Top 6 Bài soạn "Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người" lớp 7 hay nhất

Bình An 116 1 Báo lỗi

Tình yêu quê hương đất nước con người là mạch nguồn cảm xúc mãnh liệt, là một trong hai dòng chủ lưu của văn học. Từ xưa đến nay, văn học luôn có cảm hứng sâu ... xem thêm...

  1. I. Đôi nét về tác giả
    - Ca dao, dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, dùng để diễn tả đời sống nội tâm của con người.
    - Để phân biệt ca dao và dân ca, hiện nay, người ta đưa ra hai khái niệm như sau:
    + Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, tức là những câu hát dân gian trong diễn xướng
    + Ca dao là lời thơ của dân ca. Ca dao còn bao gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca. Khái niệm ca dao còn được dùng để chỉ một thể thơ dân gian – thể ca dao

    II. Đôi nét về tác phẩm Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
    1. Giá trị nội dung
    “Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người” thường gợi nhiều hơn tả, hay nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch sử, văn hóa của từng địa danh. Đằng sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi và các bức tranh phong cảnh là tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào đối với con người và quê hương, đất nước.
    2. Giá trị nghệ thuật
    - Sử dụng thể thơ lục bát, lục bát biến thể
    - Sử dụng hình thức đối đáp, ướm hỏi quen thuộc trong ca dao
    - Hình ảnh so sánh, ẩn dụ, ước lệ, tượng trưng,...
    - Các địa danh gần gũi, nổi tiếng,...


    III. Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1 (trang 39 sgk ngữ văn 7 tập 1)

    Ý đúng: b và c

    - Bài ca là sự đối đáp của chàng trai và cô gái, ta nhận ra thông qua hệ thống từ ngữ xưng hô “chàng”, “nàng”

    - Lối hát đối đáp thường được sử dụng trong ca dao vì: mục đích thử tài nhau, thường được sử dụng hát đối đáp trong lao động


    Câu 2 (trang 39 sgk ngữ văn 7 tập 1)

    - Hình thức hát đối đáp trong hát đố

    + Trai, gái thử tài nhau- đo độ hiểu biết kiến thức địa lí, lịch sử

    - Câu hỏi và lời đáp hướng về nhiều địa danh ở nhiều kì của vùng Bắc Bộ: không chỉ có đặc điểm địa lý tự nhiên, mà còn có cả dấu vết lịch sử, văn hóa nổi bật.

    + Người hỏi am hiểu tường tận và chọn nét tiêu biểu của từng địa danh để hỏi

    + Người đáp hiểu rõ nhất và trả lời đúng ý người hỏi

    - Sự hỏi đáp thể hiện sự chia sẻ, hiểu biết cũng như niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương đất nước, là cách để hai người bày tỏ tình cảm


    Câu 3 (trang 40 sgk ngữ văn 7 tập 1)

    - Cụm từ “Rủ nhau” phổ biến trong ca dao Việt Nam.

    + Sự thân thiết tới mức có thể sử dụng quan hệ gần gũi, thân thiết

    + Người rủ và người được rủ có chung mối quan tâm và cùng muốn làm một việc gì đó.

    - Cách tả: bài ca gợi nhiều hơn tả- thông qua việc gợi nhắc tới Kiếm Hồ, Thê Húc, Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút

    - Cảnh đa dạng, có hồ, cầu, đền, đài và tháp tất cả hợp thành một không gian thiên tạo và nhân tạo thơ mộng, thiêng liêng.

    - Địa danh gợi lên những vùng đất âm vang lịch sử, văn hóa

    → Gợi tình yêu, niềm tự hào về Hồ Gươm, Thăng Long, đất nước

    - Câu cuối là dòng thơ xúc động nhất, sâu lắng nhất trực tiếp tác động tới tình cảm người nghe.

    + Câu hỏi nhắc nhở các thế hệ con cháu tiếp tục giữ gìn và xây dựng non nước.


    Câu 4 (trang 40 sgk ngữ văn 7 tập 1)

    Cảnh xứ Huế trong bài tả cảnh:

    + Bài ca phác họa cảnh đường vào xứ Huế đẹp, thơ mộng, tươi mát

    + Cảnh đẹp vào xứ Huế như thế vừa khoáng đạt, vừa bao la, quây quần

    + Non xanh, nước biếc cứ bao quanh xứ Huế

    + Cảnh đẹp ấy do tạo hóa và bàn tay con người tạo ra

    - Có nhiều chi tiết gợi hơn tả. Định ngữ và cách so sánh truyền thống đã gợi lên những cảnh đẹp sông núi có đường.

    - Bài ca có nhiều chi tiết gợi lên những cảnh đẹp sông núi có đường nét, màu sắc sinh động của con người thiên lí xứ Huế.

    - Đại từ phiếm chỉ “ai” trong lời mời, lời nhắn nhủ cùng nhiều bài khác

    - Nó có thể là số ít hoặc số nhiều, có thể chỉ người mà tác giả bài ca trực tiếp nhắn gửi hoặc hướng tới chưa quen biết

    → Lời mời, lời nhắn gửi đó, một mặt thể hiện tình yêu, lòng tự hào đối với cảnh đẹp xứ Huế, mặt khác như muốn chia sẻ với mọi người về cảnh đẹp và tình yêu.


    Câu 5 (trang 40 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

    - Nét đặc biệt trong hai dòng thơ đầu bài 4 : dòng thơ 12 tiếng thay vì lục, bát; phép điệp từ, đảo ngữ.

    - Tác dụng, ý nghĩa : gợi sự to lớn, rộng rãi, tràn đầy sự sống.


    Câu 6 (trang 40 sgk ngữ văn 7 tập 1)

    Hình ảnh cô gái được so sánh:

    + Chẽn lúa đòng đòng

    + Ngọn nắng hồng ban mai

    → Có sự tương đồng trẻ trung phơi phới với sức sống đang xuân

    - Hai câu thơ cuối tạo điểm nhấn cho toàn bài khi làm nổi bật lên vẻ

    - Ở hai dòng thơ đầu ta thấy cánh đồng bao la, chưa thấy cái hồn của cảnh hiện lên

    ⇒ Chính là con người, là cô thôn nữ mảnh mai, nhiều duyên thầm và đầy sức sống


    Câu 7 (trang 40 sgk ngữ văn 7 tập 1)

    Bài ca dao số 4 là lời chàng trai:

    + Chàng trai thấy cánh đồng mênh mông và cô gái với vẻ đẹp mảnh mai, trẻ trung, đầy sức sống

    + Chàng trai ngợi ca cánh đồng và cô gái

    → Đây là cách bày tỏ tình cảm của chàng trai với cô gái

    - Ý kiến khác cho rằng đây là lời của cô gái:

    + Trước cánh đồng mênh mông, cô gái nghĩ về thân phận mình

    + Cô gái như “chẽn lúa đòng đòng” đẹp vẻ đẹp tự nhiên, tinh khiết, tươi tắn

    + Nỗi lo âu của cô gái thể hiện rõ nhất ở từ “phất phơ” và sự đối lập

    + Sự đối lập giữa mênh mông rộng lớn với chẽn lúa nhỏ nhoi

    ⇒ Sự lo lắng, than vãn về số phận nhỏ bé, bất định của cô gái


    Luyện tập

    Bài 1 (trang 48 sgk ngữ văn 7 tập 1)

    Thể thơ trong cả 4 bài ca dao trên: lục bát và lục bát biến thể, thể thơ tự do

    + Bài 1: có sự thay đổi số từ ở câu 6 và câu 8

    + Bài 3: kết thúc là dòng lục, không phải dòng bát

    + Bài 4: thể thơ tự do thể hiện ở 2 dòng thơ đầu


    Bài 2 (trang 48 sgk ngữ văn 7 tập 1)

    Tình cảm được thể hiện trong bốn bài ca: tình yêu quê hương, đất nước, con người:

    + Gợi nhiều hơn tả, nhắc tới tên địa danh với những cảnh sắc, lịch sử, văn hóa của từng địa danh

    + Phía sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn là tình cảm yêu quê hương, đất nước, con người

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Trả lời câu 1 (trang 39 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

    Nhận xét về bài 1, em đồng ý với ý kiến:

    a. Bài ca dao có 2 phần: phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là lời đáp của cô gái. Hình thức đối đáp này có rất nhiều trong ca dao, dân ca.


    Trả lời câu 2 (trang 39 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

    * Chàng trai, cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điểm của từng địa danh như vậy để hỏi – đáp:

    - Vì đây là lời mà các chàng trai và các cô gái hát giao duyên trong chặng hát đố - chặng hát thử tài hiểu biết của nhau về lịch sử, địa lí, phong tục của các vùng miền.

    - Những địa danh trong bài 1 là địa danh của vùng núi Bắc Bộ. Nó gắn với nhiều đặc điểm văn hóa, phong tục của nhiều vùng đất. Người hỏi – chàng trai hỏi những vùng rất tiêu biểu, trong khi đó người trả lời – cô gái trả lời rất chuẩn và chính xác. Từ đó, thông qua cuộc hỏi đáp như vậy, chàng trai và cô gái bày tỏ tình cảm với nhau.


    Trả lời câu 3 (trang 40 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

    - Phân tích cụm từ “rủ nhau”: chỉ mối quan hệ thân thiết, gần gũi của những người cùng sở thích.

    - Nhận xét tả cảnh của bài 2: Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ: Kiếm Hồ tức là Hồ Hoàn Kiếm một thắng cảnh, một di tích lịch sử, văn hóa gắn liền với truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”, nơi Rùa Vàng ngoi lên đòi lại gươm báu. Câu thơ “Rủ nhau…Kiếm Hồ” là một câu dẫn, câu gợi cho người đọc, người nghe đến với Hồ Gươm.

    - “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?” là một câu hỏi tu từ, có ý nghĩa khẳng định, nhắc nhở về công lao xây dựng đất nước của ông cha ta. Đó là lời nhắc nhở các thế hệ về sau phải luôn luôn giữ gìn, bào vệ và phát triển những truyền thống tốt đẹp đó.


    Trả lời câu 4 (trang 40 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

    * Nhận xét của em về cảnh trí xứ Huế và cách tả trong bài 3: Cảnh trí xứ Huế được tác giả dân gian phác họa qua vẻ đẹp của con đường. Đó là con đường gợi tả bằng những màu sắc tươi tắn (non xanh, nước biếc). Cảnh đó đẹp như tranh vẽ. Bức tranh xứ Huế tạo nên vẻ đẹp gần gũi, khoáng đạt và nên thơ.

    * Từ ngữ:

    - Đại từ “ai” là một từ phiếm chỉ: có thể chỉ trực tiếp người mà tác giả quen nhưng đó cũng có thể là lời nhắn nhủ đến với tất cả mọi người.

    - “Ai vô xứ Huế thì vô”: ẩn chứa lời mời, lời nhắn gửi, hẹn hò rất tinh tế, kín đáo. Một mặt thể hiện tình yêu đối với xứ Huế còn một mặt là muốn giới thiệu, chia sẻ với mọi người về cảnh đẹp của xứ Huế.


    Trả lời câu 5 (trang 40 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

    * Hai dòng thơ đầu bài 4 có những đặc điểm về từ ngữ:

    - Các từ “ni, tê” (này, kia) cho người đọc hiểu đây là tiếng miền Trung.

    - Các điệp ngữ, đảo ngữ: “đứng bên ni đồng, đứng bên tê đồng”, “mênh mông bát ngát, bát ngát mênh mông” thể hiện cánh đồng rộng lớn nhìn hút tầm mắt; từ bên nào nhìn ra cũng cũng thấy sự rộng lớn của cánh đồng- cánh đồng đang vươn lên, đầy sức sống.

    ⟹ Ý nghĩa: Tất cả đều nhắm khắc họa khoảng không gian rộng lớn bát ngát của cánh đồng qua cái nhìn mải mê, sung sướng của người ngắm cảnh.


    Trả lời câu 6 (trang 40 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

    Phân tích hình ảnh cô gái trong hai dòng cuối bài 4: Cô gái được so sánh với “chẽn lúa đòng đòng”

    - Lúa đòng đòng: lúa sắp trổ bông, sắp trưởng thành, thân lúa bắt đầu cong xuống, hạt lúa non sắp mẩy căng, ngậm sữa ngọt lành.

    - Người con gái nông thôn đang vào tuổi dậy thì phơi phới sức xuân, mơn mởn như chẽn lúa ấy.

    ⟹ Trước cánh đồng mênh mông, bát ngát, hình ảnh cô gái có vẻ nhỏ bé nhưng lại thể hiện được tâm trạng hồn nhiên, trẻ trung tươi mới, tinh sạch và đầy sức sống như “phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”. Đó cũng là mối quan hệ giữa cảnh và người tạo nên bức tranh hài hòa, mang vẻ đẹp tinh tế và gợi cảm.


    Trả lời câu 7 (trang 40 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

    - Bài 4 là lời của chàng trai đang ngắm cô gái đứng trên cánh đồng. Chàng trai thấy cánh đồng rộng mênh mông, cô gái trẻ trung, xinh đẹp và đầy sức sống.

    - Cách hiểu khác về bài 4: cô gái đứng trước cánh đồng rộng mênh mông, rợn ngợp, nhìn đâu cũng không thấy bờ, cô gái cất lên tiếng than về thân phận nhỏ bé của mình. Em không đồng tình với cách hiểu này vì trong câu thể hiện được niềm vui, sự hạnh phúc nên không thể nào lại là sự nhỏ bé, vô định được.


    Luyện tập

    Trả lời câu 1 (trang 40 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

    Nhận xét về thể thơ trong bốn bài ca

    - Sử dụng thể thơ lục bát nhưng cũng có sử dụng lục bát biến thể (bài 1 và 3) và thể thơ tự do ở hai câu đầu bài 4.

    ⟹ Mỗi thể loại như vậy đều có những ưu, nhược điểm nhất định trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc.


    Trả lời câu 2 (trang 40 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

    Tình cảm chung của cả 4 bài:

    - Là tình yêu quê hương, đất nước và con người.

    - Tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào đối với con người, quê hương, đất nước.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Câu 1. Nhận xét về bài 1, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây:

    a- Bài ca là lời của một người và chỉ có một phần.

    b- Bài ca có hai phần: Phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là: lời đáp của cô gái.

    c- Hình thức đối đáp này có rất nhiều trong ca dao, dân ca.

    d- Hình thức đối đáp này không phố biến trong ca dao, dân ca

    Trả lời

    b. Bài ca dao có hai phần: phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần hai là lời đáp của cô gái.

    c. Hình thức đối đáp này có rất nhiều trong ca dao - dân ca.

    Ví dụ:

    - Đố anh chi sắc hơn dao,

    Chi sâu hơn bể, chi cao hơn rời?

    - Em ơi mắt sắc hơn dao,

    Bụng sâu hơn bể, trán cao hơn trời.

    - Cái gì nó bé nó cay,

    Cái gì nó bé nó hay của quyền?

    - Hạt tiêu nó bé nó cay

    Đồng tiền nó bé nó hay cửa quyền.

    - Em đố anh từ Nam chí Bắc

    Sông nào là sông sâu nhất?

    Núi nào là núi cao nhất nước tá?

    Anh mà giảng được cho ra

    Thì em kết nghĩa giao hòa cùng anh.

    - Sâu nhất là sông Bạch Đằng

    Ba lần giặc đến ba lần giặc tan

    Cao nhất là núi Lam Sơn

    Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.


    Câu 2. Trong bài 1, vì sao chàng trai, cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điểm (của từng địa danh) như vậy để hỏi - đáp?

    Trả lời

    Trong bài 1, chàng trai và cô gái lại dùng những địa danh với nhưng đặc điểm của từng địa danh như vậy để hỏi - đáp nhau, vì đây là lời mà các chàng trai và các cô gái hát giao duyên trong chặng hát đố – chặng hát thử tài hiểu biết của nhau về lịch sử, địa lí,…của các vùng miền.

    Những địa danh trong bài 1 là những địa danh ở vùng Bắc Bộ nước ta. Nó gắn với những đặc điểm lịch sử, địa lí, văn hoá của nhiều vùng đất. Người hỏi đã chọn được nhiều nét tiêu biểu để đố, trong khi đó, người đáp cũng trả lời rất đúng. Cuộc hỏi đáp diễn ra như vậy chính là cơ sở để các chàng trai và các cô gái bày tỏ tình cảm với nhau.


    Câu 3. Phân tích cụm từ “Rủ nhau” và nêu nhận xét của em về cách tả cảnh của bài 2. Địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên điều gì? Suy ngẫm của em về câu hỏi cuối bài ca: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”

    Trả lời

    Trong bài 2, cụm từ “Rủ nhau” cho thấy cả những người rủ và người được rủ đều tỏ ra thích thú muốn được tham quan cảnh đẹp Hồ Gươm. Đây là một thắng cảnh thiên nhiên, đồng thời là một di tích lịch sử, văn hóa của đất nước ta.

    Cách tả cảnh của bài ca dao này là gợi chứ không tả, tức chỉ nhắc lần lượt các địa danh: Kiếm Hồ, Thê Húc, Ngọc Sơn... Nhưng như thế cũng đủ cho người nghe cảm thấy háo hức, vì đó là những cảnh trí tiêu biểu của hồ Hoàn Kiếm.

    Địa danh gắn liền với truyền thống đấu tranh (sự tích Hồ Gươm) dân tộc. Cảnh trí đa dạng có hồ, cầu, có chùa, đền đài, tháp... tạo thành cảnh thiên nhiên thơ mộng của đất Thăng Long. Vì thế, địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên niềm tự hào về đất nước, về lịch sử và văn hóa.

    “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”

    Câu hỏi cuối bài là lời nhắn nhủ nhắc chúng ta phải nhớ đến công lao xây dựng đất nước của các đấng tiền nhân. Câu hỏi còn nhắc chúng ta cùng các thế hệ mai sau phải biết tiếp tục xây dựng, giữ gìn đất nước cho xứng với truyền thống lịch sử, văn hóa nghìn đời của dân tộc.


    Câu 4. Nhận xét của em về cảnh trí xứ Huế và cách tả cảnh trong bài 3. Em hãy phân tích đại từ “ai” và chỉ ra những tình cảm ẩn chứa trong lời mời, lời nhắn gửi: “Ai vô xứ Huế thì vô...”

    Trả lời

    Cảnh trí xứ Huế rất đẹp và thơ mộng. Đường vào “quanh quanh” uốn khúc, đây có non, đó có nước quần tụ làm nên một không gian mênh mông khoáng đạt. Non thì xanh, nước thì biếc, màu sắc ấy nhuộm cho Huế thêm tươi mát, êm đềm. Khung cảnh Huế sông động về đường nét, quyến rũ về màu sắc chẳng khác nào “tranh họa đồ” nên đã làm say đắm lòng người.

    - Bài ca dao này dù có dùng định ngữ (quanh quanh), dùng biện pháp so sánh (như tranh họa đồ), nhưng chủ yếu vần là gợi hơn là tả. Tuy nhiên cảnh đẹp xứ Huế vẫn hiện lên thật sinh động.

    - “Ai” trong lời mời, lời nhắn gửi “Ai vô xứ Huế thì vô" là một đại từ phiếm chỉ có nhiều nghĩa. Nó có thể chỉ một người hoặc nhiều người, có thể chỉ người mà tác giả bài ca dao trực tiếp nhắn gửi hoặc hướng tới người chưa quen biết.

    -> Lời nhắn gửi trên ẩn chứa một niềm tự hào, lòng yêu mến cảnh đẹp xứ Huế, muôn được cùng nhiều người chia sẻ nỗi niềm ấy. Ngoài ra, biết đâu, lời mời.


    Câu 5. Hai dòng thơ đầu bài 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ? Nhửng nét đặc biệt ấy có tác dụng, ý nghĩa gì?

    Trả lời

    Hai dòng thơ đầu bài 4, khác dòng thơ bình thường, được kéo dài ra tới 12 tiếng, có sử dụng các điệp từ, đảo từ và đối xứng (đứng bên tê đồng - đứng bên ni đồng, mênh mông bát ngát - bát ngát mênh mông).

    Cách sử dụng các câu thơ kéo dài như thế có tác dụng gợi lên sự dài rộng, to lớn của cánh đồng. Và các điệp từ, đảo từ cho thấy dù đứng ở góc độ nào cánh đồng vẫn bao la, mênh mông. Sự rộng lớn ấy và sự trù phú của cánh đồng báo hiệu một cuộc sống đầy hạnh phúc và tự tin.


    Câu 6. Phân tích hình ảnh cô gái trong hai dòng cuối bài 4.

    Trả lời

    Lúa đòng đòng là lúa sắp trổ bông; nắng hồng ban mai là nắng mới lên. Sự so sánh cô gái như “chẽn lúa đòng đòng/ Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai” làm nổi bật hình ảnh một cô gái đương xuân, phơi phới, đầy sức sống.

    Ở hai dòng đầu của bài ca dao là một cánh đồng bao la bát ngát. Hai dòng dưới, bây giờ xuất hiện một cô thôn nữ đã mảnh mai dường như còn mảnh mai hơn. Nhưng sự phì nhiêu của cả cánh đồng “Mênh mông bát ngát - bát ngát mênh mông” kia là có một phần công sức của đôi tay nhỏ bé của cô gái. Đứng giữa trời đất, đôi mắt cô gái sáng lẽn niềm tự hào, đôi môi cô nở nụ cười sung sướng trước khi những thành quả lao động của mình đang dàn trải ra trước mặt.


    Câu 7. Bài 4 là lời của ai? Người ấy muốn biểu hiện tình cảm gì? Em có biết cách hiểu nào khác về bài ca này và có đồng ý với cách hiếu đó không? Vì sao?

    Trả lời

    Bài 4 là lời của chàng trai. Người ấy thấy cánh đồng thật là mênh mông bát ngát và thấy cô gái mảnh mai với vẻ đẹp đương xuân đầy sức sống. Chàng trai đã ngợi ca cánh đồng, ngợi ca vẻ đẹp cô gái và qua đó bày tỏ tình cảm của mình một cách tế nhị đối với cô gái.

    - Bài ca dao này có thể hiểu một cách khác: Đây là lời của một cỏ gái. Đứng trước cái mênh mông của cánh đồng, cô gái nghĩ về thản phận mình như “chẽn lúa đòng đòng. Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”, đẹp thì có đẹp nhưng sớm nở tối tàn, rồi sẽ ra sao trước cái biển lúa khổng lồ. Từ “phất phơ” bộc lộ rõ tâm trạng lo lắng này. Và nỗi lo đó cũng giống như nỗi lo của cò gái trong bài ca dao:

    “Thân em như dải lụa đào

    Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

    (Các em cũng có thể còn nhiều cách hiểu khác. Điều quan trọng là phải lí giải được cách hiểu của mình sao cho phù hợp với lời bài ca dao).


    II. LUYỆN TẬP

    Câu 1. Em có nhận xét gì về thể thơ trong bốn bài ca?

    Trả lời

    Thể thơ trong bốn bài ca dao: Ngoài thể thơ lục bát, chùm bài ca dao này còn sử dụng:

    - Thể lục bát biến thể: Bài số 1, số tiếng không phải là 6 ở dòng lục, không phải là 8 ở dòng bát như thường thấy.

    - Thể thơ tự do: Bài 4, hai dòng đầu có số chữ quá dài.


    Câu 2. Tình cảm chung thể hiện trong bốn bài ca dao là gì?

    Trả lời

    - Tình cảm chung thể hiện bốn bài ca dao là tình yêu quê hương, đất nước, con người.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. I. Về thể loại

    Ca dao, dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời với nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Hiện nay, người ta cũng có phân biệt được hai loại ca dao và dân ca. Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, tức những câu hát dân gian trong diễn xướng. Ca dao chính là lời thơ của dân ca. Ca dao còn bao gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca. Khái niệm của ca dao còn được dùng để chỉ một thể thơ dân gian – thể ca dao.


    Ca dao, dân ca thuộc loại trữ tình, thường phản ánh tâm tư, tình cảm, thế giới tâm hồn của con người. Nhân vật trữ tình phổ biến trong ca dao, dân ca là những người vợ, người chồng, người mẹ, người con,…trong quan hệ gia đình, những chàng trai, cô gái trong quan hệ tình cảm, người nông dân, người phụ nữ,…trong quan hệ xã hội. Ngoài ra, cũng có những bài ca dao nhằm châm biếm, phê phán những thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội. Ca dao châm biếm thể hiện khá tập trung những nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam.


    Ngoài ra, bên cạnh những đặc điểm giống với trữ tình, ca dao, dân ca còn có những đặc thù riêng như:

    Ngắn, chỉ gồm hai hoặc bốn dòng thơ
    Thường sử dụng thủ pháp lặp như là một thủ pháp chủ yếu để tổ chức hình tượng.
    Có thể nói, ca dao, dân ca là mẫu mực về tính chân thực, hồn nhiên, cô đúc, về sức gợi cảm và khả năng lưu truyền. Ngôn ngữ ca dao, dân ca là ngôn ngữ thơ nhưng vẫn rất gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân và mang màu sắc địa phương rất rõ.


    II. Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1:

    Em đồng ý với những ý kiến:

    b) Bài ca có 2 phần: phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là lời đáp của cô gái.

    c) Hình thức đối đáp này có rất nhiều trong ca dao, dân ca.


    Câu 2:

    Trong bài ca dao 1, chàng trai và cô gái dùng những địa danh với những đặc điểm (của từng địa danh) như vậy để hỏi – đáp, bởi vì đây là lời mà những chàng trai, cô gái hát giao duyên trong chặng hát đố – chặng hát thử tài hiểu biết của nhau về lịch sử, địa lý của nhiều vùng miền khác nhau.

    Những địa danh mà chàng trai, cô gái đối đáp trong bài 1 là những địa danh thuộc vùng Bắc Bộ nước ta. Nó gắn với những đặc điểm lịch sử, địa lý, văn hóa của nhiều vùng đất. Người hỏi đã chọn được những nét rất tiêu biểu để đố, do vậy, người trả lời cũng rất chính xác. Và qua những cuộc hỏi đáp như vậy, cũng là cơ hội để những chàng trai, cô gái bày tỏ tình cảm với nhau.


    Câu 3:

    * Cụm từ “Rủ nhau” đứng ở đầu bài ca dao là có ý nghĩa:

    Chỉ mối quan hệ gần gũi, thân thiết
    Mọi người cùng chung mối quan tâm, cùng muốn làm một việc nào đó.
    Điều khiến cho mọi người phải “Rủ nhau” phải có sự hấp dẫn hứng thú, không thể không đi, không thể không làm.
    * Trong bài 2 có cảnh “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ”. Kiếm Hồ tức là Hồ Hoàn Kiếm (hay còn gọi là Hồ Gươm), đây là một thắng cảnh thiên nhiên, một di tích lịch sử, văn hóa, gắn với truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Câu thơ “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ” thực chất là một câu dẫn, hướng người đọc, người nghe đến thăm Hồ Gươm. Có thể nói, thủ pháp ở đây là gợi chứ không tả, hay nói cách khác là tả bằng cách gợi. Như vậy, chỉ với phương pháp liệt kê, tác giả dân gian đã gợi lên một cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội.

    * Những địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên tình yêu, niềm tự hào về cảnh đẹp, về truyền thống lịch sử, văn hóa của quê hương, đất nước.

    * Câu hỏi cuối bài: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?” là một câu hỏi tu từ, có ý nghĩa khẳng định, nhắc nhở về công lao xây dựng quê hương đất nước của ông cha ta ngàn đời nay. Hồ Gươm không chỉ là một cảnh đẹp của thủ đô, nó đã trở thành một biểu tượng cho vẻ đẹp, cho truyền thống văn hóa, lịch sử của cả đất nước, dân tộc Việt Nam. Đó cũng là lời nhắc nhở đến các thế hệ mai sau phải biết giữ gìn, xây dựng và tiếp nối những truyền thống quý báu đó.


    Câu 4:

    * Cảnh trí xứ Huế và cảnh tả trong bài 3 được tác giả dân gian phác họa qua vẻ đẹp của con đường. Đó là con đường được gợi lên bằng màu sắc rất nên thơ, trữ tình, tươi tắn, đẹp như trong tranh vẽ. Bức tranh xứ Huế như thế vừa khoáng đạt, lại vừa gần gũi, quây quần. Biện pháp so sánh vẫn là biện pháp chủ đạo tạo nên vẻ đẹp trong những câu ca dao này.

    * Đại từ “Ai” trong lời mời, lời nhắn gửi “Ai vô xứ Huế thì vô” là một từ phiếm chỉ (đa nghĩa, có thể chỉ trực tiếp người mà tác giả quen hoặc cũng có thể hiểu đó là lời nhắn gửi đến tất cả mọi người). Lời mời ấy vừa có ý tự hào về vẻ đẹp của xứ Huế, vừa có ý chia sẻ nó với mọi người.


    Câu 5:

    * Hai dòng thơ đầu bài 4: dòng thơ 12 tiếng thay vì 6 tiếng và 8 tiếng như thế thơ lục bát bình thường mà chúng ta vẫn gặp ở những bài ca dao khác. Thêm vào đó, những biện pháp nghệ thuật như điệp ngữ, đảo ngữ, đối xứng càng làm tăng thêm sự rộng lớn mênh mông của cánh đồng, thể hiện được sức sống căng tràn, tốt tươi của cánh đồng đang thì con gái.


    Câu 6:

    Hình ảnh cô gái trong hai dòng thơ cuối bài 4, chúng ta có nhiều cách hiểu. Cách hiểu phổ biến nhất là cho rằng hai câu ca dao này miêu tả vẻ đẹp của cô gái. Trước cánh đồng mênh mông bát ngát, hình ảnh cô gái trở nên nhỏ bé, nhưng chính cô gái là người làm ra cái cánh đồng “mênh mông bát ngát” đó. Và đặc biệt, hình ảnh của cô gái “như chẽn lúa đòng đòng – Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai” thật là đẹp. Đây là vẻ đẹp được kết tinh từ sắc trời, từ hương đất, từ cánh đồng bát ngát kia.


    Câu 7:

    * Bài 4 là lời của chàng trai. Chàng trai đang ngắm cô gái đứng trên cánh đồng mênh mông bát ngát, chàng thấy cô thật hồn nhiên, trẻ trung và đầy sức sống, mơn mởn như những bông lúa thì con gái.

    * Ngoài ra, chúng ta cũng có thể hiểu đây là lời của cô gái. Khi đứng trước cánh đồng mênh mông, bát ngát, như trải dài đến tận chân trời, cô gái cất lên những lời than thân, trách phận về thân phận nhỏ bé của mình.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. I, Khái quát chung về ca dao

    Ca dao là sáng tác của tập thể người dân lao động, ở đó thể hiện tinh thần lạc quan của những con người chân chính. Đó là suối nguồn tươi mát trong dòng chảy văn học để các thế hệ sau kế thừa phát huy.


    II, Đọc hiểu

    Câu 1 sgk tr 39 ngữ văn lớp 7 tập 1

    a. Ý kiến b và ý kiến c là đúng.


    Câu 2 sgk ngữ văn tr 39 lớp 7 tập 1

    Trong bài 1, chàng trai và cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điểm của từng địa danh như vậy để hỏi - đáp nhau, vì đây là lời hát thử tài hiểu biết của nhau về lịch sử, địa lí,…của các vùng miền.


    Câu 3 sgk ngữ văn tr 40 lớp 7 tập 1

    a. Cụm từ "Rủ nhau" đứng ở đầu bài ca dao có ý nghĩa:

    Thấy được sự gần gũi, thân thiết và hòa hảo của đối tượng.
    Cảnh ở đây có thể rất hứng thú với người đi xem.
    b. Cách tả của bài ca dao

    Không đi vào miêu tả cụ thể, chi tiết, chủ yếu liệt kê để tăng sức gợi về sự giàu có phhong phú.
    Ý nghĩa: vẻ đẹp của cảnh là vô cùng phong phú, đa dạng, gây hứng thú cho người đọc.
    c. Cảm xúc gợi lên từ cảnh.

    Cảnh vừa có hồ (hồ Hoàng Kiếm) vừa có đền (đền Ngọc Sơn) vừa có cầu (cầu Thê Húc) lại vừa có Đài Nghiên, Tháp Bút, một quần thể thiên tạo và nhân tạo hài hòa với nhau, làm cho cảnh không chỉ hữu tình mà còn rất thiêng liên bởi yếu tố văn hóa và lịch sử. Đồng thời thấy được sự tự hào, yêu mến của người viết với non sông gấm vóc.

    d. Câu hỏi kết thúc bài thơ.

    Gợi nhắc đến công lao của cha ông đã tạo dựng nên thắng cảnh.
    Đó còn là lời nhắn nhủ con cháu cần phải có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn và xây dựng để cho đất nước ngày càng đẹp hơn.


    Câu 4 sgk ngữ văn lớp 7 tập 1 tr 40

    Cảnh trí xứ Huế trong bài 3 được tác giả dân gian phác hoạ qua vẻ đẹp của con đường. Đó là con đường được gợi nên bằng những màu sắc rất nên thơ, tươi tắn (non xanh, nước biếc). Cảnh ấy đẹp như trong tranh vẽ ("tranh hoạ đồ") – ngày xưa cái gì đẹp thường được ví với tranh (đẹp như trong tranh). Bức tranh xứ Huế nên thơ và rất hữu tình, vừa tươi mát, khoáng đạt, vừa thanh tân trẻ trung và rất say lòng người thưởng thức. Biện pháp so sánh vẫn là biện pháp tu từ chủ đạo tạo nên vẻ đẹp trong những câu ca dao này.

    Đại từ "Ai" trong lời mời, lời nhắn gửi ("Ai vô xứ Huế thì vô") là một từ phiếm chỉ (đa nghĩa. Lời mời ấy vừa có hàm ý tự hào về cảnh thiên nhiên xứ Huế, vừa như muốn chia sẻ nó với tất cả mọi người.


    Câu 5 sgk ngữ văn 7 tập 1 tr 40

    Dòng thơ 12 tiếng thay vì 6 tiếng và 8 tiếng (lục, bát) mà chúng ta vẫn thường gặp ở các bài ca dao khác.

    Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: đối xứng, điệp ngữ, đạo từ:

    Đứng bên ni đồng – Đứng bên tê đồng -> Điệp từ và đối
    Mênh mông bát ngát – Bát ngát mênh mông -> Đảo điệp
    Ý nghĩa tác dụng:

    Làm tăng thêm sự rộng lớn mênh mông của cánh đồng.
    Thể hiện sự sống căng nồng, tốt tươi của cánh đồng đang thì con gái.


    Câu 6 sgk ngữ văn lớp 7 tập 1 tr 40

    Cô gái mang vẻ đẹp trẻ trung, thanh tân, như kết tinh cả sắc hương của đất trời. Ở đó, giữa cánh đồng mênh mông vẻ đẹp của cô gái đã trở thành điểm sáng để tỏa sáng cánh đồng mênh mông bát ngát.


    Câu 7 sgk ngữ văn lớp 7 tập 1 tr 40.

    Theo cách hiểu trên thì đây là lời chàng trai đang ngắm cô gái đứng trên cánh đồng. Chàng trai thấy cánh đồng mênh mông bát ngát và thấy cô gái hồn nhiên, trẻ trung, đầy sức sống. Nhưng ngoài ra, còn có cách hiểu khác cho rằng đây là lời của cô gái. Đứng trước cánh đồng "bát ngát mênh mông" rợn ngợp, nhìn đâu cũng không thấy bờ, cô gái cất lên những tiếng than về thân phận nhỏ bé, vô định.


    III, Luyện tập

    Câu 1 sgk ngữ văn tr 40 lớp 7 tập 1

    Thể thơ lục bát.


    Câu 2 sgk ngữ văn lớp 7 tập 1

    Đặc điểm chung của các bài ca dao trên là:

    Đều là tình yêu quê hương, đất nước, con người.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người thường gợi nhiều hơn tả, hay nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch sử, văn hóa từng địa danh

    1. Ở đâu năm cửa, nàng ơi?

    Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?

    Sông nào bên đục bên trong?

    Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?

    Đền nào thiêng nhất xứ Thanh?

    Ở đâu lại có cái thành tiên xây?…

    Thành Hà Nội năm cửa, chàng ơi!

    Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.

    Nước sông Thương bên đục bên trong,

    Núi đức thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh.

    Đền Sòng thiêng nhất tỉnh Thanh,

    Ở trên tỉnh Lạng, có thành tiên xây. …

    2. Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,

    Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn,

    Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,

    Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

    3. Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

    Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ

    Ai vô xứ Nghệ thì vô...

    4. Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

    Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

    Thân em như chẽn lúa đòng đòng

    Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Câu 1 (Trang 39 SGK) Nhận xét về bài 1, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây:

    a. Bài ca là lời của một người và chỉ có một phần.

    b. Bài ca có hai phần: Phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là : lời đáp của cô gái.

    c. Hình thức đối đáp này có rất nhiều trong ca dao, dân ca.d. Hình thức đối đáp này không phổ biến trong ca dao, dân ca.

    Bài làm:
    Ý kiến b là đúng. Bài ca dao này có hai vế đối và đáp.
    Phần đầu là lời chàng trai với cô gái.
    Phần sau là lời người con gái đáp lại lời của chàng trai.
    Sáu dòng đầu tiên là câu hỏi của chàng trai thế hiện qua từ “nàng ơi”, sáu dòng sau là câu trả lời của cô gái hướng tới người nghe là “chàng ơi”.


    Câu 2 (Trang 39 SGK) Trong bài 1, vì sao chàng trai, cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điếm (của từng địa danh) như vậy để hỏi - đáp?
    Bài làm:
    Trong bài 1, chàng trai và cô gái lại dùng những địa danh để hỏi - đáp nhau, vì đây là lời mà các chàng trai và các cô gái hát giao duyên trong chặng hát đố – chặng hát thử tài hiểu biết của nhau về lịch sử, địa lí,…của các vùng miền.
    Những địa danh trong bài 1 là những địa danh ở vùng Bắc Bộ nước ta. Các địa danh thường có những nét tiêu biếu về các phương diện địa lí, tự nhiên, lịch sử, văn hoá. Thông qua lời hỏi đáp, nhân vật trữ tình muốn bày tỏ tình cảm với nhau qua việc chia sẻ hiểu biết về những danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước. Điều đó còn cho thấy người hỏi đã biết lựa chọn những nét đặc sắc, tiêu biểu về địa danh và người đáp đã trả lời rất trúng ý của người hỏi. Họ là những con người tài hoa, lịch lãm, tế nhị. Cuộc hỏi đáp diễn ra như vậy chính là cơ sở để các chàng trai và các cô gái bày tỏ tình cảm với nhau.


    Câu 3 (Trang 39 SGK) Phân tích cụm từ “Rủ nhau” và nêu nhận xét của em về cách tả cảnh của bài 2. Địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên điều gì? Suy ngẫm của em về câu hỏi cuối bài ca: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”
    Bài làm:
    Cụm từ "Rủ nhau" thường sử dụng
    Khi giữa mọi người có mối quan hệ thân thiết gần gũi.
    Mọi người cùng có chung ý muốn, sở thích.
    Điều mà khiến cho mọi người "Rủ nhau" phải có sự hấp dẫn hứng thú, không thể không đi, không thể không làm, niềm háo hức của con người.
    Địa danh và cảnh trí gợi cho người đọc nhớ đến truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc. Đây là địa danh nổi tiếng bậc nhất của chốn kinh kì ngàn năm văn vật, đã đi vào máu thịt tâm hồn của mọi người. Cảnh vừa có hồ (hồ Hoàng Kiếm) vừa có đền (đền Ngọc Sơn) vừa có cầu (cầu Thê Húc) lại vừa có Đài Nghiên, Tháp Bút, một quần thể thiên tạo và nhân tạo hài hòa với nhau, làm cho cảnh không chỉ hữu tình mà còn rất thiêng liêng bởi yếu tố văn hóa và lịch sử. Qua đó gợi tình yêu, niềm tự hào về quê hương đất nước.
    Câu hỏi cuối bài ca: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”, với giọng điệu tự nhiên, tâm tình, nhắn nhủ là lời khẳng định về công lao to lớn của cha ông ta trong việc xây dựng cơ đồ cho dân tộc. Hồ Gươm không chỉ là một cảnh đẹp của thủ đô, nó đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp, cho truyền thống văn hoá, lịch sử của cả đất nước. Đó cũng là lời nhắc nhở các thế hệ mai sau phải biết trân trọng, gìn giữ, xây dựng và tiếp nối truyền thống đó.


    Câu 4 (Trang 39 SGK) Nhận xét của em về cảnh trí xứ Huế và cách tả cảnh trong bài 3. Em hãy phân tích đại từ “ai” và chỉ ra những tình cảm ẩn chứa trong lời mời, lời nhắn gửi: “Ai vô xứ Huế thì vô...”
    Bài làm:
    Cảnh trí xứ Huế trong bài ca dao 3 đã phác hoạ ra trước mắt người đọc một bức tranh xứ Huế thơ mộng. Bức tranh đó có “non xanh”, “nước biếc” là những màu sắc khá nên thơ, khoáng đạt, tươi tắn và giàu sức sống. Cảnh ấy đẹp như trong tranh vẽ ("tranh hoạ đồ") – ngày xưa cái gì đẹp thường được ví với tranh (đẹp như trong tranh). Bức tranh xứ Huế như thế vừa khoáng đạt, lại vừa gần gũi quây quần. Bài ca dao sử dụng bút pháp gợi nhiều hơn tả, dùng nghệ thuật so sánh kết hợp với các định ngữ đã vẽ nên những đường nét và màu sắc sinh động của con đường vào xứ Huế.
    Đại từ "Ai" trong lời mời, lời nhắn gửi ("Ai vô xứ Huế thì vô") là một từ phiếm chỉ (đa nghĩa, có thể chỉ trực tiếp người mà tác giả quen nhưng cũng có thể hiểu đó là lời nhắn gửi đến mọi người). Điều đó thể hiện tình yêu, lòng tự hào đối với cảnh đẹp xứ Huế và lời mời gọi mọi người hãy đến thăm xứ Huế đẹp mộng mơ.


    Câu 5 (Trang 39 SGK) Hai dòng thơ đầu bài 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ? Nhửng nét đặc biệt ấy có tác dụng, ý nghĩa gì?
    Bài làm:
    Dòng thơ 12 tiếng thay vì 6 tiếng và 8 tiếng (lục, bát) mà chúng ta vẫn thường gặp ở các bài ca dao khác. Như thế có tác dụng gợi lên sự rộng dài, to lớn, và vì vậy ta có cảm giác cánh đồng lúa như trải dài ra mênh mông, vô tận.
    Các biện pháp nghệ thuật: đảo ngữ, điệp ngữ và phép đối xứng giúp cho người đọc như đang đứng trước một cánh đồng không chỉ rộng lớn mà còn rất đẹp và đầy sức sống. Thể hiện sự sống căng nồng, tốt tươi của cánh đồng đang thì con gái.
    Đứng bên ni đồng - Đứng bên tê đồng ==> Điệp từ và đối
    Mênh mông bát ngát - Bát ngát mênh mông ==> Đảo ngữ


    Câu 6 (Trang 39 SGK) Phân tích hình ảnh cô gái trong hai dòng cuối bài 4.
    Bài làm:
    Hai câu ca dao miêu tả vẻ đẹp của cô gái. Trước cánh đồng mênh mông, bát ngát, hình ảnh cô gái có vẻ nhỏ bé nhưng cô chính là người làm ra cánh đồng
    Phép tu từ so sánh: cô gái như "chẽn lúa đòng đòng" trong buổi sáng mai vừa thể hiện sự trẻ trung đầy sức sống và sự tinh khôi thanh khiết, lại vừa rất duyên dáng mảnh mai của người con gái.
    Bức tranh gợi nhiều hơn tả, gợi lên sự hài hòa giữa con người và cảnh vật một cách tuyệt đẹp, cánh đồng trù phú mênh mông, lòng người phơi phới rạo rực.


    Câu 7 (Trang 39 SGK) Bài 4 là lời của ai? Người ấy muốn biểu hiện tình cảm gì? Em có biết cách hiểu nào khác về bài ca này và có đồng ý với cách hiếu đó không? Vì sao?
    Bài làm:
    Bài 4 là một cách bày tỏ tình cảm của chàng trai đối với cô gái, thông qua việc ca ngợi cánh đồng và vẻ đẹp cùa đối tượng trữ tình- một vẻ đẹp đầy sức sống, trẻ trung. Bởi vậy, có thể kết luận rằng đây chính là lời của chàng trai. Chàng trai thấy cánh đồng mênh mông bát ngát và thấy cô gái hồn nhiên, trẻ trung, đầy sức sống.
    Nhưng ngoài ra, còn có cách hiểu khác cho rằng đây là lời của cô gái. Trước không gian rộng lớn thì “chẽn lúa đòng đòng” lại trở nên nhỏ nhoi, vô định, nên đó phải chăng còn là tâm trạng lo âu của cô gái, cô không biết số phận của mình sẽ ra sao?
    Dù hiểu theo cách nào, ta cũng thấy được vẻ đẹp, sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên rộng lớn.


    Luyện tập
    Bài tập 1: trang 40 sgk Ngữ Văn 7 tập một

    Em có nhận xét gì về thể thơ trong bốn bài ca dao?
    Bài làm:
    Cả bốn bài thơ đều sử dụng thể thơ lục bát - sự sáng tạo độc đáo của nhân dân ta. Đặc trưng của thể thơ lục bát là sự cân đối trong thanh bằng trắc, sự đặng đối giữa các tiếng trong câu, và các tiếng giữa các cặp câu với nhau. Chính sự đăng đối, cân bằng ấy đã tạo ra nhịp điệu cho thể thơ, khiến cho thơ lục bát rất giàu nhạc tính. Đồng thời, thể thơ này cũng phù hợp với việc thể hiện cảm xúc, bày tỏ tình cảm của nhân vật trữ tình.
    Cả bốn bài thơ đều sử dụng thể thơ lục bát, đây cũng là dụng ý của tác giả dân gian. Bởi lẽ, tình yêu quê hương, đất nước, con người là tình cảm muôn thuở và thiêng liêng của mỗi dân tộc. cho nên, không có thể thơ nào có thể thích hợp với việc bày tỏ cảm xúc thiêng liên ấy hơn thể lục bát.
    Thêm nữa, văn học dân gian được sáng tạo bởi những người dân lao động, chủ yếu tồn tại theo phương thức truyền miệng nên thơ phải dễ nhớ, dễ thuộc, có vần và nhạc điệu. Những câu ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người sở dĩ gần gũi, thân thuộc và có sức sống bền bỉ đến tận bây giờ có lẽ cũng là nhờ thế.


    Bài tập 2: trang 40 sgk Ngữ Văn 7 tập một
    Tình cảm chung thể hiện trong bốn bài ca dao là gì?
    Bài làm:
    Tình cảm chung trong cả bốn bài ca dao là tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào vô hạn của nhân dân đối với con người và quê hương, đất nước. Tình cảm ấy được ẩn đằng sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi và các bức tranh phong cảnh của những mảnh đất, vùng quê trên khắp dải dất hình chữ S này.
    Thế nhưng, mỗi bài ca dao đều gửi gắm tình cảm và có những đặc sắc riêng về nghệ thuật
    Bài 1: Sử dụng kết cấu đối đáp quen thuộc trong văn hóa dân gian và những câu hỏi về những địa danh nổi tiếng của đất nước, những chàng trai, cô gái thanh lịch, duyên dáng đã thể hiện hiểu biết của mình về những danh lam, thắng cảnh gắn liền với văn hóa, địa lí, lịch sử đã có từ ngàn đời nay của dân tộc. Đó là cách thể hiện tình yêu nước của những con người trẻ và đồng thời cũng là cách để họ có cơ hội bày tỏ tình cảm với nhau.
    Bài 2: Bằng ngôn ngữ rất mộc mạc, tự nhiên và việc gợi nhắc đến những địa danh gắn với lịch sử, văn hóa, truyền thống của dân tộc (cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút, hồ Gươm) khiến cho cảnh hiện lên không chỉ hữu tình mà còn rất thiêng liêng.
    Bài 3: Sử dụng đại từ phiếm chỉ "ai" là lối nói quen thuộc trong ca dao, dân ca để hướng tới số đông nhân dân, bài ca dao như một lời mời gọi tha thiết con người hãy tới với xứ Huế mộng mơ, tươi đẹp.
    Bài 4: Sử dụng kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật (điệp, đối, đảo ngữ), số từ trong hai câu đầu lên tới 12 tiếng thay vì 6-8 tiếng thông thường với từ ngữ đậm chất Trung bộ mở ra không gian mênh mông, vẻ đẹp đương thì đẹp nhất của con gái và tâm trạng lo ấu của cô về tương lai.


    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy