Top 6 Bài soạn "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" của Hồ Chí Minh lớp 7 hay nhất

Bình An 534 0 Báo lỗi

Bài văn "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" được trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ hai, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao ... xem thêm...

  1. I. Đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh

    - Hồ Chí Minh (1890-1969), quê tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
    - Người là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam, người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tran và giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội
    - Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn của dân tộc và là Danh nhân văn hóa thế giới
    - Sự nghiệp sáng tác: Hồ Chí minh sáng tác nhiều thể loại, để lại một khối lượng tác phẩm lớn
    + Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến…
    + Truyện, kí: Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
    + Thơ: Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh…

    II. Đôi nét về tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

    1. Xuất xứ
    - Bài văn trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam (tên gọi từ năm 1951 đến năm 1976 của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay)
    - Tên bài do người soạn sách đặt
    2. Bố cục (3 phần)
    - Phần 1 (từ đầu đến “lũ bán nước và cướp nước”): Nêu vấn đề nghị luận – Nhận định chung về lòng yêu nước
    - Phần 2 (tiếp đó đến “lòng nồng nàn yêu nước”): Chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta
    - Phần 3 (còn lại): Nhiệm vụ của mọi người
    3. Giá trị nội dung:
    Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”
    4. Giá trị nghệ thuật
    - Bố cục chặt chẽ, luận điểm ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc
    - Dẫn chứng được chọn lọc, trình bày hợp lí, giàu sức thuyết phục
    - Cách diễn đạt trong sáng, nhiều hình ảnh so sánh độc đáo


    III. Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1 (trang 26 sgk ngữ văn 7 tập 2)

    Bài văn này nghị luận về vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

    - Luận điểm: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”


    Câu 2 (trang 26 sgk ngữ văn 7 tập 2)

    Bài văn có bố cục 3 phần:

    - Phần 1 ( từ đầu đến lũ bán nước và cướp nước): Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của nhân dân ta

    - Phần 2 (tiếp đến lòng nồng nàn yêu nước): Lòng yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại

    - Phần 3 (còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp.


    Câu 3 (trang 26 sgk ngữ văn 7 tập 2)

    Để chứng minh tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu:

    - Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.

    - Tinh thần yêu nước trong các cuộc kháng chiến chống Pháp:

    + Từ các lứa tuổi: từ già tới trẻ

    + Khắp các vùng miền: miền ngược tới miền xuôi

    + Mọi giai cấp: công nhân, nông dân, chiến sĩ

    + Khắp các mặt trận: hậu phương tới tiền tuyến


    Câu 4 ( trang 26 sgk ngữ văn 7 tập 2)

    Các hình ảnh so sánh trong bài:

    - Tinh thần yêu nước như một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm lũ bán nước và cướp nước

    → Cách so sánh cụ thể, độc đáo làm nổi bật sức mạnh vô địch của tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc

    - Tinh thần yêu nước như các thứ của quý… kín đáo.

    → Giá trị của tinh thần yêu nước khi tiềm tàng, khi lộ rõ. Nhấn mạnh vào nhiệm vụ làm tinh thần yêu nước tiềm ẩn trở thành sức mạnh chống kẻ thù.


    Câu 5 (Trang 26 sgk ngữ văn 7 tập 2)

    - Câu mở đoạn: “Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”.

    - Câu kết: “Những cử chỉ… nồng nàn yêu nước”.

    → Các dẫn chứng trong đoạn này được đưa theo mô hình “từ…đến…” và được sắp xếp theo trình tự: tuổi tác, vùng miền, giai cấp… Những sự việc này có mối quan hệ theo các bình diện khác nhau nhưng bao quát được mọi khía cạnh.


    Câu 6 ( trang 26 sgk ngữ văn 7 tập 2)

    Nghệ thuật lập luận nổi bật:

    - Bố cục chặt chẽ

    - Dẫn chứng chọn lọc, xác thực, được trình bày thứ tự theo thời gian nhằm làm nổi bật tính toàn dân

    - Lối so sánh độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cho người đọc thấy được sức mạnh, giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.


    Luyện tập

    Câu hỏi (trang 27 SGK): Viết một đoạn văn theo lối liệt kê khoảng 4-5 câu có sử dụng mô hình liên kết "từ…đến…".

    + Quê ngoại em là một vùng quê rất yên bình và xinh đẹp. Từ cánh đồng làng đến lũy tre xanh trước cổng vào, từ con đường làng đến những ngôi nhà nhỏ ấm cúng, tất cả đều toát lên vẻ thanh bình. Con người nơi đây cũng rất thân thiện, chân chất, giản dị và chăm chỉ. Quê ngoại là nơi lưu giữ nhiều kí ức tuổi thơ đẹp đẽ của em.

    Ý nghĩa - Nhận xét

    -Học sinh nhận ra chân lí được nêu bật trong bài viết, đó là: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta."

    -Học sinh thấy được tính mẫu mực, điển hình về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của bài văn nghị luận này với những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Trả lời câu 1 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

    Bài văn này nghị luận về vấn đề gì? Em hãy tìm (ở phần mở đầu) câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài.


    Trả lời câu 2 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

    Tìm bố cục bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài.

    Lời giải chi tiết:

    - Bố cục: ba phần.

    - Dàn ý:

    + Mở bài (Từ "Dân ta..." đến "kẻ cướp nước"). Nêu vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta, đó là một sức mạnh to lớn trong các cuộc chiến đấu chống xâm lược.

    + Thân bài (Từ "Lịch sử.... đến “lòng nồng nàn yêu nước"). Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc và trong cuộc kháng chiến hiện tại.

    + Kết bài (Từ “Tinh thần... ” đến hết): Nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước của dân được phát huy mạnh mẽ trong mọi công việc kháng chiến.


    Trả lời câu 3 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

    Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào?

    Lời giải chi tiết:

    Để chứng minh cho nhận định:

    "Dân ta có một lòng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng biểu hiện tinh thần yêu nước trong cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc trong lịch sử và hiện tại. Trọng tâm của việc chứng minh tinh thần yêu nước là những biểu hiện trong cuộc kháng chiến hiện tại. Do đó ở phần nội dung, tác giả đã nêu dẫn chứng cụ thể về những việc là hành động của mọi giới, mọi tầng lớp trong nhân dân. Đồng thời, tác giả cũng đi từ lời nhận xét bao quát đến những dẫn chứng cụ thể.


    Trả lời câu 4 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

    Trong bài văn, tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy.

    Lời giải chi tiết:

    Trong bài văn, có những hình ảnh so sánh ở đoạn cuối.

    “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi giấu kín đáo trong rương, trong hòm.”

    Bằng những hình ảnh được so sánh ấy, người đọc có thể hình dung rất rõ ràng hai trạng thái của tinh thần yêu nước: tiềm tàng, kín đáo và biểu lộ rõ ràng, đầy đủ.


    Trả lời câu 5 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

    Đọc lại đoạn văn: “Đồng bào ta ngày nay” đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước”, và hãy cho biết:

    a) Câu mở đoạn và câu kết đoạn.

    b) Các dẫn chứng trong đoạn này được sắp xếp theo cách nào?

    c) Các sự việc và con người được liên kết theo mô hình: "từ... đến ..." có mối quan hệ với nhau như thế nào?

    Lời giải chi tiết:

    a) Câu mở đoạn:” Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ngày trước".

    Câu kết đoạn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước".

    b) Dẫn chứng được sắp xếp theo cách liệt kê với mô hình "từ... đến”.

    c) Các sự việc và con người được liên kết theo mô hình được liên kết mô hình “từ... đến ” có mối quan hệ hợp lí, được sắp xếp theo cùng một diện như: lứa tuổi, tầng lớp, giai cấp, nghề nghiệp, địa bàn cư trú.


    Trả lời câu 6 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

    Theo em, nghệ thuật nghị luận ở bài này có những đặc điểm gì nổi bật?

    Lời giải chi tiết:

    Nghệ thuật lập luận nổi bật:

    - Bố cục chặt chẽ

    - Dẫn chứng chọn lọc, xác thực, được trình bày thứ tự theo thời gian nhằm làm nổi bật tính toàn dân

    - Lối so sánh độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cho người đọc thấy được sức mạnh, giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.


    LUYỆN TẬP

    Câu 2. Viết một đoạn văn theo lối liệt kê khoảng 4-5 câu có sử dụng mô hình liên kết “từ ... đến”.

    Lời giải chi tiết:

    “Lá lành đùm lá rách” là một trong những truyền thống đạo lí đẹp đẽ của dân tộc ta. Ngày nay, truyền thống đó lại được phát huy mạnh mẽ. Hằng năm, cứ vào dịp cuối năm là cả nước ta lại chung tay góp sức ủng hộ người nghèo. Từ các quan chức cấp cao của nhà nước đến các công nhân viên chức bình thường, từ những doanh nhân thành đạt cho đến những nông dân lao động một nắng hai sương, từ những cụ già tóc bạc cho đến những nhi đồng trẻ thơ, từ các chiến sĩ ngoài hải đảo cho đến những kiều bào ở nước ngoài... Những cử chỉ cao quý đó tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau ở tấm lòng tương thân, tương ái, ở sự sẻ chia đối với những cảnh đời còn cơ cực nghèo khổ. Những việc làm đó, đã góp phần làm cho xã hội ngày càng văn minh, giàu mạnh.


    Nội dung chính

    Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đã làm sáng tỏ một chân lí: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. TÌM HIỂU CHUNG

    - Bài văn trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam (tên gọi từ năm 1951 đến năm 1976 của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay).

    - Thể loại: Văn chính luận

    - Nội dung chính: Truyền thống yêu nước quí báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước. Với những bằng chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục, bài văn làm sáng tỏ chân lí: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quí báu của ta".

    - Bố cục văn bản:

    + Phần 1 (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước"): Khẳng định tinh thần yêu nước và truyền thống quý báu của dân tộc.

    + Phần 2 (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ và hiện tại.

    + Phần 3 (đoạn còn lại): Phát huy tinh thần yêu nước của dân tộc trong thực tế là nhiệm vụ quan trọng.


    ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

    Câu 1 - Trang 26 SGK

    Bài văn này nghị luận về vấn đề gì? Em hãy tìm (ở phần mở đầu) câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài.

    Trả lời:

    Vấn đề nghị luận: tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

    Câu văn chủ chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài văn ở phần đầu là: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.


    Câu 2 - Trang 26 SGK

    Tìm bố cục bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài.

    Trả lời:

    - Bố cục bài văn gồm 3 phần:

    + Phần 1 (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") : Khẳng định tinh thần yêu nước và truyền thống quý báu của dân tộc.

    + Phần 2 (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước") : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ và hiện tại.

    + Phần 3 (đoạn còn lại) : Phát huy tinh thần yêu nước của dân tộc trong thực tế là nhiệm vụ quan trọng.

    - Dàn ý theo trình tự lập luận trong bài:

    + Mở bài (Từ "Dân ta..." đến "kẻ cướp nước"): Nêu vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta, đó là một sức mạnh to lớn trong các cuộc chiến đấu chống xâm lược.

    + Thân bài (Từ "Lịch sử.... đến “lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc và trong cuộc kháng chiến hiện tại.

    + Kết bài (Từ “Tinh thần...” đến hết): Nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước của dân được phát huy mạnh mẽ trong mọi công việc kháng chiến.


    Câu 3 - Trang 26 SGK

    Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào?

    Trả lời:

    Để chứng minh cho nhận định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng biểu hiện tinh thần yêu nước trong cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc trong lịch sử và hiện tại. Trọng tâm của việc chứng minh tinh thần yêu nước là những biểu hiện trong cuộc kháng chiến hiện tại. Do đó ở phần nội dung, tác giả đã nêu dẫn chứng cụ thể về những việc là hành động của mọi giới, mọi tầng lớp trong nhân dân. Đồng thời, tác giả cũng đi từ lời nhận xét bao quát đến những dẫn chứng cụ thể.


    Câu 4 - Trang 26 SGK

    Trong bài văn, tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy.

    Trả lời:

    Trong bài văn, tác giả có sử dụng những hình ảnh so sánh ở đoạn cuối:

    - Tinh thần yêu nước như một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm lũ bán nước và cướp nước.

    => Làm nổi bật sức mạnh vô địch của tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc

    - Tinh thần yêu nước như các thứ của quý… kín đáo.

    => Giá trị của tinh thần yêu nước khi tiềm tàng, khi lộ rõ. Nhấn mạnh vào nhiệm vụ làm tinh thần yêu nước tiềm ẩn trở thành sức mạnh chống kẻ thù.

    Bằng những hình ảnh được so sánh trên, người đọc có thể hình dung rất rõ ràng hai trạng thái của tinh thần yêu nước: tiềm tàng, kín đáo và biểu lộ rõ ràng, đầy đủ.


    Câu 5 - Trang 26 SGK

    Đọc lại đoạn văn: “Đồng bào ta ngày nay...” đến “...nơi lòng nồng nàn yêu nước”, và hãy cho biết:

    a) Câu mở đoạn và câu kết đoạn.

    b) Các dẫn chứng trong đoạn này được sắp xếp theo cách nào?

    c) Các sự việc và con người được liên kết theo mô hình: "từ... đến ..." có mối quan hệ với nhau như thế nào?

    Trả lời:

    a) Câu mở đoạn: "Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ngày trước".

    Câu kết đoạn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước".

    b) Dẫn chứng được sắp xếp theo cách liệt kê với mô hình "từ... đến”.

    c) Các sự việc và con người được liên kết theo mô hình được liên kết mô hình “từ... đến” có mối quan hệ hợp lí, được sắp xếp theo cùng một phương diện như: lứa tuổi, tầng lớp, giai cấp, nghề nghiệp, địa bàn cư trú.


    Câu 6 - Trang 26 SGK

    Theo em, nghệ thuật nghị luận ở bài này có những đặc điểm gì nổi bật?

    Trả lời:

    Nghệ thuật lập luận nổi bật:

    - Bố cục chặt chẽ

    - Dẫn chứng chọn lọc, xác thực, được trình bày thứ tự theo thời gian nhằm làm nổi bật tính toàn dân

    - Lối so sánh độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cho người đọc thấy được sức mạnh, giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.


    PHẦN LUYỆN TẬP

    Câu 1 - Trang 27 SGK

    Học thuộc lòng đoạn văn từ đầu đến "... tiêu biểu của một dân tộc anh hùng". (Học sinh tự làm)


    Câu 2 - Trang 27 SGK

    Viết một đoạn văn theo lối liệt kê khoảng 4-5 câu có sử dụng mô hình liên kết “từ ... đến...”.

    Trả lời:

    Có thể tham khảo các đoạn văn sau:

    (1) “Lá lành đùm lá rách” là một trong những truyền thống đạo lí đẹp đẽ của dân tộc ta. Ngày nay, truyền thống đó lại được phát huy mạnh mẽ. Hằng năm, cứ vào dịp cuối năm là cả nước ta lại chung tay góp sức ủng hộ người nghèo. Từ các quan chức cấp cao của nhà nước đến các công nhân viên chức bình thường, từ những doanh nhân thành đạt cho đến những nông dân lao động một nắng hai sương, từ những cụ già tóc bạc cho đến những nhi đồng trẻ thơ, từ các chiến sĩ ngoài hải đảo cho đến những kiều bào ở nước ngoài... Những cử chỉ cao quý đó tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau ở tấm lòng tương thân, tương ái, ở sự sẻ chia đối với những cảnh đời còn cơ cực nghèo khổ. Những việc làm đó, đã góp phần làm cho xã hội ngày càng văn minh, giàu mạnh.

    (2) Quê ngoại em là một vùng quê rất yên bình và xinh đẹp. Từ cánh đồng làng đến lũy tre xanh trước cổng vào, từ con đường làng đến những ngôi nhà nhỏ ấm cúng, tất cả đều toát lên vẻ thanh bình. Con người nơi đây cũng rất thân thiện, chân chất, giản dị và chăm chỉ. Quê ngoại là nơi lưu giữ nhiều kí ức tuổi thơ đẹp đẽ của em.


    TỔNG KẾT

    • Bằng những dẫn chứng cụ thể phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.

    • Bài văn là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    1. Tác giả:

    Hồ Chí Minh (1890 - 1969)
    Người chiến sĩ cách mạng, anh hùng giải phóng dân tộc, là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
    Là nhà văn, nhà thơ lớn .
    Là danh nhân văn hóa thế giới.
    2. Tác phẩm

    Bài văn được trích trong Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2/1951 của Đảng Lao động Việt Nam.
    Nội dung: Văn bản nói đến truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để xây dựng và bảo vệ đất nước.


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Câu 1: Trang 26 sgk ngữ văn 7 tập 2

    Bài văn này nghị luận về vấn đề gì? Em hãy tìm ở phần ở đầu câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài.

    Bài làm:
    Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
    Câu chốt thâu tóm nội dung nghị luận trong bài: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta".


    Câu 2: Trang 26 sgk ngữ văn 7 tập 2

    Tìm bố cục bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài.
    Bài làm:
    Bài văn có bố cục ba phần:
    Nêu vấn đề (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.
    Giải quyết vấn đề (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.
    Kết thúc vấn đề (phần còn lại): Nhiệm vụ cần phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
    Lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài:
    Mờ bài: Giới thiệu về truyền thống quý báu của dân tộc ta, đó là tinh thần yêu nước.
    Thân bài: Tác giả chứng minh tinh thần yêu nước qua các thời kì:
    Lịch sử kháng chiến qua các thời đại: (tiêu biểu là Bà Trưng, Bà Triệu...), chúng ta phải ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng ấy.
    Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước (từ các cụ già đén các cháu nhi đồng, từ các kiều bào đến những đồng bào ở vùng bi tạm chiến, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi...) ==> tất cả đều giống nhau bởi cùng có lòng yêu nước nồng nàn.
    Kết bài: Tác giả nêu lên bổn phận của mọi người là phải làm cho tinh thần yêu nước được thế hiện bằng các việc làm thiết thực (như giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo) đề tất cả mọi người thực hành yêu nước, góp phần vào công cuộc kháng chiến.


    Câu 3: Trang 26 sgk ngữ văn 7 tập 2

    Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào?
    Bài làm:
    Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra các dẫn chứng về các cuộc kháng chiến trong lịch sử từ xưa đến nay:
    Trong lịch sử: Những trang sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...
    Trong kháng chiến Pháp: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến những công chức hậu phương...”.
    Các dẫn chứng đưa ra rất thuyết phục, thể hiện được truyền thống yêu nước đó diễn ra xuyên suốt các thời kì lịch sử, trong mọi tầng lớp nhân dân (già, trẻ, gái, trai), mọi vùng miền của đất nước (miền ngược, miền xuôi, nước ngoài, trong nước)


    Câu 4: Trang 26 sgk ngữ văn 7 tập 2

    Trong bài văn, tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy.
    Bài làm:
    Trong bài văn, tác giả đã sử dụng một số hình ảnh so sánh:
    HÌnh ảnh so sánh thứ nhất
    Mở đầu bài văn là hình ảnh: tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
    Tác dụng: So sánh tinh thần yêu nước với làn sóng mạnh mẽ và to lớn là cách so sánh giữa một khái niệm trừu tượng và một hình ảnh cụ thể. Góp phần làm nổi bật sức mạnh phi thường, vĩ đại của tinh thần yêu nước.
    Hình ảnh so sánh thứ hai:
    Hình ảnh: tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.
    Tác dụng: Cách so sánh trên làm khiến người đọc hình dung được giá trị của tinh thần yêu nước. Tinh thần yêu nước cũng như tài sản quý giá, cần phải được trưng bày để mọi người dễ dàng nhìn thấy qua những hành động cụ thể.


    Câu 5: Trang 26 sgk ngữ văn 7 tập 2

    Đọc lại đoạn văn: “Đồng bào ta ngày nay” đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước”, và hãy cho biết:a. Câu mở đoạn và câu liên kết đoạn.b. Các dẫn chứng trong đoạn văn này được sắp xếp theo cách nào?c. Các sự việc và con người được liên kết theo mô hình: “ từ... đến” có mối quan hệ với nhau như thế nào?
    Bài làm:
    a. Câu mở đoạn của đoạn văn này là: "Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước".Câu kết đoạn của đoạn văn này: "Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước".b. Các dẫn chứng trong đoạn này được sắp xếp theo các trình tự:
    Theo tuổi tác: “Từ cụ già... đến các cháu nhi đồng...”.
    Theo quan hệ không gian: “Từ kiều bào nước ngoài đến nhân dân vùng tạm bị chiếm...”.
    Theo quan hệ tầng lớp, gia cấp: “Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến những công chức ở hậu phương ...”.
    c. Thủ pháp liệt kê hàng loạt dẫn chứng vừa cụ thể, vừa khái quát, vừa điển hình, các sự việc và con người được liên kết theo mô hình “từ …đến…” Cách viết ấy đã làm sáng tỏ lòng nồng nàn yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc và nhiệt tình tham gia kháng chiến cứu nước của nhân dân ta là vô cùng mạnh mẽ và phong phú, đa dạng.


    Câu 6: Trang 26 sgk ngữ văn 7 tập 2

    Theo em nghệ thuật nghị luận ở bài này có những đặc điểm gì nổi bật? (Bố cục, chọn lọc dẫn chứng và trình tự đưa dẫn chứng, hình ảnh so sánh).
    Bài làm:
    Bố cục: Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc,...
    Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh, phép liệt kê, so sánh chọn lọc và đặc sắc. Đặc biệt cách sử dụng các hình ảnh so sánh khiến bài văn trở nên sinh động, gần gũi và dễ hiểu.
    Bài văn là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận.


    LUYỆN TẬP
    Câu 2: Trang 27 sgk ngữ văn 7 tập 2

    Viết một đoạn văn theo lối liệt kê khoảng 4-5 câu có sử dụng mô hình liên kết “từ ... đến”.
    Bài làm:
    Uống nước nhớ nguồn là một truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó được giữ gìn và phát huy qua các thế hệ. Hàng năm, vào ngày Tết Nguyên đán, mỗi gia đình lại chuẩn bị những mâm cơm tươm tất để dâng cúng tổ tiên. Từ các kiều bào sinh sống ở mọi quốc gia trên thế giới đến các gia đình ở Việt Nam. Từ những gia đình có điều kiện sung túc đến những gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Từ các cụ già đến trẻ thơ đều nô nức đón chào ngày Tết, dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ tổ tiên, chuẩn bị chu đáo mâm ngũ quả, cặp bánh chưng đặt trên bàn thờ mỗi gia đình. Dù mâm cao cỗ đầy hay giản dị, tất cả đều chứa đựng lòng thành kính và biết ơn vô hạn với tổ tiên với thế hệ con cháu hôm nay. Đó là nét văn hóa đẹp, nên gìn giữ và lưu truyền cho các thế hệ mai sau.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

    1. Tác giả Hồ Chí Minh (xem lại bài Cảnh khuya,, Rằm tháng giêng).

    2. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một văn bản nghị luận với các đặc điểm được giới thiệu trong chương trình Tập làm văn. (Bài 18, 19, SGK Ngữ văn 7, tập hai)

    3. Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta". Bài văn là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận.


    II - HƯỚNG DẪN ĐỌC - HlỂU VĂN BẢN

    Câu 1. Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Câu văn thâu tóm nội dung nghị luận trong bài: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta".


    Câu 2. Bài văn có bố cục ba phần :

    - Mở bài (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghị luận : Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.

    - Thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước") : Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.

    - Kết bài (phần còn lại) : Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.


    Câu 3. Để chứng minh cho nhận định : "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta", tác giả đã đưa ra các dẫn chứng :

    - Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.

    - Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, dẫn chứng lại chia ra các lứa tuổi; người trong vùng tạm bị chiếm và nước ngoài; miền ngược, miền xuôi; chiến sĩ ngoài mặt trận và công chức ở hậu phương; phụ nữ và các bà mẹ chiến sĩ; công nhân, nông dân thi đua sản xuất đến điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,... Các dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện đã chứng minh dân ta có truyền thống nồng nàn yêu nước.


    Câu 4. Trong bài văn, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh : tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. So sánh tinh thần yêu nước với làn sóng mạnh mẽ và to lớn là cách so sánh cụ thể, độc đáo. Lối so sánh như vậy làm nổi bật sức mạnh cuồn cuộn, vô song của tính thần yêu nước.

    Hình ảnh so sánh khác là ví tinh thần yêu nước như các thứ của quý. Có khi được trưng bày, có khi được cất giấu. Khi được trưng bày, ai cũng nhìn thấy. Khi được cất giấu thì kín đáo. Như vậy tinh thần yêu nước khi tiềm tàng, khi lộ rõ, nhưng lúc nào cũng có. Cách so sánh này làm cho người đọc hình dung được giá trị của lòng yêu nước ; mặt khác nêu trách nhiệm đưa tất cả của quý ấy ra trưng bày, nghĩa là khơi gợi, phát huy tất cả sức mạnh còn đang tiềm ẩn, đang được cất giấu ấy để cho cuộc kháng chiến thắng lợi.


    Câu 5. Câu mở đoạn của đoạn văn này :

    Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.

    Câu kết đoạn của đoạn văn :

    Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

    Các dẫn chứng trong đoạn này được đưa ra theo mô hình "từ ... đến ..." và được sắp xếp thẹo các trình tự: tuổi tác, khu vực cư trú; tiền tuyến, hậu phương; tầng lớp, giai cấp. Những sự việc và con người này có mối quan hệ theo các bình diện khác nhau, nhưng bao quát toàn bộ già trẻ, gái trai, miền xuôi, miền ngược, tiền tuyến, hậu phương, nông dân, công nhân, điền chủ,... ; nghĩa là toàn thể nhân dân Việt Nam.


    Câu 6. Nghệ thuật bài văn có những điểm nổi bật:

    - Bố cục chặt chẽ.

    Dẫn chứng chọn lọc và trình bày theo trật tự thời gian (từ xưa đến nay). Nhấn mạnh các dẫn chứng thời nay, đưa các dẫn chứng này theo các bình diện để làm nổi bật tính chất toàn dân.

    - Hình ảnh so sánh độc đáo, gợi cho người đọc thấy rõ sức mạnh to lớn và giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.


    Ghi nhớ:
    Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn làm tỏ một chân lí: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta".
    Bài văn là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận.


    LUYỆN TẬP
    1. Học thuộc đoạn từ lần đầu đến “... tiêu biểu của một dân tộc anh hùng".
    2. Viết một đoạn 4-5 câu theo lối liệt kê có sử dụng mô hình liên kết “từ.. đến..”: Hôm nay, khu phố tôi làm tổng vệ sinh để góp phần làm sạch đẹp thành phố. Đúng bảy giờ sáng, ông tổ trưởng đánh một hồi kẻng dài. Mọi người cùng hăng hái ra đường. Từ các cụ già râu tóc bạc phơ đến các bạn thiếu nhi còn nhỏ tuổi; từ các vị công chức ngày ngày vẫn bận bịu công việc của cơ quan đến các bà chỉ quẩn quanh việc nội trợ ở trong nhà; từ những chủ nhân của nhiều tiệm lớn đến những người chỉ có gánh hàng rong; từ những gia đình có nhà lầu ba bốn tầng đến những nhà chỉ lụp xụp một mái tôn thấp, nhỏ, tất cả cùng tích cực quét dọn, thông cống rãnh, thu gom rác và đem đổ vào nơi quy định, làm cho bộ mặt của khu phố trở nên sáng sủa và sạch đẹp hẳn lên.
    Kết quả cần đạt
    Hiểu được tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nắm được nghệ thuật nghị luận chặt chẽ, sáng, gọn, có tính mẫu mực của bài văn.
    Nắm cấu tạo và tác dụng của câu đặc biệt.
    Nắm được bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận. Biết cách lập bố cục và lập luận khi làm bài tập làm văn.
    Chú thích (thêm)
    Nồng nàn yêu nước: yêu nước một cách thiết tha, đằm thắm.
    Truyền thống: những điều đã có từ lâu còn được giữ gìn và lưu truyền tới bây giờ.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. I. Về thể loại

    Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân được viết theo thể nghị luận.

    Văn bản nghị luận là một thể văn đặc biệt. Khác với các thể loại như truyện, kí, kịch, thơ,… tác động chủ yếu đến người đọc qua hệ thống hình tượng cảm xúc, văn nghị luận xây dựng một hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng để luận bàn về một vấn đề nào đó nảy sinh trong thực tiễn đời sống và trong nghệ thuật.

    Trong văn bản nghị luận, người viết nêu rõ vấn đề cần xem xét, trình bày để thể hiện những hiểu biết, suy nghĩ, quan điểm, thái độ,… của mình đối với vấn đề đó. Giá trị của một văn bản nghị luận trước hết nằm ở ý nghĩa của vấn đề được nêu ra, ở quan điểm xem xét và giải quyết vấn đề, nhất là ở sức thuyết phục của lập luận.

    Sức thuyết phục của văn bản nghị luận là ở hệ thống luận điểm chặt chẽ, luận cứ chi tiết và luận chứng xác thực,… Qua đó, người đọc tin vào những điều người viết trình bày, tự xác định cho mình những tư tưởng, tình cảm và hành động đúng.


    II. Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1:

    * Bài văn này nghị luận về vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

    * Câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.


    Câu 2:

    Bố cục của bài văn: gồm 3 phần:

    Phần 1: từ đầu => “lũ bán nước và lũ cướp nước” : Tác giả nêu lên vấn đề cần nghị luận: tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.
    Phần 2: tiếp => “lòng nồng nàn yêu nước” : Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.
    Phần 3: còn lại : Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.


    Câu 3:

    * Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng:

    Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại
    Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
    Những dẫn chứng được đưa ra là những dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện, chứng minh nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn.

    * Các dẫn chứng đưa ra được sắp xếp theo trình tự:

    Thời gian: quá khứ – hiện tại
    Không gian: miền xuôi – miền ngược, nước ngoài – trong nước
    Lứa tuổi: già – trẻ, gái – trai
    Lĩnh vực: mặt trận, hậu phương.


    Câu 4:

    * Trong bài văn, tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh là:

    “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý…” => tinh thần yêu nước khi tiềm tàng, khi lộ rõ, nhưng lúc nào cũng có. Cách so sánh này khiến cho người đọc có thể hình dung được giá trị của lòng yêu nước; mặt khác nêu lên trách nhiệm phải đưa thứ của quý ấy ra trưng bày, nghĩa là phải phát huy hết tất cả những cái mạnh đang tiềm ẩn, đang được cất giấu để cuộc kháng chiến thắng lợi vẻ vang.
    “Tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn,…” => Đây là cách so sánh cụ thể, độc đáo. Chính lối so sánh như vậy đã làm nổi bật sức mạnh cuồn cuộn, vô song của tinh thần yêu nước.


    Câu 5:

    Đoạn văn “Đồng bào ta ngày nay” đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước”.

    a)

    Câu mở đoạn là: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”

    Câu kết đoạn là: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”

    b)

    Các dẫn chứng trong đoạn văn này được sắp xếp theo trình tự: tuổi tác, khu vực cư trú; tiền tuyến, hậu phương; tầng lớp, giai cấp.

    c)

    Những sự việc và con người được liên kết theo mô hình “từ…đến…” giúp cho sự việc và con người được thống nhất với nhau. Những sự việc và con người này có mối quan hệ theo các bình diện khác nhau, nhưng bao quát toàn bộ già trẻ, gái trai, miền xuôi, miền ngược, tiền tuyến, hậu phương, nông dân, công nhân, điền chủ,… => toàn thể nhân dân Việt Nam.


    Câu 6:

    Nghệ thuật lập luận của bài văn có những đặc sắc:

    Bố cục chặt chẽ
    Dẫn chứng có chọn lọc và được trình bày theo trật tự thời gian (từ xưa đến nay). Nhấn mạnh những dẫn chứng thời nay, đưa các dẫn chứng này theo các bình diện để làm nổi bật tính chất toàn dân.
    Hình ảnh so sánh độc đáo, gợi cho người đọc thấy rõ sức mạnh to lớn và giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.


    LUYỆN TẬP

    Câu 2: Viết một đoạn văn theo lối liệt kê khoảng 4-5 câu có sử dụng mô hình liên kết “từ ... đến”.
    Bài làm:
    Uống nước nhớ nguồn là một truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó được giữ gìn và phát huy qua các thế hệ. Hàng năm, vào ngày Tết Nguyên đán, mỗi gia đình lại chuẩn bị những mâm cơm tươm tất để dâng cúng tổ tiên. Từ các kiều bào sinh sống ở mọi quốc gia trên thế giới đến các gia đình ở Việt Nam. Từ những gia đình có điều kiện sung túc đến những gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Từ các cụ già đến trẻ thơ đều nô nức đón chào ngày Tết, dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ tổ tiên, chuẩn bị chu đáo mâm ngũ quả, cặp bánh chưng đặt trên bàn thờ mỗi gia đình. Dù mâm cao cỗ đầy hay giản dị, tất cả đều chứa đựng lòng thành kính và biết ơn vô hạn với tổ tiên với thế hệ con cháu hôm nay. Đó là nét văn hóa đẹp, nên gìn giữ và lưu truyền cho các thế hệ mai sau.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy