Top 6 Bài soạn "Cách làm văn lập luận chứng minh" lớp 7 hay nhất

Bình An 1200 0 Báo lỗi

Trong chương trình Ngữ văn lớp 7 ở bài trước, học sinh đã được tìm hiểu về phép lập luận chứng minh: thế nào là phép lập luận chứng minh, mục đích, tính chất ... xem thêm...

  1. I. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh

    1. Tìm hiểu đề và tìm ý

    2. Lập dàn ý

    3. Viết bài

    4. Đọc lại và sửa chữa


    II. Luyện tập

    - Cả hai đề văn đều rất giống chân lí ở bài văn mẫu: có chí thì nên

    - Tuy nhiên cách thức diễn đạt khác nhau:

    + Đề 1: lấy một hành động của ý chí làm nguyên nhân có công mài sắt là có chí và một kết quả cụ thể có ngày nên kim tức là thì nên

    + Đề 2: hai dòng đầu nói rõ hơn câu tục ngữ, hai dòng sau dùng bằng chứng để thấy khả năng diệu kì của chí

    - Làm theo các bước như sau


    Đề 1

    A, MB: giới hiệu vấn đề: có công mài sắt có ngày nên kim

    B,TB

    - Giải thích nghĩa của câu tục ngữ: có chí phấn đấu chăm chỉ rèn luyện ắt có ngày thành công

    - Chứng minh câu tục ngữ

    + Mọi việc đều cần sự cố gắng phấn đấu, nỗ lực không ngừng của bản thân mới đem lại hiệu quả

    + Thành quả luôn là phản lực tương đương của công sức ta đã bỏ ra

    + Lười nhác chỉ chuốc lấy thất bại

    + Dẫn chứng

    - Bài học rút ra cho bản thân

    C, KB: khái quát lại vấn đề


    Đề 2

    A, MB: giới thiệu vấn đề

    B, TB

    - Giải thích nội dung bài thơ: có chí ắt làm nên

    - Chứng minh chân lí:

    + Không có việc gì làm khó được ta khi ta đã có quyết tâm

    + Chí khí là nguồn sức mạnh dồi dào to lớn đưa ta đi tới thành công

    + Không có chí khí ta mãi chẳng thể nào có được thành công mình muốn

    + Dẫn chứng

    - Bài học

    C, KB: khái quát vấn đề

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Phần I: CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH

    Theo đề văn: Nhân dân ta thường nói “Có chí thì nên". Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.

    1. Tìm hiểu đề và tìm ý

    a) Xác định yêu cầu chung của đề.

    Chứng minh tư tưởng của câu tục ngữ là đúng đắn

    b) Câu tục ngữ khẳng định điều gì?

    - Chí là hoài bão, ý chí, nghị lực, sự kiên trì

    - Ai có chí thì sẽ thành công.

    c) Chứng minh:

    - Về lí lẽ: Bất cứ việc gì như việc học ngoại ngữ nếu không kiên tâm thì có học được không?

    Nếu gặp khó khăn mà không có ý chí vượt lên thì không làm được gì?

    - Về thực tế là những tấm gương tiêu biểu (đọc lại bài văn Đừng sợ vấp ngã để lấy dẫn chứng).

    2. Lập dàn bài

    a) Mở bài: Câu tục ngữ đúc rút một chân lí: có ý chí, nghị lực trong cuộc sống sẽ thành công.

    b) Thân bài:

    - Xét về lí:

    + Chỉ cho con người vượt trở ngại.

    + Không có chí sẽ thất bại.

    - Xét về thực tế:

    + Những tấm gương thành công của những người có chí.

    + Chí giúp con người vượt qua những chướng ngại lớn

    c) Kết bài:

    - Phải tu dưỡng chí.

    - Bắt đầu chuyện nhỏ sau này là chuyện lớn.

    3. Viết bài

    - Tập trung viết đúng theo chủ đề và dàn ý đã lập.

    - Phân chia thời gian hợp lí.

    4. Đọc lại và sửa chữa

    - Đọc và sửa lỗi chính tả.


    Phần II: LUYỆN TẬP

    Cho hai đề văn sau:

    Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

    Đề 2: Chứng minh tính chân lí trong bài thơ:

    Không có việc gì khó

    Chỉ sợ lòng không bền

    Đào núi và lấp biển

    Quyết chí ắt làm nên.

    (Hồ Chí Minh)

    Em sẽ làm theo các bước như thế nào? Hai đề bày có gì giống và khác so với đề văn đã làm mẫu ở trên?

    Trả lời:

    Cả hai đề văn đều rất giống chân lí ở hài văn mẫu. Đó là “Có chí thì nên". Tuy nhiên cách thức diễn đạt khác nhau.

    Đề 1: Lấy một hành động của ý chí làm nguyên nhân "có công mùi sắt" là “có chí” . Và một kết quả cụ thể “có ngày nên kim" tức là “thì nên”.

    Đề 2: Hai dòng đầu nói rõ hơn câu tục ngữ.

    Hai dòng sau dùng bằng chứng để thấy khả năng kì diệu của “chí”.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. I. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh:

    Cho đề văn: Nhân dân ta thường nói “Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn đó.

    1. Tìm hiểu đề và tìm ý:

    2. Lập dàn bài:

    3. Viết bài:

    4. Đọc và sửa chữa.


    II. LUYỆN TẬP:

    Cho hai đề văn sau:

    Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

    1. Tìm hiểu đề và tìm ý:

    a. Xác định yêu cầu chung: đề nêu ra một tư tưởng thể hiện bằng một câu tục ngữ và yêu cầu chứng minh tư tưởng đúng đắn đó.

    b. Câu tục ngữ khẳng định điều gì?

    Câu tục ngữ khẳng định, muốn có thành công, một làm được việc lớn thì ta phải chăm chỉ, làm từng chút một, không vội vàng . Chỉ có như vậy mới dẫn đến thành công.

    c. Lập luận:

    - Xét về lí lẽ: làm việc gì cũng cần phải kiên trì, chịu khó mới thành công được.

    - Xét về thực tế: có rất nhiều tấm gương nhờ chăm chỉ, không chịu từ bỏ mà thành công.

    2. Lập dàn bài:

    - Mở bài: nêu vai trò quan trọng của ý chí và nghị lực trong cuộc sống.

    - Thân bài: chứng minh cụ thể

    +, Xét về lí lẽ

    +, Xét về thực tế: Cao Bá Quát từng là người gieo vạ cho dân vì viết đơn gửi quan mà chữ không đọc nổi. Kiên trì rèn luyện, từ chỗ không ai đọc được chữ ông viết, ông đã trở thành người nối tiếp đời đời về tấm gương khổ luyện thành tài; những bạn thi “Đường lên đỉnh Olympia”…

    - Kết bài: Bài học rút ra.


    3. Viết bài:

    - Mở bài cần lập luận

    - Dùng các từ liên kết

    - Nêu lí lẽ rồi phân tích

    - Sắp xếp theo trình tự hợp lí.


    4. Đọc và sửa chữa.

    Đề 2: Chứng minh tính chân lí:

    “Không có việc gì khó

    Chỉ sợ lòng không bền

    Đào núi và lấp biển

    Quyết chí ắt làm nên”.

    (Hồ Chí Minh).

    Các bước làm tường tự đề 1.

    *Hai đề này có giống và khác so với đề văn mẫu là:

    Giống: cả hai bài đều có ý khuyên răn con người phải bền lòng, vững lòng, không đươc nản chí khi gặp khó khăn và thử thách.

    Khác nhau:

    - “Có công mài sắt, có ngày nên kim”: thiên nói về sự cần mẫn, chăm chỉ, kiên trì của con người trong công việc.

    - “Có chí thì nên”: thiên nói về sự quyết tâm, ý chí của con người.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. I. Kiến thức cơ bản

    Cho đề văn: Nhân dân ta thường nói “Có chí thì nên". Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.

    1. Tìm hiểu đề và tìm ý

    Đề yêu cầu điều gì?

    + Thao tác này nhằm xác định yêu cầu chung của đề.

    Chúng ta phải chứng minh điều gì?

    + Thao tác này nhằm xác định cụ thể vấn đề cần chứng minh. Điều cần chứng minh có thể được đưa ra dưới dạng luận điểm cho sẵn hoặc dưới dạng một câu văn, câu thơ, câu nói, hình ảnh... Đối với những đề mà vấn đề cần chứng minh được đưa ra một cách gián tiếp, ta phải xác định được một cách cụ thể, chính xác vấn đề qua hình ảnh, cách biểu đạt, chẳng hạn: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim. Với đề kiểu này, một mặt phải cắt nghĩa được nghĩa đen của hình ảnh mài sắt à nên kim, mặt khác, phải hiểu được ngụ ý của hình ảnh này: khuyên nhủ con người phải biết kiên trì, nhẫn nại, bền chí thì sẽ đạt được kết quả.

    Luận điểm của bài văn sẽ là gì?

    + Thao tác này nhằm xác định luận điểm cụ thể cho bài văn (luận điểm có thể dùng được để đặt nhan đề cho bài văn).

    Lập luận chứng minh theo cách nào?

    + Tùy theo từng luận điểm cụ thể mà lựa chọn cách lập luận theo các hướng:

    + Dùng lí lẽ và phân tích lí lẽ;

    + Dùng lí lẽ và dẫn chứng;

    + Kết hợp cả hai.


    2. Lập dàn bài

    Lập dàn bài theo bố cục ba phần, xác định nội dung của từng phần, mối quan hệ giữa các phần, trình tự triển khai các luận cứ trong từng phần, cách đưa dẫn chứng cho mỗi luận điểm, lí lẽ,...

    a. Mở bài:

    Nêu ý nghĩa vấn đề cần chứng minh, khái quát ý kiến của mình về vấn đề đó.

    b. Thân bài:

    + Triển khai luận điểm chính bằng các luận điểm nhỏ nào?

    + Dùng những lí lẽ nào để chứng minh?

    + Lựa chọn các dẫn chứng để thuyết phục cho lí lẽ.

    + Cân nhắc việc sắp xếp các luận cứ (lý lẽ và dẫn chứng) sao cho có sức thuyết phục nhất.

    c. Kết bài:

    Khẳng định tính đúng đắn của điều đã chứng minh. Mở rộng ý nghĩa của vấn đề.


    3. Viết bài

    Dựa vào dàn ý đã xây dựng, viết từ Mở bài, từng đoạn của Thân bài và Kết bài.

    * Cách viết Mở bài: Có các cách sau:

    Đi thẳng vào vấn đề cần chứng minh:

    + Chẳng hạn, với đề văn Nhân dân ta thường nói: "Có chí thì nên". Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó. Có thể viết Mở bài như sau:

    + Có ý chí, nghị lực thì sẽ thực hiện được hoài bão của mình, mới có thể trở thành người thành đạt. Đúng như nhân dân ta đã đúc kết: "Có chí thì nên".

    Đi từ cái chung, dẫn dắt đến cái cần chứng minh:

    + Cũng với đề văn trên, theo cách này có thể viết:

    + Cuộc sống bao giờ cũng đầy những khó khăn, thách thức. Người ta sống tức là biết khắc phục khó khăn, vượt qua những thách thức để vươn tới thành công. Thiếu đi ý chí, nghị lực sẽ không bao giờ đến được bến bờ của thành công, đúng như dân gian vẫn thường nói: Có chí thì nên.

    + Từ thực tiễn để dẫn vào vấn đề cần chứng minh

    + Với đề văn trên, theo cách này có thể viết:

    + Ai mà chẳng muốn thành đạt. Song không phải ai cũng có được ý chí, nghị lực để có thể thành đạt. Nhân dân ta đã dạy rất đúng về điều này: Có chí thì nên.

    * Cách viết Thân bài:

    + Chú ý viết tuần tự từng đoạn, lựa chọn các từ ngữ, câu kết nối, chuyển tiếp giữa các phần, các đoạn. Đối với văn lập luận chứng minh, ta thường gặp các từ ngữ chuyển tiếp như: Thật vậy,...; Quả đúng như vậy,...; Có thể thấy rõ...; Điều đó được chứng tỏ...

    + Khi phân tích lí lẽ, cần chú ý tính logic, chặt chẽ;

    + Khi đưa dẫn chứng cần tập trung phân tích những biểu hiện tiêu biểu, gắn với luận điểm, lí lẽ của mình, không nên kể lể dài dòng.

    * Kết bài:

    + Người ta thường sử dụng những từ ngữ để chuyển ý khi kết bài như: Tóm lại,...; Như vậy,...

    + Đến đây, có thể khẳng định...

    + Chú ý sự hô ứng giữa Mở bài và Kết bài: Mở bài theo cách nào thì Kết bài cũng phải theo cách ấy.


    4. Đọc lại và sửa chữa

    + Kiểm tra lại cách diễn đạt, cách dùng các từ ngữ lập luận, các từ ngữ chuyển tiếp,...

    + Soát các lỗi về chính tả, dùng từ, viết câu,...


    II. Rèn luyện kĩ năng

    Cho hai đề văn sau:

    Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

    Đề 2: Hãy chứng minh tính chân lí trong bài thơ:

    Không có việc gì khóChỉ sợ lòng không bềnĐào núi và lấp biểnQuyết chí ắt làm nên.

    (Hồ Chí Minh)

    Em sẽ làm các bước như thế nào? Hai đề này có gì giống và khác so với đề văn đã làm mẫu ở trên?

    Trả lời:

    Điểm giống nhau: Cả hai câu tục ngữ và bài thơ đều có ý khuyên răn con người phải bền lòng, không được nản chí trước khó khăn của công việc và hoàn cảnh.

    Điểm khác nhau:

    Bài mẫu: Có chí thì nên thiên về khẳng định quyết tâm của con người.

    Hai đề trên:

    + Đề 1: Có công mài sắt có ngày nên kim thiên về nói đến sự cần mẫn, kiên trì trong công việc.

    + Đề 2: Ý thứ nhất: Nếu không bền lòng thì sẽ không làm được việc g

    Ý thứ hai: Khẳng định sức mạnh lớn lao của ý chí và quyết tâm

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

    Muốn làm một bài văn lập luận chứng minh thì phải cần thực hiện bốn bước: Tìm hiều đề và tìm ý, Lập dàn bài, Viết bài, Đọc lại và sửa chữa.

    I. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh

    Cho đề văn: Nhân dân ta thường nói “Có chí thì nên". Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.

    1. Tìm hiểu đề và tìm ý

    a) Xác định yêu cầu chung của đề.

    - Chứng minh tư tưởng của câu tục ngữ là đúng đắn

    b) Câu tục ngữ khẳng định điều gì?

    - Vai trò và ý nghĩa to lớn của chí trong cuộc sống.

    + Chí là hoài bão, ý chí, nghị lực, sự kiên trì

    + Ai có chí thì sẽ thành công.

    c) Chứng minh:

    - Về lí lẽ: Bất cứ việc gì như việc học ngoại ngữ nếu không kiên tâm thì có học được không?

    Nếu gặp khó khăn mà không có ý chí vượt lên thì không làm được gì.

    - Về thực tế là những tấm gương tiêu biểu (đọc lại bài văn Đừng sợ vấp ngã để lấy dẫn chứng).


    2. Lập dàn bài

    a) Mở bài: Câu tục ngữ đúc rút một chân lí: có ý chí, nghị lực trong cuộc sống sẽ thành công.

    b) Thân bài:

    - Xét về lí:

    + Chỉ cho con người vượt trở ngại.

    + Không có chí sẽ thất bại.

    - Xét về thực tế:

    + Những tấm gương thành công của những người có chí.

    + Chí giúp con người vượt qua những chướng ngại lớn

    c) Kết bài:

    - Phải tu dưỡng chí.

    - Bắt đầu chuyện nhỏ sau này là chuyện lớn.


    3. Viết bài

    4. Đọc lại và sửa chữa


    B - PHẦN LUYỆN TẬP

    Cho hai đề văn sau:

    Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

    Đề 2: Chứng minh tính chân lí trong bài thơ:

    Không có việc gì khó

    Chỉ sợ lòng không bền

    Đào núi và lấp biển

    Quyết chí ắt làm nên.

    (Hồ Chí Minh)

    Em sẽ làm theo các bước như thế nào? Hai đề bài có gì giống và khác so với đề văn đã làm mẫu ở trên?

    Trả lời:

    * Các bước làm đề văn chứng minh:

    - Tìm hiểu đề và tìm ý

    - Lập dàn bài

    - Viết bài

    - Đọc lại và sửa chữa.

    * So sánh điểm giống và khác nhau của hai đề văn trên so với đề văn mẫu "Có chí thì nên":

    - Điểm giống nhau: Cả hai câu tục ngữ và bài thơ đều có ý khuyên răn con người phải bền lòng, không được nản chí trước khó khăn của công việc và hoàn cảnh.

    - Điểm khác nhau:

    + Có chí thì nên thiên về khẳng định quyết tâm của con người.

    + Có công mài sắt có ngày nên kim thiên về nói đến sự cần mẫn, kiên trì trong công việc.

    + Bài thơ của Hồ Chí Minh có hai ý:

    Ý thứ nhất: Nếu không bền lòng thì sẽ không làm được việc gì.
    Ý thứ hai: Khẳng định sức mạnh lớn lao của ý chí và quyết tâm.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

    1. Lập luận chứng minh

    Trong văn nghị luận, lập luận chứng minh là cách làm sáng tỏ vấn đề bằng các dẫn chứng hoặc lí lẽ đã được khẳng định trong thực tiễn. Khi lập luận chứng minh, ta có thể dùng dẫn chứng (sự việc, sự kiện, con số,...), dùng lí lẽ hoặc dùng cả dẫn chứng và lí lẽ.

    Chứng minh nhằm mục đích tác động đến người đọc để họ tin vào ý kiến mà mình đã đưa ra đúng, là phải.


    2. Những điều lưu ý khi lập luận chứng minh

    Khi lập luận chứng minh, cần phải lưu ý một số điểm sau :

    - Xác định rõ vấn đề cần chứng minh.

    - Biết tập trung chứng minh điểm nào, mặt nào người đọc chưa tin hoặc chưa tin hẳn. Những gì người đọc đã tin, đã biết thì có thể chỉ cần lướt qua, không cần chứng minh nữa.

    - Các dẫn chứng hoặc lí lẽ đưa ra phải phù hợp với vấn đề đang bàn, phải đủ để thuyết phục niềm tin của người đọc.

    - Trong các bài nghị luận, lập luận chứng minh thường được dùng kết hợp với lập luận giải thích và ngược lại, lập luận giải thích thường được dùng kết hợp với chứng minh. Khi người đọc chưa hiểu vấn đề nào đó, ta cần phải giải thích để giúp cho họ hiểu. Còn khi họ chưa tin điều ta đưa ra, ta cần phải chứng minh để họ tin vào điều ấy. Khi họ hiểu, họ mới tin và càng tin, họ sẽ lại càng hiểu vấn đề ta trình bày một cách sâu sắc hơn.

    Vì thế có thể thấy giải thích và chứng minh thường đi song hành với nhau trong quá trình lập luận.


    3. Muốn làm bài văn lập luận chứng minh, phải thực hiện bốn bước :

    a) Tìm hiểu đề và tìm ý ;

    b) Lập dàn bài ;

    c) Viết bài ;

    d) Đọc lại và sửa chữa.


    4. Dàn bài bài văn lập luận chứng minh :

    - Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh.

    - Thân bài : Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

    - Kết bài : Nêu ý nghĩa luận điểm đã đửợc chứng minh. Chú ý lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn phần Mở bài.


    5. Giữa các phần và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết.


    II - LUYỆN TẬP

    Đề bài : Ca dao thực sự là tiếng hát về lao động và tiếng hát tâm tình của người dân lao động. Em hãy chứng minh điều đó.

    1. Tìm hiểu đề và tìm ý

    Đề yêu cầu chứng minh nhận định về một nội dung của ca dao. Nhận định đề cập hai ý lớn :

    - Ca dao là tiếng hát của người lao động về lao động.

    - Ca dao là tiếng hát tâm tình của người lao động.


    2. Lập dàn bài

    a) Mở bài : Nêu luận điểm cần chứng minh.

    b) Thân bài :

    - Chứng minh nội dung thứ nhất :

    Ca dao là tiếng hát của người lao động về. lao động. Ca dao là tiếng hát của người lao động về công việc của mình : cày bừa, chăm bón, gặt hái ; những niềm vui, nỗi buồn trong công việc.

    - Chứng minh nội dung thứ hai :

    Ca dao là tiếng hát tâm tình của người lao động. Tiếng hát tâm tình, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm bạn bè, tình cảm gia đình (với ông bà, bố mẹ, anh em, vợ chồng).

    c) Kết bài : Ý nghĩa của vấn đề cần chứng minh.


    3. Viết bài và sửa chữa

    Bài làm tham khảo :

    Ca dao thực sự là tiếng hát của người dân lao động. Tiếng hát trong ca dao Việt Nam phong phú vô cùng nhưng chủ yếu vẫn là tiếng hát lao động và tiếng hát tâm tình.

    Qua ca dao, ta thấy được nỗi vất vả, nhọc nhằn của người lao động nông thôn :

    Lao xao gà gáy rạng ngày

    Vai vác cái cầy, tay dắt con trâu

    Bước chân xuống cánh đồng sâu

    Mắt nhắm mắt mở đuổi trâu ra cảỵ.

    Ca dao vốn phát sinh từ công việc lao động, rồi lại phục vụ lao động, nên nó thực sự là tiếng hát của nhân dân lao động. Phải là người lao động thực sự mới có thể hiểu hết được nỗi vất vả của công việc đồng áng :

    Cày đồng đang buổi ban trưa

    Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

    Và từ nỗi vất vả, nhọc nhằn ấy, người dân lao động đã hiểu rõ mồ hôi công sức mà họ đổ xuống để có được hạt lúa vàng. Cho nên họ đã nhắc nhở :

    Ai ơi bưng bát cơm đầy

    Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

    Câu ca dao giúp ta thêm kính trọng mồ hôi nước mắt của người làm ra hạt lúa, đồng thời lên tiếng phán xét nghiêm khắc đối với bản chất ăn bám, coi khinh lao động của bọn người "ngồi mát ăn bát vàng".

    Qua đó ta thấy rằng tiếng hát ca dao không bao giờ là của hạng người "ăn trên ngồi trốc".

    Nhân dân lao động xưa sống rất vất vả, đầu tắt mặt tối, một nắng hai sương, quanh năm "bán mặt cho đất, bán lưng cho giời", nhưng tâm hồn họ rất trong sáng và rộng mở, họ luôn lạc quan và tin tưởng vào cuộc sống chân chính của mình. Người lao động phải đổ "mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày" nên họ tin rằng:

    Mồ hôi mà đổ xuống đồng

    Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.

    hay :

    Công lênh chẳng quản bao lâu

    Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.

    Chính vì lạc quan tin tưởng trong lao động nên người dân lao động luôn hăng say với công việc của mình :

    Hỡi cô tát nước bên đàng

    Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi ?

    Còn gì đẹp hơn bức tranh cô thiếu nữ tát nước dưới đêm trăng ? Tâm hồn trong sáng của cô hoà với ánh trăng, trăng tan vào nước như những giọt mồ hôi của cô thấm mát từng gốc lúa, củ khoai... Phải tinh tế vô cùng, người nghệ sĩ quần chúng mới thấy được vẻ đẹp hào phóng của công việc lao động cũng như tâm hồn người lao động.

    Dù lao động vất vả, nhọc nhằn nhưng tâm hồn, tình cảm của người lao động rất phong phú, trong sáng, sâu sắc và chân tình. Tình cảm ấy được thể hiện rõ trong ca dao trữ tình.

    Trước hết ta hãy nói đến tình yêu quê hương, đất nước của nhân dân ta. Đây là một tình cảm thiêng liêng, mặn mà, sâu sắc của người lao động đốì với đất nước.

    Quê hương, đất nước Việt Nam gắn liền với con người Việt Nam. Chẳng biết từ bao giờ, thiên nhiên và cuộc sống con người đã hoà làm một:

    Gió đưa cành trúc la đà

    Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

    Mịt mù khói toả ngàn sương

    Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ.

    Không gian trời đất lắng trải giữa một buổi sáng êm đềm. Nhũng cành trúc la đà trước gió, một tiếng chuông hay một tiếng gà những tưởng như chìm sâu vào cảnh tĩnh mịch đó. Thế nhưng, trong "mịt mù khói tỏa ngàn sương" ấy, cuộc sống thực sự bắt đầu, sôi động và lan tỏa như mặt nước Hồ Tây.

    Trên đường về quê Bác, câu hò xưa lại vẳng vào tâm trí chúng ta :

    Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

    Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.

    Thể hiện tình yêu quê hương trong cảnh trí, ca dao Việt Nam còn ca ngợi những con người xây dựng và làm chủ quê hương ây. Tình cảm đồng bào trong ca dao Việt Nam rộng lớn vô cùng :

    Nhiễu điều phủ lấy giá gương

    Người trong một nước thì thương nhau cùng.

    hay :

    Bầu ơi thương lấy bí cùng

    Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

    Tình cảm của người dân Việt Nam mộc mạc như giàn bí, giàn bầu, nhưng lại thiêng liêng cao cả như "nhiễu điều phủ lấy giá gương". Tình cảm "nhớ" trơng ca dao Việt Nam gắn chặt với những gì rất cụ thể. Đây là tiếng lòng thổn thức của trái tim ai đó khi phải đi xa tổ ấm :

    Anh đi anh nhớ quê nhà

    Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

    Nhớ ai dãi nắng dầm sương

    Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

    Tình bè bạn của người lao động Việt Nam chỉ có thể sánh với vầng trăng tròn dịu hiền, với bầu trời cao mênh mông xanh thẫm :

    Bạn về có nhớ ta chăng

    Ta về nhớ bạn, như trăng nhớ trời.

    Đứng trước tình cảm làm cha làm mẹ, những thi sĩ quần chúng đã gửi vào gan ruột chúng ta những vần điệu tha thiết :

    Nuôi con cho được vuông tròn

    Mẹ thầy dầu dãi xương mòn, gối cong

    Con ơi cho trọn hiếu trung

    Thảo ngay một dạ kẻo uổng công mẹ thầy.

    Thật vô cùng cảm động trước sự mong ước đơn sơ, nhưng chính đáng và sâu sắc của những trái tim làm mẹ, làm cha.

    Cuộc sống có thể hết sức vất vả, nhưng tình vợ chồng của người lao động vẫn keo sơn :

    Râu tôm nấu với ruột bầu

    Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.

    Tình yêu chân chính là cội nguồn của sự thuỷ chung không gì lay chuyển được :

    Chồng ta áo rách ta thương

    Chồng người áo gấm xông hương mặc người.

    Tình cảm nam nữ trong tiếng hát của người lao động cũng là một tình cảm lành mạnh, trong sáng và dạt dào :

    Đôi ta như lửa mới nhen

    Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.

    "Lửa mới nhen" nhất định sẽ bùng lên ngọn lửa, "trăng mới mọc" sẽ còn lên cao, sáng tỏ, "đèn mới khêu" thì nguồn sáng mới bắt đầu. Tất cả những tình cảm lành mạnh ấy đều được "nhắn nhe" từ buổi gặp gỡ ban đầu :

    Đường xa thì thật là xa

    Mượn mình làm mối cho ta một người

    Một người mười chín đôi mươi

    Một người vừa đẹp vừa tươi như mình.

    Nói chung tình cảm của người dân Việt Nam vốn phát sinh từ lao động nên rất tế nhị và chân tình.Cuộc sống của nhân dân Việt Nam gắn chặt với lao lao động sản xuất. Từ lao động, ca dao ra đời và phục vụ lại lao động. Do đó nó chính là tiếng hát thực sự của người lao động. Tâm hồn của người lao động Việt Nam trước nỗi vất vả, nhọc nhằn của cuộc sống là một tâm hồn trong sáng, rộng mở, tràn đầy niềm tin tưởng lạc quan. Ca dao ca ngợi lao động chính là ca ngợi con người lao động có tình cảm sâu sắc, tế nhị, phong phú và chân tình. Tha thiết yêu ca dao là tha thiết yêu con người lao động.

    (Trần Thanh Thảo, Hà Nội)

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy