Bài soạn tham khảo số 6

* Tri thức về kiểu bài: Phân tích, đánh giá truyện kể: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật là kiểu bài nghị luận văn học dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ đặc điểm, giá trị nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện kể.


* Yêu cầu đối với kiểu bài:

  • Về nội dung nghị luận:
    • Xác định chủ đề và phân tích, đánh giá ý nghĩa, giá trị của chủ đề.
    • Phân tích, đánh giá được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.
  • Về kĩ năng nghị luận:
    • Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc.
    • Lí lẽ xác đáng, bằng chứng đáng tin cậy.
    • Sử dụng các câu chuyển tiếp, từ ngữ liên kết hợp lí.
    • Có các phần mở bài, thân bài, kết bài theo quy cách.

Mở bài: Giới thiệu được truyện kể, nêu khái quát các nội dung chính hay định hướng của bài viết.

Thân bài: Trình bày các luận điểm làm nổi bật: ý nghĩa, giá trị chủ đề, những nét sặc sắc về nghệ thuật.

Kết bài: Khẳng định lại giá trị của chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện kể; nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc.


* Hướng dẫn phân tích ngữ liệu tham khảo:

Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của truyện ngụ ngôn “Chó sói và chiên con” (La Phông-ten)


Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Mở bài, thân bài và kết bài của ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu của bài viết phân tích, đánh giá một truyện kể chưa?

Trả lời:


Mở bài, thân bài và kết bài cuả ngữ liệu đáp ứng được yêu cầu của kiểu bài viết phân tích, đánh giá một truyện kể. Vì những lý do sau

  • Mở bài: Nêu được nội dung khái quát của tác phẩm,thể loại cũng như tác giả, thời gian sáng tác
  • Thân bài: đầy đủ luận điểm , lý lẽ, dẫn chứng rõ ràng
  • Kết bài: khẳng định lại được ý nghĩa của tác phẩm

Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Các luận điểm trong ngữ liệu được sắp xếp theo trình tự nào, có hợp lí không?

Trả lời: Các luận điểm được sắp xếp theo trình tự luận điểm trước,hình thức nghệ thuật sau


Câu 3 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Trong mỗi luận điểm, ngữ liệu đã có sự kết hợp giữa lí lẽ, bằng chứng như thế nào? Nêu ví dụ.

Trả lời:

  • Lí lẽ được nêu trước và bằng chứng được trích ra sau để chúng minh lý lẽ
  • Vi dụ: cùng với cách tạo tình huống nói trên là cách xây dựng nhân vật giàu tính biểu trưng. Sói biểu trưng cho những ''kẻ mạnh'', tàn bạo trong xã hội, Chiên biểu trưng cho những kẻ yếu...

Câu 4 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Bạn có nhận xét gì về cách người viết phân tích, đánh giá ý nghĩa, giá trị chủ đề?

Trả lời:

  • Người viết phân tích về ý nghĩa, giá trị chủ đề của văn bản khá là bao quát và chưa chi tiết cho lắm. Bằng chứng được đưa ra bổ trợ cho việc phân tích còn khá là ít.
  • Cụ thể trong phần này, người viết đã khái quát nội dung câu chuyện, ý nghĩa thông điệp của từng nhân vật chó sói và cừu non. Từ những đặc tính cơ bản của hai giống vật khái quát thành vấn đề của con người trong xã hội. Cách khái quát này dựa trên đặc điểm phản ánh của truyện ngụ ngôn và phong cách thơ ngụ ngôn La Phông-ten. Cũng vừa dễ hiểu, thuận tình, hợp ý, phù hợp với khả năng tiếp nhận của nhiều đối tượng.

Câu 5 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Người viết đã phân tích, đánh giá những nét đặc sắc nghệ thuật nào của truyện kể? Chúng có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của truyện kể?

Trả lời:

  • Những nét đặc sắc nghệ thuật được đưa ra là:
  • Tình huống truyện độc đáo
  • Nhân vật giàu tính biểu tượng
  • Kết cấu tương phản
  • Lối kể truyện bằng thơ hàm súc mà hấp dẫn
  • Tác dụng: Những nghệ thuật này giúp:
    • tô đậm tính cách nhân vật,
    • tính biểu tượng của từng nhân vật trong xã hội
    • tô đậm chủ đề bài học

Câu 6 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Từ ngữ liệu trên, những lưu ý em rút ra được khi viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện kể?

Trả lời:


  • Khi viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện kể cần chú ý những điểm sau:
  • Xác định yêu cầu chính của đề, định hướng nội dung đề yêu cầu
  • Lập dàn ý chi tiết xác định từng phần theo đúng cấu trúc một bài văn. Ở phần thân bài cần xây dựng hệ thống luận điểm, lập cứ, lập luận chặt chẽ.
Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa

Top 6 Bài soạn "Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội" - Ngữ văn 10 hay nhất

  1. top 1 Bài soạn tham khảo số 1
  2. top 2 Bài soạn tham khảo số 3
  3. top 3 Bài soạn tham khảo số 3
  4. top 4 Bài soạn tham khảo số 4
  5. top 5 Bài soạn tham khảo số 5
  6. top 6 Bài soạn tham khảo số 6

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy