quân: thức mùa dài, nuôi dưỡng bộ đội như con- tấm lòng người dân Tây Bắc đối với Cách mạng
    → Tình yêu thương đằm thắm, sâu nặng với mảnh đất mình đã qua, những câu thơ thể hiện tình cảm đậm sâu với những mảnh đất đã đi qua.
    Từ những cảm xúc suy tư về sự chuyển hóa kì diệu của tâm hồn đúc kết thành triết lí, đó là nét độc đáo trong phong cách thơ Chế Lan Viên

    Câu 5 (trang 146 sgk ngữ văn 12 tập 1):

    Những câu thơ mang sự suy tưởng, triết lí của nhà thơ Chế Lan Viên:
    Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
    Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
    Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
    Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương
    Đoạn thơ thể hiện chất triết lí, suy tưởng của nhà thơ: các sự vật, hiện tượng có mỗi quan hệ khăng khít với nhau, như người nghệ sĩ gắn bó với nhân dân. Tình yêu ở đây là tình cảm lớn, giữa anh- em, và tình yêu quê hương, đất nước.

    Câu 6 (trang 146 sgk ngữ văn 12 tập 1):

    Tác giả Chế Lan Viên sáng tạo các hình ảnh có tính triết lý, suy tưởng:
    - Hình ảnh đa dạng, phong phú, hình ảnh thực đi với những chi tiết cụ thể
    + Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng
    - Sử dụng kết hợp các biện pháp ẩn dụ, so sánh
    - Hình ảnh được sắp xếp theo chuỗi, có tính suy tưởng, triết lí

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. I. Tác giả & tác phẩm

    1. Tác giả

    Chế Lan Viên (1920 – 1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, quê gốc ở xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.

    Chế Lan Viên là nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Con đường thơ Chế Lan Viên trải qua nhiều chặng đường với những bước ngoặt đánh dấu sự chuyển biến tư tưởng và những tìm tòi đổi mới nghệ thuật của nhà thơ.

    Phong cách thơ độc đáo: có vẻ đẹp trí tuệ, luôn có ý thức khai thác triệt để những tương quan đối lập, giàu chất suy tưởng triết lí với thế giới hình ảnh đa dạng, phong phú, đầy sáng tạo.


    2. Tác phẩm

    Bài thơ Tiếng hát con tàu rút từ tập Ánh sáng và phù sa, một tập thơ xuất sắc, kết tinh tư tưởng và nghệ thuật thơ Chế Lan Viên trên con đường thơ cách mạng. Bài thơ được gợi cảm hứng từ một sự kiện tinh tế - chính trị, xã hội: cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc vào những năm 1958 – 1960.


    II. Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1 (trang 146 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

    * Hình ảnh con tàu và Tây Bắc ngoài ý nghĩa cụ thể còn có ý nghĩa cụ thể còn mang ý nghĩa biểu tượng.

    - Nhan đề bài thơ Tiếng hát con tàu (nhân hóa) để: Biểu tượng cho tâm hồn nhà thơ đang khao khát lên đường, vượt ra khỏi cuộc sống chật hẹp, quẩn quanh để đến với cuộc đời rộng lớn (với nhân dân, với cội nguồn sáng tạo).

    - Tây Bắc – miền đất cụ thể biểu tượng cho những nơi gian khó của đất nước.

    * Lời đề từ: “Tây bắc ư?... còn đâu”

    - Giới thiệu một cách khái quát cảm xúc bao trùm cả bài thơ: khát vọng lên đường hăm hở, mê say.

    - Đến với nhân dân, với Tây Bắc cũng chính là trở về với lòng mình, với tình cảm sâu nặng, gắn bó.


    Câu 2 (trang 146 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

    Bố cục bài thơ: 3 đoạn

    - Đoạn 1 (hai khổ thơ đầu): Lời giục giã, kêu gọi lên đường.

    - Đoạn 2 (chín khổ tiếp theo): Niềm hạnh phúc, gợi lại những kỉ niệm trong những năm tháng kháng chiến cùng với nhân dân

    - Đoạn ba (còn lại): Khúc hát lên đường sôi nổi, tin tưởng, say mê.

    * Bố cục bài thơ biến đổi theo diễn biến tâm trạng nhà thơ từ giục giã đến dồn dập lôi cuốn khi tìm đến ngọn nguồn cách mạng.


    Câu 3 (trang 146 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

    Niềm vui sướng lớn lao khi gặp lại nhân dân được nhà thơ thể hiện trong hai khổ thơ đầu:

    Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

    Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,

    Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

    Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.

    - Khát khao khi trở về với nhân dân

    + Như nai về suối cũ

    + Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa.

    + Trẻ thơ... gặp sữa.

    + Chiếc nôi gặp cánh tay đưa...

    - Những hình ảnh so sánh vừa thơ mộng vừa hài hòa giữa nhu cầu khát vọng của bản thân với hiện thực, với nhu cầu cần sáng tạo.

    => Về với nhân dân là về với những gì thân thuộc, gần gũi nhất, về với ngọn nguồn thiết yếu của sự sống.


    Câu 4 (trang 146 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

    * Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm của nhà thơ được gợi lên qua hình ảnh những con người:

    + Người anh du kích

    + Thằng em liên lạc

    * Nhân dân Tây Bắc hiện lên trong hồi ức của nhà thơ qua những hình ảnh con người cụ thể, một lòng một dạ chiến đấu, hi sinh cho cuộc kháng chiến chống Pháp.

    - Đó là người anh du kích: hình ảnh chiếc áo nâu vá rách – cởi lại cho con → tạo ấn tượng mạnh mẽ, gây xúc động sâu sắc về sự hi sinh cao cả, về nghĩa tình đồng đội.

    - Đó là “thằng em liên lạc”: cách xưng hô thân tình ruột thịt đã xông xáo rừng thưa, rừng rậm từ bản Na qua bản Bắc để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giao liên suốt mười năm ròng rã.

    - Đó là người mẹ nuôi quân: hình ảnh bà “mế” thức một mùa dài thể hiện tấm lòng son sắt của nhân dân Tây Bắc đối với Cách mạng. Hình ảnh bà mẹ già đêm bên bếp lửa hồng soi tóc bạc chăm sóc bộ đội là những hình ảnh đẹp nhất của bài thơ, thể hiện ân tình sâu nặng của nhân dân đối với Cách mạng trong thời kì kháng chiến chống Pháp.


    Câu 5 (trang 146 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

    Những câu thơ thể hiện chất suy tưởng và triết lí của thơ Chế Lan Viên:

    Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

    Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

    Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

    Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.

    Đoạn thơ là sự thành công đặc sắc của Chế Lan Viên trong việc thể hiện chất triết lí và suy tưởng. Ông chỉ ra rằng: các sự vật, hiện tượng muốn tồn tại được phải có mối quan hệ khăng khít với sự vật và hiện tượng khác. Như cái rét với mùa đông, cánh kiến với hoa vàng, mùa xuân với chim rừng... Cũng như người nghệ sĩ chỉ sáng tạo được khi gắn bó khăng khít với đời sống của nhân dân. Tình yêu ở đây không chỉ là tình yêu giữa anh và em, nó là kết tinh của tình cảm với quê hương đất nước.

    → Đoạn trích tiêu biểu cho phong cách thơ Chế Lan Viên.


    Câu 6 (trang 146 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

    Nghệ thuật hình ảnh sáng tạo của Chế Lan Viên trong bài thơ:

    - Hình ảnh đa dạng, phong phú:

    + Hình ảnh thực đi với chi tiết cụ thể.

    + Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.

    - Sử dụng kết hợp các biện pháp ẩn dụ, so sánh.

    - Hình ảnh thường tổ chức các chuỗi liên kết, chứa đựng nhiều chất suy tưởng, triết lí.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Trả lời câu 1 trang 146 SGK Ngữ văn 12, tập 1

    + Con tàu: thời điểm sáng tác bài thơ chưa có tuyến đường sắt lên Tây Bắc, hình ảnh con tàu ở đây ý nghĩa biểu tượng cho khát vọng lên đường, khát vọng về với nhân dân, hòa nhập vào cuộc sống lớn của đất nước.

    + Tây Bắc: nghĩa đen chỉ mảnh đất miền tây Bắc Bộ của nước ta, nghĩa biểu tượng chỉ cuộc sống rộng lớn, chỉ những miền đất xa xôi còn nhiều khó khăn của Tổ quốc.

    =>Ý nghĩa nhan đề Tiếng hát con tàu: tiếng hát say mê, hăm hở, lạc quan, phấn chấn của tâm hồn tràn đầy khát vọng, mong mỏi xây dựng đất nước và tìm về với ngọn nguồn sáng tạo thơ ca của thi sĩ.

    =>Ý nghĩa bốn câu đề từ: Tổ quốc vẫy gọi và tâm hồn nghệ sĩ hướng về nhân dân, về cuộc sống sôi nổi đang diễn ra trên mọi miền đất nước. Về với Tây Bắc cũng là về với nhân dân, về với chính mình, về với ngọn nguồn cảm hứng sáng tạo.


    Trả lời câu 2 trang 146 SGK Ngữ văn 12, tập 1

    Bố cục bài thơ (3 phần)

    - Phần 1 (khổ 1,2): Sự trăn trở và lời mời gọi lên đường.

    - Phần 2 (khổ 3 đến khổ 11): khát vọng về với nhân dân.

    - Phần 3 (còn lại): khúc hát lên đường.


    Trả lời câu 3 trang 146 SGK Ngữ văn 12, tập 1

    - Niềm hạnh phúc lớn lao khi gặp lại nhân dân được thể hiện trong khổ thơ thứ 5 qua hàng loạt hình ảnh so sánh đặc sắc, đậm chất Tây Bắc:

    + như nai về suối cũ: quen thuộc, gần gũi như nai tìm về suối cũ sau mùa khô.

    + như cỏ đón giêng hai: háo hức, phấn chấn, hồi sinh như cỏ đón mùa xuân

    + như chim én gặp mùa: ấm áp, hạnh phúc như chim én gặp mùa

    + như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa: vui mừng, thỏa thuê, mãn nguyện

    + như chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa: dễ chịu, thoải mái, hạnh phúc.

    => So sánh liên hoàn với những hình ảnh đặc sắc diễn tả trọn vẹn và xúc động niềm hạnh phúc lớn lao của nhà thơ khi về với nhân dân, về với nguồn cội, về với sự sống và ngọn nguồn cảm hứng.


    Trả lời câu 4 trang 146 SGK Ngữ văn 12, tập 1

    + Người anh du kích: kỉ niệm về tấm áo nâu suốt một đời vá rách anh cởi lại cho con trong đêm hi sinh à sự gắn bó sâu nặng gợi lên qua kỉ vật thiêng liêng của người đã khuất.

    + Thằng em liên lạc: tình yêu thương, quý mến người em tận tụy, kiên nhẫn, thầm lặng hết lòng vì cách mạng.

    + Người mế kháng chiến: đùm bọc, cưu mang những người con thương binh với tấm lòng nghĩa tình sâu nặng không gì đong đếm được.

    => Nhân dân hiện lên đôn hậu, anh hùng, bình dị, nghĩa tình. Nhà thơ bày tỏ sự gắn bó và lòng biết ơn sâu nặng đối với nhân dân, sự gắn bó ấy vừa cụ thể vừa thiêng liêng, vừa bình dị vừa cao quý.


    Trả lời câu 5 trang 146 SGK Ngữ văn 12, tập 1

    - Đất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹp/…/Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia.

    - Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn.

    - Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.


    Trả lời câu 6 trang 146 SGK Ngữ văn 12, tập 1

    - Hình ảnh tả thực được chọn lọc tinh tế: bản sương giăng, đèo mây phủ, lửa hồng soi tóc bạc, chim rừng lông trở biếc,…

    - Hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ đặc sắc: con tàu, vầng trăng, trái đầu xuân, vàng ta đau trong lửa, mặt hồng em, suối lớn mùa xuân.

    - Hình ảnh so sánh mới lạ: như đông về nhớ rét, như cánh kiến hoa vàng,…

    => Hệ thống hình ảnh độc đáo, sáng tạo khi xâu thành chuỗi kết thành chùm, khi xếp thành tầng thành lớp giúp bài thơ mở ra hàng loạt những liên tưởng bất ngờ, đậm màu sắc trí tuệ, đặc trưng cho phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên.


    Nội dung chính

    Bài thơ thể hiện khát vọng, niềm hân hoan trong tâm hồn nhà thơ khi trở về với nhân dân, đất nước, cũng là tìm thấy nguồn nuôi dưỡng cảm hứng sáng tạo nghệ thuật cho hồn thơ.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    1. Tác giả:

    Chế Lan Viên ( 1920- 1989), tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan. Quê quán: Quảng Trị
    Bản thân: rất đa tài vừa có thể dạy học, làm báo, làm thơ, làm cách mạng
    Sự nghiệp sáng tác:
    Chế Lan Viên là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới. Trước Cách mạng, thơ ông thể hiện tư tưởng siêu hình và bế tắc về thế giới và nghệ thuật. Sau 1945, hiện thực cách mạng và nhân dân đã làm cuộc đời và hồn thơ Chế Lan Viên thay đổi mạnh mẽ.
    Tác phẩm chính như: Điêu Tàn (1937), ánh sáng và phù sa(1960)…
    Chế Lan Viên nổi tiếng trước cách mạng với tập thơ Điêu Tàn, sau đó ông tham gia hoạt động cách mạng sau đó tiếp tục sáng tác
    Phong cách thơ: giàu chất suy tưởng mang vẻ đẹp trí tuệ phong phú và đa dạng về hình ảnh. Có nhiều tìm tòi đổi mới về nghệ thuật


    2. Bài thơ Tiếng hát con tàu

    Hoàn cảnh sáng tác: năm 1958 – 1960 Đảng ta vận động thanh niên miền xuôi đi theo khai hoang phát triển kinh tế ở vùng Tây Bắc. Nhà thơ Chế Lan Viên không đi được vì đang nằm trên giường bệnh nhưng xuất phát từ lòng biết ơn, sự gắn bó với nhân dân với những kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình của nhân dân trong những năm kháng chiến chống pháp, Chế Lan Viên đã làm bài thơ này để theo con tàu tâm tưởng đến với Tây Bắc
    “Tiếng hát con tàu” in trong tập “Ánh sáng và phù sa” (1960). Tác phẩm lấy cảm hứng từ cuộc vận động nhân dân miền xuôi lên Tây Bắc để xây dựng kinh tế miền núi những năm 58- 60.
    Nhan đề và lời đề từ: Hình ảnh “Con tàu” và “Tây Bắc” mang ý nghĩa biểu tượng trong suốt bài thơ.


    Ý nghĩa nhan đề:
    Bài thơ ra đời khi thực tế chưa có đường tàu lên Tây Bắc. Hình ảnh “con tàu” thực chất là hình ảnh biểu tượng thể hiện khát vọng lên đường và niềm mong ước của nhà thơ được đến với mọi miền đất nước.
    Tây Bắc là vùng đất xa xôi của Tổ quốc cần được xây dựng lại sau chiến tranh
    “Tiếng hát con tàu”: Là tiếng hát của tâm hồn nhà thơ – một tâm hồn tràn ngập niềm tin vào lí tưởng, vào cuộc đời. Tâm hồn nhà thơ đã hóa thân thành con tàu, hăm hở làm cuộc hành trình đến với Tây Bắc, đến với cuộc sống lớn của nhân dân. Đến với đất nước, nhân dân cũng là đến với cội nguồn của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, trong đó có thơ ca.


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Câu 1 (Trang 146 SGK) Hình ảnh con tàu và Tây Bắc ngoài ý nghĩa cụ thể còn có ý nghĩa biểu tượng. Hãy đọc kĩ bài thơ để hiểu được ý nghĩa biểu tượng đó. Căn cứ vào nội dung bài thơ, hãy cắt nghĩa nhan đề và bốn câu thơ đề từ.

    Bài làm:
    Ý nghĩa biểu tượng: bài thơ ra đời khi thực tế chưa có đường tàu lên Tây Bắc. Hình ảnh “con tàu” thực chất là hình ảnh biểu tượng thể hiện khát vọng lên đường và niềm mong ước của nhà thơ được đến với mọi miền đất nước. Đó là con tàu của tâm hồn nhà thơ khao khát về với ngọn nguồn sáng tạo nghệ thuật. "Tây Bắc" ngoài ý nghĩa cụ thể chỉ miền đất vùng cao phía Tây Bắc của tổ quốc, nó còn biểu tượng cho mọi miền xa xôi của đất nước, nơi có cuộc sống gian lao mà sâu nặng tình nghĩa, khắc ghi kỉ niệm một thời kháng chiến. Tây Bắc chính là Tổ quốc.
    “Tiếng hát con tàu”: Là tiếng hát của tâm hồn nhà thơ – một tâm hồn tràn ngập niềm tin vào lí tưởng, vào cuộc đời. Tâm hồn nhà thơ đã hóa thân thành con tàu, hăm hở làm cuộc hành trình đến với Tây Bắc, đến với cuộc sống lớn của nhân dân. Đến với đất nước, nhân dân cũng là đến với cội nguồn của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, trong đó có thơ ca.
    Bốn câu thơ đề từ là những cuộc hóa thân kì diệu trong tâm hồn nhà thơ, nói lên được sự gắn bó máu thịt giữa thi sĩ với Tổ quốc, với cuộc đời – nơi tạo ra nguồn cảm hứng vô tận cho thi ca.
    Có sự đồng nhất: Tâm hồn ta là con tàu Tâm hồn ta là Tây Bắc
    Con tàu là biểu tượng của khát vọng lên đường khát vọng đi xa đến những vùng đất xa xôi của Tổ Quốc.
    Năng lượng để chạy con tàu lên Tây bắc không phải những nguyên liệu như đời thực hay dùng như than đá, xăng


    Câu 2 (Trang 146 SGK) Bài thơ có thể chia làm được mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn. Bố cục đó thể hiện sự vận động tâm trạng của chủ thể trữ tình như thế nào?
    Bài làm:
    Bố cục bài thơ:
    2 khổ đầu: Là sự trăn trở, giục giã lên đường
    9 khổ giữa: Kỉ niệm về Tây Bắc trong những ngày kháng chiến gian khổ . Khát vọng về với nhân dân, nơi khắc ghi nhiều kỉ niệm nghĩa tình trong kháng chiến.
    4 khổ cuối: Khúc hát lên đường say mê, tin tưởng. Hướng về Tây Bắc trong công cuộc xây dựng đất nước
    Bố cục 3 phần đã thể hiện sự vận động tâm trạng chủ thể trữ tình: phần đầu có sự day dứt, trăn trở. Đoạn giữa là dòng hoài niệm với cảm xúc thiết tha, biết ơn. Đoạn cuối sôi nổi, háo hức.


    Câu 3 (Trang 146 SGK) Niềm hạnh phúc lớn lao khi gặp lại nhân dân được nhà thơ thể hiện trong khổ thơ nào? Phân tích đặc sắc về nghệ thuật của khổ thơ đó.
    Bài làm:
    Niềm hạnh phúc lớn lao khi gặp lại nhân dân được nhà thơ thể hiện trong khổ thơ sau:
    Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

    Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa

    Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

    Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
    Tác giả đã tạo ra những hình ảnh giàu tính tượng trưng, mỗi cặp một sắc thái khác nhau để so sánh làm nổi bật niềm hạnh phúc lớn lao của (mình) khi từ bỏ thế giới nhỏ hẹp của cá nhân để về với nhân dân. Đối với con người ở đây, nhân dân là nơi chứa chan tình yêu thương, che chở, cưu mang, là nguồn sống, là bầu không khí, tiếp sức cho anh.
    Nhớ về Tây Bắc bằng niềm khao khát được trở về với nhân dân, với cảm xúc như được trở về cội nguồn, về với niềm hạnh phúc lớn lao. Nhà thơ sử dụng những hình ảnh so sánh cụ thể mang vẻ đẹp thơ mộng, niềm vui sướng, hạnh phúc (Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ. Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa. Như đưa trẻ thơ đói lòng gặp sữa. Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa). Cách sắp xếp hàng loạt hình ảnh so sánh cùng hướng tới một ý nghĩa tạo sự nồng nàn, tha thiết.


    Câu 4 (Trang 146 SGK) Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm của nhà thơ được gợi lên qua hình ảnh những con người cụ thể nào? Phân tích những khổ thơ nói về những kỉ niệm đó để làm rõ sự nghiệp gắn bó và lòng biết ơn sâu nặng của nhà thơ với nhân dân.
    Bài làm:
    Nhân dân Tây Bắc trong hoài niệm của tác giả là những người dân lao động nghèo nhưng giàu lòng yêu nước, gắn bó nghĩa tình với kháng chiến.
    Hình ảnh con người cụ thể đại diện cho nhân dân Tây Bắc trong nỗi nhớ của nhà thơ:
    Người anh du kích: đã hi sinh trong một trận công đồn, trước lúc ra đi còn nhường lại chiếc áo đang mặc cho người kháng chiến
    Thằng em liên lạc: một em thiếu nhi Tây Bắc sớm có lòng yêu nước, tận tụy, đầy ý thức trách nhiệm với công việc
    Người “mế” ân cần chăm sóc người kháng chiến khi họ bị bệnh không phải một ngày, một tháng mà cả "mùa dài". Tình mẹ đối với người kháng chiến chẳng khác tình ruột thịt. Hình ảnh mẹ càng đẹp hơn trong sự phản chiếu lung linh của "lửa hồng soi tóc bạc".
    Hình ảnh cô gái Tây Bắc đọng lại trong cử chỉ ấm áp, tình quân dân lâu dần thành tình đôi lứa. Nỗi nhớ được so sánh bằng những hình ảnh bất ngờ, mới lạ, gợi lên được những tưởng tượng phong phú (Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét, Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng…)
    ==> Đây là những hình ảnh khái quát, tượng trưng cho con người Tây Bắc trong kháng chiếnTình cảm sâu nặng và lòng biết ơn của nhà thơ đối với nhân dân được thể hiện qua những câu chuyện, những kỉ niệm cụ thể, sâu sắc với người anh du kích, thằng em liên lạc, với mế và người con gái Tây Bắc. Cách xưng hô thân tình, ruột thịt (anh con, em con, mế…) hình ảnh chân thực, từ ngữ gợi cảm, so sánh độc đáo… Đoạn thơ thể hiện lòng biết ơn, tình yêu sâu nặng đối với Tây Bắc. Nhân dân Tây Bắc như một đại gia đình ruột thịt của người kháng chiến.


    Câu 5 (Trang 146 SGK) Hãy tìm những câu thơ thể hiện rõ nhất chất suy tưởng và triết lí của thơ Chế Lan Viên.
    Bài làm:
    Từ những câu thơ bày tỏ tình cảm cụ thể, riêng tư đối với thiên nhiên, đất nước, con người Tây Bắc, nhà thơ đã nâng lên thành những câu thơ có chất suy tưởng khái quát giống như châm ngôn nhưng chứa chan tình cảm, xúc cảm về quê hương đất nước:
    Nhớ bản sương giăng nhớ đèo mây phủ

    Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương

    Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

    Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.

    Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

    Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

    Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

    Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.
    Thể hiện niềm nhớ thương đằm thắm, sâu nặng với những mảnh đất mình đã đi qua. Những câu thơ triết lí nhưng không khô khan bởi vì nó dựa vào quy luật của tình cảm. Những miền đất lạ theo thời gian và nghĩa tình sẽ âm thầm bồi đắp tình yêu cho con người. Để rồi khi đi xa, những mảnh đất đó vẫn mãi theo người.Từ những cảm xúc suy tư về những chuyển hóa kì diệu của tâm hồn của người đúc kết thành triết lí đó chính là nét độc đáo trong phong cách thơ Chế Lan Viên.


    Câu 6 (Trang 146 SGK) Nhận xét và đánh giá nghệ thuật sáng tạo hình ảnh của Chế Lan Viên trong bài thơ.
    Bài làm:
    Bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên hấp dẫn người đọc một phần là ở nghệ thuật sáng tạo hình ảnh. Biểu hiện ở:
    Hình ảnh thơ mới lạ, phong phú, có giá trị thẩm mĩ cao, tạo nên những liên tưởng so sánh bất ngờ.
    Hình ảnh thực với chi tiết cụ thể (hình ảnh “mế”, hình ảnh người du kích, em liên lạc…)
    Hình ảnh biểu tượng (con tàu, vầng trăng, mặt hồng em, suối lớn mùa xuân…)
    Hình ảnh tưởng tượng (con tàu mộng tưởng, mỗi đêm khuya uống một vầng trăng…)
    Hình ảnh thường được tổ chức thành từng chuỗi liên kết, tiếp nối, bổ sung nhằm khắc sâu.
    Sử dụng đa dạng các phương thức sáng tạo hình ảnh:
    Tả thực (khổ 6, 7, 8)
    So sánh (khổ 5 và 10).
    Ẩn dụ (con tàu, vầng trăng…)
    Lời thơ có nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc, giàu chất trí tuệ, bộc lộ cách thể hiện riêng tài hoa, độc đáo, tạo ấn tượng thẩm mỹ cho người đọc.
    Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật với giọng điệu tha thiết, chân thành.


    Phần tham khảo mở rộng
    Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong " Tiếng hát con tàu "
    Bài làm:
    1. Giá trị nội dung
    Tiếng hát con tàu” chính là tiếng hát của tâm hồn nhà thơ – một tâm hồn tràn ngập niềm tin vào lí tưởng, vào cuộc đời. Bài thơ thể hiện khát vọng, niềm hân hoan trong tâm hồn nhà thơ khi trở về với nhân dân, đất nước, cũng là tìm thấy nguồn nuôi dưỡng cảm hứng sáng tạo nghệ thuật cho hồn thơ.
    2. Giá trị nghệ thuật
    Nghệ thuật so sánh, điệp từ, điệp ngữ
    Thơ giàu chất suy tưởng triết lí.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

    I. Tác giả Chế Lan Viên

    - Chế Lan Viên (1920 - 1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, quê gốc xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị sau chuyển vào An Nhơn, Bình Định.

    - Sau khi tốt nghiệp Trung học, Chế Lan Viên đi dạy học ở trường tư, làm báo ở Sài Gòn và các tỉnh miền Trung, tham gia Cách mạng tháng Tám ở Quy Nhơn

    - Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông hoạt động văn nghệ và báo chí ở Liên khu IV và chiến trường Bình Trị - Thiên.

    - Sau năm 1954, ông về Hà Nội tiếp tục hoạt động văn học, nhiều năm tham gia lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam.

    - Sau năm 1975, ông vào sống ở Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp tục hoạt động văn học.

    - Thơ Chế Lan Viên có phong cách độc đáo: có vẻ đẹp trí tuệ, luôn có ý thức khai thác triệt để những tương quan đối lập, giàu chất suy tưởng triết lí với thế giới hình ảnh đa dạng, phong phú, đầy sáng tạo.

    - Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

    - Tác phẩm chính: các tập thơ Điêu tàn (1937), Ánh sáng và phù sa (1960), Hoa ngày thường, chim báo bão (1967), Những bài thơ đánh giặc (1972), Đối thoại mới (1973), Hoa trước lăng Người (1976), Hái theo mùa (1977), Hoa trên đá (1984), Di cáo thơ, tập I (1992), tập II (1993), tập III (1996); các tập tiểu luận phê bình Vào nghề (1962), Phê bình văn học (1962), Suy nghĩ và bình luận (1971), Từ gác Khuê Văn đến quán Trung Tân (1981).


    II. Tác phẩm Tiếng hát con tàu

    - Bài thơ Tiếng hát con tàu rút từ tập Ánh sáng và phù sa, một tập thơ xuất sắc, kết tinh tư tưởng và nghệ thuật thơ Chế Lan Viên trên con đường thơ cách mạng.

    - Bài thơ được gợi cảm hứng từ một sự kiện kinh tế - chính trị, xã hội: cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc vào những năm 1958 - 1960.

    - Ý nghĩa nhan đề: “Tiếng hát con tàu” là tiếng hát của một tâm hồn tràn ngập niềm tin vào lí tưởng, vào cuộc đời với khát vọng ra đi.

    - Nội dung chính: Những cảm xúc chân thành, tha thiết của tác giả trong công cuộc dựng xây đất nước, sự hòa nhập với nhân dân, với cuộc sống mới: lòng biết ơn, tình yêu và sự gắn bó, khát vọng và niềm hân hoan.


    Hướng dẫn soạn bài Tiếng hát con tàu
    Bài 1 trang 146 SGK Ngữ văn 12 tập 1

    Trong bài thơ, hình ảnh con tàu và Tây Bắc ngoài ý nghĩa cụ thể còn có ý nghĩa biểu tượng. Hãy cắt nghĩa nhan đề và 4 câu thơ đề từ.
    Trả lời:
    a. Nhan đề bài thơ Tiếng hát con tàu
    - Con tàu là biểu tượng của khát vọng lên đường, khát vọng đi xa, hướng tới cuộc sống của đất nước, nhân dân đi tới chân trời của ước mơ lớn, đi tới ngọn nguồn cảm hứng của những sáng tạo nghệ thuật.
    - Tiếng hát là niềm say sưa của tâm hồn khi tìm được hướng đi và đang trên hành trình đến với nhân dân, đất nước.
    - Nhan đề bài thơ có thể hiểu là tiếng hát của tâm hồn nhà thơ - một tâm hồn tràn ngập niềm tin vào lí tưởng, vào cuộc đời. Nhà thơ đã hoá thân thành con tàu, hăm hở làm cuộc hành trình đến với Tây Bắc, đến với cuộc sống của nhân dân và đó cũng là đến với cội nguồn của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật.
    b. Phân tích khổ thơ đề từ:
    - Khẳng định sự gắn bó của nhà thơ với Tây Bắc, một miền đất cụ thể, đã trải qua lửa đạn chiến tranh, với những khát vọng xây dựng trong cuộc sống mới, cũng là mảnh đất ươm mầm cho nhiều tác phẩm nghệ thuật nảy nở. Đây cũng chính là cuộc đời rộng lớn của nhân dân, là cuộc đời mới của những con người trẻ tuổi.
    - Thể hiện khát vọng lên đường, hoà mình vào cuộc sống rộng lớn của dân tộc, hướng vào mạch nguồn của đất nước, của nhân dân.

    Bài 2 trang 146 SGK Ngữ văn 12 tập 1

    Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn. Bố cục đó thể hiện sự vận động tâm trạng của chủ thể trữ tình như thế nào?
    Trả lời:
    - Bố cục của bài thơ:
    + 2 khổ đầu: Sự trăn trở, lời mời gọi lên đường.
    + 9 khổ giữa: Khát vọng về với nhân dân, nơi khắc ghi nhiều kỉ niệm nghĩa tình trong kháng chiến.
    + 4 khổ cuối: khúc hát lên đường say mê, tin tưởng.
    - Bố cục thể hiện sự vận động của tâm trạng chủ thể trữ tình: phần đầu có sự day dứt, trăn trở. Đoạn giữa là dòng hoài niệm với cảm xúc thiết tha, biết ơn. Đoạn cuối sôi nổi, háo hức.

    Bài 3 trang 146 SGK Ngữ văn 12 tập 1

    Niềm hạnh phúc lớn lao khi gặp lại nhân dân được nhà thơ thể hiện trong khổ thơ nào? Phân tích nét đặc sắc nghệ thuật của khổ thơ đó.
    Trả lời:
    - Khổ thơ thể hiện niềm vui, hạnh phúc lớn lao khi nhân vật trữ tình gặp lại nhân dân:
    Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
    Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
    Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
    Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
    - Đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ chính là chùm so sánh, liên tưởng hết sức phong phú, độc đáo của tác giả. Qua đó làm nổi bật niềm hạnh phúc lớn lao của tác giả khi từ bỏ thế giới nhỏ hẹp của cá nhân để về với nhân dân. Đối với người con ở đây, nhân dân là nơi chan chứa tình yêu thương, che chở, cưu mang, là nguồn sống, là bầu sinh khí, tiếp sức cho anh.

    Bài 4 trang 146 SGK Ngữ văn 12 tập 1

    Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm nhà thơ được thể hiện qua những con người cụ thể nào? Phân tích những khổ thơ nói về những kỉ niệm đó để làm rõ sự gắn bó và lòng biết ơn sâu nặng của nhà thơ với nhân dân
    Trả lời:
    - Các hình ảnh con người cụ thể đại diện cho nhân dân Tây Bắc trong nỗi nhớ của nhà thơ:
    + Người anh du kích
    + Thằng em liên lạc
    + Người “mế" với hình ảnh “lửa hồng soi tóc bạc".
    Đây là những hình ảnh khái quát, tượng trưng cho con người Tây Bắc trong kháng chiến, tuy nhiên đã được tác giả thể hiện bằng những con người, những câu chuyện cụ thể rất sinh động.
    - Tình cảm sâu nặng và lòng biết ơn của nhà thơ đối với nhân dân được thể hiện qua những câu chuyện, những kỉ niệm cụ thể, sâu sắc:
    + Người anh du kích trước đêm tấn công đồn địch còn để lại chiếc áo nâu cho nhân vật trữ tình.
    + Thằng em liên lạc (cách gọi thân mật): "Mười năm tròn! Chưa mất một phong thư"!
    + Người “mế" "lửa hồng soi tóc bạc", “năm con đau (tức hồi con ốm) má thức một mùa dài", khiến cho “trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi".
    + Hình ảnh cô gái Tây Bắc đọng lại trong cử chỉ ấm áp "Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch", trong hương thơm của "vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng". Tình quân dân lâu dần thành tình đôi lứa. Nỗi nhớ được so sánh bằng những hình ảnh gợi bất ngờ, mới lạ, gợi được những tưởng tượng phong phú. (Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét, Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng ...)
    => Cách xưng hô thân tình, ruột thịt (anh con, em con, mế ...) hình ảnh chân thực, từ ngữ gợi cảm, so sánh độc đáo … Đoạn thơ thể hiện lòng biết ơn, tình yêu thương sâu nặng đối với Tây Bắc. Nhân dân Tây Bắc như một đại gia đình ruột thịt của người kháng chiến.

    Bài 5 trang 146 SGK Ngữ văn 12 tập 1

    Hãy tìm những câu thơ thể hiện rõ nhất những chất suy tưởng và triết lí của Chế Lan Viên
    Trả lời:
    - Những câu thơ thể hiện rõ nhất chất suy tưởng và triết lí của thơ Chế Lan Viên:
    “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
    Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn"
    ...
    "Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương"
    Văn mẫu hay: Suy tưởng triết lí và nghệ thuật sáng tạo hình ảnh trong Tiếng hát con tàu

    Bài 6 trang 146 SGK Ngữ văn 12 tập 1

    Nhận xét và đánh giá nghệ thuật sáng tạo hình ảnh của Chế Lan Viên trong bài thơ.
    Trả lời:
    - Hình ảnh có tính khái quát, màu sắc hiện đại, mang tính triết luận nhưng đậm chất trữ tình. Hình ảnh thường được tổ chức thành từng chuỗi liên kết, tiếp nối, bổ sung nhằm khắc sâu ý tưởng, cảm xúc.
    - So sánh liên tưởng vừa phong phú vừa sắc sảo, độc đáo.
    - Ngôn ngữ trau chuốt, gọt giũa, mang tính bác học.
    - Giọng điệu, âm hưởng lôi cuốn.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. I. Vài nét về tác phẩm

    Vào những năm 1958 - 1960, ở miền Bắc có phong trào vận động nhân dân miền xuôi - chủ yếu là thanh niên lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc. Chính sự kiện kinh tế xã hội này đã gợi cảm hứng khiến Chế Lan Viên sáng tác bài Tiếng hát con tàu.

    Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, bài thơ là khúc hát thể hiện khát vọng trở về với nhân dân, hoà nhập với cuộc sông lớn của đất nước của tình nghĩa nhân dân vĩ đại. Đó cũng là tìm về với ngọn nguồn của hồn thơ.


    Tìm hiểu tác phẩm

    Câu 1. Hai hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng: "con tàu" và "Tây Bắc".

    Để hiểu được bài thơ này, trước hết cần hiểu hai hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng trong suốt bài thơ. Đó là hình ảnh "con tàu" và hình ảnh "Tây Bắc".

    Thực tế thì chưa hề có đường tàu và con tàu lên Tây Bắc. Con tàu ở bài thơ này là biểu tượng cho khát vọng lên đường với cuộc sông bao la, nhân dân vĩ đại, đến với ước mơ cao đẹp ngọn nguồn của cảm hứng nghệ thuật, vì vậy mà có những câu thơ: "Khi lòng ta đã hóa những con tàu", "Tàu đói những vầng trăng", "Tàu gọi anh di, sao chửa ra di?", "Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép, Tâm hồn anh chà gặp anh trên kia"...

    Còn hình ảnh "Tây Bắc" không chỉ là Tây Bấc mà đó còn là Tố quốc bao lạ, nơi có cuộc sống gian lao, vất vả mà thắm đượm nghĩa tình với muôn vàn kỉ niệm không thế nào quên. Lên Tây Bắc cũng có nghĩa là trở về với chính mình, tâm hồn mình với những tình cảm trong sáng, tình nghĩa sâu nặng đối với nhân dân và đất nước! Vì vậy mà có những câu thơ: "Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát, Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu?", "Trên Tây Bắc! Ôi! Mười năm Tây Bắc, Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng", "Nơi máu rỏ tâm hồn ta chấm đất", "Tây Bắc ơi, người là mẹ của hồn thơ"...

    Hiểu được ý nghĩa hai hình ảnh biểu tượng cơ bản trên, chúng ta sẽ hiểu được ngay tên của bài thơ và các câu thơ đề từ, thấy được tính khái quát rộng hơn, vượt lên các sự vật cụ thế của bốn câu thơ ấy.


    Câu 2. Tiếng hát con tàu có ba đoạn:

    - Đoạn đầu (2 khổ) là sự trăn trở, lời giục giã mời gọi lên đường.

    - Đoạn giữa (9 khổ) là hồi tưởng về những kỉ niệm với nhân dân trong kháng chiến, thể hiện khát vọng về với nhân dân.

    - Đoạn cuối (4 khổ) là khúc hát lên đường say mê, náo nức.

    Sự trăn trở và lời mời gọi lên đường

    Ngay sau lời đề từ đã là lời giục giã mời gọi lên đường với những câu hỏi dồn dập lay gọi, hốì thúc, khích lệ sự ra đi. Giọng hôi hả, hăm hở, bộc lộ ở những lời tự chát vấn đầy trăn trở của chính nhà thơ.

    Con tàu này lên Tây Bắc, anh di chăng?

    Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi?

    Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi?...

    Ớ đây có sự phân thân của chủ thể trữ tình. Anh là người khác mà cũng chính là mình. Nhà thơ tự vấn mà nghe như đang thuyết phục ai. Chính điều này cộng với nhiều phép đôi lập (bạn bè đi xa / anh giữ trời Hà Nội, Đất nước mênh mông / đời anh nhỏ hẹp; Thơ / lòng đóng khép...) để thể hiện sinh động ý tưởng tác giả cuộc sông mới đang mời gọi, thôi thúc người nghệ sĩ vượt ra khỏi cuộc đời nhỏ hẹp quẩn quanh.

    Hồi tưởng những kỉ niệm với nhân dân trong kháng chiến

    Phần này, nhà thơ gợi lên được một cách thành kính và đượm thắm nghĩa tình những kỉ niệm thiêng liêng, đẹp đẽ trong những tháng ngày kháng chiến gian khổ chông thực dân Pháp của mảnh đất Tây Bắc anh hùng.

    Nói về cuộc kháng chiến chông Pháp, lời thơ Chế Lan Viên chứa chan một ân tình sâu nặng: "ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa. Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường". Điều này dễ hiểu. Bởi vì đối với nhà thơ và các văn nghệ sĩ tiền chiến sau 1945 đi cùng cách mạng thì cuộc kháng chiến chông Pháp có một ý nghĩa đặc biệt là đã đánh dấu sự biến chuyển của cả cuộc đời lẫn con đường nghệ thuật của họ hoà nhập vào sự nghiệp của nhân dân và cách mạng.

    Lên với Tây Bắc là về lại với những kỉ niệm thiết tha máu thịt trong lòng mình đánh thức không chỉ những hoài tưởng quá khứ mà cả khát vọng trong hiện tại với bao cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. Lên với Tây Bắc là trở về và hoà nhập với cuộc sống bao la của đất nước của tình nghĩa nhân dân vĩ đại.


    Câu 3. Nhằm thể hiện ý nghĩa sâu sắc, niềm hạnh phúc lớn lao của cuộc trở về đó, nhà thơ dùng đến năm hình ảnh so sánh tiếp liền nhau:

    Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

    Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa

    Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

    Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.

    Các hình ảnh so sánh trên, hình ảnh nào cũng đơn sơ, gần gũi và gợi cảm biết bao.


    Câu 4. Trong hồi tưởng của Chế Lan Viên, nhân dân đã hiện lên với mốì ruột rà và thân thiết, những người mà nhà thơ gọi là anh, là em, là mế (mẹ). Đó là hình ảnh cụ thể của những con người: người anh du kích, đứa em nhỏ liên lạc, bà mế già, cô em gái... Họ đều một lòng một dạ chiến đấu hi sinh trong cuộc kháng chiến chông Pháp vừa qua. Nhà thơ đã khắc hoạ hình ảnh những con người này gắn liền với những đóng góp thầm lặng, lớn lao, với tình thương và sự chở che, đùm bọc trọn vẹn và rộng lớn. Từ hình ảnh người anh du kích đạm bạc với chiếc áo nâu vá rách cởi lại cho con đến hình ảnh thằng em liên lạc xông xáo "rừng thưa rừng rậm", "từ bản Na qua bản Bắc" mười năm ròng rã luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Cảm động biết mấy là hình ảnh bà mế già đêm đêm cời bếp lửa hồng, ân cần chăm sóc đứa con chiến sĩ suốt một mùa dài:

    Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc

    Năm con đau, mế thức một mùa dài

    Con với mế không phải hòn máu cắt

    Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi.

    Đang là những hình ảnh xây dựng theo lối tả thực cụ thể nhưng đặc biệt đến hình ảnh của cô em gái nuôi quân, Chế Lan Viên bỗng có những liên tưởng bất ngờ tuyệt đẹp:

    Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

    Tình yêu ta như cánh liién hoa vàng,

    Như xuân đến chim rùng lông trở biếc.

    Từ nỗi hoài tưởng Tây Bắc với những kỉ niệm đượm thắm nghĩa tình vừa nói, nhà thơ dẫn tới những suy ngẫm sâu sắc có tính khái quát cao:

    - Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở

    Khi ta đì, đất đã hóa tâm hồn!

    - Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.

    Khúc hát lên đường say mê náo nức

    Đến đây, âm hưởng bài thơ càng trở nên sôi nối và lôi cuốn. Tiếng thôi thúc của Tây Bắc, của đất nước, của nhân dân và của đời sống cũng là tiếng của lòng người, lòng nhà thơ thiết tha mời gọi (Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi?)

    Lên với Tây Bắc đã là niềm khao khát cháy bỏng. Mau hãy lên đường để đến với những tình cảm ruột rà, thân thiết lòng mẹ, lòng anh đang đợi chờ. Lên với Tây Bấc để thấy sự xây dựng mới (mái ngói đỏ trăm ga), tìm lấy nguồn cảm hứng đầy mộng tưởng nên thơ (lấy lại vàng ta, lấy cả những cơn mơ, uống vầng trăng, uống mặt hồng em...).

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy