Top 6 Bài soạn "Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí" lớp 9 hay nhất
Trong đời sống, có vô vàn những sự việc hiên tượng xảy ra xung quanh con người, mỗi sự việc lại có một ý nghĩa, tính chất khác nhau cần chúng ta lí giải và ... xem thêm...chiêm nghiệm. Đó có thể là bằng lời nói hoặc sử dụng ngôn ngữ văn chương như nghị luận. Nghị luận về một tư tưởng đạo lí đã trở nên rất quen thuộc và thường được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, học sinh được làm quen với thể loại văn nghị luận cụ thể là nghị luận về một tư tưởng đạo lí. Vậy cách làm dạng văn này như thế nào? Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí" hay nhất mà Toplist đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để chuẩn bị tốt nội dung lên lớp.
-
Bài soạn "Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí" số 1
I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
a, Các đề từ 1, 3, 10 là đề có mệnh lệnh. Các đề còn lại đều là đề mở, không có mệnh lệnh. Tất cả đều đề cập đến một vấn đề thuộc phạm đời sống tinh thần, đạo đức
b, Một vài vấn đề tương tự:
- Lòng nhân ái
- Đố kị, ghen ăn tức ở
- Bệnh dối trá
II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
2. Lập dàn ý
3. Viết bài
4. Đọc lại bài viết và sửa chữa
Luyện tập
Lập dàn ý: "tinh thần tự học"
1. Mở bài
Giới thiệu phương pháp tự học là một trong những con đường học tập hiệu quả, ngoài phương pháp nghe giảng.
2. Thân bài
∗ Giải thích khái niệm:
- Tự học nghĩa là tự mình vạch ra kế hoạch, tự mình đặt ra biện pháp để giúp cho việc học tốt hơn.
- Tự học là việc tự tiếp nhận kiến thức, xử lí thông tin, tiếp thu tri thức
∗ Chứng minh:
Thực tế có nhiều tấm gương tự học, làm nên đại sự: Mạc Đĩnh Chi tự học đỗ Trạng Nguyên, Bác Hồ tự học văn hóa, tự học ngoại ngữ…
∗ Phản biện: Những kẻ lười học, xem việc là khổ sở, bắt buộc nên chán học, lười học
∗ Bình luận:
+ Việc tự học ở nhà của học sinh chủ yếu: soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị bài mới…
+ Người học lên kế hoạch cho mình thời gian, địa điểm, nội dung học
+ Tự học giúp học sinh có thể tự trải nghiệm, tự khám phá kiến thức và chủ động hơn trong việc tiếp nhận kiến thức
+ Tự học là cơ sở thể hiện năng lực tư duy sáng tạo, biết sắp xếp công việc khoa học
+ Học sinh có biện pháp tự học có thể làm chủ chính bản thân mình
3. Kết bài
- Tinh thần tự học giúp nâng cao kiến thức, tự làm chủ lấy mình, tự đặt ra kế hoạch trong học tập
-
Bài soạn "Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí" số 2
Phần I: ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỂ MỘT VẤN ĐỂ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
Đọc các đề bài đã cho và trả lời câu hỏi.
Đề 1. Suy nghĩ từ truyện ngụ ngoon Đẽo cày giữa đường.
Đề 2. Đạo lí Uống nước nhớ nguồn.
Đề 3. Bàn về tranh giành và nhường nhịn.
Đề 4. Đức tính khiêm nhường.
Đề 5. Có chí thì nên.
Đề 6. Đức tính trung thực.
Đề 7. Tinh thần tự học.
Đề 8. Hút thuốc lá có hại.
Đề 9. Lòng biết ơn thầy, cô giáo.
Đề 10. Suy nghĩ từ câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
a) Các đề bài trên có điểm gì giống nhau? Chỉ ra sự giống nhau đó.
b) Mỗi em tự nghĩ ra một đề bài tương tự.
Trả lời:
a) Từ các đề 1, 3 và 10 là đề có mệnh lệnh. Các đề còn lại đều là đề mở không có mệnh lệnh. Tất cả đều đề cập đến một vấn đề thuộc phạm trù đời sống tinh thần, đạo đức.
b) Một vài đề tương tự như:
- Suy nghĩ của em về câu nói: Đoàn kết là sức mạnh.
- Bình luận câu tục ngữ: công mài sắt có ngày nên kim.
- Đức tính khiêm nhường.
Phần II: CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
1. Tìm hiểu đề và tìm ý.
2. Lập dàn bài sơ lược.
3. Viết bài.
4. Đọc lại bài viết và sửa chữa.
Phần III: LUYỆN TẬP
Lập dàn ý cho đề 7 ở mục I.
Đề 7. Tinh thần tự học.
a. Mở bài:
- Trong nhà trường, ngoài việc tiếp thu kiến thức do các thầy cô truyền đạt, người học sinh cần có biện pháp mới có thể giỏi được.
- Một trong số những biện pháp có kết quả là phương pháp tự học.
b. Thân bài:
- Giải thích :
+ "Tự học" nghĩa là tự mình vạch ra kế hoạch, tự mình đặt ra biện pháp để giúp cho việc học tốt hơn.
+ "Tự học" là phần làm việc ở nhà trước khi vào lớp tốt hơn.
- Chứng minh: Trong thực tế có biết bao gương tự học đã làm nên danh phận như: Mạc Đỉnh Chi tự học thi đỗ Trạng nguyên, Mã Lương tự học và vẽ như thật, Bác Hồ tự học và biết nhiều thứ tiếng
- Phê phán: Những kẻ lười học, xem việc học là khổ sở, là bắt buộc nên chán học , lười học.
- Đánh giá:
+ Việc tự học ở nhà của người học sinh thường là soạn bài, làm bài, học bài, xem trước bài mới.
+ Người học lên kế hoạch cho mình, học vào lúc nào, học những gì? Cài gì trước, cái gì sau.
+ Học sinh chuẩn bị bài trước khi vào lớp sẽ dễ hiểu hơn, sẽ trả lời được các câu hỏi của thầy cô đặt ra, đồng thời tạo ra hứng thú hơn trong việc học.
+ "Tự học" là biện pháp giúp người học sinh tự tìm hiểu lấy kiến thức.
+ "Tự học" là phương pháp mới giúp học sinh năng động hơn trong học tập.
+ Đó còn là cơ sở thể hiện năng lực tư duy sáng tạo, biết sắp xếp công việc có khoa học.
+ Người học sinh có biện pháp tự học là biết làm chủ lấy mình.
c. Kết bài:
- Tinh thần tự học giúp con người nâng cao kiến thức, tự làm chủ lấy mình, tự đặt ra kế hoạch trong học tập.
- Tinh thần tự học rất cần cho tất cả mọi người.
- Mỗi học sinh cần đề ra cho mình biện pháp tự học.
-
Bài soạn "Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí" số 3
A. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI
I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Đề 1: Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường.
Đề 2: Đức tính trung thực.
Để 3: Hút thuốc lá có hại.
Đề 4: Suy nghĩ từ câu ca dao:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Đề 5: Lòng biết ơn thầy, cô giáo.
1. Các đề bài trên có điểm giống nhau là đều yêu cầu người viết trình bày suy nghĩ của mình về một vấn đề tư tưởng hoặc đạo lí như: đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, đạo lí về lòng biết ơn thầy, cô giáo, đức tính trung thực,…
2. Một vài đề bài tương tự:
Suy nghĩ từ câu ca dao:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương,Người trong một nước thì thương nhau cùng.
Đức tính chuyên cần.
Tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ Việt Nam ở thế kỉ XXI.II. Cách làm bài nghị luận vể một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Muốn làm tốt bài nghị luận về một vấn đề tư tưỏng, đạo lí, ngoài các yêu cầu chung đối với mọi loại văn như tìm hiểu kĩ đề bài, phân tích sự việc, hiện tượng để tìm ý, lập dàn ý, viết bài và sửa chữa sau khi viết, cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp.
Dàn bài chung của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí gồm ba phần:
Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
Thân bài:
+ Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lí.+ Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.
Kết bài: Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.
Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích, đánh giá và đưa ra được ý kiến của người viết.B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Lập dàn bài cho đề 7, mục I, SGK: Tinh thần tự học.
1. Mở bài
Giới thiệu tinh thần tự học và nêu khái quát đặc điểm, vai trò của tinh thần tự học đối với học sinh.
2. Thân bài
a. Giải thích
Tinh thần tự học:
Hiểu theo nghĩa hẹp: là tinh thần tự giác học tập mà không cần sự nhắc nhở của thầy cô, cha mẹ.
Hiểu theo nghĩa rộng: tinh thần tự học còn được thể hiện ở chỗ tự mình khám phá, chiếm lĩnh kiến thức của nhân loại qua sách vở, báo chí.
b. Đánh giá ý nghĩa của việc tự học.Tinh thần tự học thể hiện ý thức học tập cao của học sinh. Nó cũng thể hiện sự sáng tạo, ham hiểu biết, không ngừng vươn lên chủ động tiếp thu những tri thức có ích, làm hành trang cần thiết bước vào cuộc sống. Chỉ có nêu cao tinh thần tự học thì mới có thể nâng cao chất lượng học tập của mỗi người.
Cần có phương pháp để tự học có hiệu quả:
+ Tự đề ra cho mình kế hoạch học tập hợp lí, phù hợp với việc học tập trên lớp.+ Chủ động tìm sách vở, tài liệu tham khảo cho từng bộ môn được học trong nhà trường nhằm nâng cao vốn hiểu biết về bộ môn đó.
+ Tạo ra thói quen ghi chép một cách khoa học những tri thức tiếp thu được qua sách vở, tài liệu hay các phương tiện truyền thông.
3. Kết bài
Tinh thần tự học là phẩm chất đáng quý đối với mỗi người, nhất là đối với hạnh phúc.
Cần phát huy tinh thần tự học để luôn tiếp cận được với tri thức mối của nhân loại. -
Bài soạn "Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí" số 4
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I- ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
Đề 1: Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường
Đề 2: Đạo lí Uống nước nhớ nguồn
Đề 3: Bàn về tranh giành và nhường nhịn
Đề 4: Đức tính khiêm nhường
Đề 5: Có chí thì nên
Đề 6: Đức tính trung thưc
Đề 7: Tinh thần tự học
Đề 8: Hút thuốc lá có hại
Đề 9: Lòng biết ơn của thầy cô giáo
Đề 10: Suy nghĩ từ câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn- Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Câu hỏi:
a. Các đề bài trên có điểm gì giống nhau? Chỉ ra sự giống nhau đó
b. Mỗi em tự nghĩ ra một đề bài tương tự
Trả lời:
a.
Giống nhau: Các vấn đề đưa ra đều là một vấn đề về tư tưởng đạo lí
Khác nhau: Tuy vậy các đề 1, 3, 10 là đều có yêu cầu cụ thể (suy nghĩ, bàn về, ...). Các đề còn lại không nêu yêu cầu. Nhưng dù có đưa ra mệnh lệnh hay không thì các đề đều có điểm chung về yêu cầu: nghị luận (tức là đòi hỏi người viết phải nhận định, giải thích, bình luận, chứng minh).
b. VD:Bình luận câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
Suy nghĩ của em về tính trung thực trong học tập.
Đoàn kết là sức mạnh.
Tốt gỗ hơn tốt nước sơnII- CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
Cho đề bài: Suy nghĩ về đạo lí: " Uống nước nhớ nguồn"
Các bước:
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
2. Lập dàn bài
a. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của nó
b. Thân bài:
Giải thích câu tục ngữ
Đánh gia nội dung câu tục ngữ
c. Kết bài:Khẳng định một truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Nêu ý nghĩa câu tục ngữ đối với ngày hôm nay
3. Viết bài4. Đọc lại bài viết và sửa chữa
III- Ghi nhớ
Muốn làm tốt bài nghị luận về một vân sđề tư tưởng đao lí, ngoài các yêu cầu chung đối với bài văn, cần chú ý vận dụng những phép lập luận, chứng minh, phân tích, tống hợp
Dàn bài chung:
Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng đạo lí cần bàn luậnThân bài:
Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng đạo lí
Nhận định đánh giá những vấn đề tư tưởng đạo lí trong bối cảnh của cuộc sống riêng chung
Kết bài: Kết luận tổng kết nêu nhận thức mới tỏ ý khuyên bảo hoặc hành độngBài làm cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích đánh gái và đưa ra được ý kiến của người viết
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
III- LUYỆN TẬP
Lập dàn bài cho đề Tinh thần tự học
Bài làm:
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
Tìm hiểu đề: Vấn đề nghị luận là gì? (Tinh thần tự học) Mệnh lệnh của đề là gì? (Đề bài này không có mệnh lệnh cụ thể nhưng vẫn phải xác định các thao tác cụ thể khi làm bài: phân tích, giải thích, chứng minh…).
Tìm ý: Tự học là gì? Tại sao phải tự học? Tự học có tác dụng, ưu thế gì? Người có tinh thần tự học là người như thế nào? Em đã biết đến những tấm gương tự học nào? Em đã có tinh thần tự học chưa?
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài:
Muốn trở học tập thật tốt, mỗi học sinh chúng ta không chỉ tiếp thu những kiến thức mà thầy cô dạy mà chúng ta cần phải có cho mình một phương pháp học tập phù hợp, có tinh thần tự học, có ý thức trong học tập.
b. Thân bài:
Giải thích :
"Tự học" nghĩa là tự mình vạch ra kế hoạch, tự mình đặt ra biện pháp để giúp cho việc học tốt hơn.
Tự học" là phần làm việc ở nhà trước khi vào lớp tốt hơn.
Vậy tinh thần tự học là phương pháp học tập tốt giúp cho chúng ta tiến bộ trong học tập
Bình luận:
Lợi ích của việc có tính thần tự học:
Tự học, đọc trước bài ở nhà trước khi đến lớp sẽ giúp chúng ta khi nghe thầy cô giảng sẽ tiếp thu kiến thức tốt hơn
Chuẩn bị bài, làm bài tập đầy đủ giúp chúng ta củng cố kiến thức đã học và rèn luyện bài học tốt hơn
"Tự học" là biện pháp giúp người học sinh tự tìm hiểu lấy kiến thức.
"Tự học" là phương pháp mới giúp học sinh năng động hơn trong học tập.
Đó còn là cơ sở thể hiện năng lực tư duy sáng tạo, biết sắp xếp công việc có khoa học.
Người học sinh có biện pháp tự học là biết làm chủ lấy mình.
Luận:
Nêu ra những tấm gương, ví dụ chứng minh cho tinh thần tự học đem lại hiệu quả lo lớn: Trong thực tế có biết bao gương tự học đã làm nên danh phận như: Mạc Đỉnh Chi tự học thi đỗ Trạng nguyên, Mã Lương tự học và vẽ như thật, Bác Hồ tự học và biết nhiều thứ tiếng
Mở rộng: Phê phán những kẻ lười học, xem việc học là khổ sở, là bắt buộc nên chán học , lười học.
Rút:
Rút ra bài học cho bản thân và mọi người: Mỗi chúng ta cần nêu cao tinh thần ý thức được việc học có ý nghĩa quan trong như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta để từ đó nêu cao ý thức, tinh thần tự học, tự tìm tòi khám phá, năng động sáng tạo, không lười nhác
c. Kết bài: Khẳng định lại bấn đề một lần nữa:
Tinh thần tự học giúp con người nâng cao kiến thức, tự làm chủ lấy mình, tự đặt ra kế hoạch trong học tập.
Tinh thần tự học rất cần cho tất cả mọi người.
Mỗi học sinh cần đề ra cho mình biện pháp tự học. -
Bài soạn "Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí" số 5
Câu 1. Trong các đề bài sau đây, có những loại đề nào thuộc dạng đề nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ? Đề nào thuộc dạng đề nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ?
Đề 1. Những lời khuyên của em đối với người bạn mới hút thuốc lá.
Đề 2. Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.
Đề 3. Suy nghĩ của em khi gặp một chú thương binh bị hỏng hai mắt.
Đề 4. Đức tính trung thực.
Đề 5. Tinh thần tự học.
Đề 6. Suy nghĩ của em khi gặp người bạn cùng tuổi phải bỏ học đi bán báo, đánh giày kiếm sống.
Đề 7. Lòng biết ơn thầy (cô) giáo.
Đề 8. Đức tính khiêm nhường.
Đề 9. Những con người trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
Trả lời:
Bài tập nêu lên hai dạng đề lớn là nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Trong nghị luận xã hội có hai dạng nhỏ : nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Em cần xem lại định nghĩa và đặc điểm của các dạng đề nghị luận này để xác định cho đúng.
Câu 2. Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi nêu ở dưới.
"Bây giờ, người ta nói nhiều đến trình độ văn minh, nói nhiều đến dân chủ, đến công bằng, chứ ít nghe thấy mấy chữ hi sinh. Thời chiến, mấy chữ đức hi sinh quả là nổi lên hàng đầu. Năm 2005, cả nước kỉ niệm 30 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thông nhất đất nước. Năm này cũng là 40 năm tròn kỉ niệm phong trào Ba sẵn sàng. Phong trào ấy thoạt đầu do các chị phụ nữ trẻ, những người vợ trẻ ở huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây khởi xướng với tên gọi phong trào Ba đảm nhiệm. Chữ ấy hay, ngầm chứa nhiều nhiệt huyết nhưng vẫn ở thế thụ động. Đảm nhiệm là làm thay người khác. Sau đó, có sự gợi ý của Bác Hồ kính yêu, phong trào được đổi tên thành Ba đảm đang, mang tính chủ động tích cực nhiều. Đây chưa phải là phong trào của tuổi trẻ nói chung mà là phong trào của phụ nữ, phần đông là phụ nữ trẻ. Các nữ quân nhân, các nữ thanh niên xung phong cũng ra đi chiến đấu từ phong trào này. Bộ phận ngỡ là thụ động, ngỡ là yếu đuối nhất của cộng đồng là phụ nữ đã bật dậy thành phái mạnh, phái chủ động. Hàng triệu phụ nữ đã trực tiếp tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Người ta đã nói nhiều đến sự hi sinh như sự hi sinh của 10 cô gái Đồng Lộc. Đấy mới chỉ là các tấm bia tượng trưng. Phải nói tới hàng vạn nữ chiến sĩ, nữ thanh niên xung phong và dân công hoả tuyến mãi mãi không trở về. Đấy mới chỉ là sự hi sinh thân mình. Còn phải nói tới sự hi sinh không tên không tuổi : hi sinh cả nước da hồng, cả thì sinh nở. Và nhiều người hi sinh cả chức phận làm vợ, làm mẹ. Hàng triệu người ở lứa tuổi 50, 60 bây giờ đã để lại toàn bộ tuổi trẻ của mình ở mặt trận.”
(Theo Phạm Tiến Duật, báo Nhân dân điện tử)
Câu hỏi:
a) Theo em, đoạn văn trên đây bàn về một tư tưởng, đạo lí hay một sự việc, hiện tượng đời sống ? Đoạn văn bàn về vấn đề gì ? Trong đoạn văn này, tác giả đã vận dụng các phép lập luận gì ?
b) Những câu văn nào thể hiện được ý kiến riêng độc đáo của người viết ?
Trả lời:
Từ Việc tìm hiểu các đề văn nêu trong bài tập 1 ở trên, vận dụng vào bài tập 2 để xác định đoạn văn cụ thể thuộc dạng nghị luận xã hội nào.
a) Vấn đề chính người viết nêu lên, bàn bạc trong đoạn văn là một hiện tượng xã hội thể hiện chủ nghĩa anh hùng. Hiện tượng xã hội ở đây là người phụ nữ vốn thuộc phái yếu trong cộng đồng đã bật dậy thành phái mạnh và đức hi sinh là nền tảng chủ nghĩa anh hùng của họ. Để làm nổi bật hiện tượng đó, tác giả đã sử dụng các phép lập luận : đối lập (hiện tại và thời chiến), giải thích (phong trào Ba đảm đang), phân tích theo lối tăng cấp (về các cung bậc hi sinh, chết là hi sinh cao nhất. Nhưng sống để chịu đựng mâ't mát suốt đời cũng là một hi sinh hết sức to lớn. Đất nước hoà bình rồi họ vẫn tiếp tục hi sinh).
b) Bàn về đức hi sinh, tác giả đã có những ý kiến rất độc đáo và sâu sắc : cần phải hiểu sự hi sinh một cách toàn diện và sâu sắc hơn. Ý kiến ấy thể hiện trong những câu cuối của đoạn văn trên : “Người ta đã nói nhiều đến sự hi sinh như sự hi sinh của 10 cô gái Đồng Lộc. Đấy mới chỉ là các tấm bia tượng trưng. Phải nói tới hàng vạn nữ chiến sĩ, nữ thanh niên xung phong và dân công hoả tuyến mãi mãi không trở về. Đấy mới chỉ là sự hi sinh thân mình. Còn phải nói tới sự hi sinh không tên không tuổi : hi sinh cả nước da hồng, cả thì sinh nở. Và nhiều người hi sinh cả chức phận làm vợ, làm mẹ. Hàng triệu người ở lứa tuổi 50, 60 bây giờ đã để lại toàn bộ tuổi trẻ của mình ở mặt trận."
-
Bài soạn "Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí" số 6
I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
- Muốn làm tốt bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, ngoài các yêu cầu chung đốì với mọi bài văn, cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp.
- Dàn bài chung :
+ Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
+ Thân bài:
Giải thích, chứng minh vấn đề tư tưởng, đạo lí.
Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí đó trong hoàn cảnh của cuộc sống riêng, chung, cá nhân, cộng đồng.
+ Kết bài : Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, bày tỏ thái độ hoặc ý chí hành động.
II - HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI
1. Các đề bài trên có điểm giống nhau ở chỗ đều là đề văn viết về tư tưởng, đạo lí. Tuy vậy, các đề 1, 3, 10 là đề có yêu cầu cụ thể (suy nghĩ..., bàn về..., suy nghĩ...). Các đề còn lại không nêu yêu cầu, nhưng đưa ra các vấn đề tư tưởng để người viết tự xem xét cần giải thích, chứng minh hay bình luận. Với loại đề này thì cần kết hợp cả ba phép lập luận trên.
2. Một vài đề bài tương tự:
- Các đề có yêu cầu :
+ Bình luận câu tục ngữ : "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
+ Suy nghĩ của em về đức tính trung thực.
+ Trình bày ý kiến của em về câu tục ngữ : "Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”.
- Các đề không có yêu cầu :
+ Đoàn kết là sức mạnh.
+ Có công mài sắt có ngày nên kim.
+ Tinh thần tự lực, tự cường.
III - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Đề 7. Tinh thần tự học.
Đây là loại đề không nêu yêu cầu, nhưng người viết cần xác định được là loại đề nghị luận về vấn đề tự học. Để giải quyết đề này, cần phải giải thích khái niệm tự học là gì ? Tự học là tự bản thân chủ thể học tập để tích luỹ kiến thức. Học tập dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của thầy giáo, bạn bè, nhưng bao giờ cũng là hoạt động học tập của cá nhân. Vì thế tự học rất quan trọng. Không ai có thể học thay, tích luỹ kiến thức hộ. Khi rời ghế nhà trường, con người vẫn phải tiếp tục học tập để hoàn chỉnh kiến thức phục vụ cho nghề nghiệp chuyên môn và đời sống. Tự học là con đường quan trọng để có được học vấn. Những tấm gương tự học trong lịch sử. Vấn đề tự học là vô cùng quan trọng với việc tích luỹ kiến thức và hình thành nhân cách. Mỗi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, có cơ hội học tập càng phải nêu cao tinh thần tự học.
Dựa trên những khía cạnh trên, hãy lập dàn bài cho đề văn.