Top 10 Bài văn nghị luận xã hội về lòng vị tha (lớp 9) hay nhất

Bình An 21531 0 Báo lỗi

Vị tha là sẵn sàng tha thứ, bỏ qua lỗi lầm của người khác, biết sống vì người khác. Không có gì cao quý hơn lòng vị tha của con người. Cũng không có gì khó ... xem thêm...

  1. Ai cũng có thể mắc phải lỗi lầm vì không ai là hoàn hảo cả. Cuộc sống là một quá trình rèn luyện và đấu tranh để trở nên tốt đẹp hơn. Sai lầm hay lỗi lầm bởi thế cũng là một phần tất yếu của cuộc sống. Bởi thế, sống phải có lòng vị tha để sẵn sàng tha thứ cho người khác và mong muốn được tha thức. Chính lòng vị tha gắn kết chúng ta lại với nhau.


    Vị tha có nghĩa là sống vì người khác (vị = vì; tha = người khác), không ích kỷ, không vì riêng mình, không mưu lợi cá nhân. Lòng vị tha là sự hy sinh một điều gì cho ai đó không phải là bản thân mình (ví dụ hy sinh thời gian, tiền bạc, của cải) mà không kỳ vọng sẽ được ghi nhận hay sự đền đáp hoặc lợi ích dù là trực tiếp, hay gián tiếp từ phía người nhận hoặc cộng đồng. Lòng vị tha chính là biểu hiện cao đẹp nhất phẩm chất nhân hậu của con người. Nó không đòi hỏi gì nhiều ngoài một trái tim biết chia sẻ vui buồn, biết yêu thương đồng loại.


    Trong công việc: Người có lòng vị tha là người luôn đặt mục đích của mọi việc làm là vì người khác, vì xã hội. Nếu có vì mình cũng luôn cố gắn với lợi ích chung của mọi người. Khi làm việc luôn giành phần khó khăn về mình, không lười biếng, tránh né, đùng đẩy công việc cho người khác. Khi gặp khó khăn biết đứng ra gánh vác trọng trách. Khi gặp thất bại không đỗ lỗi cho người khác. Phải nghiêm túc nhìn nhận những sai trái của bản thân. Khi thành công không khoe khoang, kể lể công trạng.


    Trong quan hệ với mọi người: Người có lòng vị tha luôn sống hòa nhã, vui vẻ, thân thiện với mọi người. Họ dễ đồng cảm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Họ cũng biết kìm nén cảm xúc của riêng mình để làm vui lòng người khác. Họ luôn nghĩ về người khác trước khi nghĩ đến mình (lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ). Người có lòng vị tha dễ thông cảm à tha thứ lỗi lầm của người khác. Họ ít khi bắt bẻ hay gây khó dễ cho người khác khi họ mắc lỗi lầm. Người có lòng vị tha luôn trăn trở, day dứt về những hành động và lời nói. Không bao giờ họ làm phương hại đến người khác.


    Đối với bản thân: Có lòng vị tha mới được đức hi sinh, tinh thần xả thân, mới chiến thắng được lòng vị kỉ, chủ nghĩa cá nhân. Đó là cơ sở để hoàn thiện nhân cách. Cuộc sống luôn có những xung đột xảy ra. Hãy tha thứ cho những người đã làm bạn tổn thương. Vì đó là cách tốt nhất để kết nối tình cảm và tìm lấy sự an bình cho tâm hồn. Lòng vị tha giúp ta sống bình an và thanh thản tâm hồn. Sống bằng lòng vị tha giúp môi trường sống thân thiện, cuộc sống chung có chất lượng hơn. Người có lòng vị tha được mọi người yêu mến, nể trọng. Bởi vậy, họ thường được giúp đỡ và dễ thành công trong cuộc sống.


    Đối với xã hội: Lòng vị tha có thể cảm hóa được người tha hóa, giúp họ tìm lại được niềm tin vào chính mình và trở lại cuộc sống lương thiện. Lòng vị tha cũng có thể chuyển hóa những hoàn cảnh xấu trở nên tốt đẹp hơn. Lòng vị tha là động lực xây nên những giá trị khoa học và nghệ thuật đích thực đóng góp cho con người. Nhà thơ Đỗ Phủ khi xưa ước mơ về ngôi nhà chung che bão tố khắp văn sĩ trên đời. Nam Cao coi tình thương đồng loại là nguyên tắc sống, là lẽ sống của con người. Trong khi tổ chức đời sống chưa hợp lí, chưa bình đẳng giữa con người thì tình yêu thương vị tha là phương cách duy nhất hữu ích để cân bằng. Yêu thương sẽ dành cho người thiệt thòi một cơ hội được học tập, vươn lên và bình đẳng nhau trong những giá trị chung tốt lành của xã hội.


    Lối sống vị tha phù hợp với xu thế của thời đại mới, thời đại toàn cầu hóa, trên cơ sở hợp tác và chia sẻ. Mỗi dân tộc có một lối ứng xử và những chuẩn mực riêng. Càng mở rộng giao lưu, hợp tác ta càng cần rèn luyện lòng vị tha lớn hơn nữa để có thể thấu hiểu, tha thứ và tăng cường giao kết bền chặt. Có như vậy mới đảm bảo rằng mối liên hệ của bản thân và bạn bè thế giới mới trong sạch, vững mạnh.


    Sống vị tha không có nghĩa là nuông chiều những thói hư tật xấu, bao biện dung túng những khuyết điểm. Sống vị tha phải có bản lĩnh cá nhân, luôn có chủ kiến cá nhân, không lệ thuộc vào người khác. Cần phê phán lối sống vị kỉ, chỉ biết sống cho bản thân mình, lạnh lùng, dửng dưng trước nỗi đau của đồng loại. Lối sống ích kỉ sẽ gây ra sự mất đoàn kết, làm suy giảm sức mạnh tập thể, của động đồng. Phê phán những việc làm từ thiện nhưng không phải xuất phát từ tâm mà để nổi tiếng.


    Rèn luyện đức tính vị tha bằng cách luôn tự hỏi bản thân đã gì cho người khác trước khi cho bản thân mình. Biết tha thứ cho người khác và cũng tha thứ cho bản thân mình. Biết lắng nghe cũng như biết chia sẻ với người khác những điều không vừa ý.


    Cuộc sống trở nên khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác, nhưng nó cũng trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc hơn. Vị tha không có nghĩa là sẽ tha thứ mọi lỗi lầm của người khác. Có những việc làm không thể tha thứ được. Cũng có những người ta không thể tha thứ được. Sống có lòng vị tha là phải biết đấu tranh chống lại cái xấu, kẻ xấu, bảo vệ công lí. Lòng vị tha chính là viên ngọc quý không ngừng tỏa sáng trong tâm hồn của con người, rất cần phải gìn giữ cẩn thận.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Ông cha ta có câu “đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại” để nói lên sự tha thứ và tấm lòng vị tha cũng rất cần thiết trong xã hội hiện nay. Tha thứ để có thể cho học có cơ hội để chuộc lại lỗi lầm của mình. Và có thể nói vị tha mà một điều cần thiết trong cuộc sống của mỗi người chúng ta và nó có một sức mạnh không một ai có thể phủ nhận được điều này.


    Lòng vị tha đầu tiên ta phải hiểu đó là sự hiền hậu và thấu hiểu của con người, và mỗi chúng ta cũng như phải thấy được cũng như phải cần phải bỏ qua những hiềm khích và vị tha về những điều đó có như vậy cuộc sống mới có ý nghĩa biết bao. Có lẽ rằng chính tấm lòng vị tha nhân hậu của chúng ta cũng sẽ được mọi người yêu quý hơn. Bởi có sự vị tha thì người bị sai trái mới có cơ hội để làm lại cuộc đời và sửa chữa những sai lầm của mình đã gây ra. Điều này cũng thể hiện được một tấm lòng thật sâu sắc và thiết tha hơn bao giờ hết.


    Chắc chắn rằng một tấm lòng bao dung độ lượng sẽ được mọi người rất yêu quý và tôn trọng biết bao nhiêu. Đặc biệt ta cũng cần phải biết được rằng những phẩm chất này đã xuất hiện từ rất lâu trong con người Việt Nam, dường như nó cũng đã được tích lũy trong chính cuộc sống đời thường và nó cũng như đã mang một ý nghĩa tạo dựng nên niềm tin. Hơn hết nó còn như đã mang những ý nghĩa giáo dục trong cuộc sống, đó có cả những ý nghĩa trong con người. Chính sự hành động của những con người đó dường như cũng đã mang ra những điều tuyệt vời và ý nghĩa của nó dường như không chỉ tác động đến mỗi người mà còn làm nên những công trạng quan trọng. Có thể nói rằng chính vì sự vị tha con người thì nó phải được xuất phát từ tâm thì lúc đó mới có thể thấy được sự yêu thương.


    Quả thật ta cũng nên hiểu được rằng chính những điều này đã được con người rèn luyện. Bởi chính việc thông qua những hiềm khích và sự ghen ghét hay đó chính là sự đố kỵ dường như nó cũng đã tạo nên cho con người niềm tin yêu vào một cuộc sống ý nghĩa và hạnh phúc hơn. Chúng ta cũng phải biết được rằng dường như không chỉ mang trong chính con người đâu. Ta như thấy được tất cả những điều đó mà còn tạo dựng nên một cuộc sống như thật hạnh phúc cho mỗi con người. Vị tha như một ngọn lửa thổi bùng lên biết bao nhiêu tình thương, biết bao hi vọng cho những lầm lỗi. Có lẽ rằng chính sự vị tha đó đã tạo nên một con người có phẩm chất riêng và dường như chính nó cũng như mang được tình yêu thương cho con người.


    Thông qua đó ta như thấy được những phẩm chất này từ xưa đến nay luôn đúng nó là kim chỉ Nam để cho mỗi người lấy nó làm động lực để sống tốt hơn. Không chỉ dừng lại ở đó ta như thấy được vị tha như còn giúp cho con người như có thêm những động lực và mục đích để vươn lên trong cuộc sống biết bao nhiêu khó khăn này. Những niềm thương tinh thần chắc chắn sẽ tạo dựng được cho chúng ta một cuộc sống hướng thiện và tốt đẹp hơn bao giờ hết.


    Có thể thấy được rằng chúng ta cũng phải tha thứ và nên tha thứ cho những lỗi lầm. Khi có lòng vị tha thì chắc chắn cũng sẽ làm cho chúng ta yêu thương cuộc sống này nhiều hơn. Mỗi người như cũng đã biết yêu thương và sống tốt sẽ làm cho tâm của chúng ta trong sáng hơn bao giờ hết. “Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”, người biết hối cải thực sự là đáng quý. Trong cuộc sống không ai là không mắc những sai lầm cả, nhưng điều quan trọng nhất vẫn chính là sau những sai lầm đó ta có nhận ra và muốn sửa chữa nó không mà thôi. Và hãy thật độ lượng vị tha để cho người đọc thực sự muốn hối cải, sửa chữa những việc làm sai lầm của chính mình.


    Khi chúng ta được tha thứ thì sẽ có thêm những niềm hi vọng hơn để có thể hoàn thành được công việc của mình một cách đúng đắn, tránh những sự mắc sai lầm. Cũng không hề sai lầm khi chúng ta nói vị tha cũng là một trong những tiêu chí để có thể đánh giá con người. Người có lòng vị tha chắc chắn sẽ sống hà đồng, luôn giúp đỡ người khác.


    Khi con người mà biết sống vì người khác và cũng chính vì lòng yêu thương sẽ tạo dựng cho chúng ta một nét đẹp trong tâm hồn thật sâu sắc biết bao nhiêu. Chúng ta cũng cần phải cảm thông cũng như giúp đỡ những người xung quanh. Vị tha là tốt nhưng một người suốt ngày mắc những sai lầm và ta lại tha thứ thì lại là một điều không nên. Mọi việc phải được rõ ràng, khi người ta không biết sửa chữa lỗi lầm thì sự tha thứ lại là vô ích. Bên cạnh đó chính người mắc sai lầm hãy xin sự vị tha của người khác bằng cách tự hành động có ý nghĩa để chuộc lại những sai lầm.


    Ta như thấy được rằng chính tấm lòng yêu thương, sự vị tha của mình đối với con người đã giúp cho những người sai lầm có động lực và niềm tin trong cuộc sống hơn. Bản thân của mỗi người chúng ta cần hành động cũng như phải có được những sự cảm thông cho người khác đó là yếu tố quan trọng cho cuộc sống. Nó như sẽ tạo dựng lên một cuộc sống ý nghĩa và đáng sống hơn.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Không có gì cao thượng bằng lòng vị tha. Cuộc sống sẽ khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác. nhưng chắc chắn cuộc sống ấy sẽ đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Biết tha thứ là chiến thắng đầu tiên đối với con giận dữ và thù hận.


    Lòng vị tha là hành động vì lợi ích của người khác. Vì từ xa xưa, con người là những sinh vật sống theo bầy đàn. Thế nên, chúng ta có xu hướng giúp đỡ đồng loại. Có thể hiểu đơn giản lòng vị tha là khi ta cho một ai đó cơ hội để sửa chữa một lỗi lầm trong quá khứ. Đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng con người ta hạnh phúc hơn khi cho đi và khi ấy bộ não của họ hoạt hóa ở những khu vực báo hiệu niềm vui và phần thưởng, tương tự như khi họ ăn chocolate. Thậm chí khi ta chấp nhận tha thứ cho một ai đó thì ta đã thực hiện một hành động “vị tha”.


    Ở đâu đó trong thế giới này, lòng vị tha chính là sức mạnh tái sinh của con người. Tất cả sức mạnh của lòng vị tha được minh chứng rõ ràng ở cuộc đời và hoạt động của Elizabeth Fry, một nhà cải cách người Anh. Elizabeth Fry sinh ra và lớn lên trong một gia đình khá giả. Nhưng thay vì chỉ sống cho bản thân mình thì cô lại chọn cách giúp đỡ các tù nhân. Cô đến nhà tù Newgate và cô thấy được những tù nhân ở đây bị đối xử rất tệ. Cô đã ngồi xuống nói chuyện với họ và cho họ thấy được sự quan tâm của cô.


    Với các tù nhân nam, cô nói với họ rằng con cái họ cần được giáo dục và họ đã chọn ra một người để dạy cho con họ. Với các tù nhân nữ, cô dạy họ may và cung cấp cho họ nguyên vật liệu. Sản phẩm làm ra cô bán cho cửa hàng và để dành tiền cho họ khi họ ra tù. Bằng lòng vị tha, cô đã cảm hóa được những con người đã sai trong quá khứ, những người được cho là cặn bã xã hội. Lòng vị tha, chúng mạnh hơn chúng ta nghĩ. Một tù nhân có thể trở thành một người tốt sau khi ra tù hay cũng có thể trở lại thành phạm nhân đều là do chúng ta cho họ sống trong những song sắt tối tăm lạnh lẽo hay cho họ thấy rằng họ vẫn còn có giá trị.


    Chúng ta hãy cho đi trước nghĩ rằng mình sẽ được nhận lại. Khi chúng ta có thể dùng lòng vị tha để cảm hóa con người là khi tâm hồn ta thực sự sạch sẽ. Nhưng xin hãy làm điều đó khi bản thân mình thật sự muốn, hãy tha thứ trước khi vị tha. Đừng làm điều đó chỉ để chứng minh rằng mình là một người cao thượng. Hiện nay, trong xã hội hiện đại, thì sự vô cảm và ích kỷ đang lớn dần trong mỗi con người. Khi có một tai nạn xảy ra, người ta có thể đứng lại xem đến tắc đường nhưng nạn nhân thì lại không được đưa đến bệnh viện kịp thời. Khi mà những mảnh đời bất hạnh sẽ được cứu vãn bằng “like, share, comment” chứ không phải những hành động thiết thực.


    Một xã hội như vậy thì liệu rằng đến bao giờ chúng ta sẽ trở thành những cố máy. Nếu điều này vẫn cứ tiếp diễn thì ngày đó có lẽ sẽ không còn xa. Chúng ta dần mất đi lòng vị tha, điều mà mỗi đứa trẻ đều có. Và chúng ta đổ lỗi rằng cuộc sống đã làm chúng ta như vậy. Ta trốn tránh. Nhưng thực sự ở đâu đó, lòng vị tha vẫn tồn tại. Những xe bánh mì miễn phí, thùng trà đá miễn phí, quần áo, đồ dùng được người không dùng để lại cho người cần đến lấy, những quán cơm 2000 đồng và rất nhiều nữa, đấy là lòng vị tha. Chúng sống trong đứa trẻ trong mỗi chúng ta nhưng ta lại hay để quên đứa trẻ ấy. Hãy để thời gian nuôi dưỡng đứa trẻ ấy vì chúng sẽ cho ta thấy được những điều mà khi làm “người lớn” ta lại không thấy. Như lòng vị tha chẳng hạn.


    Lòng vị tha sống trong ta nhưng để hiểu và sử dụng được nó có khi ta phải dùng cả đời mới được. Vậy thì ngay từ bây giờ, bằng những hành động rất nhỏ, hãy thể hiện và nuôi dưỡng lòng vị tha, đừng để một ngày nó biến mất, ta sẽ trở nên vô cảm, trái tim hóa sắt đá thì khi đó ta sẽ chẳng thể cảm nhận được cuộc sống này tươi đẹp như thế nào. Khởi nguồn của mọi đạo đức chính là lòng vị tha.Tất cả những gì có ý nghĩa trên cuộc đời này là những gì ta biết dành cho người khác. Cuộc sống không nên đóng khép cánh cửa tâm hồn mà hãy luôn rộng mở nó. Hãy để thế giới chan hòa trong bạn và bạn luôn là một phần quan trọng của thế giới. Hãy biết tha thứ cho những người đã làm bạn tổn thương và vì thế đừng làm tổn thương người khác. Không biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác là tự đánh mất cơ hội hoàn thiện bản thân mình.


    Biết tha thứ là tự giải thoát gánh nặng của tâm hồn. Bạn hãy biết tha thứ cho những lỗi lầm của bản thân và bước tiếp. Bởi lòng vị tha là thứ vũ khí duy nhất có thể ngăn chặn lòng vị kỷ. Đừng bao giờ kết án ai mà bạn chưa chắc chắn họ có tội. Tất cả đều cần được tha thứ, nâng đỡ để tìm kiếm cơ hội phục thiện. Những vết thương mà chúng ta nhận không bao giờ đau đớn bằng những vết thương mà ta gây ra.


    Hãy yêu thương và sẵn sàng tha thứ cho tất cả những người xung quanh bạn. Bởi không ai mà không có lỗi lầm và bạn chỉ có một lần để ở gần họ trong cuộc sống hữu hạn này. Đừng để lòng thù hận hay sự ích kỷ lấn chiếm con tim bạn. Ánh sáng của lòng vị tha là thứ ánh sáng dễ chịu nhất mà con người có thể cảm nhận được.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Có ai đó đã từng nói rằng: “Xung đột là căn bệnh trầm trọng của nhân loại và lòng vị tha là liều thuốc duy nhất”. Quả thật, lòng vị tha chính là phẩm chất mà con người cần có được trong cuộc sống.


    Vị tha có nghĩa là sống vì người khác, không ích kỷ, không vì riêng mình, không mưu lợi cá nhân. Lòng vị tha là sự hy sinh một điều gì cho ai đó không phải là bản thân mình (ví dụ hy sinh thời gian, tiền bạc, của cải) mà không kỳ vọng sẽ được ghi nhận hay sự đền đáp hoặc lợi ích dù là trực tiếp hay gián tiếp từ phía người nhận hoặc cộng đồng. Lòng vị tha chính là biểu hiện cao đẹp nhất phẩm chất nhân hậu của con người. Nó không đòi hỏi gì nhiều ngoài một trái tim biết chia sẻ vui buồn, biết yêu thương đồng loại.


    Người có lòng vị tha là người luôn đặt mục đích của mọi việc làm là vì người khác, vì xã hội. Nếu có vì mình cũng luôn cố gắn với lợi ích chung của mọi người. Khi làm việc luôn giành phần khó khăn về mình, không lười biếng, tránh né, đùn đẩy công việc cho người khác. Khi gặp khó khăn biết đứng ra gánh vác trọng trách. Những lúc gặp thất bại họ không đổ lỗi cho người khác. Phải nghiêm túc nhìn nhận những sai trái của bản thân. Khi thành công không khoe khoang, kể lể công trạng. Những người có lòng vị tha luôn sống hòa nhã, vui vẻ, thân thiện với mọi người. Họ dễ đồng cảm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Họ cũng biết kìm nén cảm xúc của riêng mình để làm vui lòng người khác. Thậm chí họ con luôn nghĩ về người khác trước khi nghĩ đến mình (lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ).


    Nhưng cần hiểu rằng, sống vị tha không có nghĩa là nuông chiều những thói hư tật xấu, bao biện dung túng những khuyết điểm, Sống vị tha phải có bản lĩnh cá nhân, luôn có chủ kiến cá nhân, không lệ thuộc vào người khác. Chúng ta cần phê phán lối sống vị kỷ, chỉ biết sống cho bản thân mình, lạnh lùng, dửng dưng trước nỗi đau của đồng loại. Lối sống ích kỉ sẽ gây ra sự mất đoàn kết, làm suy giảm sức mạnh tập thể, của động đồng.


    Lòng vị tha sống trong ta nhưng để hiểu và sử dụng được nó có khi ta phải dùng cả đời mới được. Vậy thì ngay từ bây giờ, bằng những hành động rất nhỏ, hãy thể hiện và nuôi dưỡng lòng vị tha, đừng để một ngày nó biến mất, ta sẽ trở nên vô cảm, trái tim hóa sắt đá thì khi đó ta sẽ chẳng thể cảm nhận được cuộc sống này tươi đẹp như thế nào.


    Khởi nguồn của mọi đạo đức chính là lòng vị tha. Tất cả những gì có ý nghĩa trên cuộc đời này là những gì ta biết dành cho người khác. Cuộc sống không nên đóng khép cánh cửa tâm hồn mà hãy luôn rộng mở nó. Hãy để thế giới chan hòa trong bạn và bạn luôn là một phần quan trọng của thế giới. Hãy biết tha thứ cho những người đã làm bạn tổn thương và vì thế đừng làm tổn thương người khác. Không biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác là tự đánh mất cơ hội hoàn thiện bản thân mình.


    Quả thật, ánh sáng của lòng vị tha có thể lan tỏa đến những nơi tăm tối nhất để xoa dịu mọi trái tim. Mỗi người hãy biết sống vị tha để luôn cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ hơn.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Cuộc đời ai cũng sẽ có một lần mắc sai lầm. Và chắc chắn là như vậy. Cho nên có những người, sẵn sàng tha thứ cho lỗi lầm mà chúng ta sai trái. Đó là những người có lòng vị tha sâu đậm.


    Lòng vị tha là sự nhân ái, cao thượng, sự tha thứ cho người khác về những lỗi lầm mà người ấy mắc phải. Đó có thể nói là một đức tính tốt, là sự bao dung, rộng lượng, đặt tình người lên trên những thứ bên ngoài.


    Bởi, trong cuộc sống chẳng ai có thể hoàn mỹ cả. Như đã nói, ai trong đời cũng sẽ mắc những sai lầm. Từ mức độ nhỏ tới lớn, và hậu quả ít hay nhiều. Có nhiều người vì vô tình mà làm sai một việc gì đó. Có thể do nhận thức về vấn đề của họ còn chưa đủ. Chưa ý thức được mức độ làm cho họ phạm sai lầm không nên có. Những sai lầm từ việc chưa ý thức được, hay những sai lầm vì không cố ý. Nếu truy xét kỹ càng, họ sẽ bị những tội danh mà đáng ra họ không nên có. Bởi vậy, với những trường hợp như thế này. Lòng vị tha có một vai trò vô cùng quan trọng. Các cụ có câu: “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”


    Con người biết mình sai, hoặc không phải cố ý sai. Biết lỗi của bản thân thì cần được sự tha thứ. Và lúc này, những tấm lòng vị tha sẽ là điều tuyệt vời nhất. Tha thứ cho những lỗi lầm mà họ không cố tình mắc phải, để họ biết được sự cảm thông của mình. Để họ không bị xấu hổ, vững tâm hơn trong cuộc sống. Cũng có thể là để họ không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.


    Đơn giản như một người chẳng may gây tai nạn, và làm hỏng xe của một người khác. Người gây tai nạn rất thành thật và nhận lỗi về mình. Người hỏng xe đã tha thứ cho lỗi lầm của người ấy. Hành động đó là lòng vị tha. Tuy chỉ là những hành động nhỏ, nhưng nó thể hiện một tấm lòng rộng lớn.


    Với xã hội đang không ngừng phát triển như bây giờ. Việc con người sống với nhau bằng sự thờ ơ, lạnh nhạt đã chẳng còn xa lạ. Xã hội đồng tiền đang chiếm lĩnh hết những giá trị tốt đẹp, truyền thống của con người. Khi mà chẳng may va chạm cũng bị người khác bắt đền với số tiền rất lớn. Những lời xin lỗi, cảm ơn đã chẳng còn tác dụng. Họ chẳng tha thứ cho ai cả, họ chỉ biết cho bản thân họ.


    Một xã hội, mà những người sống trong đó đang đánh mất dần chính bản thân mình. Một xã hội đang mất dần đi lòng nhân ái. Gặp người bị nạn ở trên đường chỉ biết đứng nhìn và chỉ trỏ. Người khác làm sai điều gì đối với mình thì chửi mắng thậm tệ, thậm chí là tố cáo trước pháp luật dù người đó không cố ý.


    Nhưng cũng phải nói, vị tha chỉ phù hợp với những người mắc sai lầm mà tự giác sửa đổi. Còn có những người mắc sai lầm nhưng phủ định hành vi của mình, hoặc nhận tội cho có một cách miễn cưỡng nhằm lấy lòng của người khác. Những người như thế sống lợi dụng bằng lòng tốt của người khác, để làm lợi cho bản thân mình.


    Xã hội là một quần thể với nhiều cá thể, tính cách riêng biệt. Mỗi người mỗi tính cách sinh ra những quan điểm sống khác nhau. Nhưng chung quy lại rằng, tấm lòng vị tha thì ở ai cũng có. Từ khi sinh ra, lớn lên ai cũng được học cả rồi. Chỉ là mỗi người mỗi khác, sống trong mỗi hoàn cảnh và bị tác động làm cho con người ta thay đổi mà thôi. Là con người, hãy luôn mang trong mình một tấm lòng bao la, rộng lớn. Sẵn sàng tha thứ cho những hành động mà người khác sai lầm.


    Cho đi và không cần nhận lại. Để cho trái tim của chúng ta thêm ấm áp hơn. Tha thứ là điều tốt đẹp nhất mà chúng ta nên học hỏi. Là đức tính mà chẳng bao giờ trở lên lỗi mốt. Bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu, chúng ta cũng cần có lòng vị tha. Nó như ngọn lửa để sưởi ấm trái tim của mình. Là cầu nối giúp con người có thể xích lại gần nhau hơn.

    Bài văn mẫu 7

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Dân tộc Việt Nam luôn có những phẩm chất đạo đức tốt đẹp và việc đào tạo về phẩm chất đạo đức luôn được đào tạo từ những giai đoạn thấp nhất của con người từ khi sinh ra đến khi lớn lên, có vị hiền bi và một tấm lòng thiết tha giàu lòng vị tha những con người đó thật đáng quý và mang trong chúng ta những niềm tin yêu vào điều đó, chính vì vậy sự vị tha là một phẩm chất vô cùng quan trọng đối với con người.


    Lòng vị tha được hiểu đó là sự hiền hậu và thấu hiểu của con người, chúng ta cần phải bỏ qua những hiềm khích và vị tha về những điều đó có như vậy cuộc sống của chúng ta mới thực sự có ý nghĩa và nó trở nên ý nghĩa và sâu sắc hơn, hành động như vậy không chứng tỏ là chúng ta kém cỏi mà nó biểu hiện ở sự đức độ và tấm lòng bao dung thiết tha sâu sắc một phẩm chất cao quý và luôn được mọi người quan tâm để ý và có những ý nghĩa sâu sắc như xưa. Hành động đó luôn được giáo dục trong những trang sách được dạy dỗ chúng ta từ khi chúng ta còn rất nhỏ, nó mang cho chúng ta những yếu tố và một tấm lòng sâu sắc thiết tha.


    Một tấm lòng bao dung độ lượng sẽ được mọi người rất yêu quý và tôn trọng, phẩm chất này đã xuất hiện từ rất lâu trong con người Việt Nam, nó được tích lũy trong cuộc sống và mang một ý nghĩa tạo dựng nên niềm tin và mang những ý nghĩa giáo dục trong cuộc sống và những ý nghĩa trong con người của chúng ta hành động của những con người đó mang ra những điều tuyệt vời và ý nghĩa của nó không chỉ tác động đến mỗi người mà còn làm nên những công trạng quan trọng sự vị tha yêu thương con người cần phải xuất phát từ tâm đó mới là những điều đáng quý và đáng tôn trọng chúng ta cần phải hiểu được tại sao chúng ta cần phải có được những điều đó trong bản thân mình, có như vậy niềm yêu thương vào cuộc sống này của chúng ta mới được dâng lên, nó tạo dựng niềm tin yêu và những phẩm chất thực sự đáng quý sâu sắc.


    Những điều này đã được con người rèn luyện bỏ qua những hiềm khích và sự ghen ghét đố kị nó tạo nên cho con người niềm tin yêu vào một cuộc sống ý nghĩa và hạnh phúc hơn, không chỉ mang trong con người những điều đó mà còn tạo dựng nên một cuộc sống thật hạnh phúc cho chúng ta những con người có trái tim nhân hậu nồng cháy tình yêu thương và tấm lòng yêu thương con người cao cả. Sự vị tha đó đã tạo nên một con người có phẩm chất riêng và nó không chỉ đem lại cho con người những niềm vui tươi vào cuộc sống mà còn góp phần làm cho xã hội này ngày càng tốt đẹp hơn. Những phẩm chất này từ xưa đến nay luôn đúng nó là kim chỉ nam để cho mỗi người lấy nó làm động lực và là niềm yêu thương tinh thần để có thể sống tốt hơn, có ý nghĩa hơn, mang mục đích sống cao hơn, mỗi niềm yêu thương đó được tạo dựng từ xưa nó tích lũy trong mỗi chúng ta từ xưa đến nay không phải một sớm một chiều mà nó tích tụ và được trải qua từ ngàn đời.


    Tình yêu thương và sự bao dung của con người được chúng ta đánh giá cao, bởi những điều đó tạo dựng lên một niềm yêu thương và tin yêu vào cuộc sống này, những điều đó làm cho chúng ta có một ý chí kiên cường và những động lực riêng cho bản thân, niềm tin yêu đó đã làm cho chúng ta hạnh phúc và có một cuộc sống thật viêm mãn và mang một ý nghĩa riêng biệt trong cuộc sống và niềm tin yêu vào một cuộc sống mến yêu của mình, niềm yêu thương đó được bù đắp và nó đã trở thành niềm tin yêu lớn lao trong mỗi người chúng ta sự hạnh phúc và một niềm tin yêu vô bờ bến.


    Nên tha thứ và có lòng vị tha điều đó làm cho chúng ta yêu thương cuộc sống này nhiều hơn, biết yêu thương và sống tốt sẽ làm cho tâm của chúng ta trong sáng và cuộc sống của chúng ta thêm phần ý nghĩa hơn những niềm tin yêu sâu sắc đó đã tạo dựng nên trong cuộc sống của ta những nỗi nhớ lớn lao và những phẩm chất tốt đẹp cho mỗi người. Chúng ta cần rèn luyện bản thân mình để từ đó phục vụ cho đất nước, góp phần tạo dựng lên một đất nước tươi đẹp và vô cùng đáng quý. Những phẩm chất đó đã tồn tại và xuất hiện trong dân tộc Việt Nam từ ngàn đời từ xưa đến nay, nó đã được trau dồi và ngày càng hoàn thiện, nó tạo dựng nên cho những con người cần hướng thiện và có trái tim bao dung và tốt hơn.


    Bỏ qua những cái tôi cá nhân ích kỉ và tha thứ cho người khác, hãy yêu thương và độ lượng cho người khác bởi nó là yếu tố quan trọng góp phần làm cho cuộc sống của mình hạnh phúc hơn, sự cố gắng đó đã làm cho cuộc sống của mình có ý nghĩa quan trọng và mang một niềm tin quan trọng về cuộc sống này, những điều đó không chỉ tạo nên những con người riêng mà còn làm nên những điều ý nghĩa tốt đẹp cho mỗi chúng ta, niềm hạnh phúc và yêu thương đó làm cho chúng ta hạnh phúc và sống tốt hơn. Chúng ta cảm thấy cuộc sống này hạnh phúc và ngập tràn niềm yêu thương và sự cố gắng đó đã quan trọng và có ý nghĩa góp phần tạo cho chúng ta những niềm tin yêu về cuộc sống phía trước.


    Phẩm chất này đã xuất hiện và nó góp phần mạnh mẽ trong tâm trí của chúng ta, mỗi người chúng ta cần rèn luyện phẩm chất này từng ngày từng giờ, biết xem xét và đánh giá lại bản thân của mình trước những hành động đối với người khác. Sự đánh giá đó biểu hiện mạnh mẽ trong con người của chúng ta niềm tin yêu về một cuộc sống ý nghĩa hạnh phúc và ý nghĩa đã tồn tại trong cuộc sống của mình, chúng ta thấy rất nhiều những con người có tấm lòng yêu thương và sự vị tha vô bờ bến như thần mẫu Liễu Hạnh, một con người hiền lành và có tấm lòng hiền lành thiết tha, có tấm lòng bao dung độ lượng, điều đó làm cho con người chúng ta cần phải học tập và rèn luyện bản thân mạnh mẽ và có ý nghĩa hơn, chúng ta cần tôn trọng và biết ơn những con người như vậy nó không chỉ mang cho chúng ta những niềm yêu thương quan trọng mà còn đủ để tính cho chúng ta những yêu thương quan trọng ý nghĩa hơn.


    Biết sống vì người khác và tấm lòng yêu thương của mình đối với con người đã được chúng ra học tập và rèn luyện nói tạo dựng nên một phẩm chất tốt đẹp và mang một ý nghĩa sâu sắc đối với tất cả mỗi người. Cần phải cảm thông và yêu thương con người như yêu thương chính bản thân của mình, chính vì vậy niềm yêu thương mới ngập tràn trong bản thân của chúng ta, học tập và tu dưỡng đạo đức là những điều quan trọng đối với thế hệ trẻ của đất nước, những con người đó đã tạo nên một niềm tin yêu quý và trân trọng trước những tình cảm đó của con người, hành động những những con người cao quý và độ lượng bỏ qua những điều hiềm khích với người khác, đặt mình vào người khác để hiểu được những điều đó hạnh phúc của mình do mình tạo ra chính vì vậy hãy yêu thương và bỏ qua những điều hiềm khích không tốt của mình để có một cuộc sống có ý nghĩa sâu sắc hơn.


    Chúng ta cần hành động và cảm thông cho người khác đó là yếu tố quan trọng cho cuộc sống và góp phần tạo dựng lên hạnh phúc của chính chúng ta, những ai luôn mang trong mình những lòng thù hận thì người đó không được hạnh phúc lúc nào cũng dằn vặt bản thân và tự làm khổ mình, mở rộng tấm lòng của mình cảm thông cho người khác là điều rất tuyệt vời và có ý nghĩa mạnh mẽ.


    Chúng ta cần phải học hỏi và rèn luyện bản thân có những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc chính vì vậy mới mang lại cho chúng ta một cuộc sống có ý nghĩa và mang trong cuộc sống này những niềm vui sự vui vẻ.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  7. Có một bài hát mang đậm cảm xúc về mẹ với một tấm lòng yêu thương bao la, vô bờ bến và nổi bật lên sự vị tha bao dung “Mẹ là những tiếng hát ấm áp ru con khi đông lạnh về, mẹ là những ánh mắt lấp lánh đưa con đi trên đường quê, để con khôn lớn lên dang rộng đôi tay, và đưa chân bước đi theo từng đêm vui, mẹ vẫn thứ tha dù cho con mang bao nhiêu lầm lỗi. ” Đó là những lời thể hiện sự bao dung từ mẹ dành cho mỗi chúng ta, dù cho vấy ngã hay có bao nhiêu lầm lỗi thì mẹ cũng vẫn tha thứ. Vậy vị tha có nghĩa là gì?


    Trước hết có thể khẳng định vị tha là một phẩm chất tốt đẹp của mỗi con người chúng ta. Vị tha được hiểu là một trạng thái tâm lí tình cảm tha thứ cho những lầm lỗi của những người bên bạn. Vị tha rất cần thiết đối với mỗi người để có thể sống hòa đồng hòa thuận với nhau. Những sự tha thứ ấy sẽ mang đến những mối quan hệ tốt đẹp cho bạn.


    Vị tha nên nuôi dưỡng xây dựng và phát triển từ khi chúng ta còn rất bé, từ khi đo học mới bước những bước chân chập chững vao cánh cổng trường tiểu học thì ta đã được học những câu chuyện về lòng vị tha tha thứ. Người ta nói rằng đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại thế nên một khi người ta biết lôi thì ta có thể tha thứ cho họ. Và như thế ngay từ nhỏ ta đã được học tha thứ và những biểu hiện tha thứ ở độ tuổi ấy vô cùng đơn giản thôi. Khi hai học sinh có lỗi với nhau, lí dó rất đơn giản như là chúng đố kị ganh ghét lẫn nhau, tranh giành vị trí đứng thứ nhất trong lớp.


    Tuy là nhỏ thật đấy nhưng khi con người được đặt lên bàn cân của quyền lợi bản thân thì thói ích kỉ được lôi ra kiểm soát những hành vi của họ. Chính vì thế nhiều khi dẫn đến những việc có lỗi với nhau, chính vì có lỗi nên gây ra ghét nhau, thù nhau. Cuộc sống còn gì vui nữa khi đến lớp suốt ngày không động đến nhau, nói móc nhau rồi cãi chửi nhau. Điều ấy không những không tốt mà còn làm xấu đi hình tương của bạn trông mắt mọi người xung quanh. Khi người ta có lỗi với mình mà bạn đó xin lỗi rồi thì cũng nên tha thứ vì nếu tha thứ bạn sẽ không phải nóng mắt khi nhìn thấy người có lỗi với mình nữa, không phải cãi nhau với ai nữa. Sự vị tha của bạn sẽ khiến cho người có lỗi với bạn cảm thấy hổ thẹn hơn, đồng thời tôn trọng và nể phục bạn hơn.


    Hay khi trưởng thành và đi làm cũng thế, công việc luôn tạo ra một chiến trường cạnh tranh khốc liệt hay cuộc sống luôn tạo ra những mâu thuẫn để nảy sinh tranh giành của chúng ta và bắt chúng ta phải vượt qua nó. Đó là sự cạnh tranh của công ty này với công ty khác hay cạnh tranh giữa đồng nghiệp với nhau. Sống là phải biết vươn lên nhưng không có nghĩa là đạp đổ người khác xuống. Nhưng quyền lợi cá nhân làm cho họ mâu thuẫn và bất chấp hãm hại người kia. Mặc dù họ có thể làm bạn bị thương đi chăng nữa nhưng khi họ có ý ăn năn thì ta hãy mở rộng lòng vị tha của mình để tha thứ cho họ. Vì nếu không chúng ta lúc nào cũng phải sống trong căm thù trong oán hận, cảm giác đó thật không thanh thản chút nào. Hãy cứ tin một điều rằng những việc mình làm ngày hôm nay sẽ có kết quả hoặc hậu quả hay sự trả giá, họ làm sai thì cũng có ngày họ bị người khác đối xử như thế mà người đó không phải bạn. Dù thế nào đi nữa khi họ thật sự xin lỗi thì hãy để mọi chuyện theo gió bay đi.


    Đó là những mối quan hệ ngoài xã hội, còn mối quan hệ trong gia đình thì càng phải phát huy sự vị tha. Chẳng thế mà dù mình có sai biết bao nhiêu lần bố mẹ vẫn yêu thương đùm bọc lấy ta không bỏ rơi ta ngay cả khi hoàn cảnh khó khăn ngoài sức lo của bố mẹ. hay trong quan hệ vợ chồng cũng thế, đôi khi những ham muốn, những cám dỗ làm cho người đàn ông không vững lòng thì khi họ ăn năn và chỉ có một lần có lỗi thì những người vợ hãy tha thứ cho họ, nghĩ đến cuộc sống mai này với những đứa con của mình.


    Có thể nói vị tha là một phẩm chất cao cả của con người. đó la sự chấp nhận những lỗi lầm mà người ta đã mang đến cho mình để tha thứ cho người ta. Chịu thiệt về bản thân để đem lại một mối quan hệ tốt đẹp với mọi người. Dù vậy nhưng đổi lại ta có một cuộc sống thanh thản khi không còn phải căm ghét ai nữa, đồng thời người ta cũng thêm phần nể phục yêu mến và kính trọng bạn. Vậy nên hãy luôn vị tha bạn nhé!

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  8. Từ xa xưa, cha ông ta đã luôn căn dặn cháu con:

    “Nhiễu điều phủ lấy giá gương

    Người trong một nước phải thương nhau cùng”

    "Dù xây chín bậc phù đổ

    Không bằng làm phúc cứu cho một người”,...


    Tất cả những lời khuyên ấy tựu chung lại, mong ước hậu thế mai sau sẽ biết sống vị tha giữa cuộc đời.


    Vị tha là có tinh thần chăm lo một cách vô tư đến lợi ích của người khác mà hi sinh lợi ích của cá nhân mình. Như vậy, lòng vị tha ở con người chứng tỏ một tinh thần vô cùng bao dung, nhân ái.


    Lòng vị tha thể hiện ở thái độ vô tư, không mưu toan tính toán khi giúp đỡ người khác làm một việc gì đó. Trong lớp có học sinh học kém hơn, bạn không dè bỉu, xa lánh mà lại gần sẻ chia, giúp đỡ bạn ấy học tốt. Trong tập thể có thành viên mắc lỗi, làm điều sai trái, bạn không lên án gay gắt mà ngược lại, bạn giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để giúp họ sửa sai,... Trong những hoàn cảnh ấy, nếu bạn làm được như vậy, có thể khẳng định rằng bạn là người có lòng vị tha.. Trong đời sống xã hội, ta có thể nhìn vào hoạt động tình nguyện của thế hệ thanh niên đất nước mỗi khi mùa hè đến. Họ không quản ngại gian khó đi về với vùng cao, vùng gặp khó khăn,... để hoà mình với đồng bào, cùng đồng cam cộng khổ giúp đỡ họ vươn lên.


    Có được lòng vị tha, con người sẽ cảm thấy thanh thản trước cuộc đời bởi thấy rằng mình có ích. Hơn thế, họ còn được mọi người mến yêu, quý trọng. Những việc họ làm đã giúp thêm đẹp, thêm giàu cho xã hội. Không ai có thể kể hết giá trị của sự bình yên mà những chiến sĩ công an biên phòng đang từng ngày từng giờ thầm lặng hi sinh cho đất nước. Không ai có thể nói hết được niềm hạnh phúc, lòng quyết tâm vươn lên và sự khởi sắc trong tương lai của những người chưa có thành công, những người lầm lỡ được lòng vị tha cứu giúp. Cuộc đời này cần đến những tấm lòng dù chỉ để gió cuốn bay đi nhưng là bay đi để gieo mầm, nở hoa trên đất lạ.


    Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay, còn rất nhiều gia đình nghèo khó. Lòng vị tha của học sinh chúng ta được thể hiện trong việc đóng góp ủng hộ những gia đình ấy. Thiết thực nhất, ta hãy sống vì những người thân yêu quanh mình học tốt chăm ngoan để ông bà, bố mẹ, thầy cô vui lòng. Nếu có thể, chúng ta giúp đỡ bạn bè cùng trang lứa trong học tập, lao động,... Như vậy, sống vị tha không có nghĩa là phải làm những điều gì phi thường, lớn lao. Ngược lại, đức tính ấy được ghi nhận ở những việc làm đơn giản nhất. Vậy thì tại sao chúng ta không xây dựng cho mình một lối sống đẹp?

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  9. Khi tôi đang rất bực mình vì chuyện người bạn đã cư xử không tốt với mình, vô tình, tôi lại thấy hai người bạn cười đùa vui vẻ, trêu chọc nhau trong khi họ vừa cãi nhau một trận kịch liệt ngày hôm qua, tôi bỗng dưng nghẹn lại. Đúng vậy, khi tôi tưởng chừng như mọi thứ đang sụp đổ ngay trước mắt, lại thấy người ta dễ dàng mà quên đi. Khi tôi cứ ích kỉ giữ mãi mối thù hằn vào bên trong trái tim mình, thì người ta đã có thể thanh thản mà đón nhận nó. Tất cả chỉ bởi một lý do đơn giản, đó là họ có tấm lòng vị tha và cao thượng. Chính bởi lẽ đó mà Henry Van Dyke đã có câu nói: “ Có một khát vọng còn cao quý hơn cả việc được đứng đầu trong thiên hạ, đó là việc cúi xuống để nâng đồng loại của mình lên cao hơn.”


    “Hãy tha thứ và hãy quên” , lòng vị tha và sự cao thượng là hai thứ cần thiết và quan trọng để tạo nên tình người. Với khát vọng cao quý và tuyệt đẹp, con người ta luôn muốn hướng đến sự hoàn thiện về cả tâm hồn lẫn thể xác, thành công trong công danh sự nghiệp và hướng thiện. Chính vì lẽ đó, lòng vị tha và sự bao dung là điều quan trọng hơn bao giờ hết. Đó là sự giao hòa cảm xúc, lòng trắc ẩn thiêng liêng nhất của một con người đến với một trái tim, là tấm lòng cùng tinh thần chăm lo một cách vô điều kiện đến người khác, có thể vì người mà hi sinh bản thân mình.


    Tại sao lại cần có lòng vị tha? Vì đó là đức hi sinh, là tinh thần trượng nghĩa, là biểu hiện tốt đẹp nhất của đạo lý làm người. Lòng vị tha và bao dung đem đến cho lòng người sự thanh thản trong tâm hồn, sự yên bình trong giấc ngủ say, hạnh phúc và hơn cả là tình yêu thương giữa con người đến với con người. So với việc giẫm đạp lên nhau, vụ lợi , bon chen lẫn nhau để được là người đứng đầu trong thiên hạ, đứng một mình trên đỉnh cao mà không có sự yêu thương, lạc lõng, cô đơn, thầm ghen tị , khao khát được yêu thương, tại sao chúng ta không chọn cách cúi xuống để nâng đồng loại của mình lên cao hơn, để ta và bạn cùng cố gắng phấn đấu, để ta và bạn vừa có thể là đối thủ cạnh tranh công bằng , vừa có thể là bạn tốt của nhau?


    “Lòng vị tha” , cụm từ ấy dường như đã quá quen thuộc bên mỗi trang sách, cuốn truyện, trong những câu chuyện làm người của một ai đó, là chủ đề quen thuộc trong thế giới văn học. Lòng vị tha và bao dung luôn đan xen trong cuộc sống của mỗi chúng ta từ những hành động rất vụn vặt. Khi ta quyết định tha thứ lỗi lầm cho một ai đó, khi đó ta đã đem lòng vị tha của mình trao đi. Khi một người mẹ sẵn lòng cầm roi quất mạnh vào tấm da thịt của người con, rồi một lúc sau lại sẵn lòng lấy tay lau đi những giọt nước mắt mặn nồng trên đôi gò má, khi một đứa em nghịch ngợm làm rách chiếc váy đẹp nhất của chị, nó rối rít xin lỗi và những giọt nước mắt hối hận chảy ra, chị không quan tâm và giận tím mặt quay đi,nhưng khi quay lại , thật kì diệu thay, một cây kẹo mút được cầm trên tay cùng nụ cười tươi dễ dàng tha thứ. Đúng vậy, đó là những công việc hằng ngày diễn ra một cách thoải mái và vô tư như vậy, bởi vì một lẽ, ta đang “cúi xuống để nâng đồng loại của mình lên cao hơn.”


    Có một câu chuyện kể rất hay thế này, hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Khi tranh luận xảy ra, một trong hai người bạn không kiềm chế được đã dùng những lời miệt thị xúc phạm người kia. Anh cảm thấy bị xúc phạm và không nói gì cả, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ.” Họ đi tiếp và cho đến khi người bạn bị xúc phạm gặp nạn và được người kia cứu, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá:” Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi.” Lòng vị tha và bao dung còn giúp ta có thêm những người bạn tốt. “Nếu như bạn muốn thấy sự dũng cảm, hãy nhìn những người biết cách tha thứ.“Khi ta sẵn lòng quên đi những vết thương lòng và mạnh mẽ mở lòng đón nhận những lỗi lầm của người khác, quên đi bao niềm đau và vết thương đã tạo nên khoảng cách giữa hai người, thì khi ấy, bạn là người dũng cảm cùng vệt sáng lấp lánh trong đôi mắt người.


    Một người mẹ, người vợ luôn tần tảo trong gia đình, dùng cả trái tim lẫn tình yêu thương hòa quyện vun đắp vào từng món ăn, chăm lo cho mọi thành viên trong gia đình mà nào có kêu than. Một người lính tay giơ cao cây súng sẵn sàng tuyên thề hy sinh cả tuổi thanh xuân cùng tình yêu lứa đôi của mình để tham gia kháng chiến chống ngoại xâm nơi biên thùy, anh đã dùng lòng vị tha và bao dung để đổi lấy sự bình yên cho đất nước. Người mẹ già ngày đêm mòn mỏi trông con trở về, người mẹ ấy đã làm một công việc vĩ đại là động viên con đi lính để bảo vệ đất nước, để bây giờ bà ngóng đứa con từng phút từng giây mà trong lòng vẫn trào dâng niềm hạnh phúc, bà mẹ ấy xứng đáng là người phụ nữ anh hùng. Tất cả, tất cả, họ đang chỉ làm theo sự dẫn dắt của trái tim và sự đồng cảm giữa tâm hồn, họ không ngại ngần mà trao đi lòng vị tha và bao dung, không ngại ngần mà “cúi xuống để nâng đồng loại của mình lên cao hơn”. Họ làm được, chẳng lẽ chúng ta lại không thể? Không phải cứ việc làm vĩ đại mới xây dựng lên lòng tốt, không phải cứ việc làm vĩ đại mới được đón nhận, mà khi ta trao đi lòng vị tha và bao dung, ta sẽ được sống chan hòa trong tình yêu thương và niềm hạnh phúc, xã hội sẽ không còn những bất công ,vụ lợi và lắm bon chen, những cay đắng cùng niềm đau sẽ qua đi nếu ta có lòng vị tha.


    Đồng tiền luôn có hai mặt phải trái, bàn tay cũng có mặt úp mặt ngửa, bát cơm có khi đầy khi vơi, và lòng vị tha thì luôn song hành cùng lòng vị kỷ. Lòng vị kỷ xuất phát từ chính sự ích kỷ của bản thân, chỉ biết chăm lo cho lợi ích của riêng mình, có thể vì lợi ích của mình mà sẵn sàng chà đạp, hủy diệt người khác để vụ lợi cho bản thân. Lòng vị kỷ có thể giết chết nhân cách của một con người, có thể gây nên sự thờ ơ, vô cảm, lạnh lùng, toan tính và tham lam, để rồi từ đó con người sống tách biệt với thế giới bên ngoài, trái tim luôn đè nặng những tảng đá vô hình với nhiều trăn trở, suy ngẫm và dày vò rất nhiều, để rồi từ đó không tìm lại được sự bình yên và thanh thản trong tâm hồn. Ngày nay, một bộ phận giới trẻ Việt Nam cũng đang tồn tại tình trạng của lòng vị kỷ. Họ không biết đến yêu thương con người, học cách tha thứ và bao dung cho nhau mà ngày càng thờ ơ, vô cảm với thế giới xung quanh. Thật dễ dàng nhận thấy một nhóm nữ sinh đang túm đầu giật tóc, đánh nhau, làm những hành động thiếu văn minh nơi lứa tuổi học trò và những con người đứng xung quanh thì tụm năm tụm ba chen nhau hò hét, quay video, cổ vũ, hay chỉ một câu nói sáo rỗng vu vơ thôi cũng đủ để gây nên một cơn đại hồng thủy đánh nhau đến sứt đầu mẻ trán, tất cả thật đúng với câu nói của Erich Fromm :” Những người ích kỉ không có khả năng yêu người khác, và họ cũng không có khả năng yêu chính bản thân mình.”


    Lòng vị tha và bao dung là một yếu tố rất cần thiết trong cuộc sống. Hãy sống và biết yêu thương, hãy coi việc “ cúi xuống để nâng đồng loại của mình lên cao hơn” là một điều vinh hạnh và là niềm vui trong cuộc sống. Không ai trong chúng ta sinh ra đã hoàn hảo cả, và chẳng ai sống mà không có tình yêu thương và lòng vị tha. Vì vậy, mỗi chúng ta hãy nên tự ý thức và trách nhiệm với bản thân mình hơn. Hãy sống một cuộc sống thanh thản, đừng bon chen và vụ lợi để đứng đầu thiên hạ, mà hãy làm việc mà con tim mình cho là đúng đắn. “Một đốm lửa sẻ chia là một đốm lửa lan tỏa”. Ngày hôm nay, nếu như bạn chưa sẵn lòng tha thứ cho một ai đó, hay chưa đủ dũng cảm để đến gặp và làm lành với một ai, vậy thì hãy cố gắng lên, hãy là một đốm lửa nhỏ và tôi sẽ là ngọn gió truyền lửa cho bạn, hãy thổi bùng và lan tỏa đến mọi ngõ ngách trong trái tim và tâm hồn người đó nhé, vì “Yêu thương sẽ ngọt ngào hơn nếu ta cho đi lòng vị tha”.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  10. Trong xã hội có muôn vàn người với đủ tính cách khác nhau và luôn có những tính cách đối lập với nhau. Một trong số đó là tính ích kỉ và lòng vị tha. Lòng vị tha cao quý đáng ca ngợi bao nhiêu thì tính ích kỉ nhỏ nhen cần phê phán bấy nhiêu vì nó trái ngược với truyền thống nhân ái có tự ngàn đời của dân tộc Việt Nam.


    Vậy thế nào là tính ích kỉ và tính vị tha? Chúng ta cùng tìm hiểu từng vấn đề một. Ích kỉ là chi biết vì lợi ích cho riêng mình. ích kỉ hại nhân là vì lợi ích riêng mình mà làm hại người khác. Tính xấu này là mục tiêu châm biếm của tục ngữ ca dao trào phúng ngày xưa: Của mình thì giữ bo bo, Của người thì thả cho bò nó ăn. Hoặc: Của người bồ tát, của mình lạt buộc… Được lợi ích, khúc khích ngồi cười. Trăm nhát cuốc hất cả vào lòng. Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại…


    Kẻ có tính ích kỉ thường hay so đo, tính toán để trong bất cứ việc gì cũng không bị thiệt thòi. Phương châm sống của hạng người này là giành phần thuận lợi về mình, đùn đẩy khó khăn, nguy hiểm cho người khác. Khi hưởng thụ, họ sẽ có mặt đầu tiên. Khi cảm thấy bất lợi, nhất là lúc gian nan, nguy hiểm thì sẽ chẳng thấy họ đâu. Đúng như trong câu tục ngữ: Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau. Đó là cách sống mang nặng tính chất cá nhân tiêu cực, không nghĩ đến lợi ích của mọi người xung quanh và của cả cộng đồng. Chúng ta thử suy ngẫm xem nếu ai cũng ích kỉ như vậy thì xã hội sẽ ra sao? Cuộc sống sẽ ra sao?


    Tính ích kỉ biểu hiện dưới nhiều hình thức, nhiều mức độ khác nhau. Thấp thì như lười biếng, tham ăn, ăn trộm, ăn cắp…; cao thì như dối trá, gian xảo, hối lộ, tham nhũng, biến của người thành của mình, biến của công thành của tư… Dân gian giễu cợt anh chàng tham ăn đi dự đám cưới, trong mâm có đĩa tôm sáu con, anh ta ăn hết năm con mới sực nhớ ra và mời người khác. Mấy người mỉa mai bảo anh ta ăn nốt cho khỏi “lạc đàn”. Hay như ông bố nọ tham ăn đến nỗi dứt khoát chẳng để cho đứa con nhỏ một con cá nào cả…


    Trong học tập, tính ích kỉ thể hiện ở thái độ thiếu quan tâm đối với bạn bè. Chẳng hạn có bạn học giỏi nhưng không nhiệt tình giúp đỡ các bạn yếu kém hoặc không thích tham gia các hoạt động phong trào của lớp vì sợ ảnh hưởng tới thời gian và kết quả học tập của mình. Có bạn gia đình khá giả nhưng không sẵn lòng chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn…


    Kẻ ích kỉ thường hay dối trá, lừa đảo, tham nhũng… để thu lợi bất chính mà không nghĩ đến thiệt hại ghê gớm do mình gây ra. Những kẻ buôn bán ma túy, buôn lậu, một số quan chức thoái hóa, tiêu cực của PMU18 tham ô tiền bạc của Nhà nước để cá độ bóng đá, ăn chơi sa đọa… đều xuất phát từ thói tư lợi. Thái độ của nhân dân ta đối với quan điểm sống cá nhân ích kỉ là thái độ phê phán và lên án.


    Trái ngược với tính ích kỉ là lòng vị tha. Vị tha là có tinh thần chăm lo một cách vô tư đến lợi ích của người khác, có thể vì người khác mà hi sinh lợi ích của cá nhân mình. Thấm nhuần tư tưởng nhân ái, tổ tiên chúng ta đã nhắc nhở con cháu: Thương người như thể thương thân; Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn; Lá lành đùm lá rách; Nhịn miệng đãi khách đường xa, Cũng là của để chồng ta ăn đường…


    Lòng vị tha là đức tính cần thiết mà mỗi người cần phải có. Mỗi người có một vị trí, vai trò trong xã hội, vì thế mà dù quen biết hay không quen biết, dù thân thuộc hay không thân thuộc, tất cả đều có mối quan hệ gắn bó với nhau. Mỗi cá nhân không thể chỉ biết đến quyền lợi của riêng mình mà phải nghĩ đến quyền lợi của người khác. Trong một gia đình, cha mẹ làm gì cũng phải nghĩ tới con cái; ngược lại, con cái làm gì cũng phải nghĩ tới cha mẹ. Nếu không mang lại lợi ích vật chất thì cũng phải mang lại niềm vui, niềm tự hào cho cha mẹ. Đó là cách đáp đền chữ hiếu thiết thực nhất.


    Mỗi học sinh phải biết quan tâm đến các bạn trong tổ, trong lớp của mình. Bạn khá giúp đỡ bạn kém, bạn có điều kiện kinh tế đầy đủ giúp đỡ bạn có hoàn cảnh thiếu thốn, cùng chia vui sẻ buồn, động viên nhau phấn đấu để đạt thành tích cao trong học tập và tu dưỡng. Như thế là có lòng vị tha, biết sống vì người khác.


    Truyền thống đoàn kết hình thành tự ngàn xưa của dân tộc ta chính là biểu hiện tốt đẹp nhất của lòng vị tha. Trong cuộc sống hằng ngày, không ai có thể tồn tại được nếu cách biệt với mọi người. Tách mình ra khỏi quan hệ với gia đình, giai cấp và dân tộc thì chẳng khác nào tự tiêu diệt vì cá nhân không thể làm nên sức mạnh: Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Sống trên đất nước này, dù kẻ trên rừng, người dưới biển, dù dân tộc Kinh hay Mường, Thái, Ba-na hay Xê-đăng… thì chúng ta cũng phải luôn nhớ rằng đều là con của mẹ Âu Cơ sinh ra từ bọc một trăm trứng (đồng bào). Vì thế nên tổ tiên chúng ta đã nhắc nhở con cháu hãy yêu thương, đùm bọc lẫn nhau để vượt qua mọi khó khăn, hoạn nạn: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước thì thương nhau cùng. Chỉ có một cộng đồng thống nhất về ý chí, gắn bó chặt chẽ về tình cảm và quyền lợi mới có thể tạo nên sức mạnh to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, mới sáng tạo ra những của cải vật chất, tinh thần làm giàu cho xã hội.


    Trong sử sách, có rất nhiều gương sáng về lòng vị tha. Ở thế kỉ XIII, Trần Quốc Tuấn đã gác thù riêng của gia đình sang một bên để cùng với vua Trần lo nghiệp lớn, ba lần đánh đuổi giặc Nguyên – Mông ra khỏi đất nước. Ở thế kỉ XV, Nguyễn Trãi đã nêu cao quan điểm sống tích cực: Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc (lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ). Mặc dù phải chịu nhiều thiệt thòi và oan khuất, song Nguyễn Trãi vẫn một lòng một dạ trung thành:


    Bởi có một lòng trung với hiếu,

    Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.


    Nguyễn Trãi tiêu biểu cho lòng vị tha cao cả đến quên mình, ông đã đem hết nhiệt tình và tài năng cống hiến cho dân, cho nước. Với công lao vô cùng to lớn, tên tuổi Nguyễn Trãi đời đời sáng chói trong lịch sử giữ nước đau thương và oanh liệt của dân tộc Việt. Nguyễn Trãi xứng đáng với lời ban khen của vua Lê Thánh Tông: Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo (Ức Trai lòng sáng tựa sao Khuê).


    Một gương sáng của lòng vị tha gần gũi chúng ta nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ cách mạng kiệt xuất – Người Cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Điều cao quý nhất ở Bác chính là tinh thần nhân ái bao la, sâu sắc đối với con người. Suốt cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân, Bác chấp nhận hi sinh hạnh phúc riêng để mưu cầu hạnh phúc chung cho dân tộc. Hạnh phúc chung đó chính là chủ quyền độc lập, tự do, là quyền được sống trong khung cảnh đất nước hòa bình. Tâm nguyện thiết tha nhất của Bác là: Đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Cuộc sống giản dị, thanh cao chứng minh cho quan điểm sống Mình vì mọi người của Bác.


    Trong cuốn sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, tác giả Trần Dân Tiên kể rằng: Trên đường từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội, Bác ngậm ngùi đau xót trước cảnh lũ lụt tràn ngập ruộng nương vùng trung du, đồng bào đói khổ, lầm than. Lập tức, chủ trương xóa đói được Bác phát động và Bác là người đầu tiên nghiêm túc thực hiện phong trào tăng gia sản xuất, tiết kiệm gạo giúp đồng bào bị đói. Mọi suy nghĩ, hành động của Bác đều hướng tới lợi ích lớn lao của nhân dân, Tổ quốc. Nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi lòng vị tha bao la như trời biển của Bác Hồ bằng những vần thơ dạt dào xúc động:


    Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta,

    Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa.

    Chỉ biết quên mình cho hết thảy,

    Như dòng sông chảy nặng phù sa.


    Bác Hổ nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải luôn luôn nhớ rằng mình là đầy tớ trung thành của nhân dân, không được đòi hỏi đặc quyền đặc lợi, phải đi sâu tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của dân chúng, phải thấm nhuần tư tưởng lấy dân làm gốc và không được quên lời thề trung với nước, hiếu với dân.


    Lòng vị tha quý giá và cao cả như thế nhưng nó không đòi hỏi gì nhiều ở mỗi con người ngoài một trái tim nhân hậu, biết yêu thương, chia sẻ vui buồn với đồng bào, đồng loại. Trong cuộc sống hằng ngày, có những lời nói, hành động dù là nhỏ nhưng cũng thể hiện lòng vị tha như nhường chỗ cho cụ già, phụ nữ, trẻ em trên xe buýt; dẫn người khiếm thị qua đường; giúp đỡ người cơ nhỡ, tật nguyền, bất hạnh; chia sẻ với bạn nghèo từng cuốn sách, từng cây bút; quyên góp giúp đỡ đồng bào vùng bị thiên tai… Phong trào: Nhà nhà làm việc thiện, người người làm việc thiện trong những năm gần đây phát triển rộng rãi khắp đất nước là kết quả của việc giáo dục, thức tỉnh lòng vị tha ở mỗi con người.


    Tính ích kĩ là thói xấu, học sinh chúng ta không nên mắc phải. Còn lòng vị tha là đức tính quý báu cần thiết mà mỗi người phải có. Nếu ai cũng có lòng vị tha, cũng sống đúng phương châm mà Bác Hồ đã dạy: Mình vì mọi người, mọi người vì mình thì xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy