Top 6 Bài soạn "Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội" - Ngữ văn 10 hay nhất

Hà Ngô 165 0 Báo lỗi

Dưới đây là những bài soạn "Viết văn nghị luận về một vấn đề xã hội" trong chương trình mới thuộc Ngữ văn 10 - SGK chân trời sáng tạo hay nhất mà Toplist sưu ... xem thêm...

  1. Đọc ngữ liệu tham khảo

    Câu 1 (trang 56, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

    Đề bài: Ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội hay chưa?

    Phương pháp giải:

    • Đọc kĩ ngữ liệu tham khảo.
    • Đọc kĩ yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội ở phần Tri thức về kiểu bài.
    • Đối chiếu và đưa ra nhận xét.


    Lời giải chi tiết:

    • Ngữ liệu trên đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội:
      • Đã nêu và giải thích được vấn đề cần nghị luận.
      • Có hệ thống luận điểm rõ ràng, lí lẽ, bằng chứng thuyết phúc, xác thực, gần gũi.


    Câu 2 (trang 56, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

    Đề bài: Việc tác giả dùng đoạn đầu trong thân bài để đưa ra cách hiểu về khái niệm “thần tượng” có tác dụng như thế nào trong cách triển khai vấn đề?

    Phương pháp giải:

    • Đọc kĩ ngữ liệu tham khảo.
    • Đặt ra tình huống ngược lại “Nếu tác giả không giải thích khái niệm “thần tượng” thì sẽ gây ra khó khăn gì?”


    Lời giải chi tiết:

    Việc đưa ra cách hiểu về khái niệm “thần tượng” ở đoạn đầu trong phần thân bài là rất hợp lí. Bởi nó sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề người viết đang muốn nói tới; là cơ sở cho những luận điểm tiếp theo và tăng sức thuyết phục cho một bài văn nghị luận.


    Câu 3 (trang 56, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

    Đề bài: Nhận xét về cách người viết sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ các luận điểm chính trong văn bản.

    Phương pháp giải:

    • Đọc kĩ toàn bộ ngữ liệu tham khảo.
    • Chú ý cách người viết sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ các luận điểm chính trong văn bản.


    Lời giải chi tiết:

    Cách người viết sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ các luận điểm chính trong văn bản rất thuyết phục, xác thực và được trình bày theo một trình tự hợp lí. Lí lẽ và bằng chứng được sử dụng ngay sau luận điểm chính mà nhờ đó vấn đề nghị luận được làm sáng rõ hơn.

    Câu 4 (trang 56, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

    Đề bài: Nêu một số từ ngữ, câu văn cho thấy người viết đã chú ý thể hiện quan điểm của mình, nhận xét về cách thể hiện ấy.

    Phương pháp giải:

    • Đọc kĩ ngữ liệu tham khảo.
    • Chú ý một số từ ngữ, câu văn cho thấy người viết đã thể hiện quan điểm của mình.


    Lời giải chi tiết:

    • Một số từ ngữ, câu văn cho thấy người viết đã chú ý thể hiện quan điểm của mình:
      • “Xung quanh vấn đề này, theo tôi, có mấy câu hỏi cần được trả lời thỏa đáng”.
      • “Theo tôi” được lặp lại nhiều lần.

    => Nhận xét: việc sử dụng một số từ ngữ và câu văn như vậy giúp cho bài viết nghị luận mang tính chủ quan, thể hiện rõ cách nhìn của người viết đối với vấn đề chính trong bài. Từ đó, tìm được sự đồng cảm nơi người đọc về cùng một vấn đề.


    Câu 5 (trang 56, SGK Ngữ văn 10, tập một)

    Đề bài: Bạn rút được kinh nghiệm hay lưu ý gì trong cách trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống từ ngữ liệu trên?

    Phương pháp giải:

    • Đọc kĩ ngữ liệu tham khảo để tìm hiểu cách viết.
    • Từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

    Lời giải chi tiết:

    • Cần nêu lên quan điểm của cá nhân.
    • Nêu rõ vấn đề mình sẽ nghị luận.
    • Cần có hệ thống luận điểm, dẫn chứng, lí lẽ thuyết phục.

    Thực hành viết theo quy trình

    Hãy viết văn bản nghị luận trình bày ý kiến về một trong những vấn đề sau:

    • Tầm quan trọng của động cơ học tập;
    • Ứng xử trên không gian mạng;
    • Quan niệm về lòng vị tha;
    • Thị hiếu của thanh niên ngày nay,...

    Phương pháp giải:

    • Xác định rõ vấn đề sẽ viết.
    • Tìm ý và lập dàn ý rõ ràng.
    • Viết bài.

    Lời giải chi tiết: Lập dàn ý

    Mở bài

    Nêu vấn đề xã hội cần nghị luận: Tầm quan trọng của động cơ học tập


    Thân bài

    • Thế nào là động cơ học tập?
    • Từ khái niệm động cơ để làm rõ khái niệm về động cơ học tập.
      • Động cơ học tập được hình thành như thế nào?
      • Được hình thành dần dần trong quá trình học tạp của học sinh.
      • Có thể chia làm hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức).
      • Tầm quan trọng của động cơ học tập
      • Động cơ học tập đúng đắn sẽ kích thích tinh thần học hỏi của học sinh. Từ đó nâng cao hiệu quả và kết quả của việc học.
      • Cần làm gì để kích thích động cơ học tập của học sinh
      • Đưa ra trách nhiệm của bản thân, gia đình và nhà trường.


    Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng của động cơ học tập.


    Bài viết chi tiết

    Học, học nữa, học mãi, câu nói của Lênin vẫn đúng cho đến tận bây giờ. Học để tiếp thu kiến thức, những điều cần biết, là hành trang vững trãi trên con đường tương lai. Tuy nhiên, một số bộ phận học sinh đã lơ là việc học và việc tạo cho mình một động cơ học tập là điều rất cần thiết.


    Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu thế nào là động cơ học tập? Theo J. Piaget, “Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó”. Theo Phan Trọng Ngọ, “Động cơ học tập là cái mà việc học của họ phải đạt được để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, học viên học cái gì thì đó là động cơ học tập của học viên”. Từ một số kết quả tìm hiểu được, tóm lại, động cơ học tập chính là yếu tố định hướng, thúc đẩy hoạt động học tập, nó phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức của người đọc. Bởi vậy, động cơ học tập đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong suốt quá trình học tập của mỗi người.


    Vậy, động cơ học tập được hình thành như thế nào? Động cơ học tập không có sẵn hay tự bộc phát mà được hình thành dần dần trong quá trình học tập của mỗi học sinh. Nhu cầu giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là “phải hiểu biết” và một bên là “chưa hiểu biết” (hay hiểu biết chưa đủ, chưa đúng) là nguyên nhân chính để hình thành động cơ học tập. Ngoài ra, động cơ nói chung và động cơ học tập nói riêng cũng thường có mối liên hệ mật thiết với hứng thú của con người. Theo tôi, động cơ học tập được chia thành hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức). Động cơ xã hội chính là những yếu tố bên ngoài tác động đến người học (bố mẹ, tương lai, thầy, cô giáo). Động cơ này thường mang yếu tố áp lực hơn bởi đôi khi có một số trường hợp sẽ mang tính chất cưỡng chế (ví dụ: kết quả học tập không đáp ứng được nhu cầu của bố mẹ). Động cơ bên trong là tự bản thân người học tạo ra hứng thú trong việc học của mình (cố gắng học để đạt điểm cao, để hiện thực hóa ước mơ). Trong từng hoàn cảnh cụ thể, hai động cơ này sẽ xuất hiện đồng thời bởi chúng có mối liên hệ với nhau. Động cơ xã hội “bám vào”, “hiện thân” trên động cơ hoàn thiện tri thức, trở thành một bộ phận của động cơ hoàn thiện tri thức. Tuy nhiên, động cơ hoàn thiện tri thức vẫn đóng vai trò chính.


    Động cơ học tập có tầm quan trọng như thế nào? Đối với học sinh, việc học là quan trọng nhất. Bởi hành trang tri thức là hành trang vững chãi, thiết thực và cần thiết nhất trên con đường thành công. Bất kể làm việc gì, khi chúng ta có hứng thú, mọi việc mới được tiến hành một cách nhanh chóng nhất. Chính vì vậy, động cơ học tập chính là yếu tố then chốt tạo nên hứng thú học tập cho học sinh. Nếu có được những động cơ học tập phù hợp, việc học sẽ không còn áp lực với mỗi học sinh, chúng sẽ thấy đó là điều thú vị cần phải chinh phục được. Từ đó, kết quả học tập sẽ được cải thiện rất nhiều.


    Tuy nhiên, để kích thích sự hứng thú ấy cũng cần những người “nghệ sĩ”. Trước hết, mỗi học sinh cần ý thức được tầm quan trọng của việc học, cần có mục tiêu rõ ràng (Đặt câu hỏi “Học để làm gì?”), có phương pháp học tập đúng đắn. Việc tự hoàn thiện mình như vậy cũng là yếu tố quan trọng để khơi dậy động cơ học tập cho học sinh. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ của phụ huynh và giáo viên cũng rất cần thiết. Cha mẹ cần giải thích rõ cho con hiểu về lợi ích của việc học và tác hại nếu như con người không có tri thức để tạo một động cơ học tập tích cực cho con. Đặc biệt, phụ huynh không nên sử dụng phương pháp “con nhà người ta” để giúp con tiến bộ hơn bởi phần lớn sẽ sinh ra mặt trái là sự đố kị chứ không phải sự cố gắng. Giáo viên hãy tăng hứng thú trong mỗi giờ học bằng lối giảng truyền cảm, đôi khi pha chút thú vị, thường xuyên thay đổi phương pháp dạy để học sinh tìm kiếm được những điều mới lạ trong những trang sách.


    Với tất cả những điều đã phân tích ở trên, theo tôi, tự mỗi người hãy đề ra cho mình cách học và mục đích học đúng đắn, xác thực; cố gắng để đạt được thành công đó. Đồng thời, cha mẹ và giáo viên cũng chính là những bước đệm quan trọng để giúp con tìm ra động cơ học tập. Có như vậy, việc học đối với mỗi học sinh sẽ không còn là ác mộng.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa

  2. Đọc ngữ liệu tham khảo

    Câu 1: Ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội hay chưa?

    Trả lời

    Ngữ liệu đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu về bố cục đối với một bài về nghị luận xã hội. Ngữ liệu có đầy đủ mở bài, thân bài và kết bài cũng như nêu được vấn đề cần nghị luận cùng lí lẽ, dẫn chứng rõ ràng


    Câu 2: Việc tác giả dành đoạn đầu trong thân bài để đưa ra cách hiểu về ''khái niệm'' thần tượng có tác dụng như thế nào trong việc triển khai vấn đề ?

    Trả lời


    Điều này sẽ giúp vấn đề được triển khai một cách thuận lợi hơn dựa trên khái niệm đã được giải thích rõ ràng. Các lí lẽ cũng dễ liên kết và giúp làm sáng tỏ được vấn đề đang nói đến


    Câu 3: Nhận xét về cách người viết sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ các luận điểm chính trong bài văn

    Trả lời

    Người viết sử dụng lí lẽ và bằng chứng khá hợp lý. Đầu tiên, người viết đã chọn ra ba luận điểm chính và chia làm ba đoạn: xác định đúng về cách hiểu thần tượng, giải thích lí do dẫn đến sự ngộ nhận về thần tượng, mục đích của việc tìm kiếm thần tượng là gì. Sau mỗi luận điểm, người viết sẽ đưa ra lí lẽ kèm với dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ luận điểm đó


    Câu 4: Nêu một số từ ngữ, câu văn cho thấy người viết đã chú ý thể hiện quan điểm của mình, nhận xét về cách thể hiện ấy

    Trả lời

    • ''Xung quanh này, theo tôi, có mấy câu hỏi cần được trả lời thỏa đáng..''
    • ''Câu trả lời, theo tôi, là phải cả hai''
    • Đây là một cách sử dụng khéo léo để thể hiện rõ ràng là đây là quan điểm cá nhân. chứ không phải bao trùm tất cả. Điều này sẽ làm cho luận điểm mang tính thuyết phục hơn và dễ trao đổi ý kiến hơn


    Câu 5: Bạn rút được kinh nghiệm hay lưu ý gì trong cách trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống từ ngữ liệu trên ?

    Trả lời

    • Tôi thấy được khi trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống cần phải:
    • Nêu và giải thích được vấn đề cần nghị luận
    • Trình bày phải đủ ba phần mở, thân, kết
    • Có luận điểm kèm với lí lẽ, dãn chúng rõ rầng
    • Luôn phải chú ý thể hiện được đây là quan điểm của bản thân
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
  3. * Tri thức về kiểu bài:

    Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội là kiểu văn bản dùng lí lẽ, bằng chứng để bàn luận và làm sáng tỏ về một vấn đề xã hội (một ý kiến, một tư tưởng đạo lí hay một hiện tượng xã hội), giúp người đọc nhận thức đúng về vấn đề và có thái độ, giải pháp phù hợp đối với vấn đề đó.

    * Yêu cầu đối với kiểu bài:

    • Nêu và giải thích được vấn đề nghị luận.
    • Trình bày ít nhất hai luận điểm về vấn đề xã hội; thể hiện rõ ràng quan điểm, thái độ (khẳng đinh/ bác bỏ) của người viết, hướng người đọc đến một nhận thức đúng và có thái độ, giải pháp phù hợp trước vẫn đề xã hội. Liên hệ thực tế, rút ra ý nghĩa của vấn đề.
    • Sử dụng được các bằng chứng thực tế tin cậy nhằm củng cố cho lí lẽ,
    • Sắp xếp luận điểm, lí lẽ theo trình tự hợp lí.
    • Diễn đạt mạch lạc, khúc chiếc, có sức thuyết phục.
    • Có các phần: mở bài, thân bài, kết bài theo quy cách của kiểu bài.

    Mở bài: nếu vấn đề xã hội cần nghị luận; sự cần thiết bàn luận về vấn đề.

    Thân bài: trình bày ít nhất hai luận điểm chính nhằm làm rõ ý kiến và thể hiện quan điểm, thái độ của người viết (trước cách biểu hiện đúng/ sai/ tốt/ xấu); sử dụng lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.

    Kết bài: Khẳng định lại tầm quan trọng hay ý nghĩa của vấn đề cũng thái độ, lập trường của người viết.


    * Hướng dẫn phân tích ngữ liệu tham khảo:

    Quan niệm về thần tượng

    Câu 1 (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội hay chưa?


    Trả lời:

    Ngữ liệu đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu về bố cục đối với một bài về nghị luận xã hội. Ngữ liệu có đầy đủ mở bài, thân bài và kết bài cũng như nêu được vấn đề cần nghị luận cùng lí lẽ, dẫn chứng rõ ràng


    Câu 2 (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Việc tác giả dùng đoạn đầu trong thân bài để đưa ra cách hiểu về khái niệm “thần tượng” có tác dụng như thế nào trong cách triển khai vấn đề?


    Trả lời:

    Điều này sẽ giúp vấn đề được triển khai một cách thuận lợi hơn dựa trên khái niệm đã được giải thích rõ ràng. Các lí lẽ cũng dễ liên kết và giúp làm sáng tỏ được vấn đề đang nói đến


    Câu 3 (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nhận xét về cách người viết sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ các luận điểm chính trong văn bản.


    Trả lời:

    Người viết sử dụng lí lẽ và bằng chứng khá hợp lý. Đầu tiên, người viết đã chọn ra ba luận điểm chính và chia làm ba đoạn: xác định đúng về cách hiểu thần tượng, giải thích lí do dẫn đến sự ngộ nhận về thần tượng, mục đích của việc tìm kiếm thần tượng là gì. Sau mỗi luận điểm, người viết sẽ đưa ra lí lẽ kèm với dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ luận điểm đó


    Câu 4 (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nêu một số từ ngữ, câu văn cho thấy người viết đã chú ý thể hiện quan điểm của mình, nhận xét về cách thể hiện ấy.

    Trả lời:

    - ''Xung quanh này, theo tôi, có mấy câu hỏi cần được trả lời thỏa đáng..''

    - ''Câu trả lời, theo tôi, là phải cả hai''

    Đây là một cách sử dụng khéo léo để thể hiện rõ ràng là đây là quan điểm cá nhân. chứ không phải bao trùm tất cả. Điều này sẽ làm cho luận điểm mang tính thuyết phục hơn và dễ trao đổi ý kiến hơn

    Câu 5 (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Bạn rút được kinh nghiệm hay lưu ý gì trong cách trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống từ ngữ liệu trên?

    Trả lời:

    Tôi thấy được khi trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống cần phải:

    • Nêu và giải thích được vấn đề cần nghị luận
    • Trình bày phải đủ ba phần mở, thân, kết
    • Có luận điểm kèm với lí lẽ, dãn chúng rõ ràng
    • Luôn phải chú ý thể hiện được đây là quan điểm của bản thân
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
  4. *Tri thức về kiểu bài

    • Kiểu bài: Văn bản nghị luận một vấn đề xã hội là kiểu văn bản dùng lí lẽ, bằng chứng để bàn luận và làm sáng tỏ về một vấn đề xã hội (một ý kiến, một tư tưởng đạo lí hay một hiện tượng xã hội), giúp người đọc nhận thức đúng về vấn đề và có thái độ, giải pháp phù hợp đối với vấn đề đó.
    • Yêu cầu đối với kiểu bài:
    • Nêu và giải thích được vấn đề nghị luận.
    • Trình bày ít nhất hai luận điểm về vấn đề xã hội; thể hiện rõ ràng quan điểm, thái độ (khẳng định/ bác bỏ) của người viết; hướng người đọc đến một nhận thức đúng và CÓ thái độ, giải pháp phù hợp trước vấn đề xã hội. Liên hệ thực tế, rút ra ý nghĩa của vấn đề.
    • Sử dụng được các bằng chứng thực tế tin cậy nhằm củng cố cho lí lẽ.
    • Sắp xếp luận điểm, lí lẽ theo trình tự hợp lí.
    • Diễn đạt mạch lạc, khúc chiết, có sức thuyết phục.
    • Có các phần: mở bài, thân bài, kết bài theo quy cách của kiểu bài.

    Mở bài: nêu vấn đề xã hội cần nghị luận; sự cần thiết bàn luận về vấn đề.

    Thân bài: trình bày ít nhất hai luận điểm chính nhằm làm rõ ý kiến và thể hiện quan điểm, thái độ của người viết (trước các biểu hiện đúng sai/ tốt/xấu); sử dụng lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.

    Kết bài: khẳng định lại tầm quan trọng hay ý nghĩa của vấn đề cùng thái độ, lập trường của người viết.


    *Đọc ngữ liệu tham khảo

    Câu 1 (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

    Ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội hay chưa?

    Trả lời:


    • Ngữ liệu trên đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội:
      • Đã nêu và giải thích được vấn đề cần nghị luận.
      • Có hệ thống luận điểm rõ ràng, lí lẽ, bằng chứng thuyết phúc, xác thực, gần gũi.

    Câu 2 (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

    Việc tác giả dùng đoạn đầu trong thân bài để đưa ra cách hiểu về khái niệm “thần tượng” có tác dụng như thế nào trong cách triển khai vấn đề?

    Trả lời:


    • Việc đưa ra cách hiểu về khái niệm “thần tượng” ở đoạn đầu trong phần thân bài là rất hợp lí, bởi:
      • Nó sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề người viết đang muốn nói tới; là cơ sở cho những luận điểm tiếp theo và tăng sức thuyết phục cho một bài văn nghị luận.

    Câu 3 (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

    Nhận xét về cách người viết sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ các luận điểm chính trong văn bản.

    Trả lời:


    • Cách người viết sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ các luận điểm chính trong văn bản rất thuyết phục, xác thực và được trình bày theo một trình tự hợp lí.
    • Lí lẽ và bằng chứng được sử dụng ngay sau luận điểm chính mà nhờ đó vấn đề nghị luận được làm sáng rõ hơn.

    Câu 4 (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

    Nêu một số từ ngữ, câu văn cho thấy người viết đã chú ý thể hiện quan điểm của mình, nhận xét về cách thể hiện ấy.

    Trả lời:

    • Một số từ ngữ, câu văn cho thấy người viết đã chú ý thể hiện quan điểm của mình:
      • “Xung quanh vấn đề này, theo tôi, có mấy câu hỏi cần được trả lời thỏa đáng”.
      • “Theo tôi” được lặp lại nhiều lần.

    => Nhận xét: việc sử dụng một số từ ngữ và câu văn như vậy giúp cho bài viết nghị luận mang tính chủ quan, thể hiện rõ cách nhìn của người viết đối với vấn đề chính trong bài. Từ đó, tìm được sự đồng cảm nơi người đọc về cùng một vấn đề.


    Câu 5 (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

    Bạn rút được kinh nghiệm hay lưu ý gì trong cách trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống từ ngữ liệu trên?

    Trả lời:

    • Cần nêu lên quan điểm của cá nhân.
    • Nêu rõ vấn đề mình sẽ nghị luận.
    • Cần có hệ thống luận điểm, dẫn chứng, lí lẽ thuyết phục.

    *Thực hành viết theo quy trình

    Đề bài (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo) :

    Hãy viết văn bản nghị luận trình bày ý kiến về một trong những vấn đề sau:

    • Tầm quan trọng của động cơ học tập;
    • Ứng xử trên không gian mạng;
    • Quan niệm về lòng vị tha;
    • Thị hiếu của thanh niên ngày nay,...

    Bước 1: Chuẩn bị viết

    • Xác định đề tài: Bạn có thể chọn một đề tài cụ thể trong hoặc ngoài các vấn đề được gợi ý trong đề bài. Chẳng hạn: bàn luận về động cơ, đức tính trung thực, tinh thần vượt khó,... trong học tập của lớp trẻ; vấn đề thị hiếu của thanh niên ngày nay, ứng xử trên không gian mạng, sự tương trợ đối với người gặp khó khăn, hoạn nạn,... Tuy vậy, nên chọn đề tài theo các tiêu chí:
      • Vấn đề mà bạn quan tâm, có hứng thú trong việc trình bày ý kiến.
      • Vấn đề quen thuộc, gần gũi với bạn và những người cùng độ tuổi.
      • Vấn đề thuận lợi cho bạn trong việc tìm hiểu thực tế, chia sẻ trải nghiệm hay bày tỏ quan điểm, thái độ,... trong bài viết.
      • Vấn đề đang có những ý kiến khác biệt, thậm chí trái ngược nhau.
    • Xác định mục đích viết, đối tượng người đọc
      • Bạn cần trả lời một số câu hỏi như: Mục đích viết bài này là gì? Người đọc bài viết này có thể là ai?
      • Đó là cơ sở giúp bạn lựa chọn nội dung, cách viết cho phù hợp với mục đích viết và đối tượng người đọc.
    • Thu thập tư liệu
      • Để viết được văn bản đáp ứng yêu cầu của đề bài, bạn hãy tự hỏi:
      • Vấn đề liên quan đến các khái niệm nào?
      • Xung quanh vấn đề nghị luận có những ý kiến, quan niệm khác biệt nào?
      • Việc giải quyết vấn đề có ích lợi gì và nên giải quyết thế nào?


    Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

    - Tìm ý

    Bạn nên tìm ý bằng cách nêu và trả lời một số câu hỏi dưới đây:

    • Vấn đề cần được khẳng định hay bác bỏ hoặc kết hợp khẳng định với bác bỏ? Từ các câu trả lời đầu tiên này, lại đặt các câu hỏi cụ thể hơn để phát triển ý. Chẳng hạn, tìm ý cho vấn đề ứng xử trên không gian mạng, trước hết bạn cần phân ra các kiểu ứng xử của cư dân mạng thành hai loại hành vi: hành vi đúng đắn, hợp pháp và hành vi sai trái, quá khích, bất hợp pháp, với loại hành vi đúng thì khẳng định, với hành vi sai thì cần bác bỏ. Nhưng từ đây bạn lại đặt và trả lời tiếp các câu hỏi: Thế nào là hành oi đúng đắn, hợp pháp và ngược lại? Khi mọi người hành xử đúng đắn thì có ích lợi gì cho cộng đồng? Có cách nào để tránh được những sai lầm, vi phạm luật pháp trên không gian mạng?
    • Cần có ít nhất mấy luận điểm? Sắp xếp luận điểm theo trình tự nào?
    • Lí lẽ, bằng chứng nào cần có cho mỗi luận điểm?

    - Lập dàn ý: Bạn sắp xếp nội dung các phần mở bài, thân bài, kết bài các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong thân bài theo gợi ý trong mục Yêu cầu đối với kiểu bài (trang 54). Trong đó, cần tập trung phát triển dàn ý phần thân bài.

    Ví dụ: Cũng với đề bài trên, nếu chọn vấn đề quan niệm về thần tượng như ở ngữ liệu tham khảo trên đây, dàn ý phần thân bài có thể là:

    • Luận điểm thứ nhất: Thần tượng là gì, một hình mẫu như thế nào thì được xem là thần tượng? hoặc: Xác định cách hiểu đúng về thần tượng. (Lí lẽ, bằng chứng)
    • Luận điểm thứ hai: Vì sao có tình trạng ngộ nhận về thần tượng? hoặc: Giải thích lí do dẫn đến sự ngộ nhận về thần tượng. (Lí lẽ; bằng chứng)
    • Luận điểm thứ ba: Chúng ta cần đến thần tượng để làm gì? hoặc: Mục đích của việc tìm kiếm thần tượng: không phải chỉ để nhìn ngắm, tôn thờ mà còn để tự vuon lên. (Lí lẽ; bằng chứng)

    Bước 3: Viết bài

    • Triển khai dàn ý thành đoạn, thành bài.
    • Mỗi luận điểm nên trình bày thành một đoạn với lí lẽ và bằng chúng.
    • Trong mỗi đoạn văn, cần có câu chủ đề nêu rõ nội dung luận điểm.
    • Về trình tự, có thể đưa lí lẽ trước, bằng chứng sau hoặc nêu lí lẽ đến đâu, đưa bằng chứng đến đấy.
    • Dùng các từ ngữ liên kết cấu, liên kết đoạn để tạo sự mạch lạc cho bài viết, giúp người đọc dễ theo dõi các ý của bài viết.

    Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

    Sau khi viết xong, hãy đọc lại bài viết của mình và chỉnh sửa theo những gợi ý trong bảng kiểm dưới đây:


    * Viết văn bản nghị luận về tầm quan trọng của động cơ học tập:

    Dàn ý

    Mở bài: Nêu vấn đề xã hội cần nghị luận: Tầm quan trọng của động cơ học tập

    Thân bài

    • Giải thích thế nào là động cơ học tập?
    • Động cơ học tập là việc xác định đúng mục đích, nhiệm vụ, mục tiêu học tập để từ đó có hướng học tập đúng đắn.
    • Khi nào động cơ học tập được hình thành?
      • Động cơ được hình thành dần dần trong quá trình học tập của học sinh
      • Có thể chia làm hai loại động cơ là động cơ bên ngoài và động cơ bên trong.
    • Động cơ học tập có vai trò quan trọng như thế nào với mỗi người học?
    • Xác định động cơ học tập đúng đắn sẽ giúp người học đạt được kết quả học tập tốt, có hướng phấn đấu trong học tập.
    • Để kích thích động cơ học tập của học sinh cần phải làm gì?
    • Tạo động lực cho các em bằng cách đưa ra các tấm gương trong gia đình, nhà trường, xã hội; kích thích, cổ vũ, động viên các em để đạt được kết quả học tập cao…

    Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng của động cơ học tập.


    Bài làm tham khảo

    Học tập là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà mỗi người cần phải xác định cho mình, đặc biệt là với mỗi học sinh. Để việc học đạt hiệu quả mỗi người nên xác định cho mình một động cơ học tập đúng đắn. Vậy động cơ học tập là gì? động cơ học tập có vai trò quan trọng như thế nào với mỗi người?


    Chúng ta hiểu động cơ học tập là việc xác định nhiệm vụ, mục tiêu học tập đúng đắn. Trên cơ sở có mục tiêu học tập đó, mỗi người sẽ có ý thức phấn đấu để hoàn thành mục tiêu và đạt được kết quả cao trong học tập. Mỗi người sẽ có mỗi động cơ học tập khác nhau, không ai giống ai cả. Dù động cơ học tập khác nhau nhưng đều giống nhau ở mục tiêu và kết quả đạt được, đó là kết quả học tập tốt. Trên thực tế không phải ai cũng xác định được mục tiêu học tập cả, có người có ý thức, trách nhiệm thì luôn luôn xác định được mục tiêu học tập đúng đắn, phấn đấu để đạt được mục tiêu đó. Trường hợp này thì lại thường rơi vào những người có sự chăm chỉ và có kết quả học tập tốt. Ngược lại những người có lực học kém, thường xuyên ỷ lại vào người khác sẽ không có động cơ học tập rõ ràng, hậu quả là việc học đã kém lại càng kém hơn, thành tích học tập không được như mong muốn.


    Động cơ học tập hình thành từ khi nào? Chúng ta không thể ép học sinh mầm non, tiểu học mới chập chững đi học đã xác định được mục tiêu, động cơ học tập ngay được. Động cơ học tập hình thành trong quá trình lâu dài, được tích lũy dần dần và chỉ thực sự rõ ràng khi học sinh đã có những nhận thức, suy nghĩ đúng đắn, chính xác về việc học của mình. Có những bạn hình thành động cơ học tập từ rất sớm ngược lại lại có những người trải qua rất nhiều những thay đổi, biến động, đả kích về tinh thần hoặc nhiều lý do khác mới hình thành cho mình được động cơ học tập… Với động cơ học tập chúng ta có thể chia nó làm hai loại: một là động cơ bên trong hai là động cơ bên ngoài. Động cơ bên trong chính là mục tiêu phấn đấu mà người học đề ra để mình đạt được; động cơ bên ngoài là những ảnh hưởng, tiêu chí của xã hội đặt ra và nó cũng có tác động không nhỏ đến người học, là yếu tố thúc đẩy mỗi người hình thành được mục tiêu cho mình.


    Như chúng ta đều biết động cơ học tập có vai trò vô cùng quan trọng với mỗi người. Nhờ có động cơ học tập người học có phương hướng, mục tiêu học tập để từ đó hoàn thành được giấc mơ của mình. Chẳng hạn một người có động cơ học tập là đạt học bổng để đi nước ngoài du học thì họ sẽ luôn có ý thức phấn đấu, nỗ lực để hoàn thành được mục tiêu đó. Nếu có được những động cơ học tập phù hợp, việc học sẽ không còn áp lực với mỗi học sinh, chúng sẽ thấy đó là điều thú vị cần phải chinh phục được. Từ đó, kết quả học tập sẽ được cải thiện rất nhiều.


    Để có được động cơ học tập mỗi người cần phải xác định được tầm quan trọng của việc học, mục tiêu rõ ràng ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Bên cạnh đó việc hỗ trợ của cha mẹ, thầy cô và bạn bè xung quanh cũng là những yếu tố cần thiết giúp mỗi người học nhận thức được đúng đắn nhiệm vụ của mình. Cha mẹ cũng không nên quá áp đặt, so sánh để tạo áp lực cho con cái. Mà hãy dành sự nhẫn nại, kiên trì, giảng giải từ từ để con em hiểu được tầm quan trọng của học tập.


    Với mỗi học sinh xác định được động cơ học tập là điều vô cùng quan trọng, đó là bước đệm và là tiền đề để mỗi người có hướng phấn đấu trong học tập, hoàn thành được những mục tiêu đề ra, chinh phục được con đường học vấn của mình.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
  5. * Tri thức về kiểu bài:

    Kiểu bài: Phân tích, đánh giá một truyện kể: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật là kiểu bài nghị luận văn học dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ đặc điểm, giá trị nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện kể như: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười,...


    Yêu cầu đối với kiểu bài:

    - Về nội dung nghị luận:

    Xác định chủ đề và phân tích, đánh giá ý nghĩa, giá trị của chủ đề.

    Phân tích, đánh giá được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật như cốt truyện, tình huống, sự kiện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật, người kể chuyện, điểm nhìn,... và tác dụng của chúng trong việc thể hiện chủ đề của truyện kể.

    - Về kĩ năng nghị luận, bài viết cần đáp ứng các yêu cầu:

    Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về truyện kể.

    Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tin cậy lấy từ truyện kể.

    Sử dụng các câu chuyển tiếp, các từ ngữ liên kết hợp lí để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận.

    Có các phần mở bài, thân bài, kết bài theo quy cách.

    Mở bài: giới thiệu truyện kể (tên tác phẩm, tác giả,...). Nêu khái quát các nội dung chính hay định hướng của bài viết.

    Thân bài: lần lượt trình bày các luận điểm làm nổi bật ý nghĩa, giá trị của chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.

    Kết bài: khẳng định lại giá trị của chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện kể; nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc.


    * Đọc ngữ liệu tham khảo:

    Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của truyện ngụ ngôn Chó sói và chiên con (La Phông-ten).


    Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

    Mở bài, thân bài và kết bài của ngữ liệu đã đáp ứng được đúng yêu cầu của kiểu bài phân tích, đánh giá một truyện kể. Vì:

    - Xét về hình thức (đầy đủ cấu trúc bố cục ba phần):

    + Mở bài: ngữ liệu đã giới thiệu được truyện kể sẽ phân tích và hướng làm của bài viết.

    + Thân bài: đã trình bày được các đặc điểm nổi bật: chủ đề và ý nghĩa của chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật (trong đó có phân tích rõ từng hình thức nghệ thuật).

    + Kết bài: đưa ra sự nhận xét về chủ đề và hình thức nghệ thuật và ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân.

    - Về cách lập luận: chặt chẽ, mạch lạc, rõ ràng, thuyết phục độc giả.


    Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

    - Các luận điểm trong ngữ liệu được sắp xếp theo trình tự sự việc trung tâm (chủ đề) đến những nét đặc sắc về nghệ thuật.

    - Đây là trình tự hợp lí. Bởi vì:

    + Cần làm rõ chủ đề trước để người đọc hiểu vấn đề cốt yếu trong truyện mà chúng ta đang phân tích.

    => Từ đó, người viết nói tiếp những nét đặc sắc về nghệ thuật góp phần tạo nên thành công cho văn bản.


    Câu 3 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

    Trong mỗi luận điểm, ngữ liệu đã có sự kết hợp giữa lí lẽ, bằng chứng hợp lí, logic, mạch lạc, thuyết phục người đọc, người nghe.

    Ví dụ: Ở luận điểm số 2 (Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật).

    • Ngữ liệu đã sử dụng phương pháp phân tích để chia nhỏ ra vấn đề (các hình thức nghệ thuật)
    • Ở mỗi hình thức nghệ thuật, ngữ liệu đều chỉ rõ tên hình thức đó, được biểu hiện qua từ ngữ nào và tác dụng ra sao.
    • Đưa ra bằng chứng đứng ngay phía sau lí lẽ để bổ sung, minh chứng.
    • Cụ thể, ở 3a (Phân tích, đánh giá nghệ thuật tạo tình huống).
      • “Thông thường, khi muốn thể hiện lối ứng xử, tính cách của nhân vật nào đó, tác giả truyện ngụ ngôn sẽ đặt các nhân vật trước những tình huống thách thức khó khăn, nguy hiểm” => lí lẽ.
      • “Trong truyện Chó sói và chiên con, tình huống nguy hiểm ấy là chiên con đang uống nước thì gặp sói, sói kiếm cớ bắt tội để có lí do “trừng phạt” chú chiên tội nghiệp và hợp thức hóa hành động tàn bạo của mình” => bằng chứng đứng ngay sau lí lẽ để làm rõ.
    • “Tình huống và diễn biến ấy khiến cho điều mà người kể chuyện đúc rút, khát quát công khai ở đầu truyện – cái lí luôn thuộc về kẻ mạnh - mỗi lúc một sáng tỏ thêm qua từng chi tiết, từng dòng thơ” => đưa ra tác dụng của hình thức nghệ thuật đó.

    Câu 4 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

    • Cách người viết phân tích, đánh giá ý nghĩa và giá trị chủ đề có sự mạch lạc, liên kết với nhau, giúp người đọc hiểu rõ chủ đề bài viết và ý nghĩa chủ đề biểu hiện là gì.
    • Có sự bao quát chung phù hợp với mọi đối tượng người đọc và mục đích truyện ngụ ngôn viết ra.

    Câu 5 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

    • Những nét đặc sắc nghệ thuật của truyện kể được người viết nêu ra trong ngữ liệu bao gồm:
      • Nghệ thuật tạo tình huống.
      • Nghệ thuật xây dựng nhân vật giàu tính biểu trưng.
      • Nghệ thuật kể chuyện bằng thơ.
      • Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật thông qua đối thoại.

    => Nhận xét: Những nghệ thuật đặc sắc trên làm nổi bật tính cách nhân vật. Từ đó, chủ đề của truyện kể được làm sáng rõ, tô đậm và để lại những bài học sâu sắc cho người đọc.


    Câu 6 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Chân trời sáng tạo):

    Từ ngữ liệu trên, những lưu ý em rút ra được khi viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện kể gồm:

    • Cần lập dàn ý trước khi viết bài.
    • Phân tích, đánh giá theo một trình tự nhất định.
    • Cần có sự liên kết mạch lạc, rõ ràng giữa các đoạn văn trong bài, giữa các luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng.
    • Cần đưa ngay dẫn chứng để chứng minh, làm sáng rõ luận điểm, lí lẽ.

    *Thực hành viết theo quy trình

    Bài tập (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

    Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một truyện kể (thần thoại, truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện cổ tích) mà bạn yêu thích.

    Bước 1: Chuẩn bị viết

    Xác định tác phẩm truyện, mục đích viết, người đọc

    Lựa chọn một truyện kể cụ thể trong số các thể loại như thần thoại, truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện cổ tích mà bạn yêu thích để làm bài. Nên chọn truyện có chủ đề xác định, hình thức nghệ thuật thú vị, thể hiện sâu sắc nội dung, ý nghĩa,... Chẳng hạn:

    • Thần thoại: Thần Trụ Trời, Cuộc tu bổ lại các giống vật,...
    • Truyền thuyết: Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm..
    • Truyện ngụ ngôn: Thầy bói xem voi, Ếch ngồi đáy giếng,...
    • Truyện cười: Đến chết vẫn hà tiện, Đất nứt con bọ hung (truyện Trạng Quỳnh).
    • Truyện cổ tích: Sọ Dừa, Em bé thông minh,...

    Trả lời các câu hỏi có tính định hướng cho bài viết:

    • Mục đích viết của bạn là gì (thể hiện nhận thức, đánh giá của bạn về truyện kể, | luyện tập phát triển kĩ năng, chia sẻ ý kiến với người khác,...)?
    • Người đọc bài viết của bạn có thể là những ai (thầy cô giáo bộ môn, bạn bè cùng lớp, phụ huynh,...)?

    Thu thập tài liệu

    • Tìm những nguồn tư liệu liên quan đến truyện kể từ các báo, tạp chí, sách chuyên luận, trên các trang mạng đáng tin cậy, thư viện,.
    • Khi đọc, tham khảo tư liệu, cần ghi chép một số nhận xét, đánh giá về tác phẩm cần cho việc trích dẫn hoặc suy nghĩ tiếp để trao đổi thêm trong bài viết.


    Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

    Tìm ý

    • Để tìm ý cho việc phân tích, đánh giá chủ đề của một truyện kể, cần trả lời các câu hỏi: Chủ đề của truyện này là gì? Chủ đề đó có gì sâu sắc, mới mẻ? Những tác phẩm nào gần gũi về chủ đề oà giữa chúng có gì tương đồng, có gì khác biệt?,..
    • Để tìm ý cho việc phân tích, đánh giá nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm, bạn cần trả lời các câu hỏi: Tác phẩm thuộc thể loại thần thoại, truyện cổ tích, ngụ ngôn,... hay truyện cười?; Thể loại ấy có những điểm gì đáng lưu ý về nhân vật, cốt truyện, điểm nhìn, lời kể,...?; Các đặc điểm hình thức của truyện đã góp phần thể hiện chủ đề như thế nào...?
    • Bài viết cần có ít nhất mấy luận điểm? Sắp xếp các luận điểm theo trình tự nào? • Lí lẽ, bằng chứng cần có cho mỗi luận điểm?

    Lập dàn ý

    • Bạn hãy sắp xếp, trình bày các ý đã tìm thành một dàn ý. Riêng với dàn ý phần thân bài, bạn cần:
    • Xây dựng hệ thống luận điểm cho bài viết.
    • Tạo lập ít nhất hai luận điểm về nội dung và về nghệ thuật.

    Sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách:

    a. hình thức nghệ thuật trước, chủ đề sau,

    b, chủ đề trước, hình thức nghệ thuật sau;

    c, kết hợp phân tích, đánh giá chủ đề và hình thức nghệ thuật trong từng luận điểm,...

    Ví dụ: Trong ngữ liệu tham khảo, khi phân tích, đánh giá truyện ngụ ngôn Chó sói và chiến con, các luận điểm đã được sắp xếp theo trình tự b:

    • Luận điểm thứ nhất: giá trị của chủ đề: tình trạng “kẻ mạnh” bất chấp lẽ phải, ức hiếp, sát hại kẻ yếu trong xã hội. (Lí lẽ và bằng chứng)
    • Luận điểm thứ hai: những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật: tình huống truyện độc đáo, nhân vật giàu tính biểu trưng, kết cấu tương phản, lối kể chuyện bằng thơ hàm súc mà hấp dẫn,... (Lilẽ và bằng chứng)
    • Nêu rõ ý kiến nhận xét, đánh giá của người viết về những nét đặc sắc của tác phẩm.
    • Lược dẫn từ truyện kể một số hình ảnh, chi tiết, biện pháp nghệ thuật tiêu biểu để dàn ý phần thân bài cụ thể hơn.

    Bước 3: Viết bài

    • Phát triển các luận điểm thành những đoạn văn có câu chủ đề và các câu triển khai ý của câu chủ đề.
    • Làm sáng tỏ các luận điểm phân tích, đánh giá về chủ đề và hình thức nghệ thuật bằng việc trích dẫn các hình ảnh, chi tiết, biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
    • Diễn đạt mạch lạc, thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về truyện kể.
    • Hình dung lại thật rõ về người đọc và mục đích viết để chọn lựa văn phong phù hợp.
    • Sử dụng các câu chuyển tiếp, các từ ngữ liên kết hợp lí để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận.

    Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

    Bài viết tham khảo


    Truyền thuyết dân gian vốn là món ăn tinh thần vô cùng phong phú của dân tộc ta, được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Thuở ấu thơ ta lớn lên nhờ những câu chuyện kể của bà, của mẹ, lúc trưởng thành ta lại ru con ngủ bằng chính những câu chuyện hấp dẫn ấy. Có rất nhiều câu chuyện đã trở nên quen thuộc trong lòng mỗi người ví như Tấm Cám, Sọ Dừa, Sơn Tinh Thủy Tinh hay Thánh Gióng,... Tựu chung lại những truyền thuyết, những câu chuyện cổ ấy đều phản ánh chân thực khát khao của nhân dân ta về một cuộc sống tốt đẹp, lương thiện, về việc chế ngự thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm với một niềm tin tích cực. Sự tích Hồ Gươm cũng chính là một truyền thuyết như vậy. Bối cảnh của truyền thuyết diễn ra trong lúc giặc Minh đô hộ nước ta, tuy đã có nghĩa quân Lam Sơn dựng cờ khởi nghĩa chống giặc, nhưng buổi đầu thế lự còn non yếu, nên vẫn thường thua trận. Long Quân thấy nghĩa quân anh dũng, xả thân vì nước nên quyết định cho mượn gươm thần. Tuy nhiên, việc cho mượn gươm Long Quân cũng thiết kế một cách rất tinh tế, như là một thử thách cho Lê Lợi, bởi cái gì dễ có được người ta thường không trân trọng. Hơn thế nữa việc cho mượn gươm có phần thử thách ấy còn giúp Lê Lợi thu nạp được thêm một vị tướng tài là Lê Thận.


    Lê Thận ban đầu vốn làm nghề đánh cá, có lẽ Long Quân đã thấy được khí chất anh hùng và tiềm năng của chàng trai miền biển này nên đã cố tình gửi gắm lưỡi gươm cho Lê Thận. Sau ba lần thả lưới ở ba khúc sông khác nhau mà vẫn vớt được cùng một lưỡi gươm kỳ lạ, đen thui, giống một thanh sắt không hơn không kém, Lê Thận đã quyết định đem về dựng ở xó nhà, vì linh cảm của một người thông minh thì gươm này ắt có điều bí ẩn, sau này có thể dùng được. Theo dòng chảy định mệnh, Lê Thận tham gia nghĩa quân Lam Sơn, trở thành phụ tá đắc lực, lập nhiều công lớn, chiến đấu anh dũng, thế nên có lần Lê Lợi đã ghé nhà Lê Thận chơi. Dương như đã nhận ra chủ tướng Lê Lợi, nên lưỡi gươm đen sì, vốn vẫn gác xó nhà lại sáng rực lên bất thường. Lê Lợi cầm lên xem thì thấy hai chữ "Thuận Thiên", như báo trước cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi lãnh đạo là hợp ý trời, được trời cao ủng hộ. Tuy nhiên đến đây những con người trần mắt thịt vẫn chưa thể nào liên hệ đến sự thần kỳ của lưỡi gươm kỳ lạ ấy.


    Chỉ đến một lần, nghĩa quân thất thế, Lê Lợi phải chạy một mình vào rừng tránh sự truy lùng của giặc, lúc này đây vô tình phát hiện ra ánh sáng kỳ lạ ở một ngọn cây trong rừng, Lê Lợi tò mò trèo lên xem thì phát hiện một chuôi gươm nạm ngọc cực đẹp. Là người nhanh nhạy Lê Lợi lập tức liên tưởng đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, ông liền đem chuôi gươm ấy về. Qủa đúng như vậy, khi lắp lưỡi gươm vào chuôi gươm thì vừa in, sau nhiều lần thử thách cuối cùng chuôi và lưỡi gươm cũng tìm được nhau, ý trời đã phó thác cho Lê Lợi làm việc lớn. Ngoài ra sự tương hợp của chuôi và lưỡi gươm còn thể hiện một lời nhắc nhở rất hay của Long Quân, rằng muốn làm việc lớn trước hết cần sự đoàn kết, nếu chỉ có chuôi gươm đẹp đẽ thì cũng chẳng thể chém đầu tên địch nào, còn nếu chỉ có lưỡi gươm thì cũng chẳng thể dùng bởi thiếu mất chuôi. Hình ảnh chuôi gươm cũng đại diện cho vị chủ tướng là Lê Lợi người lãnh đạo nghĩa quân, lúc nào cũng phải sáng suốt và mạnh mẽ. Hình ảnh lưỡi gươm là đại diện cho quân đội của ta, tiêu biểu là những vị tướng dưới trướng như Lê Thận, người sẽ giúp Lê Lợi chém đầu từng tên giặc cướp nước. Như vậy sự vừa vặn của chuôi và lưỡi gươm chính là biểu hiện của sự phối hợp ăn ý giữa chủ tướng Lê Lợi và nghĩa quân dưới trướng, đó là sức mạnh tổng hòa làm nên chiến thắng của nhân dân ta.


    Từ khi có sự trợ giúp của thanh gươm thần, nghĩa quân ta liên tục thắng trận, quân giặc bị đánh đuổi không còn một mảnh giáp, phải đầu hàng và rút quân về nước trong sự nhục nhã. Có được chiến thắng ấy, một phần là nhờ sự thần kỳ của gươm thần mà Long Quân cho mượn, đồng thời gươm ấy đã mang lại niềm tin và nhuệ khí cho nghĩa quân ta, giúp sức mạnh nghĩa quân tăng gấp bội.


    Chuyện sau khi Lê lợi đã lên làm vua, trong một lần du thuyền trên hồ Tả Vọng (hồ Gươm bây giờ), thì có rùa Thần lên đòi gươm về cho Long Quân có nhiều ý nghĩa. Đầu tiên là lý lẽ có mượn có trả, Lê Lợi đã chiến thắng quân Minh, đất nước ta đã yên bình, thanh gươm cũng không còn phận sự gì nữa thì nên được trả về cho chủ cũ. Thứ hai là Long Quân muốn gửi gắm một điều rằng, sự trợ giúp của thần linh âu cũng chỉ là một phần nhỏ, còn nếu muốn vận nước hưng thịnh lâu dài thì phải dựa vào tài trị quốc của Lê Lợi, đừng nên ỷ vào việc có gươm thần mà lơ là cảnh giác, bài học của An Dương Vương vẫn còn sáng mãi cho đến tận bây giờ. Dù bất kỳ lý do nào, Long Quân đòi lại gươm cũng thật xác đáng. Câu chuyện trả Gươm cũng giải thích lý do hồ Tả Vọng còn có tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.


    Sự tích Hồ Gươm không chỉ đặc sắc về nội dung mà còn rất phong phú về nghệ thuật Trong truyền thuyết này có hai câu chuyện vừa lồng ghép vừa tách bạch với nhau: câu chuyện mượn gươm và câu chuyện trở gươm. Chúng có nội dung riêng nhưng đồng thời bổ sung nghĩa cho nhau. Không chỉ vậy văn bản là sự kết hợp giữa yếu tố thực và yếu tố tưởng tượng, kì ảo một cách hài hòa, hợp lí. Với sự kết hợp hài hòa các yếu tố kì ảo và sự bền bỉ với các yếu tố lịch sử, Sự tích Hồ Gươm không chỉ giải thích, nguồn gốc ra đời của tên gọi Hồ Gươm. Mà qua câu chuyện này còn nhám ca ngơi, tôn vinh tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân của khởi nghĩa Lam Sơn Tên họ Hoàn Kiếm đồng thời cũng dùng để đánh dấu chiến thắng của dân tộc, thể hiện ước mơ, khát vọng hòa bình của nhân dân.


    Truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm là một truyền thuyết có ý nghĩa sâu sắc, thể hiện lòng tin và khát vọng mạnh mẽ của nhân dân ta về sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Bởi cuộc chiến của nhân dân ta là cuộc chiến vì chính nghĩa, có sự trợ giúp của thần linh, là thuận theo ý trời, những kẻ hung tàn bạo ngược ắt phải thất bại. Sự tích ấy còn là lời lý giải lý thú về những cái tên khác của hồ Gươm.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
  6. * Tri thức về kiểu bài: Phân tích, đánh giá truyện kể: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật là kiểu bài nghị luận văn học dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ đặc điểm, giá trị nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện kể.


    * Yêu cầu đối với kiểu bài:

    • Về nội dung nghị luận:
      • Xác định chủ đề và phân tích, đánh giá ý nghĩa, giá trị của chủ đề.
      • Phân tích, đánh giá được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.
    • Về kĩ năng nghị luận:
      • Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc.
      • Lí lẽ xác đáng, bằng chứng đáng tin cậy.
      • Sử dụng các câu chuyển tiếp, từ ngữ liên kết hợp lí.
      • Có các phần mở bài, thân bài, kết bài theo quy cách.

    Mở bài: Giới thiệu được truyện kể, nêu khái quát các nội dung chính hay định hướng của bài viết.

    Thân bài: Trình bày các luận điểm làm nổi bật: ý nghĩa, giá trị chủ đề, những nét sặc sắc về nghệ thuật.

    Kết bài: Khẳng định lại giá trị của chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện kể; nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc.


    * Hướng dẫn phân tích ngữ liệu tham khảo:

    Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của truyện ngụ ngôn “Chó sói và chiên con” (La Phông-ten)


    Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

    Mở bài, thân bài và kết bài của ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu của bài viết phân tích, đánh giá một truyện kể chưa?

    Trả lời:


    Mở bài, thân bài và kết bài cuả ngữ liệu đáp ứng được yêu cầu của kiểu bài viết phân tích, đánh giá một truyện kể. Vì những lý do sau

    • Mở bài: Nêu được nội dung khái quát của tác phẩm,thể loại cũng như tác giả, thời gian sáng tác
    • Thân bài: đầy đủ luận điểm , lý lẽ, dẫn chứng rõ ràng
    • Kết bài: khẳng định lại được ý nghĩa của tác phẩm

    Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

    Các luận điểm trong ngữ liệu được sắp xếp theo trình tự nào, có hợp lí không?

    Trả lời: Các luận điểm được sắp xếp theo trình tự luận điểm trước,hình thức nghệ thuật sau


    Câu 3 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

    Trong mỗi luận điểm, ngữ liệu đã có sự kết hợp giữa lí lẽ, bằng chứng như thế nào? Nêu ví dụ.

    Trả lời:

    • Lí lẽ được nêu trước và bằng chứng được trích ra sau để chúng minh lý lẽ
    • Vi dụ: cùng với cách tạo tình huống nói trên là cách xây dựng nhân vật giàu tính biểu trưng. Sói biểu trưng cho những ''kẻ mạnh'', tàn bạo trong xã hội, Chiên biểu trưng cho những kẻ yếu...

    Câu 4 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

    Bạn có nhận xét gì về cách người viết phân tích, đánh giá ý nghĩa, giá trị chủ đề?

    Trả lời:

    • Người viết phân tích về ý nghĩa, giá trị chủ đề của văn bản khá là bao quát và chưa chi tiết cho lắm. Bằng chứng được đưa ra bổ trợ cho việc phân tích còn khá là ít.
    • Cụ thể trong phần này, người viết đã khái quát nội dung câu chuyện, ý nghĩa thông điệp của từng nhân vật chó sói và cừu non. Từ những đặc tính cơ bản của hai giống vật khái quát thành vấn đề của con người trong xã hội. Cách khái quát này dựa trên đặc điểm phản ánh của truyện ngụ ngôn và phong cách thơ ngụ ngôn La Phông-ten. Cũng vừa dễ hiểu, thuận tình, hợp ý, phù hợp với khả năng tiếp nhận của nhiều đối tượng.

    Câu 5 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

    Người viết đã phân tích, đánh giá những nét đặc sắc nghệ thuật nào của truyện kể? Chúng có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của truyện kể?

    Trả lời:

    • Những nét đặc sắc nghệ thuật được đưa ra là:
    • Tình huống truyện độc đáo
    • Nhân vật giàu tính biểu tượng
    • Kết cấu tương phản
    • Lối kể truyện bằng thơ hàm súc mà hấp dẫn
    • Tác dụng: Những nghệ thuật này giúp:
      • tô đậm tính cách nhân vật,
      • tính biểu tượng của từng nhân vật trong xã hội
      • tô đậm chủ đề bài học

    Câu 6 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

    Từ ngữ liệu trên, những lưu ý em rút ra được khi viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện kể?

    Trả lời:


    • Khi viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện kể cần chú ý những điểm sau:
    • Xác định yêu cầu chính của đề, định hướng nội dung đề yêu cầu
    • Lập dàn ý chi tiết xác định từng phần theo đúng cấu trúc một bài văn. Ở phần thân bài cần xây dựng hệ thống luận điểm, lập cứ, lập luận chặt chẽ.
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy