Top 6 Bài soạn "Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ" lớp 9 hay nhất
Bài học "Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ" Ngữ văn 9 giúp học sinh nắm được kiến thức của bài học, đồng thời biết làm một bài văn nghị luận theo dạng này và ... xem thêm...cách trình bày nội dung cũng như phong cách nghệ thuật của một bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ được thể hiện như thế nào để rõ ràng và mang lại hiệu quả cao nhất. Hướng dẫn Soạn bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ được Toplist tìm hiểu, tổng hợp và biên soạn đầy đủ các nội dung về kiến thức và chi tiết đáp án các câu hỏi trong Ngữ văn lớp 9.
-
Bài soạn "Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ" số 1
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
a, Vấn đề nghị luận: cảm xúc chân thành, thiết tha, ước nguyện cống hiến của nhà thơ Thanh Hải
b, Chủ đề:
- Hình ảnh trong thơ Thanh Hải mang nhiều tầng nghĩa, gợi lên cảm xúc trong trẻo, đáng yêu
- Bức tranh mùa xuân với màu sắc, âm thanh thiết tha, trìu mến, dịu dàng
- Từ mùa xuân tươi đẹp của quê hương, đất nước, của ước nguyện hòa nhập, dâng hiến chân thành
→ Người viết thuyết phục bằng cách phân tích, bình giảng, nhận định hình ảnh thơ, cảm hứng, giọng điệu, kết cấu
c, Bố cục 3 phần cân đối
Mở bài (từ đầu… đáng trân trọng
Thân bài: đoạn 2, 3, 4, 5
Kết bài: đoạn còn lại
d, Người viết cảm nhận bài thơ với sự yêu mến, tin tưởng với tình cảm chân thành thể hiện rung động trước vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của bài mùa xuân nho nhỏ.
- Cách diễn đạt mạch lạc, gợi cảm
Luyện tập
(trang 79 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2): Ngoài các luận điểm ...
Có thể lưu ý thêm một số luận điểm:
- Bài thơ có nhạc điệu trong sáng, thiết tha, gần gũi với dân ca.
- Mạch cảm xúc tự nhiên, kết cấu chặt chẽ, giàu sức gợi mở.
-
Bài soạn "Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ" số 2
Phần I: TÌM HIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
Đọc văn bản Khát vọng hòa nhập (trang 77, 78b SGK Ngữ văn 9 tập 2), dâng hiến cho đời và trả lời câu hỏi.
a) Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì?
b) Văn bản nêu lên những luận điểm gì về hình ảnh mùa xuân trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ? Người viết đã sử dụng những luận cứ nào để làm sáng tỏ các luận điểm đó?
c) Chỉ ra các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài; nhận xét về bố cục của văn bản.
d) Cách diễn đạt trong từng đoạn của văn bản có làm nổi bật được luận điểm không?
Trả lời:
a) Vấn đề nghị luận của văn bản này là hình ảnh mùa xuân và tình cảm tha thiết của Thanh Hải trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
b) Văn bản nêu lên những luận điểm về đặc sắc nổi bật của hinh ảnh mùa xuân trong bài thơ:
+ Hình ảnh mùa xuân mang nhiều tầng ý nghĩa. Trong đó, mùa xuân nào cũng thật gợi cảm, cũng thật đáng yêu.
+ Bức tranh xuân rạo rực của thiên nhiên đất nước trong cảm xúc thiết tha trìu mến của thi sĩ.
+ Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” thể hiện khát vọng hòa nhập, dâng hiến cho đời của thi sĩ được nối kết hết sức tự nhiên với mùa xuân của thiên nhiên đất nước bên trên.
Để làm sáng tỏ các luận điểm vừa nói, người viết đã chọn giảng bình các câu thơ, các hình ảnh đặc sắc cũng như đã phân tích giọng điệu trữ tình và kết câu của bài thơ.
c) Phần mở bài: Đoạn đầu (từ mùa xuân là mùa... đến cống hiến thật đáng trân trọng).
Phần thân bài: Ba đoạn kế tiếp (từ hình ảnh mùa xuân đến... sự láy lại các hình ảnh ấy của mùa xuân): Trình bày cảm nhận, đánh giá về hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của Thanh Hải. Đây cũng là phần triển khai các luận điểm.
Phần kết bài: Đoạn còn lại: Đánh giá chung bài thơ giữa các phần nói trên của văn bản đều có sự liên kết tự nhiên về ý và về diễn đạt.
d) Người viết trình bày cảm nhận đánh giá của mình một giọng điệu đầy cảm xúc với tình cảm thiết tha trìu mến.
Phần II: LUYỆN TẬP
Ngoài các luận điểm đã nêu về hình ảnh mùa xuân trong bài Mùa xuân nho nhỏ ở văn bản trên, hãy suy nghĩ và nêu thêm các luận điểm khác nữa về bài thơ đặc sắc này.
Trả lời:
Có thể lưu ý thêm một số luận điểm:
Bài thơ có nhạc điệu trong sáng, thiết tha, gần gũi với dân ca.
Mạch cảm xúc tự nhiên của bài thơ được thể hiện trong một kết cấu chặt chẽ, giàu sức gợi mở.
-
Bài soạn "Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ" số 3
I - Tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi (Văn bản trang 77 - SGK Ngữ Văn 9 tập 2)
Câu hỏi :
a) Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì ?
b) Văn bản nêu lên những luận điểm gì về hình ảnh mùa xuân trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ? Người viết đã sử dụng những luận cứ nào để làm sáng tỏ các luận điểm đó ?
c) Chỉ ra các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài; nhận xét về bố cục của văn bản.
d) Cách diễn đạt trong từng đoạn văn của văn bản có làm nổi bật được luận điểm không ?
Trả lời :
a) Vấn đề nghị luận: hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của Thanh Hải trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.
b) Những luận điểm chính :
- Luận điểm 1 : Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa, và hình ảnh nào cũng gợi cảm, đáng yêu.
- Luận điểm 2 : Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên, đất nước trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ.
- Luận điểm 3 : Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng hoà nhập, dâng hiến được nối kết tự nhiên với hình ảnh mùa xuân thiên nhiên, đất nước ở trước.
Để làm sáng tỏ luận điểm, người viết chọn những câu thơ, hình ảnh đặc sắc để bình giảng, đồng thời phân tích kết cấu và giọng điệu của bài thơ.
c) Bố cục của văn bản : 3 phần
- Mở bài : đoạn 1
- Thân bài : đoạn 2 - 3 - 4
- Kết bài : đoạn 5
Bố cục của văn bản chặt chẽ, hợp lí.
d) Cách diễn đạt: Lời văn trong sáng, gợi cảm, có những rung động chân thành về tác phẩm và đồng cảm với tác giả.
Ghi nhớ:
- Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
- Nội dung và nghệ thuạt của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, ... Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng.
- Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng, có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.
II - Luyện tập (trang 79 - SGK Ngữ Văn 9 tập 2)
Ngoài các luận điểm đã nêu về hình ảnh mùa xuân trong bài Mùa xuân nho nhỏ ở văn bản trên, hãy suy nghĩ và nêu thêm các luận điểm khác nữa về bài thơ đặc sắc này.
Ngoài các luận điểm đã nêu về hình ảnh mùa xuân trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, ta có thể đưa thêm những luận điểm khác về bài thơ này :
- Sự cống hiến một cách khiêm tốn suốt cả cuộc đời, của mọi lứa tuổi cho mùa xuân đất nước : “Lặng lẽ dâng cho đời- Dù là tuổi hai mươi- Dù là khi tóc bạc”.
- Tinh thần lạc quan của một con người : Hát bài ca quê hương để hòa nhập với mùa xuân.
- Giọng điệu thiết tha, trìu mến của nhà thơ.
- Tính chất khái quát chung qua cách sử dụng đại từ xưng hô tôi-ta của tác giả.
-
Bài soạn "Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ" số 4
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I- TÌM HIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
KHÁT VỌNG HOÀ NHẬP, DÂNG HIẾN CHO ĐỜI
Mùa xuân là mùa của thiên nhiên thắm tươi, của vạn vật sinh sôi nảy nở. Văn học ViệtNam từng có không ít vần thơ thể hiện cảm xúc rạo rực, trẻ trung trước mùa xuân. Ngay từ khi ra đời, Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải đã chiếm được cảm tình của đông đảo bạn đọc. Bài thơ toát lên một không khí vừa rạo tực vừa trong sáng, êm dịu đến dễ thương, thể hiện tình yêu tha thiết đối với thiên nhiên, đất nước và một nguyện ước cống hiến thật đáng trân trọng.Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa. Từ hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên, đất nước trong lao động và chiến đấu, nhà thơ đi đến nguyện ước làm Một mùa xuân nho nhỏ - Lặng lẽ dâng cho đời, cất lên khúc hát xao xuyến, tươi vui hoà trong bản tình ca, anh hùng ca của cách mạng. Trong đó, mùa xuân nào cũng thật gợi cảm, cũng thật đáng yêu.
Bức tranh xuân của thiên nhiên, đất nước được tạo nên từ chi tiết rất tiêu biểu, được vẽ bằng cả màu sắc lẫn âm thanh. Đó là dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, là lộc giắt đầy quanh lưng người ra trận và trải dài trên những cánh đồng (tượng trưng cho sự nảy nở, sinh sôi, cho sự dồi dào, thành đạt). Đó là tiếng chim chiền chiện lảnh lót vang trời. Hình ảnh mùa xuân hiện lên trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ, trong lời kêu, giọng hỏi: ơi..., hót chi mà,… Đặc biệt, tình cảm nâng niu vẻ đẹp của mùa xuân, khát vọng thu nhận và giữ gìn vẻ đẹp ấy được thể hiện qua tư thế độc đáo: Tôi đưa tay tôi hứng từng giọt âm thanh từ trời xanh rơi xuống. Tiếng chim chiền chiện thả vào không gian trong suốt của mùa xuân được cảm nhận thành từng giọt mang màu sắc long lanh. Cảm giác ấy, động tác ấy chỉ có được ở một tâm hồn thi sĩ, ở một tấm lòng tha thiết yêu mến cuộc sống này. Từ hình ảnh mùa xuân gần gũi, nhà thơ liên tưởng khái quát đến truyền thống bốn nghìn năm, đến sức xuân cứ đi lên phía trước của đất nước. Khi đúc kết, khái quát như thế, lời thơ dễ khô khan. Nhưng khổ thơ thứ ba cứ tự nhiên được cuốn đi trong dòng cảm xúc dịu dàng, đằm thắm, do đó vẫn nằm trong mạch tâm tình.
Từ rung cảm thiết tha trước mùa xuân đẹp của quê hương, đất nước, Thanh Hải bộc lộ một nguyện ước chân thành:Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyếnĐó chính là hình ảnh Một mùa xuân nho nhỏ - Lặng lẽ dâng cho đời thể hiện khát vọng đựơc hoà nhập, được dâng hiến. Đến đây, ta bỗng thấm thía ý nghĩa của nhan đề bài thơ. Trước Thanh Hải quả chưa từng có hình ảnh thơ vừa lạ, vừa hồn nhiên, thân thương này. Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ chứa đựng sự khiêm nhường mà cũng tự tin, tự hào biết mấy của con người ý thức sâu sắc về giá trị cuộc đời, về hạnh phúc của hiến dâng và đón nhận. Nốt trầm xao xuyến của mùa xuân nho nhỏ này cứ tự nhiên hoà vào mùa xuân lớn của thiên nhiên đất nước nhờ sự chiếu ứng giữa hai phần của bài thơ. Khổ đầu đã xuất hiện hình ảnh bông hoa tím, con chim chiền chiện giữa trời xanh với tiếng chim hót từng giọt long lanh. Giờ đây, đến khổ thứ tư, nguyện ước của nhân vật trữ tình, của mùa xuân nho nhỏ chính là sự láy lại các hình ảnh ấy của mùa xuân.
Như vậy, giữa các khổ, các phần của Mùa xuân nho nhỏ có sự gắn kết tự nhiên, chặt chẽ, vừa luyến láy vừa được nâng cao. Bài thơ này lay động tâm hồn chúng ta bởi chất hoạ gợi cảm, chất nhạc vấn vương, quyến luyến, bởi nguyện ước tha thiết, chân thành. Cái nguyện ước lặng lẽ dâng cho đời một mùa xuân nho nhỏ kia đâu còn của riêng Thanh Hải mà có lẽ đã trở thành tiếng lòng của nhiều bạn đọc.
(Hà Vinh)Trả lời:
a) Vấn đề nghị luận của văn bản là hình ảnh mùa xuân trong cảm xúc thiết tha, chân thành của nhà thơ Thanh Hải ở bài "Mùa xuân nho nhỏ"
b) Những luận điểm về hình ảnh mùa xuân nho nhở là:
Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa, tất cả đều gợi cảm, đáng yêu.
Bức tranh mùa xuân, với cả màu sắc lẫn âm thanh, hiện lên trong cảm xúc thiết tha, trìu mến, đằm thắm, dịu dàng.
Từ mùa xuân tươi đẹp của quê hương, đất nước, đến mùa xuân của nguyện ước hoà nhập, dâng hiến chân thành.
Người viết thuyết phục các luận điểm bằng sự phân tích, bình giảng những câu thơ, hình ảnh thơ đặc sắc, với nhận định về cảm hứng, giọng điệu, kết cấu…c) Bài viết có bố cục 3 phần cân đối, chặt chẽ:
Mở bài: từ đầu cho đến "…thật đáng trân trọng.".
Thân bài: từ "Hình ảnh mùa xuân…" cho đến "…các hình ảnh ấy của mùa xuân".
Kết bài: đoạn còn lại.
d) Người viết đã cảm nhận bài thơ với một thái độ yêu mến, tin tưởng với tình cảm chân thành đã thể hiện những rung động trước vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật bài thơ. Lời văn mạch lạc, gợi cảm.II. Ghi nhớ:
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,…
Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng. Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viếtB. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
II. LUYỆN TẬP
Ngoài các luận điểm đã nêu về hình ảnh mùa xuân trong bài Mùa xuân nho nhỏ ở văn bản trên em hay suy nghĩ và nêu những luận điểm khác nữa về bài thơ đặc sắc này.
Bài làm:
Những luận điểm khác trong bài thơ là:
Từ hình ảnh mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp nhà thơ đã thấy đất nước, con người đang vào xuân rộn rã (khổ 2, 3)
Bài thơ còn là khúc tráng ca ca ngợi sự độc lập thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước (khổ cuối)
Bài thơ không chỉ là tâm nguyện của Thanh Hải mà còn là lời nhắn gửi chân tình, tha thiết của nhà thơ đối với mỗi con người chúng ta như một quy luật, một quyền lợi của mỗi người đối với đất nước -
Bài soạn "Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ" số 5
Câu 1. Cho đề bài : Cảm nhận và suy nghĩ của em về hình ảnh ánh trăng trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
Hãy trả lời các câu hỏi :
- Đề bài này có yêu cầu gì ?
- Để giải quyết yêu cầu ấy cần có các luận điểm nào ? Nên sắp xếp các luận điểm ấy ra sao ?
Trả lời:
Vận dụng tri thức đã được đọc - hiểu về bài Ánh trăng (Bài 12, Ngữ văn 9, tập một), căn cứ vào yêu cầu của bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ mà xác định yêu cầu cụ thể của đề bài này.
Mọi người đều biết trăng là một biểu tượng phổ biến trong thơ, nhưng ở mỗi trường hợp trăng lại có ý nghĩa cụ thể riêng.
Khi tìm các luận điểm cho bài văn, cần đặt hình ảnh ánh trăng trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc gắn với thái độ, tâm trạng của nhân vật trữ tình (tác giả), cần bám chắc vào ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh này. Ý nghĩa của hình ảnh ánh trăng được kết đọng rõ nhất ở khổ cuối bài thơ. Mặt khác, cũng cần lưu ý rằng các luận điểm của bài nghị luận phải gắn với sự nhận xét, đánh giá của cá nhân người viết, nên có màu sắc cảm xúc.
Câu 2. Lập dàn ý chi tiết (theo các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài) cho đề văn sau :
Vẻ đẹp tình đồng chí trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
Trả lời:
Đọc kĩ phần Ghi nhớ trong SGK để nắm vững yêu cầu đối với từng phần Mở bài, Thân bài, Kết bài của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, tái hiện các kiến thức khi đọc - hiểu về bài thơ Đồng chí (Bài 10, Ngữ văn 9, tập một) để lập dàn ý theo yêu cầu của đề.
Bài thơ Đồng chí ra đời vào thời gian nào ? Đề tài vả nét đặc sắc nổi bật của bài thơ ? Vị trí của bài Đồng chí trong thơ ca kháng chiến chống thực dân Pháp ?
Vẻ đẹp của tình đồng chí trong bài thơ được thể hiện qua các khía cạnh nào ? Từng nội dung cảm xúc, nhận thức ấy đã được Chính Hữu diễn tả qua hình ảnh, ngôn từ ra sao ? Suy nghĩ của em về vẻ đẹp của tình đồng chí và cách thể hiện của nhà thơ ?
Ý nghĩa của bài thơ Đồng chí là gì ?
Câu 3. Nhận xét nghệ thuật diễn tả tâm trạng nhân vật Thuý Kiều của Nguyễn Du trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (SGK Ngữ văn 9, tập một).
Trả lời:
Khi nhận xét nghệ thuật diễn tả tâm trạng cô đơn của nhân vật Thuý Kiều của Nguyễn Du ở đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, cần chú ý biện pháp tả cảnh ngụ tình, sử dụng biện pháp nghệ thuật này, ngòi bút Nguyễn Du rất uyển chuyển, linh hoạt và rất sâu sắc.
- Tâm trạng cô đơn của nhân vật được thể hiện qua khung cảnh thiên nhiên, qua cảm nhận không gian và thời gian.
- Tâm trạng cô đơn của nhân vật được bộc lộ trực tiếp gắn với những cảnh vật gợi cảm tương ứng với thân phận. Cách dùng điệp ngữ “Buồn trông” như diễn tả nỗi buồn lớp lớp khôn nguôi, dự cảm ngày một rõ về thân phận mong manh, chìm nổi, bất an của nhân vật.
Việc phân tích này cần gắn với những nhận xét, đánh giá về tấm lòng, tài năng của Nguyễn Du chứ không nên sa vào phân tích lại đoạn trích đã học.
Câu 4. Tìm các luận điểm cho phần Thân bài đối với đề bài sau :
Phân tích tấm lòng thành kính và niềm xúc động thiết tha của Viễn Phương trong bài thơ “Viếng lăng Bác ".
Để làm sáng tỏ luận điểm niềm xúc động thiết tha, theo em, cần những luận cứ gì ?
Trả lời:
Cần xác định được quan hệ gần gũi nhưng vẫn mang nội dung khác nhau của hai luận điểm tấm lòng thành kính và niềm xúc động thiết tha của Viễn Phương ở bài thơ Viếng lăng Bác.
Khi phân tích, nhận xét một nội dung cảm xúc nào đó trong một bài thơ trữ tình, cần chú ý đến những biểu hiện cụ thể của nó (hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu,...).
Câu 5. Khi lập dàn ý cho đề bài “Cảm nghĩ về tình cảm của người cha đối với con trong bài thơ Nói với con của Y Phương”, một học sinh đã nêu các luận điểm (cho phần Thân bài) như sau :
a) Tình cảm của người cha đối với con gắn liền tình cảm gia đình ấm cúng, hoà trong tình yêu thiên nhiên quê hương giàu đẹp.
b) Người cha đã truyền cho con lòng tự hào đối với ý chí lớn lao, tinh thần bền bỉ của con người quê hương, đối với cội nguồn dân tộc.
c) Tình cảm của người cha gắn liền mong muốn cho con nhanh chóng trưởng thành, xứng đáng với truyền thống cao đẹp của quê hương, tự tin mà vững bước trên đường đời.
Theo em, các luận điểm ấy có đúng không, đã đủ cho việc giải quyết yêu cầu của đề chưa, đã được sắp xếp hợp lí chưa ?
Nếu cần làm sáng tỏ luận điểm (b), em sẽ nêu các luận cứ như thế nào ?
Trả lời:
Vận dụng những kiến thức về bài thơ Nói với con khi được đọc - hiểu và cách tìm, nêu luận điểm trong bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ để suy nghĩ về các luận điểm được bạn học sinh đó đưa ra.
Suy nghĩ xem ý chí lớn lao, tinh thần bền bỉ của con người quê hương, truyền thống của dân tộc,... đã được Y Phương diễn tả trong cảm xúc như thế nào, bằng những hình ảnh gợi cảm ra sao.
Câu 6. Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi : Tác giả đã nêu nhận định về vấn đề gì ? Đâu là câu chủ đề của đoạn văn ? Nhận xét về sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn.
"Thơ là đi giữa Nhạc và Ý. Rơi vào cái vực ý thì thơ sẽ sâu, nhưng rất dễ khô khan. Rơi vào cái vực nhạc thì thơ dễ làm đắm say người, nhưng cũng dễ nông cạn. Tố Hữu đã giữ được thế quân bình giữa hai vực thu hút ấy. Thơ của anh vừa ru người trong nhạc, vừa thức người bằng ý :
Ai đi Nam Bộ
Tiền Giang, Hậu Giang
Ai vô Thành phố
Hồ Chí Minh
Rực rỡ tên vàng.
Ai về thẵm bưng biền Đồng Tháp
Việt Bắc miền Nam, mồ ma giặc Pháp
Nơi chôn rau cắt rốn của ta !
Ai đi Nam - Ngãi, Bình - Phú, Khánh Hòa...
Trong sóng nhạc cuồn cuộn, những ý nổi lên, như đẩy nhạc đi, như giữ nhạc lại. Và chính là cái hơi nhạc đã thức dậy rồi lại phủ lên những ý này. Một đoạn thơ chỉ xem thôi thì không hiểu hết cái hay, phải đọc nó lên, để cho tất cả khả năng của nó biểu hiện ra trong âm nhạc."
(Theo Chế Lan Viên, Nghĩ cạnh dòng thơ,
NXB Văn học, Hà Nội, 1981)
Trả lời:
Một đoạn văn phải có một ý (luận điểm) nào đó. Các câu trong một đoạn văn cần được liên kết một cách chặt chẽ, tự nhiên. Suy nghĩ xem những đặc điểm ấy được thể hiện ở đoạn văn của Chế Lan Viên như thế nào. Phân tích cách nêu luận điểm (nhận định), cách lập luận, chứng minh, kết luận của Chế Lan Viên.
Câu 7. Kết thúc Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật viết :
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước :
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Hãy phân tích khổ thơ để làm nổi bật phong thái hiên ngang, tinh thần dũng cảm của những chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Trả lời:
Chú ý viết bài văn có chủ đề, nội dung xác định theo yêu cầu. Các câu trong bài văn cần được liên kết chặt chẽ và thể hiện được nhận xét, rung cảm của mình trước hình ảnh, giọng điệu,... của khổ thơ.
Câu 8. Trong bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, em thích nhất hình ảnh nào, câu thơ nào ? Hãy trình bày cảm nhận của mình về hình ảnh và những câu thơ ấy.
Trả lời:
Chọn một hình ảnh hoặc một câu thơ mà em thực sự yêu thích trong bài Mùa xuân nho nhỏ. Bài văn trình bày cảm nhận phải gắn với việc chỉ ra, bình luận cái hay, cái đẹp của hình ảnh, câu thơ ấy và chứng tỏ được rung cảm chân thành của người viết.
-
Bài soạn "Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ" số 6
I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
- Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
- Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,... Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng.
- Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.
II - HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI
1. Hướng dẫn tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
a) Vấn đề nghị luận của văn bản là hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của Thanh Hải trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
b) Những luận điểm về hình ảnh mùa xuân mà bài viết đã nêu lên :
- Hình ảnh mùa xuân trong bài Mùa xuân nho nhỏ mang nhiều tầng ý nghĩa, hình ảnh nào cũng gợi cảm.
- Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên, của đất nước trong cảm xúc của nhà thơ.
- Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng dâng hiến, hoà nhập vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước.
Để chứng minh cho những luận điểm trên, tác giả đã chọn các câu thơ, các hình ảnh, giọng điệu và kết câu để phân tích, làm rõ.
c) Văn bản có ba phần.
Mở bài : từ đầu đến "đáng trân trọng".
Thân bài : tiếp theo đến "sự lấy lại các hình ảnh ấy của mùa xuân" - Trình bày cảm nhận, đánh giá cụ thể những điểm nổi bật về nội dung, nghệ thuật của bài thơ thành các luận điểm.
Kết bài : phần còn lại.
Bố cục như vậy là chặt chẽ, cân đối, đúng yêu cầu của bài văn nghị luận.
d) Nhận xét về cách diễn đạt của bài văn
Người viết đã cảm nhận bài thơ với một thái độ yêu mến, tin tưởng, với tình cảm chân thành đã thể hiện những rung động trước vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Lời văn mạch lạc, gợi cảm.
2. Hướng dẫn luyện tập
Những luận điểm khác về bài thơ này có thể bàn luận thêm là :
- Sự cống hiến một cách khiêm tốn suốt cả cuộc đời, của mọi lứa tuổi cho mùa xuân đất nước : "Lặng lẽ dâng cho đời - Dù là tuổi hai mươi - Dù là khi tóc bạc".
- Tinh thần lạc quan của một con người: Hát bài ca quê hương để hoà nhập với mùa xuân.
- Giọng điệu thiết tha, trìu mến của nhà thơ. Tính chất khái quát chung qua cách xưng hô : tôi - ta của tác giả.