Top 6 Bài soạn "Nghị luận về một hiện tượng đời sống" lớp 12 hay nhất
Trong đời sống, có vô vàn những sự việc hiện tượng xảy ra xung quanh con người, mỗi sự việc lại có một ý nghĩa, tính chất khác nhau cần chúng ta lí giải và ... xem thêm...chiêm nghiệm. Có thể là bằng lời nói hoặc sử dụng ngôn ngữ văn chương như nghị luận. Nghị luận về một hiện tượng đời sống đã trở nên rất quen thuộc và thường được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Chính vì vậy mà mỗi chúng ta đều nên biết cách nghị luận về hiện tượng đời sống. Trong chương trình ngữ văn lớp 12, các bạn học sinh được làm quen với thể loại văn nghị luận cụ thể là nghị luận về một hiện tượng đời sống. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Nghị luận về một hiện tượng đời sống" hay nhất mà Toplist đã tổng hợp trong bài viết sau.
-
Bài soạn "Nghị luận về một hiện tượng đời sống" số 1
1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý
a, Tìm hiểu đề
- Vấn đề nghị luận: hiện tượng đời sống: việc sử dụng chiếc bánh thời gian
+ Sử dụng dẫn chứng từ đời sống, các tấm gương tiêu biểu
+ Thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận
b, Lập dàn ý
MB: Giới thiệu hiện tượng cần lập luận
TB:
+ Tóm tắt việc làm của Nguyễn Hữu Ân: dành thời gian cho những người bị ung thư giai đoạn cuối
+ Phân tích hiện tượng Nguyễn Hữu Ân: thể hiện đức tính tốt đẹp, lối sống tốt đẹp, có ích
+ Hiện tượng có ý nghĩa giáo dục rất lớn với thanh thiếu niên
+ Biểu dương việc làm của Nguyễn Hữu Ân, khẳng định xã hội có nhiều bạn trẻ cũng đã và đang có suy nghĩ đẹp, lối sống đẹp cho xã hội
+ Nêu lên một bộ phận thanh niên sống tiêu cực: vô cảm, lãng phí thời gian vào trò vô bổ
KB: Rút ra bài học cho bản thân từ hiện tượng bàn luận
2. Cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Nêu rõ hiện tượng, phân tích mặt đúng sai, lợi hại, chỉ rõ thái độ, nguyên nhân
- Bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội
- Diễn đạt mạch lạc, sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm
LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 68 sgk ngữ văn 12 tập 1)
Nội dung: vấn đề bản luận: hiện tượng thanh niên (những năm 20 của thế kỉ XX) sống không có lý tưởng, mục đích, thiếu nghị lực, chí tiến thủ, chỉ biết vui chơi, hưởng thụ
b, Tác giả sử dụng các thao tác lập luận: so sánh, phân tích, bình luận
c, Cách viết của Nguyễn Ái Quốc rõ ràng, trong sáng, lập luận chặt chẽ, giọng văn tâm huyết, đầy thuyết phục
d, Bài học: cần chủ động, tích cực, sống trách nhiệm và tự trọng
Bài 2 (trang 68 sgk ngữ văn 12 tập 1)
MB: Nêu hiện tượng, trích dẫn đề, nhận định chung về hiện tượng “nghiện in-ter-net và ka-ra-o-ke
TB
- Ka-ra-o-ke là hình thức giải trí, giảm căng thẳng, giúp mọi người gần nhau hơn
- In-ter-net ngoài giải trí còn cung cấp các kiến thức bổ ích, giúp tiếp cận thông tin nhanh, đa dạng, tiện lợi
- “Nghiện” ka-ra-o-ke và Internet là dành quá nhiều thời gian, chểnh mảng học hành tu dưỡng
* Nguyên nhân:
- Do lười biếng, ham mê hưởng thụ, không hình thành được lý tưởng, mục đích sống
- Chưa được giáo dục tốt
* Hậu quả
- Phê phán thói xấu: tiêu phí thời gian, tiền bạc, lười học, nhiễm thói xấu, trí tuệ
* Khắc phục
- Tập trung vào việc học tập, rèn luyện đạo đức
- Hình thành lối sống tích cực
KB: Rút ra bài học từ hiện tượng nghị luận
-
Bài soạn "Nghị luận về một hiện tượng đời sống" số 2
Bài 1 trang 54 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Tìm những luận điểm chính của bài viết. Anh/chị thấy cách sắp xếp các luận điểm đó có gì khác với trật tự thông thường?
Trả lời
Những luận điểm chính của bài viết là:
1. Đặt vấn đề: Tác giả nêu luận điển xuất phát: Phải có cái nhìn đúng về văn chương Nguyễn Đình Chiểu và thơ văn của ông " Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thấy càng sáng, thơ văn Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy"
2. Giải quyết vấn đề: Tác giả nêu các luận điểm bổ sung để chứng minh cho luận điểm xuất phát
- Tóm tắt cuộc đời và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.
- Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu (tiêu biểu là Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc).
- “Truyện Lục Vân Tiên” – tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Đình Chiểu (cả nội dung và nghệ thụât).
3. Kết thúc vấn đề: (Luận điểm kết luận, mục đích của bài viết)
Đánh giá đúng vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học dân tộc theo cách nhìn mới mẻ đã nêu ở phần đầu: Đời sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng, nêu cao đại vị và tác dụng của văn học, nghệ thuật, nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá và tư tưởng.
* Cách sắp xếp các luận điểm có sự khác biệt, khi tác giả nghị luận về tấm lòng con người của tác giả, sau đó mới đi qua các tác phẩm chính của Nguyễn Đình Chiểu. Điều đó sẽ giúp người đọc hiểu hơn về cuộc đời và con người của Nguyễn Đình Chiểu, thấy hết những giá trị cơ bản trong cuộc đời và thơ văn của ông.
Bài 2 trang 54 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Anh/chị suy nghĩ gì về hiện tượng “nghiện" ka-ra-ô-kê và in-ter-nét trong nhiều bạn trẻ hiện nay ?
Lập dàn ý cho bài viết của mình.
Trả lời
Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như “những vì sao có ánh sáng khác thường" “con mắt của chúng ta phải chăm chú mới nhìn thấy và “càng nhìn càng tháy sáng" vì những lí do sau:
- Lâu nay, người ta có thói quen nhìn các nhà thơ ở bình diện nghệ thuật theo kiểu chau truốt, gọt giũa lời lẽ hoa mĩ... Văn chương Nguyễn Đinh Chiểu không óng mượt, nõn nà mà chân chất, có chỗ tưởng như thô kệch. Vì lẽ đó mà phải chăm chú nhìn thì mới có thể càng nhìn càng thấy sáng.
- Ánh sáng khác thường mà tác giả nói đến ở đây chính là vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, dân dã của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu - vẻ đẹp cùa loại văn chương hướng về đại chúng, gắn bó máu thịt với nhân dân, phục vụ nhân dân, mang tính nhân dân sâu sắc.
- Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đẹp bởi tư tưởng, tình cảm nồng hậu, cao quý của nhân dân. “Nó không phải là vẻ đẹp của những cây lúa xanh uốn mình trong gió nhẹ. Nó đẹp vẻ đẹp của đống thóc mẩy vàng Nguyễn Đình Chú). Vẻ đẹp khác thường này càng đáng quý hơn bội phần khi ta biết nhà thơ đã sáng tác trong hoàn cảnh mù loà, cuộc sống gặp nhiều khó khăn và bất hạnh.
- Nhận xét của Phạm Văn Đồng có ý nghĩa phương pháp luận trong việc nghiên cứu, đánh giá thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Đó là sự điều chỉnh về cách nhìn để có một định hướng đúng đắn trong việc nghiên cứu, tiếp cận một nhà thơ như Nguyễn Đình Chiểu.
Bài 3 trang 54 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Tác giả đã giúp chúng ta nhận xét những “ánh sáng khác thường” nào của ngôi sao sáng Nguyễn Đình Chiểu trên bầu trời văn nghệ Việt Nam, qua:
– Cuộc sống và quan niệm sáng tác của nhà thơ;
– Thơ văn mà ông sáng tác để phục vụ cuộc chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc;
– Truyện Lục Vân Tiên?
Trả lời
Xét về cuộc đời, đạo đức và tư tưởng, nghệ thuật trong sáng tác văn học của Nguyễn Đình Chiểu, Phạm Văn Đồng đã cho ta thấy:
- Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng chói về tinh thần yêu nước cháy bỏng và lòng căm thù giặc sâu sắc.
+ Cuộc đời dù gặp nhiều khó khăn bất hạnh, nhưng vẫn đứng thẳng - ngẩng cao đầu , sống không phải vì mình mà vì dân, vì nước theo tư tưởng: “Kiến nghĩa bất vi vô dõng dã"; tỏ thái độ bất khuât, bất hợp tác quyết liệt trước sự mua chuộc của thực dân Pháp. Đó là một cuộc sống đẹp, đầy nghị lực, đáng trân trọng.
+ Nguyễn Đình Chiểu có quan niệm sáng tác đúng đắn và tiến bộ: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không thẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà". Đó là thơ văn chiến đấu, đánh thẳng vào ngoại xâm và tôi tớ của chúng. Đối với Nguyễn Đình Chiểu, cầm bút viết văn là một thiên chức - ông đã làm đúng thiên chức đó.
- Sáng tác thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu luôn là vũ khí chiến đá chống bọn xâm lược, ngợi ca chính nghĩa, đạo đức ở đời.
+ Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu phục vụ đắc lực cho cuộc kháng chiến chống Pháp, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Đó là những tác phẩm làm sống lại trong tâm trí người đọc trong phong trào kháng Pháp của nhân dân Nam bộ suốt hai mươi năm trời. Là những tác phẩm sôi sục lòng căm thù và dạt dào yêu nước với những hình tượng người nông dân nghĩa sĩ đẹp đẽ (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc), những lãnh tụ của ngàn quân, những tấm gương bất khuất trước kẻ thù (Văn tế Trương Định)...
+ Truyện thơ của Nguyễn Đình Chiểu là những bài ca hào hùng mà thiết tha về lí tưởng đạo đức của nhân dân, ca ngợi những con người trọng nghĩa kính tài, trước sau một lòng, dù khổ cực, gian nguy, quyết phấn đấu vì nghĩa lớn.
- Truyện Lục Vân Tiên là một bài thơ hào hùng mà thiết tha lí tưởng đạo đức của nhân dân, ca ngợi những con người trọng nghĩa, khinh tài, trước sau một tấm lòng, mặc dầu khổ cực, gian nguy quyết phấn đấu vì nghĩa lớn như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Tiểu Đồng, Vương Tử Trực, Hán Minh… Bằng cách nhìn mới mẻ mà đúng đắn, tác giả đã có sự nhìn nhận và đánh giá lại "giá trị văn nghệ của bản trường ca thật là hấp dẫn từ đầu đến cuối" này. Đây là một sự "điều chỉnh" cần thiết để khôi phục lại giá trị nghệ thuật như vốn có của tác phẩm.
Bài 4 trang 54 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Vì sao tác giả cho rằng ngôi sao sáng Nguyễn Đình Chiểu phải sáng tỏ hơn nữa không chỉ trong thời ấy, mà cả trong thời đại hiện nay?
Trả lời
Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa vì:
- Cho đến nay, vẫn còn rất ít người biết đến thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu; có một số người thậm chí còn “chê" văn thơ của ông là thô ráp, nôm na.
- Trong khi đó với những phẩm chất đạo đức và những thành công nghệ thuật, hiệu quả mà văn chương yêu nước của ông đưa lại, có thể khẳng định Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là lá cờ đầu của thơ ca chống Pháp, cần được giương cao hơn nữa trong thời đại của ông và ngay cả thời đại ngày nay.
- Phải sáng tỏ hơn nữa trong thời đại hiện nay là để khôi phục lại giá trị đích thực của thơ văn yêu nước lớn miền Nam từng có tác dụng to lớn và sâu rộng trong nhân ta, không chỉ trong thời bấy giờ mà ngay cả trong cuộc sống hiện nay.
Có thể bạn quan tâm: Tuyển tập các bài văn hay nghị luận về vấn đề xã hội
Tổng kết
Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn về một hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội.
Bài nghị luận cần nêu rõ hiện tượng, phân tích mặt đúng, mặt sai, mặt lợi, mặt hại, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết bằng các thao tác lập luận phù hợp; cần chọn góc độ riêng để bàn luận nhằm nêu lên những suy nghĩ của riêng mình. -
Bài soạn "Nghị luận về một hiện tượng đời sống" số 3
Tìm hiểu đề và lập dàn ý
Đề bài:
Hãy bày tỏ ý kiến của mình về hiện tượng được nêu trong bài viết sau:
Chia chiếc bánh của mình cho ai?
Nếu coi thời gian một ngày của bạn là chiếc bánh tròn trịa, bạn sẽ chia chiếc bánh cho bố mẹ, cho công việc, cho gia đình bao nhiêu và dành cho mình bao nhiêu phần?
Trong khi không ít các bạn trẻ hiện nay đang lãng phí chiếc bánh của mình vào những trò chơi vô bổ thì chàng “thanh niên trẻ tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh 2007” Nguyễn Hữu Ân lại dành hết chiếc bánh thời gian của mình cho những người bệnh ung thư giai đoạn cuối.
Một câu chuyện lạ lùng…..
(Theo Tạ Minh Phương, báo điện tử Nguoiduongthoi.com.vn, ngày 4.1.2007)
Thảo luận:
a. Tìm hiểu đề:
Đề bài yêu cầu về hiện tượng: Sử dụng thời gian sao cho hợp lí, có ý nghĩa.
Bài cần có những ý và sắp xếp như sau:
Tóm tắt những việc làm của Ân
Ý nghĩa của hiện tượng Nguyễn Hữu Ân
Nêu vài tấm gương khác biết sử dụng thời gian hợp lí, có ý nghĩa.
Phê phán một vài hiện tượng lãng phí thời gian.
Lựa chọn những dẫn chứng: Trần Quốc Toản, Võ Thị Sáu, “nhiều lớp người giống ta lứa tuổi – đã sống và chết … - làm ra Đất Nước”, Nick Vujicic (Úc),…
Vận dụng các thao tác lập luận cần vận dụng:
Phân tích
Bình luận
So sánh,…
b. Lập dàn ýMở bài: Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận: Cách sử dụng thời gian của thanh niên hiện nay.
Thân bài :
Tóm tắt những việc làm của Ân
Phân tích: Ý nghĩa việc làm của Ân -> những nghĩa cử cao đẹp, nhân ái, sống tích cực, không ngại khó, ngại khổ, sử dụng thời gian có ý nghĩa của thanh niên…
Bình luận: Phê phán lối sống lãng phí thời gian.
Kết bài: Bày tỏ suy nghĩ riêng của người viết.Cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống:
Mở bài: Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận.
Thân bài:
Tóm tắt hiện tượng.
Phân tích hiện tượng (các mặt đúng – sai, lợi – hại).
Chỉ ra nguyên nhân.
Kết bài: Bày tỏ suy nghĩ riêng của người viết (thái độ, ý kiến) về hiện tượng đó.
Ghi nhớ:Bài nghị luận về một hiện tượng đời sống thường có các nội dung: Nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng – sai, lợi – hại, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.
Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc, có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm, nhất là phần nêu cảm nghĩ riêng.Luyện tập
Câu 1: Đọc văn bản trang 67 sgk rồi trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
a. Trong văn bản trên, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bàn về hiện tượng gì trong đời sống? Hiện tượng ấy diễn ra trong thời gian nào?
b. Tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào để bàn về hiện tượng nói trên? Nêu dẫn chứng và phân tích tác dụng của chúng.
c. Cách dùng từ, viết câu, diễn đạt độc đáo trong văn bản có tính thuyết phục cao ở những điểm nào? Phân tích một số ví dụ cụ thể để minh họa?
d. Anh (chị rút ra những bài học gì cho bản thân sau khi đọc văn bản trên?
Trả lời:
a. Tác giả Nguyễn ái Quốc bàn về hiện tượng: Thanh niên,HS Việt Nam du học nước ngoài dành quá nhiều thời gian cho việc chơi bời, giải trí mà chưa chăm chỉ học tập, rèn luyện để khi trở về góp phần xây dựng đất nước. Hiện tượng đó diễn ra vào những năm đầu thế kỉ XX.
b. Tác giả dùng các thao tác lập luận:
Phân tích: Thanh niên du học mải chơi, thanh niên trong nước "không làm gì cả", họ sống "già cỗi", thiếu tổ chức, rất nguy hại cho tương lai đất nước.
So sánh: Nêu hiện tượng thanh niên, sinh viên Trung Hoa du học chăm chỉ, cần cù.
Bác bỏ: "Thế thì thanh niên của ta đang làm gì?Nói ra thì buồn, buồn lắm: Họ không làm gì cả."
c. Nghệ thuật diễn đạt của văn bản:Dùng từ, nêu dẫn chứng xác đáng, cụ thể, kết hợp nhuần nhuyễn các kiểu câu trần thuật, câu hỏi, câu cảm thán.
d. Bài học cho bản thân: Xác định lí tưởng, cách sống, mục đích, thái độ học tập đúng đắn.
Câu 2: Anh (chị) suy nghĩ gì về hiện tượng “nghiện” Ka-ra-o-ke...
Anh (chị) suy nghĩ gì về hiện tượng “nghiện” Ka-ra-o-ke và in –tơ-net trong nhiều bạn trẻ hiện nay? Lập dàn ý cho bài viết của mình.
Trả lời:
a. Mở bài: Nêu hiện tượng, trích dẫn đề, nhận định chung về vấn đề đó
b. Thân bài:
Giải thích về khái niệm Ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét
Karaoke là hình thức giải trí mang tính văn hóa, giúp ta giải bớt căng thẳng trong một ngày học tập làm việc mệt mỏi, vất vả. Đó còn là một cách thắt chặt tình thân giữa bạn bè, đồng nghiệp, người thân.
internet ngoài việc giải trí, còn cung cấp thêm nhiều kiến thức bổ ích, giúp ta tiếp cận được với kênh thông tin đa dạng, nhanh, tiện lợi. Đó cũng là cách nâng sự tiếp cận của con người với công nghệ hiện đại.
Lợi ích và tác hại:
Lợi ích: Ham thích karaoke và internet cũng có mặt tích cực, giúp con người giải trí, tự học và tìm hiểu nhiều thông tin có ích một cách nhanh chóng. Chúng có lợi ích nếu như bạn có mục đích lành mạnh, tốt đẹp và biết sử dụng hợp lí thời gian.
Tác hại: cũng có người "nghiện", ham thích quá thành tật xấu, bỏ bê việc học tập, thậm chí hư hỏng do không kiểm soát được ham thích của mình.
Bình luận hiện tượng “nghiện” Internet và ka-ra-o-ke.
Bày tỏ ý kiến của bản thân trong việc sử dụng Internet có hiệu quả, phục vụ cho mục đích học tập.
c. Kết bài:Nhận định lại vấn đề
Rút ra bài học từ hiện tượng nghị luận. -
Bài soạn "Nghị luận về một hiện tượng đời sống" số 4
1. TÌM HIỂU ĐỀ VÀ LẬP DÀN Ý
Để bài: Hãy bày tỏ ý kiến của mình về hiện tượng được nêu trong bài viết sau:
Chia chiếc bánh của mình cho ai?
Nếu coi thời gian một ngày của bạn là chiếc bánh tròn trịa, bạn sẽ chia chiếc bánh cho bố mẹ, cho công việc, cho gia đình bao nhiêu và dành cho mình bao nhiêu phần?
Trong khi không ít các bạn trẻ hiện nay đang lãng phí chiếc bánh của mình vào những trò chơi vô bổ thì chàng "Thanh niên trẻ tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh 2007" Nguyễn Hữu Án lại dành hết chiếc bánh thời gian của mình cho những người bệnh ung thư giai đoạn cuối.
Một câu chuyện lạ lùng...
(Tạ Minh Phương)
a) Tìm hiểu đề
- Đề bài yêu cầu bày tỏ ý muốn đối với việc làm của anh Nguyễn Hữu Ân, người đã vì tình thương mà "dành hết chiếc bánh thời gian" chăm sóc hai người mẹ bị bệnh ung thư giai đoạn cuối.
- Bài viết cần có một số ý chính sau đây:
+ Nguyễn Hữu Ân, một tấm gương sáng về lòng hiếu thảo, lòng vị tha, đức hi sinh cho thanh niên hôm nay học tập.
+ Thế hệ trẻ hiện tại có không ít tấm gương như Nguyễn Hữu Ân.
+ Tuy nhiên cũng còn một số thanh niên sống vị kỉ, vô tâm một cách đáng phê phán, chê trách.
+ Tuổi thanh niên cần dành thời gian tu dưỡng rèn chí, lập nghiệp, gìn lòng hiếu thảo, luyện đức vị tha, hi sinh để cuộc đời đẹp ngày một đẹp và có ý nghĩa hơn.
- Nên chọn dẫn chứng minh hoạ về những thanh niên làm việc tốt trong xã hội, cũng như những thanh niên đốt thời gian bằng những trò chơi vô bổ mà báo chí và dư luận đã nêu. Có thể khai thác văn bản. Chuyện "cổ tích" mang tên Nguyễn Hữu Ân trong sách giáo khoa.
- Cần vận dụng những thao tác lập luận chủ yếu: phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận.
b) Lập dàn ý
Mở bài: Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Hữu Ân dẫn tới đề bài, đặt vấn đề: Chia "chiếc bánh" của mình cho ai?
Thân bài:
- Tóm tắt việc làm của Nguyễn Hữu Ân một tấm gương sáng về lòng hiếu thảo, vị tha, đức hi sinh của thanh niên ngày nay.
- Thế hệ trẻ ngày nay có không ít tấm gương như Nguyễn Hữu Ân.
- Bình luận: vẫn còn một số thanh niên tiêu cực sống vị kỉ, vô tâm lãng phí chiếc bánh thời gian của mình vào những trò chơi vô bổ rất đáng chê trách.
- Tuổi trẻ cần noi gương Nguyễn Hữu Ân sống vị tha, hi sinh để cuộc đời ngày một đẹp hơn, có ý nghĩa hơn.
Kết bài: Bày tỏ suy nghĩ riêng của người viết.
2. Sau khi thảo luận học sinh hiểu được:
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống không chỉ có ý nghĩa xã hội mà còn có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo lí, cách sống đúng đắn tích cực đối với thanh niên học sinh chúng ta.
- Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống (Xem Ghi nhớ - Ngữ văn 12, tập một).
LUYỆN TẬP
Bài tập 1.
a) Trong văn bản trên, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bàn về hiện tượng nhiều thanh niên, sinh viên Việt Nam du học nước ngoài dành quá nhiều thời gian cho việc chơi bời giải trí vô bổ mà chưa chăm chỉ học tập, rèn luyện để một mai khi trở về góp phần xây dựng đất nước. Hiện tượng đó diễn ra vào những năm đầu thế kỉ XX.
Trong xã hội ngày nay, hiện tượng đó chưa phải đã chấm dứt, không còn nữa. Thật vậy, nhiều thanh niên học sinh, sinh viên ngày nay được ra nước ngoài du học cũng còn mê mải tìm mọi cách kiếm tiền hay chơi bời lãng phí thời gian cho những trò vui vô bổ mà không chịu dốc sức hết lòng tập trung vào việc học tập, tiếp thu khoa học kĩ thuật tiên tiến rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ để có một năng lực tốt nhất trở về góp phần xây dựng đất nước, phục vụ quê nhà. Từ đó ta có thể bàn thêm vài ý.
- Đặt vấn đề phê phán hiện tượng. Thanh niên học sinh, sinh viên Việt Nam du học nước ngoài lãng phí thời gian vào những việc vô bổ.
- Nguyên nhân-. Những thanh niên, học sinh, sinh viên này chưa xác định lí tưởng sống đúng đắn. Họ e ngại khó khăn gian khổ, lười biếng hoặc chỉ sống vì bạc tiền và những lợi ích nhỏ nhen hẹp hòi. Sâu xa cũng có một phần do cách tổ chức, giáo dục chưa được tốt của những người có trách nhiệm.
- Bàn luận: Dẫn chứng vài ba tấm gương thanh niên học sinh, sinh viên du học nước ngoài chăm chỉ học tập và rèn luyện có học vị cao đã trở về nước làm công tác giảng dạy ở các trường đại học hoặc làm việc tại các ngành kinh tế, khoa học kĩ thuật tiên tiến của nước nhà.
- Rút ra bài học cho bản thân, phải xác định cho mình lí tưởng, mục đích học tập đúng đắn. Dù học trong nước, cũng hết sức cố gắng tu dưỡng học tập rèn luyện. Nếu được ra nước ngoài du học, nhất định sẽ dành thời gian để học tập, rèn luyện ra sức tiếp thu kiến thức khoa học kĩ thuật tiên tiến để trở về góp phần phục vụ Tổ quốc xây dựng đất nước quê hương.
b) Trong văn bản trên, Nguyễn Ái Quốc dùng các thao tác lập luận:
- Phân tích: thanh niên du học mải chơi bời, thanh niên trong nước "không làm gì cả", họ sống "già cỗi", thiếu tổ chức rất nguy hại cho tương lai đất nước ...
- So sánh: nêu hiện tượng thanh niên, sinh viên Trung Quốc du học chăm chỉ cần cù.
- Bác bỏ: thế thì thanh niên của ta đang làm gì?
Nói ra thì buồn, buồn lắm: Họ không làm gì cả.
c) Cách dùng từ, viết câu, nghệ thuật diễn đạt trong văn bản có tính thuyết phục cao; dẫn chứng cụ thể, xác đáng dùng kết hợp nhuần nhuyễn các kiểu câu trần thuật, câu hỏi câu cảm thán: "Thế thì thanh niên của ta đang làm gì? Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất nếu đám thanh niên già cỗi của người không sớm hồi sinh".
Bài tập 2.
Quá ham chơi, "nghiên ka-ra-ô-kê và in-tơ-net" là một hiện tượng tiêu cực đang diễn ra khá phổ biến trong giới trẻ của nước ta hiện nay.
Để làm bài tập này, học sinh có thể đọc lại tham khảo văn bản trích của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và vận dụng tri thức đã học trong nhà trường.
-
Bài soạn "Nghị luận về một hiện tượng đời sống" số 5
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I- TÌM HIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
BỆNH LỀ MỀ
Trong đời sống hiện nay có một hiện tượng khá phổ biến, mọi người đều thấy, nhưng thường bỏ qua. Đó là bệnh lề mề mà coi thường giờ giấc là một biểu hiện. Cuộc họp ấn định vào lúc 8 giờ sáng mà 9 giờ mới có người đến. Giấy mời hội thảo ghi 14 giờ mà mãi đến 15 giờ mọi người mới có mặt. Hiện tượng này xuất hiện trong nhiều cơ quan, đoàn thể, trở thành một bệnh khó chữa.
Những người lề mề ấy, khi ra sân bay, lên tàu hỏa, đi nhà hát chắc không dám đến muộn, bởi đến muộn là có hại ngay đến quyền lợi thiết thân của họ. Nhưng đi họp, hội thảo là việc chung, có đến muộn cũng không thiệt gì. Thế là hết chậm lần này đến chậm lần khác, và bệnh lề mề không sửa được.
Bệnh lề mề suy cho cùng là do một số người thiếu tự trọng và chưa biết tôn trọng người khác tạo ra. Họ chỉ quý thời gian của mình mà không tôn trọng thời gian của người khác. Họ không coi mình là người có trách nhiệm đối với công việc chung của mọi người.
Bệnh lề mề gây hại cho tập thể. Đi họp muộn, nhiều vấn đề không được bàn bạc thấu đáo, hoặc khi cần lại phải kéo dài thời gian. Bệnh lề mề gây hại cho những người biết tôn trọng giờ giấc. Ai đến đúng giờ lại cứ phải đợi người đến muộn. Bệnh lề mề còn tạo ra tập quán không tốt: Muốn người dự đến đúng giờ như mong muốn, giấy mời thường phải ghi giờ khai mạc sớm hơn 30 phút hay 1 giờ!
Cuộc sống văn minh hiện đại đòi hỏi mọi người phải tôn trọng lẫn nhau và hợp tác với nhau. Những cuộc họp không thật cần thiết thì không nên tổ chức. Nhưng những cuộc họp cần thiết thì mọi người cần tự giác tham dự đúng giờ. Làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn hoá.
(Phương Thảo)Câu hỏi:
1. Bài văn sau đây bàn đến sự việc, hiện tượng gì của đời sống? Vấn đề được bàn bạc có ý nghĩa đối với đời sống xã hội không?
2. Tác giả đã làm thế nào để người đọc nhận ra bệnh lề mề? Hiện tượng này có những biểu hiện như thế nào? Tác giả có nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện đó không?
3. Bài văn có chỉ ra được nguyên nhân của bệnh lề mề không? Đó là những nguyên nhân nào? Người viết đã phân tích những tác hại của bệnh lề mề như thế nào?
4. Người viết đã bộc lộ thái độ đánh giá của mình trước hiện tượng được bàn đến như thế nào?
Trả lời:
1. Tác giả đã bàn về hiện tượng lề mề trong lối sống
Biểu hiện của hiện tượng ấy:
Trễ giờ ở các cuộc họp, các cuộc hội thảo.
Quỹ thời gian của mình chứ không tôn trọng thời gian của kẻ khác.
Tạo ta tập quán xấu: các giấy mời phải ghi sớm.
Tác giả có nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng bằng cách đưa ra những vấn đề đúng sai, mặt lợi mặt hại của vấn đề.2. Nguyên nhân gây nên hiện tượng đó:
Không biết quý trọng thời gian trong các cơ quan, đoàn thể.
Không coi trọng mình là người có trách nhiệm đối với mọi người.
3. Tác hại:Thành thói quen, khó thay đổi.
Không biết tự trọng, ích kỉ.
Gây hại cho tập thể.
Tác giả phân tích tác hại của bệnh lề mề rất ngắn gọn mạch lạc và có sức thuyết phục cao.4. Bố cục:
Lời văn của bài viết ngắn gọn, chặt chẽ, bố cục mạch lạc. Đầu tiên là nêu hiện tượng, tiếp đó phân tích nguyên nhân và tác hại, cuối cùng nêu giải pháp khắc phục.B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: trang 21 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Thảo luận: Hãy nêu các sự việc hiện tốt tốt đáng biểu dương của bạn trong nhà trường ngoài xã hội. Trao đổi sự việc hiện tượng nào đáng để viết một bài nghị luận hiện tượng nào thì không cần viết.
Bài làm:
Các sự việc, hiện tượng tốt, đáng biểu dương mà em thấy ở trường của mình hoặc ở ngoài xã hội: Ham đọc sách, trung thực trong học tập chấp hành nghiêm túc luật giao thông khi tham gia trên đường, nhặt được của rơi trả lại người mất, giúp đỡ bạn trong học tập, vươn lên trong học tập,..
Trong số các sự việc, hiện tượng tốt, đáng biểu dương vừa nêu, sự việc, hiện tượng trung thực trong học tập, chấp hành nghiêm túc luật giao thông khi tham gia trên đường đáng để viết một bài nghị luận.Câu 2: trang 21 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Có một hiện tượng như sau:
Theo một cuộc điều tra 2 000 thanh niên nam ở Hà Nội năm 1981 cho thấy: từ 11 đến 15 tuổi, 25% các em đã hút thuốc lá; từ 16 đến 20: 52%; trên 20 tuổi: 80%. Tỉ lệ này ngang với các nước châu Âu. Trong số các em hút thuốc lá, có đến 80% lâu lâu có triệu chứng như ho hen, khạc đờm, đau ngực, còn trong số những em không hút chỉ có không đến 1% có các triệu chứng ấy.
(Theo Nguyễn Khắc Viện)
Hãy cho biết hiện tượng này có thể trở thành đối tượng để viết một bài văn nghị luận xã hội không? Vì sao?
Bài làm:
Đây là một hiện tượng đời sống trong xã hội, là vấn đề nhức nhối được xã hội quan tâm về tình trạng hút thuốc lá của thanh thiếu niên ngày nay. Việc bàn đến hiện tượng này chính là đang vạch ra thực tại, tác hại của thuốc lá để mọi người có cái nhìn rõ nhất để tránh xa. Cũng từ đó, có thể đưa ra được các biện pháp để hạn chế hoặc khắc phục tình trạng trên. Chính vì thế đây là một hiện tượng đáng viết. -
Bài soạn "Nghị luận về một hiện tượng đời sống" số 6
Phần I
Câu 1 (trang 66 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
a. Tìm hiểu đề
- Hiện tượng: việc làm của anh Nguyễn Hữu Ân – vì tình thương “dành hết chiếc bánh thời gian của mình” – chăm sóc cho mẹ và những người bị bệnh hiểm nghèo.
- Những ý chính cần có:
+ Nguyễn Hữu Ân đã nêu một tấm gương sáng về lòng hiếu thảo, vị tha, đức hi sinh của thanh niên.
+ Lấy dẫn chứng về những tấm gương sáng về lòng vị tha: thế hệ ngày nay có nhiều tấm gương như Nguyễn Hữu Ân.
+ Bên cạnh đó, vẫn còn một số lối sống ích kỷ, vô tâm của một số thanh niên...
+ Dẫn chứng: Từ thực thế cuộc sống.
+ Cần vận dụng các thao tác: phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận.
b. Lập dàn ý
* Mở bài: Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Hữu Ân rồi dẫn đề văn, nêu vấn đề “chia chiếc bánh mì của mình cho ai ?”
* Thân bài
- Tóm tắt hiện tượng Nguyễn Hữu Ân.
- Phân tích hiện tượng.
- Ý nghĩa, bài học rút ra.
- Mở rộng vấn đề
* Kết bài: Bày tỏ suy nghĩ riêng của mình.
Câu 2 (trang 67 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
- Bài nghị luận về một hiện tượng đời sống thường có các nội dung: nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng – sai, lợi – hại, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.
- Diễn đạt cần cần chuẩn xác, có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm, nhất là phần nêu cảm nghĩ riêng.
Luyện tập
Câu 1 (trang 67 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
a. Nội dung:
Nguyễn Ái Quốc bàn về hiện tượng: sự lãng phí thời gian của thanh niên An Nam. Hiện tượng này diễn ra vào những năm đầu thế kỉ XX với hoàn cảnh xã hội nước ta ngày nay, hiện tượng ấy vẫn còn.
b. Các thao tác lập luận: phân tích, so sánh, bình luận.
Ví dụ thao tác so sánh: tác giả so sánh thanh niên An Nam với thanh niên Trung Hoa.
c. Các dùng từ giản dị không hoa mĩ, câu văn chuẩn mực gần với những phán đoán logic trong một hệ thống lập luận, câu trước liên kết với câu sau, câu sau nối tiếp câu trước một mạch suy luận. Cách diễn đạt trong sáng, mang tính thuyết phục cao.
Ví dụ: “Nhưng chúng ta... mà thôi"
d. Xác định lí tưởng sống, mục đích sống, thái độ học tập đúng đắn.
Câu 2 (trang 69 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Bàn về hiện tượng “nghiện" ka-ra-ô-kê và in-ter-nét trong nhiều bạn trẻ hiện nay.
Lập dàn ý
a. Mở bài:
Ka-ra-ô-kê và in-ter-nét là một trong những trò giải trí đặc biệt được nhiều bạn trẻ ưa thích hiện nay; đến mức có thể gọi là "nghiện".
b. Thân bài:
- Thực trạng việc sử dụng ka-ra-ô-kê và in-ter-nét trong thời đại ngày nay.
- Ý nghĩa tích cực và mặt trái tiêu cực của nó đối với thế hệ trẻ.
- Nguyên nhân của hiện tượng “nghiện" ka-ra-ô-kê và in-ter-nét.
- Những hậu quả của hiện tượng này.
- Thái độ đúng đắn cần có của thanh niên trước hiện tượng nay là gì.
c. Kết bài
Bày tỏ suy nghĩ riêng của mình, kêu gọi mọi người (nhất là các bạn học sinh) biết làm chủ trước những cám dỗ của những trò chơi, giải trí trên.