Top 6 Bài soạn "Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống" lớp 9 hay nhất

Bình An 21263 0 Báo lỗi

Nghị luận về một hiện tượng đời sống đã trở nên rất quen thuộc và thường được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bài soạn "Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống" số 1

    I. Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

    a.

    - Trong văn bản, tác giả bàn luận về hiện tượng lề mề, không coi trọng giờ giấc.

    - Biểu hiện : Trễ giờ các cuộc họp, hội thảo. Luôn đến muộn trong những công việc chung.

    - Tác giả đã nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng lề mề bằng cách đưa ra các biểu hiện, nguyên nhân, tác hại cảu bệnh.

    b. Các nguyên nhân của bệnh lề mề :

    - Thiếu trách nhiệm, ích kỉ, vô trách nhiệm với việc chung.

    - Do ý thức thiếu tôn trọng người khác, không có lòng tự trọng.

    c. Tác hại của bệnh lề mề :

    - Trở thành thói quen kém văn hóa, tạo nên tính ích kỉ.

    - Gây hại cho tập thể, lãng phí thời gian của người khác.

    - Làm cho công việc trì trệ, không bàn bạc được một cách có đầu có đuôi, gây ra tập quán xấu...

    Người viết tỏ thái độ phê phán với hiện tượng này như một thứ bệnh.

    d. Bố cục bài viết ngắn gọn, mạch lạc, chặt chẽ và thuyết phục : Nêu khái quát → triển khai phân tích cụ thể từ biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả → Đưa ra kết luận.


    II, Luyện tập

    Câu 1 (trang 21 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

    Các sự việc, hiện tượng tốt, đáng biểu dương có thể viết thành bài nghị luận :

    - Trung thực trong học tập

    - Chấp hành nghiêm túc luật giao thông khi tham gia trên đường

    - Tình bạn đẹp, trong sáng.

    - Giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ

    - Trả lại của rơi cho người đánh mất

    - Bảo vệ cây xanh trong khuôn viên nhà trường

    - Giúp bạn học tập tốt


    Câu21 (trang 21 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

    Vấn đề hút thuốc lá và những triệu chứng khi hút thuốc ở thanh niên Việt Nam là một vấn đề, một hiện tượng xã hội, đáng để viết thành bài văn nghị luận, vì:

    - Nó liên quan đến vấn đề sức khỏe của mỗi cá nhân người hút đến sức khỏe cộng đồng và vấn đề nòi giống

    - Nó liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường

    - Nó gây tốn kém tiền bạc cho người hút, gia đình

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Top 2

    Bài soạn "Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống" số 2

    Phần I: TÌM HIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC HỆN TƯỢNG, ĐỜI SỐNG

    Đọc đoạn văn (trang 20 SGK Ngữ văn 9 tập 2) và trả lời câu hỏi:

    a) Trong văn bản trên, tác giả bàn luận về hiện tượng gì trong đời sống? Hiện tượng ấy có những biểu hiện như thế nào? Tác giả có nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng đó không? Tác giả đã làm thế nào để người đọc nhận ra hiện tượng ấy?

    b) Có thể có những nguyên nhân nào tạo nên hiện tượng đó?

    c) Bệnh lề mề có những tác hại gì? Tác giả phân tích những tác hại của bệnh lề mề như thế nào? Bài viết đã đánh giá hiện tượng đó ra sao?

    d) Bố cục của bài viết có mạch lạc và chặt chẽ không? Vì sao?

    Trả lời:

    a)

    - Trong văn bản Bệnh lề mề, tác giả bàn luận về một hiện tượng thường thấy trong đời sống: bệnh lề mề coi thường giờ giấc.

    - Những biểu hiện của hiện tượng đó là sai hẹn, đi chậm, đi trễ, không coi trọng giờ giấc. Tác giả đưa ra sự đối lập: những người đi họp chậm nhưng khi ra sân bay, lên tàu hỏa, đi xem hát... kịch lại không đi chậm chút nào.

    b) Tác giả chỉ rõ nguyên nhân tạo ra thói lề mề:

    - Thiếu tự trọng, thiếu tôn trọng người khác.

    - Chỉ biết quý thời gian của mình, coi thường thời gian của người khác.

    - Thiếu trách nhiệm, coi thường việc chung.

    c)

    - Bệnh lể mề có tác hại là làm phiền mọi người, làm mất thời gian, làm nảy sinh cách đối phó.

    - Tác giả nêu rõ tai họa cúa bệnh lề mề: gây hại cho tập thể (đi họp chậm, nhiều vấn đề bàn thiếu thâu đáo vì thiếu thì giờ).

    d) Lời văn của bài viết ngắn gọn, chặt chẽ, bố cục mạch lạc. Đầu tiên là nêu hiện tượng, tiếp đó phân tích nguyên nhân và tác hại, cuối cùng nêu giải pháp khắc phục.


    Phần II: LUYỆN TẬP

    Câu 1 (trang 21 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

    Thảo luận: Hãy nêu các sự kiện , hiện tượng tốt, đáng biểu dương của các bạn, trong nhà trường , ngoài xã hội. Trao đổi xem sự việc, hiện tượng nào đáng để viết một bài nghị luận xã hội và sự việc, hiện tượng nào thì không cần viết.

    Trả lời:

    Một số sự việc tốt đáng biểu dương của các bạn:

    - Ham học hỏi, vượt khó tiến lên trong học tập.

    - Hiếu thuận trong gia đình

    - Đoàn kết thân ái với bạn bè trong lớp học

    - Đúng hẹn, giữ lời hứa với mọi người

    - Đi học đúng giờ, không ỷ lại, quay cóp...

    => Các sự việc trên đều có thể viết thành một bài nghị luận xã hội.


    Câu 2 (trang 21 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

    Một cuộc điều tra 2000 thanh niên nam ở Hà Nội năm 1981 cho thấy: từ 11 đến 25 tuổi: 25% các em đã hút thuốc lá; từ 16 đến 20 tuổi: 52%; trên 20 tuổi: 80%. Tỉ lệ này ngang với các nước châu Âu. Trong số các em hút thốc lá, có đên 80% lâu lâu có triệu chứng như ho hen, khạc đờm, đau ngực, còn trong số những em bé không hút có không đến 1% có các triệu chứng ấy (theo Nguyễn Khắc Viện). Hãy cho biết đây có phải là hiện tượng đáng viết một bài nghị luận không. Vì sao?

    Trả lời:

    Hiện tượng hút thuốc lá ở thanh niên nam rất đáng để viết một bài nghị luận:

    - Đây là hiện tượng có thực, phổ biến trong đời sống xã hội

    - Hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe của bản thân và mọi người xung quanh.

    - Đề ra biện pháp xử lí hiện tượng trên.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Top 3

    Bài soạn "Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống" số 3

    Kiến thức cơ bản

    - Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về các sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ...

    - Về nội dung của kiểu bài nghị luận phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.

    - Về hình thức, bài viết phải có bố cục mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động.

    - Muốn làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống phải tìm hiểu kĩ đề bài, làm dàn bài, viết bài và sửa lại.


    I. Tìm hiểu bài Nghị luận một sự việc, hiện tượng đời sống

    a) Trong văn bản trên, tác giả bàn luận về bệnh lề mề - là bệnh coi thường giờ giấc của nhiều người khi thực hiện những công việc chung. Biểu hiện như sau

    + Trễ giờ ở các cuộc họp, các cuộc hội thảo.

    + Quý thời gian của mình chứ không tôn trọng thời gian của kẻ khác.

    + Tạo ra tập quán xấu các giấy mời phải ghi sớm.

    Tác giả đã quan tâm tới bệnh lề mề rất nhiều góc độ khác nhau. Có nêu sự kiện và có phát biểu suy nghĩ về sự việc đó.

    b) Nguyên nhân chính gây nên bệnh lề mề là:

    - Không biết quý trong thời gian trong các cơ quan, đoàn thể.

    - Không coi mình là người có trách nhiệm đối với việc chung của mọi người.

    c) Tác hại:

    + Thành thói quen, khó thay đổi.

    + Không biết tự trọng, ích kỉ.

    + Gây hại cho tập thể.

    - Sự phân tích của tác giả về các tác hại của bệnh lề mề rất ngắn gọn, mạch lạc và có sức thuyết phục cao.

    Chẳng hạn:

    + Nêu ý khái quát: Bệnh lề mề do thiếu tự trọng, thiếu tôn trọng người khác;

    + Triển khai cụ thể hơn: Họ quý thời gian của mình mà không tôn trọng thời gian của người khác;

    + Suy ra kết luận: Họ không có trách nhiệm với việc chung.

    d)

    + Mở bài: Giới thiệu sự kiện, hiện tượng có vấn đề cần nghị luận.

    + Thân bài: Phân tích các mặt, liên hệ thực tế, đánh giá nhận định.

    + Kết bài: Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên

    - Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định đưa ra ý kiến có suy nghĩ và cảm thụ riêng của người viết.


    II. Luyện tập

    Câu1 - Trang 21 SGK

    Thảo luận: Hãy nêu các sự việc, hiện tượng tốt, đáng biểu dương của các bạn, trong nhà trường, ngoài xã hội. Trao đổi xem sự việc, hiện tượng nào đáng để viết một bài nghị luận xã hội và sự việc, hiện tượng nào thì không cần viết.

    Trả lời

    - Các sự việc hiện tượng tốt đáng biểu dương của học sinh trong nhà trường, ngoài xã hội như: Phấn đấu vượt khó, đoàn kết giúp bạn trong học tập, giúp đỡ người neo đơn, tàn tật, giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam, hiếu thảo phụng dưỡng cha mẹ ...

    - Mỗi đề đều yêu cầu học sinh phân tích sự việc, hiện tượng và nêu suy nghĩ riêng của người viết bài.


    Câu 2 - Trang 21 SGK

    Một cuộc điều tra 2 000 thanh niên nam ở Hà Nội năm 1981 cho thấy: từ 11 đến 15 tuổi: 25% các em đã hút thuốc lá; từ 16 đến 20 tuổi: 52%; trên 20 tuổi: 80%. Tỉ lệ này ngang với các nước châu Âu. Trong số các em hút thuốc lá, có đến 80% lâu lâu có triệu chứng như ho hen, khạc đờm, đau ngực, còn trong số những em không hút chỉ có không đến 1% có các triệu chứng ấy (theo Nguyễn Khắc Viện).

    Hãy cho biết đây có phải là hiện tượng đáng viết một bài nghị luận không. Vì sao ?

    Trả lời

    Đây là hiện tượng xấu của thanh niên: những thói quen hút thuốc lá đã trở thành tệ nạn gây hao tốn tiền bạc, tổn hại sức khỏe, thật đáng viết một bài nghị luận về vấn đề này, có thể lấy nhan đề là bàn bạc về bệnh nghiện thuốc lá.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Top 4

    Bài soạn "Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống" số 4

    Câu 1. Bài tập 1, trang 21, SGK.

    Thảo luận: Hãy nêu các sự việc, hiện tượng tốt, đáng biểu dương của bạn, trong nhà trường, ngoài xã hội. Trao đổi sự việc, hiện tượng nào đáng để viết một bài nghị luận xã hội và sự việc, hiện tượng nào thì không cần viết.

    Trả lời:

    Có rất nhiều sự việc, hiện tượng xung quanh đáng để viết bài nghị luận. Ví dụ : vẽ bậy, viết bậy nơi công cộng ; làm ồn bên cạnh một phòng đang có người học ; đua xe, lạng lách trên đường phố,... Học sinh có thể phát hiện và kể thêm các hiện tượng tương tự như nói tục, nói, viết theo lối pha trộn tiếng nước ngoài lổn nhổn,...


    Câu 2. Qua đài, báo, chúng ta được biết nhiều năm nay, các chuyến tàu hoả Bắc - Nam đi qua nhiều tỉnh thường bị một số người ném đá lên tàu, làm vỡ kính và gây thương tích cho khách đi tàu. Hãy viết một bài nghị luận bàn về hiện tượng đó.

    Trả lời:

    Đây là một sự việc gây bức xúc trong đời sống, một việc đáng xấu hổ cho người Việt Nam, nếu có khách nước ngoài đi tàu chứng kiến việc ấy. Phải nói đó là một hiện tượng thiếu giáo dục, lấy việc phá hoại, gây nguy hiểm cho người khác làm trò tiêu khiển, là một hành vi vô ý thức và thiếu văn hoá. Hãy chỉ ra những chỗ sai trái của hành động đó và tác hại mà nó gây nên.


    Câu 3. Ở một vài tuyến đường quốc lộ thường có hiện tượng một số người rải đinh trên mặt đường, làm hỏng xe và gây tai nạn cho người đi đường. Sau khi xe bị thủng săm, có người chạy ra vá, thay săm với giá rất đắt. Viết bài nghị luận nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó.

    Trả lời:

    Lao động kiếm sống là hoạt động bình thường, nhưng đánh bẫy, gây nguy hại đến tính mạng của người khác để trục lợi thì đó là tội ác. Hành động vô lương tâm ấy cần được truy cứu trách nhiệm về mặt hình sự. Hãy viết bài trình bày hiện tượng, phân tích tác hại, phân tích tâm lí phạm tội và bày tỏ thái độ phẫn nộ của em.


    Câu 4. Trình bày một sự việc, hiện tượng (như đã nêu trong bài tập 1) sao cho thấy được tầm quan trọng đáng quan tâm của nó.

    Trả lời:

    Khi trình bày một sự việc, hiện tượng cần nêu bật tầm quan trọng đáng quan tâm của nó. Muốn thế cần chỉ ra : (1) Tính phổ biến, thường lặp đi lặp lại. (2) Sự nguy hại của sự việc, hiện tượng đối với xã hội (trật tự công cộng, sức khỏe, tính mạng, đạo đức,...) ; (3) Kêu gọi dư luận chú ý, quan tâm ngăn chặn, khắc phục.

    Nếu là sự việc, hiện tượng tốt, như giúp người, cứu người, hiếu học, vượt khó,... cần chỉ ra các biểu hiện cao đẹp của sự việc, ý nghĩa đạo đức, nhân cách của sự việc đối với gia đình, xã hội. Khẳng định giá trị đáng biểu dương và học tập.


    Câu 5. Phân tích tác hại của việc hút thuốc lá.

    Trả lời:

    Phân tích lợi ích, tác hại, ý nghĩa của một sự việc, hiện tượng là thao tác không thể thiếu trong bài văn nghị luận. Phân tích tác hại của việc hút thuốc lá có thể chỉ ra mấy phương diện sau :

    - Khói thuốc lá có chất độc hại gây hen phế quản, gây ung thư, đó là điều khoa học đã chứng minh.

    - Hút thuốc lá có hại cho bản thân người hút, thường gây ung thư phổi, ung thư vòm họng và làm suy yếu các cơ quan nội tạng.

    - Hút thuốc lá gây hại cho người xung quanh hít phải khói thuốc lá. Trong gia đình, khói thuốc lá gây hại cho người thân, đặc biệt là trẻ em.

    - Tác hại của thuốc tiềm ẩn, không thấy ngay, cho nên nhiều người chủ quan khinh nhờn, không thấy “cái chết được báo trước”.

    - Hút thuốc lá tiêu phí một khoản tiền không nhỏ vào việc có hại.

    Tóm lại, hút thuốc lá là một thói quen gây hại nhiều mặt.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Top 5

    Bài soạn "Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống" số 5

    A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    I- TÌM HIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

    Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    BỆNH LỀ MỀ
    Trong đời sống hiện nay có một hiện tượng khá phổ biến, mọi người đều thấy, nhưng thường bỏ qua. Đó là bệnh lề mề mà coi thường giờ giấc là một biểu hiện. Cuộc họp ấn định vào lúc 8 giờ sáng mà 9 giờ mới có người đến. Giấy mời hội thảo ghi 14 giờ mà mãi đến 15 giờ mọi người mới có mặt. Hiện tượng này xuất hiện trong nhiều cơ quan, đoàn thể, trở thành một bệnh khó chữa.
    Những người lề mề ấy, khi ra sân bay, lên tàu hoả, đi nhà hát chắc không dám đến muộn, bởi đến muộn là có hại ngay đến quyền lợi thiết thân của họ. Nhưng đi họp, hội thảo là việc chung, có đến muộn cũng không thiệt gì. Thế là hết chậm lần này đến chậm lần khác, và bệnh lề mề không sửa được.
    Bệnh lề mề suy cho cùng là do một số người thiếu tự trọng và chưa biết tôn trọng người khác tạo ra. Họ chỉ quý thời gian của mình mà không tôn trọng thời gian của người khác. Họ không coi mình là người có trách nhiệm đối với công việc chung của mọi người.
    Bệnh lề mề gây hại cho tập thể. Đi họp muộn, nhiều vấn đề không được bàn bạc thấu đáo, hoặc khi cần lại phải kéo dài thời gian. Bệnh lề mề gây hại cho những người biết tôn trọng giờ giấc. Ai đến đúng giờ lại cứ phải đợi người đến muộn. Bệnh lề mề còn tạo ra tập quán không tốt: Muốn người dự đến đúng giờ như mong muốn, giấy mời thường phải ghi giờ khai mạc sớm hơn 30 phút hay 1 giờ!
    Cuộc sống văn minh hiện đại đòi hỏi mọi người phải tôn trọng lẫn nhau và hợp tác với nhau. Những cuộc họp không thật cần thiết thì không nên tổ chức. Nhưng những cuộc họp cần thiết thì mọi người cần tự giác tham dự đúng giờ. Làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn hoá.
    (Phương Thảo)
    Câu hỏi:
    1. Bài văn sau đây bàn đến sự việc, hiện tượng gì của đời sống? Vấn đề được bàn bạc có ý nghĩa đối với đời sống xã hội không?
    2. Tác giả đã làm thế nào để người đọc nhận ra bệnh lề mề? Hiện tượng này có những biểu hiện như thế nào? Tác giả có nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện đó không?
    3. Bài văn có chỉ ra được nguyên nhân của bệnh lề mề không? Đó là những nguyên nhân nào? Người viết đã phân tích những tác hại của bệnh lề mề như thế nào?
    4. Người viết đã bộc lộ thái độ đánh giá của mình trước hiện tượng được bàn đến như thế nào?
    Trả lời:
    1. Tác giả đã bàn về hiện tượng lề mề trong lối sống
    Biểu hiện của hiện tượng ấy:
    Trễ giờ ở các cuộc họp, các cuộc hội thảo.
    Quý thời gian của mình chứ không tôn trọng thời gian của kẻ khác.
    Tạo ta tập quán xấu: các giấy mời phải ghi sớm.
    Tác giả có nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiên tượng bằng cách đưa ra những vấn đề đúng sai, mặt lợi mặt hại của vấn đề.

    2. Nguyên nhân gây nên hiện tượng đó:
    Không biết quý trọng thời gian trong các cơ quan, đoàn thể.
    Không coi trọng mình là người có trách nhiệm đối với mọi người.
    3. Tác hại:

    Thành thói quen, khó thay đổi.
    Không biết tự trọng, ích kỉ.
    Gây hại cho tập thể.
    Tác gải phân tích tác hại của bệnh lề mề rất ngắn gọn mạch lạc và có sức thuyết phục cao.

    4. Bố cục:
    Lời văn của bài viết ngắn gọn, chặt chẽ, bố cục mạch lạc. Đầu tiên là nêu hiện tượng, tiếp đó phân tích nguyên nhân và tác hại, cuối cùng nêu giải pháp khắc phục.


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Câu 1: trang 21 sgk Ngữ văn 9 tập 2

    Thảo luận: Hãy nêu các sự việc hiện tốt tốt đáng biểu dương của bạn trong nhà trường ngoài xã hội. Trảo đổi sự việc hiện tượng nào đáng đề viết một bài nghị luận hiện tượng nào thì không cần viết.

    Bài làm:
    Các sự việc, hiện tượng tốt, đáng biểu dương mà em thấy ở trường của mình hoặc ở ngoài xã hội: Ham đọc sách, trung thực trong học tập chấp hành nghiêm túc luật giao thông khi tham gia trên đường, nhặt được của rơi trả lại người mất, giúp đỡ bạn trong học tập, vươn lên trong học tập,..
    Trong số các sự việc, hiện tượng tốt, đáng biểu dương vừa nêu, sự việc, hiện tượng trung thực trong học tập, chấp hành nghiêm túc luật giao thông khi tham gia trên đường đáng để viết một bài nghị luận.


    Câu 2: trang 21 sgk Ngữ văn 9 tập 2
    Có một hiện tượng như sau:
    Theo một cuộc điều tra 2 000 thanh niên nam ở Hà Nội năm 1981 cho thấy: từ 11 đến 15 tuổi, 25% các em đã hút thuốc lá; từ 16 đến 20: 52%; trên 20 tuổi: 80%. Tỉ lệ này ngang với các nước châu Âu. Trong số các em hút thuốc lá, có đến 80% lâu lâu có triệu chứng như ho hen, khạc đờm, đau ngực, còn trong số những em không hút chỉ có không đến 1% có các triệu chứng ấy.
    (Theo Nguyễn Khắc Viện)
    Hãy cho biết hiện tượng này có thể trở thành đối tượng để viết một bài văn nghị luận xã hội không? Vì sao?
    Bài làm:
    Đây là một hiện tượng đời sống trong xã hội, là vấn đề nhức nhối được xã hội quan tâm về tình trạng hút thuốc lá của thanh thiếu niên ngày nay. Việc bàn đến hiện tượng này chính là đang vạch ra thực tại, tác hại của thuốc lá để mọi người có cái nhìn rõ nhất để tránh xa. Cũng từ đó, có thể đưa ra được các biện pháp để hạn chế hoặc khắc phục tình trạng trên. Chính vì thế đây là một hiện tượng đáng viết.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Top 6

    Bài soạn "Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống" số 6

    A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

    I. Thế nào là bài nghị luận vể một sự việc, hiện tượng đời sống

    Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sông xã hội là bài nghị ,luận bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.

    Yêu cầu của một bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội:

    Về nội dung: Bài văn nghị luận phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của ngưòi viết.
    Về hình thức: Bài văn nghị luận phải có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lối văn chính xác, sống động.


    II. Đọc hiểu

    1. Trong văn bản: Bệnh lề mề, tác giả bàn luận về hiện tượng lề mề

    một hiện tượng đáng buồn nhưng lại thường thấy trong đời sống hiện nay.
    Những biểu hiện của bệnh lề mề:

    Cuộc họp ấn định vào lúc 8 giờ sáng mà 9 giờ mới có người đến.
    Giấy mời hội thảo ghi 14 giờ mà mãi đến 15 giờ mọi người mới có mặt.
    Tác giả nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng lề mề.

    Để người đọc nhận ra hiện tượng lề mề, tác giả đã mô tả bằng cách nêu ra hai biểu hiện trên của nó.

    2. Những nguyên nhân tạo nên hiện tượng lề mề:

    Không coi trọng thời gian của người khác (Thiếu tự trọng và thiếu tôn trọng người khác).
    Tác phong nông nghiệp lề mề.
    3. Bệnh lề mề có những tác hại sau:

    Gây hại cho tập thể.
    Gây hại cho những người biết tôn trọng giờ giấc.
    Tạo ra tập quán không tốt.
    Tác giả đã phân tích những tác hại của bệnh lề mề bằng những dẫn chứng cụ thể, kết hợp vối những lí lẽ xác đáng.

    Bài viết đã đánh giá hiện tượng lề mề như sau:

    Lề mề là thiếu tôn trọng người khác và chính mình.
    Làm việc đúng giờ là tự trọng và tôn trọng người khác, là tác phong của một người có văn hoá.
    4. Bài viết có bố cục mạch lạc và chặt chẽ. Trước tiên tác giả nêu những biểu hiện của bệnh lề mề. Sau đó nêu nguyên nhân và phân tích các .tác hại, đưa ra những đề xuất biện pháp về hiện tượng đó.


    B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

    Câu 1. Bài tập này nêu hai yêu cầu:

    Nêu các sự việc, hiện tượng tốt, đáng biểu dương của các bạn trong nhà trường, ngoài xã hội;
    Trao đổi xem sự việc, hiện tượng nào đáng để viết một bài nghị luận xã hội, sự việc, hiện tượng nào thì không cần viết.
    Gợi ý: Trong cuộc sống, các bạn học sinh có nhiều hoạt động tốt đáng biểu dương. Cụ thể:

    Trung thực trong học tập.
    Tích cực tham gia và vận động đóng góp cho quỹ vì ngưòi nghèo, vì nạn nhân chất độc da cam.
    Có những phát minh nhỏ ứng dụng trong đời sống sản xuất.
    Thông cảm và sẻ chia với những bạn gặp hoàn cảnh khó khăn trong lớp…


    Câu 2. Bài tập này yêu cầu các em xác định hiện tượng được nêu trong SGK, trang 21 có phải là hiện tượng đáng viết một bài nghị luận không? Giải thích vì sao?

    Gợi ý: Hiện tượng rất nhiều thanh niên nam hút thuốc lá dẫn đến những triệu chứng xấu là một hiện tượng đáng buồn trong xã hội hiện nay. Nhiều tổ chức xã hội trong và ngoài nước đã tích cực tuyên truyền mọi người, nhất là nam thanh niên, thấy được tác hại của thuốc lá và từ bỏ nó. Vì ý nghĩa cấp bách của hiện tượng đó nên cần viết một bài văn nghị luận về vấn đề này.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy