Top 6 Bài soạn "Những câu hát châm biếm" lớp 7 hay nhất

Bình An 240 0 Báo lỗi

Ở những bài trước, chúng ta đã học những bài về ca dao: "Những câu hát về tình cảm gia đình", "Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước", mới đây nhất là ... xem thêm...

  1. I. Đôi nét về tác phẩm Những câu hát châm biếm
    1. Giá trị nội dung
    “Những câu hát châm biếm” đã thể hiện khá tập trung nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam. Những câu hát châm biếm ấy đã phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư, tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội
    2. Giá trị nghệ thuật
    - Thể thơ lục bát
    - Sử dụng hình ảnh so sánh, ẩn dụ, tượng trưng
    - Biện pháp nghệ thuật nói ngược, phóng đại


    Câu 1 (trang 52 sgk ngữ văn 7 tập 1)

    - “Giới thiệu” về chân dung của “chú tôi” có nét biếm họa giễu cợt, mỉa mai:

    + Hay tửu hay tăm: nghiện ngập, nát rượu

    + Hay nước chè đặc: nghiện chè

    + Hay nằm ngủ trưa, ước ngày mưa, ước đêm thừa trống canh: lười biếng, không muốn làm việc

    - Dùng chữ “hay” (giỏi) và lối nói ngược để châm biếm thói hư tật xấu của tên “chú tôi”

    → Con người lắm tật xấu, lười biếng

    Nhân vật đối lập với “chú tôi” là cô yếm đào:

    + Người con gái đẹp, trẻ trung

    + Cần cù chăm chỉ (lặn lội bờ ao)

    → Hình ảnh đối lập càng có giá trị châm biếm những kẻ lười lao động, ăn chơi, nát rượu


    Câu 2 (trang 52 sgk ngữ văn 7 tập 1)

    Bài 2 nhại lại lời của ông thầy bói nói với cô gái:

    - Cách nói của thầy bói nước đôi, hiển nhiên, chẳng có gì mới

    + Bố cô đàn ông, mẹ cô đàn bà

    + Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà

    + Sinh con chẳng gái thì trai

    - Lời phán của thầy bói trở nên vô nghĩa, cổ hủ, nực cười

    → Tác giả dân gian lật tẩy bản chất bịp bợm của tên thầy bói rởm đời

    - Bài ca dao phê phán kẻ hành nghề mê tín chuyên lừa lọc, dốt nát, lừa bịp lòng tin của người khác để kiếm chác

    - Đồng thời nó châm biếm sự mê tín đến mù quáng của những người thiếu hiểu biết, mê muội


    Câu 3 (Trang 52 sgk ngữ văn 7 tập 1)

    Bài ca dao 3 là cảnh đám ma theo tục lệ cũ, mỗi con vật ứng với một kiểu người:

    + Con cò: tượng trưng người nông dân thường ở làng xã

    + Cà cuống: những kẻ có thế lực, tai to mặt lớn

    + Chim ri, chào mào: cai lệ, lính lệ

    + Chim chích: gợi ra hình ảnh những anh mõ làng

    - Thế giới loài vật cũng là thế giới con người:

    + Dùng thế giới loài vật để nói về thế giới con người

    + Từng con vật tiêu biểu cho các loại người, hạng người trong xã hội mà nó ám chỉ

    + Nội dung châm biếm, phê phán trở nên kín đáo, sâu sắc

    - Cảnh tượng trong bài mang giá trị tố cáo: Cuộc đánh chén, chia chác vui vẻ, vô tâm diễn ra ngay trong những mất mát, tang tóc của gia đình người chết

    → Bài ca phê phán, châm biếm hủ tục ma chay rườm rà làm khổ người nghèo trong xã hội cũ


    Câu 4 (trang 52 sgk ngữ văn 7 tập 1)

    Chân dung cậu cai đã vẽ nên bức tranh châm biếm sinh động, chân thực:

    + Cậu là cai lính, bộc lộ quyền lực của cậu cai (nón dấu lông gà)

    + Tính cách phô trương, khoe mẽ của cậu cai (ngón tay đeo nhẫn)

    + Cậu cai có thân phận nhỏ bé, thảm hại khi phải thuê mượn quần áo

    → Tất cả vẻ bề ngoài của cậu cai là khoe mẽ, cố làm “ra dáng” lừa bịp người

    - Nghệ thuật châm biếm đặc sắc:

    + Dân gian gọi “cậu cai” mục đích như để châm chọc tên cai lệ không chút quyền hành

    + Dùng kiểu câu nêu “định nghĩa”, cũng như vài nét phác họa mỉa mai cậu cai xuất hiện như kẻ lố lăng, khoe mẽ, thảm hại

    + Nghệ thuật phóng đại ba: năm được một chuyến sai >< sự thuê mượn những thứ xoàng xĩnh như áo ngắn, quần dài

    → Để nhấn mạnh thân phận thảm hại thực chất chỉ là tay sai chứ không có quyền năng gì


    Luyện tập

    Bài 1 (trang 53 sgk ngữ văn 7 tập 1)

    Sự giống nhau của bốn bài ca dao:

    - Cả nội dung và nghệ thuật châm biếm


    Bài 2 (trang 53 sgk ngữ văn 7 tập 1)

    Những câu hát châm biếm giống với truyện cười dân gian:

    + Đối tượng: những thói hư tật xấu, những kẻ đáng chê cười trong đời sống

    + Nghệ thuật châm biếm: sử dụng biện pháp phóng đại, chỉ ra mâu thuẫn của sự vật

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Trả lời câu 1 (trang 52 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

    - Bài 1 giới thiệu về chú tôi là “người hay” nghĩa là giỏi, ham, thích, nghiện nhiều thứ: rượu, chè, ngủ trưa. Chú còn là người rất “giàu mơ ước” mà toàn mơ để không phải đi làm, để ngủ cho đã mắt.

    - Hai dòng đầu là câu hỏi của cái cò khi đang lặn lội nơi bờ ao gặp cô gái mặc yếm đào, liền cất ướm hỏi cho ông chú của nó.

    - Bài này châm biếm những kẻ nghiện rượu chè , ngủ nghê tùy thích, lười làm việc.


    Trả lời câu 2 (trang 52 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

    - Bài 2 nhại lời nói của thầy bói với người đi xem bói. Bài ca dao lật tẩy bản chất của bọn nó dựa thực chất là chỉ đánh vào tâm lý của người khác để kiếm tiền.

    - Lời nói của thầy bói kiểu nước đôi: không giàu thì nghèo, cha là đàn ông, mẹ đàn bà, đẻ con trai hoặc gái => Điều này ai cũng biết không cần phải nhờ vào thầy bói.

    - Những bài ca dao khác có nội dung tương tự:

    - Tử vi xem bói cho người

    Số thầy thì để cho ruồi nó bâu.

    - Thầy cũng ngồi cạnh giường thờ

    Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi.


    Trả lời câu 3 (trang 52 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

    * Mỗi con vật trong 3 bài tượng trưng cho một loại người:

    - Con cò tượng trưng cho người nông dân xấu số.

    - Con cà cuống tượng trưng cho những kẻ có quyền binh, có chức có quyền.

    - Chim ri, chào mào tượng trưng cho đám lính lệ, tay sai.

    - Chim chích tượng trưng cho anh mõ dưới chế độ phong kiến.

    ⟹ Chọn con vật để nói về người, từng con vật với đặc điểm của nó giúp người đọc thấy được những hình ảnh ẩn dụ sinh động về hạng người mà nó tượng trưng. Từ đó, càng nổi bật được sự châm biếm đối với các loại người đó.

    - Cảnh tượng trong bài không phù hợp với với đám tang vì đám tang mà lại có cảnh chia chác, đánh chén linh đình.

    - Bài ca phê phán những hủ tục ma chay thời xưa và thời nay ở một số nơi vẫn có. Điều này vừa gây phiền hà, gây tốn kém cho gia đình người thiệt phận, cho cả hàng xóm, họ mạc…


    Trả lời câu 4 (trang 52 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

    * Trong bài 4, cậu cai được miêu tả:

    - Trang phục: nón dấu lông gà, ngón tay đeo nhẫn

    ⟹ Cách ăn mặc thể hiện sự giàu sang, kệch cỡm của cậu chỉ huy hạng bét.

    - “Áo ngắn đi mượn – quần dài đi thuê” cho một chuyến đi làm việc hiếm hoi

    ⟹ Thể hiện được sự không có đủ quần áo phải đi mượn, đi thuê

    ⟹ Mỉa mai, pha chút thương hại cái thân phận thấp bé, tép riu của cậu cai nhưng lại thích ra oai, ta là người có quyền lực.

    * Nhận xét về nghệ thuật châm biếm: tác giả đã rất khéo lựa chọn cách xưng hô “cậu cai” thể hiện tính chất nịnh bợ vừa có tính châm biếm. Hơn nữa, bằng việc miêu tả cậu cai, tác giả đã cho chúng ta thấy cái sự bắng nhắng của nhân vật: quan không ra quan mà người dân không ra người dân. Từ đây, bằng biện pháp phóng đại, cậu cai trở thành trò cười cho thiên hạ.


    Luyện tập

    Trả lời câu 1 (trang 53 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

    Nhận xét về sự giống nhau trong bốn bài ca dao, em đồng ý với ý kiến: c. Cả bốn bài đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm


    Trả lời câu 2 (trang 53 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

    Những câu hát châm biếm nói trên có điểm giống với truyện cười dân gian là:

    - Đều hướng đến những hạng người đáng chê cười về tính cách, bản chất.

    - Đều sử dụng một số hình thức gây cười.

    - Đều tạo ra được những tiếng cười sảng khoái cho độc giả.

    ND chính

    “Những câu hát châm biếm” đã thể hiện khá tập trung nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam. Những câu hát châm biếm ấy đã phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư, tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. I. Về thể loại

    Ca dao, dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời với nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Hiện nay, người ta cũng có phân biệt được hai loại ca dao và dân ca. Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, tức những câu hát dân gian trong diễn xướng. Ca dao chính là lời thơ của dân ca. Ca dao còn bao gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca. Khái niệm của ca dao còn được dùng để chỉ một thể thơ dân gian – thể ca dao.


    Ca dao, dân ca thuộc loại trữ tình, thường phản ánh tâm tư, tình cảm, thế giới tâm hồn của con người. Nhân vật trữ tình phổ biến trong ca dao, dân ca là những người vợ, người chồng, người mẹ, người con,…trong quan hệ gia đình, những chàng trai, cô gái trong quan hệ tình cảm, người nông dân, người phụ nữ,…trong quan hệ xã hội. Ngoài ra, cũng có những bài ca dao nhằm châm biếm, phê phán những thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội. Ca dao châm biếm thể hiện khá tập trung những nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam.


    Ngoài ra, bên cạnh những đặc điểm giống với trữ tình, ca dao, dân ca còn có những đặc thù riêng như:

    Ngắn, chỉ gồm hai hoặc bốn dòng thơ
    Thường sử dụng thủ pháp lặp như là một thủ pháp chủ yếu để tổ chức hình tượng.
    Có thể nói, ca dao, dân ca là mẫu mực về tính chân thực, hồn nhiên, cô đúc, về sức gợi cảm và khả năng lưu truyền. Ngôn ngữ ca dao, dân ca là ngôn ngữ thơ nhưng vẫn rất gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân và mang màu sắc địa phương rất rõ.


    II. Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1:

    * Bài ca dao số 1 giới thiệu về nhân vật “chú tôi”:

    “Hay tửu hay tăm”: nghiện rượu
    “Hay nước chè đặc”: nghiện nước chè đậm
    “Hay nằm ngủ trưa”, ban ngày thì “ước những ngày mưa”, ban đêm thì “ước những đêm thừa trống canh”: nghiện ngủ, lười lao động.
    * Hai dòng đầu của bài thơ vừa là để bắt vần, vừa để chuẩn bị cho việc giới thiệu nhân vật. Đây cũng là dấu hiệu thường gặp trong những bài ca dao, dân ca.

    * Bài ca dao số 1 châm biếm những người nghiện ngập, lười biếng trong xã hội. Thông thường, khi giới thiệu mai mối, nhân duyên, người ta thường nói tốt để ca ngợi. Nhưng ở đây thì ngược lại, chính là cách nói ngược để châm biếm nhân vật “chú tôi”.


    Câu 2:

    * Bài ca dao số 2 nhại lại lời nói của ông thầy bói nói với người đi xem bói.

    * Lời nói của ông thầy bói là kiểu nói nước đôi, nói những chuyện hiển nhiên. Đây là chiêu trò của ông thầy bói này để lừa gạt những người nhẹ dạ cả tin. Bài ca dao dùng lời của thầy bói để nói ra bản chất của thầy bói. Và đây chính là nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông” để gây cười và mang tính châm biếm sâu sắc.

    * Bài ca dao này phê phán những kẻ hành nghề mê tín, dị đoan, lợi dụng lòng tin, lợi dụng sự non dạ của người khác để kiếm tiền. Đồng thời, bài cũng góp phần phê phán, châm biếm những hạng người nhẹ dạ cả tin, mù quáng, thiếu hiểu biết như ông thầy bói.

    * Những bài ca dao khác có nội dung tương tự:

    Số cậu là số đào hoa

    Vợ cậu con gái, đàn bà mà thôi.

    Hay:

    Chập chập thôi lại cheng cheng

    Con gà trống thiến để riêng cho thầy

    Đơm xôi thì đơm cho đầy

    Đơm vơi thì thánh nhà thầy mất thiêng.


    Câu 3:

    * Ý nghĩa tượng trưng của những con vật trong bài 3:

    Con cò: tượng trưng cho những người nông dân trong xã hội có nhân vật nhỏ bé.
    Con cà cuống: tượng trưng cho những kẻ có vai vế, có địa vị trong làng xã như xã trưởng, lí trưởng
    Chim ri, chim chào mào: những kẻ là tay chân của xã trưởng, lí trưởng (cai lệ, lính lệ), chuyên đi kiếm chác chia phần.
    Chim rích: tượng trưng cho những anh mõ đi giao việc làm trong xã hội xưa.
    * Việc chọn những con vật để miêu tả, “đóng vai” như thế lí thú ở chỗ: một xã hội loài người được thực hiện ra qua xã hội của loài vật. Mỗi con vật có những hành động và đặc trưng riêng đúng với hạng người mà nó đóng vai. Từ đó, ý nghĩa phê phán, châm biếm trở nên sâu sắc, kín đáo.

    * Cảnh tượng trong bài hoàn toàn không phù hợp với một đám tang. Cái chết thương tâm của gia đình con cò trở thành dịp ăn nhậu, lao xao chia phần một cách vô lối.

    * Bài ca dao này phê phán, châm biếm hủ tục ma chay trong xã hội cũ làm khổ người dân.


    Câu 4:

    * Trong bài 4, chân dung “cậu cai” được miêu tả qua những chi tiết:

    Đầu đội “nón dấu đuôi gà”: chi tiết này chứng tỏ cậu cai là lính và chứng tỏ đây cũng là người có “quyền hành”.
    “Ngón tay đeo nhẫn”: dấu hiệu chứng tỏ sự giàu có thích khoe khoang, tính cách của một con người thiếu đứng đắn.
    Thế nhưng, quần áo thì phải “đi mượn”, “đi thuê”. Thật là xấu hổ cho một người được gọi là có “quyền hành”. Hóa ra cái vẻ ngoài của cậu chỉ là căn nguyên của sự sĩ diện, thích khoe khoang mà thôi.
    * Nghệ thuật châm biếm của bài ca này:

    Cách gọi “cậu cai” vừa như để lấy lòng, vừa như có ý mỉa mai
    Cách định nghĩa về cậu cai ở hai dòng đầu, tác giả dân gian như bĩu môi mà nói rằng, đội nón lên rồi đeo nhẫn vào là thành cậu cai, chứ cai là cái thứ gì chứ.
    “Ba năm được một chuyến sai” là sử dụng nghệ thuật phóng đại. Ý nói chẳng mấy khi cậu cai mới được một “chuyến sai”. Chính vì thế, chẳng mấy khi phải mặc đến áo quần quan nên không chuẩn bị, khi cần thì “đi mượn”, “đi thuê”. Việc sử dụng nghệ thuật phóng đại cũng có tác dụng làm cho nhân vật cậu cai càng trở nên nực cười và thảm hại hơn.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    Những câu hát châm biếm đã thể hiện khá tập trung nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng, dân gian Việt Nam. Qua các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, biện pháp nói ngược và phóng đại… những câu hát châm biếm đã phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư, tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội.

    1. Cái cò lặn lội bờ ao,

    Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?

    Chú tôi hay tửu hay tăm,

    Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.

    Ngày thì ước những ngày mưa,

    Đêm thì ước những đến thừa trống canh.

    2. Số cô chẳng giàu thì nghèo

    Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà

    Số cô có mẹ, có cha

    Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông

    Số cô có vợ có chồng

    Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai

    3. Con cò chết rũ trên cây,

    Cò con mở lịch xem ngày làm ma.

    Cà cuống uống rượu la đà,

    Chim ri ríu rít bò ra lấy phần.

    Chào mào thì đánh trống quân,

    Chim chích cởi trần, vác mõ đi rao.

    4. Cậu cai nón dấu lông gà,

    Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai.

    Ba năm được một chuyến sai,

    Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Câu 1 (Trang 52 SGK) Bài 1 “giới thiệu” về “chú tôi” như thế nào? Hai dòng đầu có ý nghĩa gì? Bài này châm biếm hạng người nào trong xã hội?

    Bài làm:
    Chân dung của chú tôi:
    Là người nát rượu nghiện ngập ("hay tửu hay tăm")
    Là người thích hưởng thụ ăn chơi ("hay chè đặc, hay ngủ trưa")
    Là người lười biếng lao động ("ước ngày mưa, ước đêm thừa")
    ==> Đây là một người chú đầy những thói hư tật xấu, nhìn vào chân dung này ai cũng lắc đầu ngán ngẩm… Như vậy, bằng vài nét biếm họa, tác giả dân gian đã dựng nên bức chân dung của “chú tôi” đầy giễu cợt, mía mai và châm biếm.

    Hai dòng đầu bài ca dao có ý nghĩa rất quan trọng, mang tính chất dẫn dắt, giới thiệu nhân vật, tác giả dân gian đã dùng biện pháp nghệ thuật đối lập đế gây ấn tượng: Hai dòng đầu nói tới “cô yếm đào” - cô gái trẻ đẹp, hình ảnh cô gái hoàn toàn trái ngược với chú tôi – khác biệt một trời một vực. Ông chú lười biếng, nát rượu như thế mà lại định mai mối cho một cô yếm đào đẹp người, đẹp nết đến vậy, nhằm tạo nghịch cảnh gây cười.
    Bài ca dao là lời chế giễu những hạng người lười biếngthích ăn chơi rượu chè. Hạng người này ở thời đại nào cũng có, cần phải lên án và phê phán.


    Câu 2 (Trang 52 SGK) Bài 2 nhại lại lời của ai nói với ai? Em có nhận xét gì về lời của thầy bói? Bài ca này phê phán hiện tượng nào trong xã hội? Hãy tìm những bài ca dao khác có nội dung tương tự.
    Bài làm:
    Đọc bài ca dao số 2 ta nhận thấy: Tác giả dân gian nhại lại lời của thầy bói khi thầy phán cho người đi xem bói. Vì vậy, nó vừa mang tính khách quan lại vừa có tác dụng gây cười và châm biếm rất sâu cay.
    Sự khẳng định của thầy bói nguỵ biện và rất vô nghĩa (về sự giàu nghèo, giới tính của mẹ cha, con cái) vì chỉ khẳng định những điều có tính tất yếu, ai cũng biết.
    Mặc dù tác giả dân gian không bình luận, nhưng bài ca vẫn toát lên ý nghĩa châm biếm sâu sắc về hiện tượng mê tín dị đoan trong xã hội. đối với những hạng người hành nghề mê tín, lợi dụng lòng tin của người khác để lừa bịp kiếm tiền, trong khi bản thân thầy bói cũng dốt nát. Bên cạnh đó, bài ca dao còn châm biếm những kẻ mê tín một cách mù quáng do ít hiểu biết.
    Những bài ca dao có nội dung tương tự:
    Thầy bói ngồi cạnh giường thờ

    Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi.
    Hòn đất mà biết nói năng

    Thì thầy địa lí hàm răng chẳng còn.
    Thầy đi xem bói bao người

    Số thầy thì để cho ruồi nó bâu.
    Chập chập thôi lại cheng cheng
    Con gà trống lớn để riêng cho thầy.
    Đơm xôi thì đơm cho đầy,

    Đơm mà vơi dĩa thì thầy không ưa.
    Hòn đất mà biết nói năng

    Thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn
    Thầy cúng ngồi cạnh giường thờ ,

    mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa
    Số thầy là số lôi thôi,

    Quanh năm chỉ những chùi nồi cả năm.
    Tử vi xem bói cho người

    số thầy thì để cho ruồi nó bâu


    Câu 3 (Trang 52 SGK) Mỗi con vật trong bài 3 tượng trưng cho ai, hạng người nào trong xã hội xưa? Việc chọn các con vật để miêu tả, “đóng vai” như thế lí thú ở điểm nào? Cảnh tượng trong bài có phù hợp với đám tang không? Bài cao dao này phê phán, châm biếm cái gì?
    Bài làm:
    Trong bài ca dao số 3, mỗi con vật đều tượng trưng cho một hạng người trong xã hội:
    Con cò tượng trưng cho những người nông dân trong xã hội thân phận nhỏ bé.
    Cà cuống là những kẻ có vai vế, địa vị trong làng xã như xã trưởng, lí trường
    Chim ri và chào mào tượng trưng cho cai lệ, lính lệ, đến kiếm chác chia phần
    Chim chích tượng trưng cho những anh mõ đi rao việc trong làng
    Bài ca dao số 3 có nội dung phê phán châm biếm vừa kín đáo lại rất sâu sắc. Có được điều đó là nhờ vào việc chọn lựa các nhân vật để miêu tả, “đóng vai” rất lí thú ở các điếm sau:
    Làm cho cảnh tượng trở nên sinh động lí thú. Một xã hội loài người được thực hiện ra qua xã hội của loài vật.
    Từng con vật với những đặc điểm riêng đầy sinh động. Nó tiêu biểu cho các hạng người trong xã hội.
    Dùng thế giới loài vật đế ngụ ý nói về con người.
    Cảnh tượng trong bài ca dao là cuộc đánh chén vui vẻ và cuộc chia chác diễn ra trong sự mất mát, tang tóc của gia đình người chết. Cảnh tượng đó không phù hợp với đám tang. Cái chết đầy thương tâm của cò đã trở thành cơ hội cho cuộc đánh chén say sưa, vô lốì của những kẻ cơ hội. Qua đây, bài ca dao muốn tố cáo, phê phán và châm biếm những hủ tục ma chay trong xã hội cũ.Phê phán hủ tục ma chay vô lí làm khổ người dân.


    Câu 4 (Trang 52 SGK) Trong bài 4, chân dung “cậu cai” được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về nghệ thuật châm biến của bài ca dao này?
    Bài làm:
    Chân dung cậu cai
    Vẻ bên ngoài :
    Cai tức là cai lệ, chức thấp nhất trong quân đội thời phong kiến ; cậu – cách gọi người còn trẻ và có ý mỉa mai.
    Đầu đội nón dấu lông gà – dấu hiệu của con người có quyền hành.
    Ngón tay đeo nhẫn – dấu hiệu chứng tỏ sự giàu sang thích khoe khoang, tính cách của người thiếu đứng đắn.
    Thực chất bên trong:
    Một người có quyền lực như cậu mà ba năm mới có một chuyến sai, ba năm mới được một lần ra oai – quá ít ỏi.
    Giàu sang thế mà áo lẫn quần đền không có phải đi mượn đi thuê
    Hai câu sau đối lập về số lượng “ba năm”, “một chuyến”, “thuê”, “mượn” có tính chất gây cười. Như vậy ở hai câu này tất cả cái giàu sang, cái oai vệ của cậu cai đã phơi bày thực chất hết sức thảm hại đáng thương. Cái vỏ bên ngoài của cậu là căn nguyên của sự sĩ diện, thích khoe khoang mà thôi.
    Nghệ thuật châm biếm:
    Miêu tả có tính chất điểm xuyết.
    Nghệ thuật phóng đại có tác dụng làm cho nhân vật cậu cai càng trở nên nực cười và thảm hại hơn: Ba năm được một chuyến sai, Áo mượn, quần thuê.
    Tác giả dân gian đã khéo léo chọn từ xưng hô là: cậu cai (một từ vừa có tính chất nịnh bợ, vừa có tính chất châm biếm).


    Luyện tập
    Bài tập 1: trang 53 sgk Ngữ Văn 7 tập một

    Nhận xét về sự giống nhau của bốn bài ca dao trong văn bản, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây:
    a) Cả bốn bài đều có hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng
    b) Tất cả đều sử dụng biện pháp phóng đại
    c) Cả bốn bài đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm
    d)) Nghệ thuật tả thực có trong cả bốn bài
    Bài làm:
    Em đồng ý với ý kiến (c): Cả bốn bài đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm.
    Nội dung châm biếm của bốn bài ca dao là phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán những thói hư, tật xấu của các hạng người khác nhau cùng những sự việc đáng cười trong xã hội: loại người lười biếng, ham chơi, thích hưởng thụ; thói mê tín, dị đoan và những kẻ lợi dụng lòng tin của con người để trục lợi bất chính; những hủ tục lạc hậu khiến người nông dân khổ cực; thói sĩ diện, thích khoe mẽ của con người...
    Nghệ thuật trào lộng dân gian được thể hiện đặc sắc qua các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, biện pháp nói ngược và phóng đại...
    => Vừa tạo nên tiếng cười châm biếm, vừa là sự phê phán nghiêm khắc những thói hư, tật xấu cũng như những sự việc đầy mâu thuẫn, đáng cười trong xã hội đương thời. Điều đó cũng đồng nghĩa với mong muốn những điều đó sẽ được thay đổi trong tương lai.


    Bài tập 2: trang 53 sgk Ngữ Văn 7 tập một
    Những câu hát châm biếm nói trên có điểm gì giống truyện cười dân gian?
    Bài làm:
    Những câu hát châm biếm nói trên có điểm tương đồng với truyện cười dân gian ở đối tượng châm biếm và nghệ thuật châm biếm.
    Đối tượng châm biếm của những câu hát châm biếm và truyện cười dân gian là những thói hư tật xấu của các hạng người và sự việc mâu thuẫn, đáng cười trong xã hội.
    Cả truyện cười dân gian và những câu hát châm biếm đều sử dụng các thủ pháp nghệ thuật giống nhau như các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, biện pháp nói ngược, thủ pháp phóng đại,...

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. I. Tìm hiểu chung

    Ca dao là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc.
    Châm biếm là một trong những thủ pháp nghệ thuật dùng lời lẽ sắc sảo, cay độc, thâm thuý để vạch trần thực chất xấu xa của những đối tượng (cá nhân) và hiện tượng này hay khác trong xã hội.
    Ca dao châm biếm là những câu hát phơi bày các mâu thuẫn trong xã hội cũ, phê phán, vạch trần những thói hư tật xấu của những hạng người và những sự việc đáng cười trong xã hội qua những biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, tượng trưng, nói ngược và phóng đại,…


    II. Hướng dẫn Soạn bài

    Câu 1 trang 52 SGK văn 7 tập 1

    Bài ca dao 1, “chú tôi” được giới thiệu là “hay tửu hay tăm”; “hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa”; “ngày ước những ngày mưa”; “đêm ước đêm thừa trống canh”.

    Từ “hay” thường được dùng đi kèm với những danh từ chỉ sự tốt đẹp của con người nhưng từ “hay” ở đây lại đặt với những thói hư tật xấu:

    hay tửu hay tăm: chân dung một kẻ nát rượu
    hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa: chân dung một người chỉ thích ăn chơi hưởng thụ
    ngày thì ước những ngày mưa/ đêm ước đêm thừa trống canh: chân dung của một kẻ biếng làm
    Ý nghĩa hai dòng đầu:

    Cô yếm đào là biểu tượng cho sự trẻ trung, xinh đẹp.
    Lặn lội bờ ao là biểu thị cho sự cần cù chăm chỉ. Hình ảnh cô gái hoàn toàn trái ngược với "chú tôi". Ý nói một ông chú lười biếng, nát rượu như thế mà lại định mai mối cho một cô yếm đào đẹp người, đẹp nết đến vậy = > Nhằm tạo nghịch cảnh gây cười.
    Bài này châm biếm hạng người lười nhác, chỉ thích hưởng thụ, không muốn lao động.


    Câu 2 trang 52 SGK văn 7 tập 1

    Bài 2 nhại lại lời của một thầy bói nói với một cô gái.

    Nhận xét về lời của thầy bói: Thầy bói nói toàn là những chuyện hiển nhiên, ai cũng biết và có thể đoán ra như: cô gái không nghèo sẽ giàu, ngày ba mươi tết có thịt treo trong nhà, cô gái có mẹ, có cha, cha là đàn ông, mẹ là đàn bà, cô gái có chồng, có con,… Một kiểu nói nước đôi mà luôn đúng mọi trường hợp.
    Bài này những thầy bói chuyên lừa lọc người khác để kiếm tiền, trục lợi.
    Đồng thời cảnh tình những người mê tín dị đoan, thiếu hiểu biết, nhẹ dạ, cả tin, mất tiền cho kẻ khác một cách vô ích.
    Những bài ca dao có nội dung tương tự:

    “Đom đóm đầy ngỡ là ma
    Thầy bỏ thầy chạy
    Rơi khăn rơi dãy
    Rơi cả cục xôi
    Thầy ngồi thầy réo
    Ma bắt thầy đi’’


    Câu 3 trang 52 SGK văn 7 tập 1

    Ý nghĩa tượng trưng:

    Con cò: những người nông dân trong xã hội thân phận nhỏ bé.
    Cà cuống: những kẻ có vai vế, địa vị trong làng xã như xã trưởng, lí trường
    Chim ri, chim mào: những kẻ tay chân của xã trưởng, lí trưởng như: cai lệ, lính lệ
    Chim chích: anh mõ đi rao việc làng.
    Lựa chọn các con vật đóng vai như vậy lí thú ở chỗ:

    Làm cho cảnh tượng trở nên sinh động lí thú. Một xã hội loài người được thực hiện ra qua xã hội của loài vật.
    Mỗi con vật có những hành động và đặc trưng riêng đúng với hạng người mà nó đóng vai.
    Ý nghĩa phê phán trở nên sâu sắc kín đáo hơn.

    Cảnh tượng trong bài không hề phù hợp với đám ma vì những người đến đám không mang bộ dạng xót thương mà hoàn toàn vụ lợi.
    Bài ca dao phê phán hủ tục ma chay vô lí ở làng quê làm khổ người dân nghèo.


    Câu 4 trang 52 SGK văn 7 tập 1

    Bài 4, hình ảnh cậu sai được miêu tả rất nghịch lí khi: “nón dấu lông gà”, “ngón tay đeo nhẫn” nhưng khi có chuyến sai thì “áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê”.
    Từ đó cho ta nhận ra bản chất thì cậu sai là một người chỉ có cái danh quyền lực khi mà ba năm mới có một chuyến sai, ba năm mới được một lần ra oai. Bề ngoài với tay nhẫn, nón dấu thì có vẻ giàu có nhưng thực chất cũng nghèo nàn, phải đi mượn áo quần để ra oai.
    Bài ca dao này dùng biện pháp nghệ thuật đối lập và cách nói phóng đại để châm biếm.


    III. Luyện tập

    Câu 1 trang 53 SGK văn 7 tập 1

    Nhận xét về sự giống nhau của 4 bài ca dao trong văn bản. Cả 4 ý kiến đã cho đều đúng

    Cả bốn bài đều có hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng.
    Tất cả đều sử dụng biện pháp phóng đại.
    Cả bốn bài đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm.
    Nghệ thuật tả thực có trong cả 4 bài.


    Câu 2 trang 53 SGK văn 7 tập 1

    Những câu hát châm biếm nói trên giống với truyện cười dân gian ở điểm: Bằng cách xây dựng những nghịch lí trong sự việc để tạo ra tiếng cười đả kích sâu cay.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

    Câu 1 - Trang 52 SGK

    Bài 1 “giới thiệu” về “chú tôi” như thế nào? Hai dòng đầu có ý nghĩa gì? Bài này châm biếm hạng người nào trong xã hội?

    Cái cò lặn lội bờ ao

    Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng ?

    Chú tôi hay tửu hay tăm,

    Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.

    Ngày thì ước những ngày mưa,

    Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.

    Trả lời

    “Giới thiệu” về chú tôi để rêu rao cầu hôn, chân dung gồm mấy nét giễu cợt, mỉa mai như sau:

    - “Hay tửu hay tăm”: nghiện rượu.

    - “Hay nước chè đặc” nghiện chè đậm.

    - “Hay nằm ngủ trưa” và ban ngày thì ước "những ngày mưa", ban đêm thì ước “đêm thừa trống canh”’, nghiện ngủ.

    Như vậy, rõ ràng "chú tôi” là người có nhiều tật, đã rượu, chè lại còn thêm lười biếng. Thông thường, giới thiệu việc nhân duyên, người ta phải nói tốt. Nhưng đây thì ngược lại. Đó là cách nói ngược để châm biếm "chú tôi”.

    Hai dòng đầu của bài ca vừa để bắt vần, vừa để chuẩn bị cho việc giới thiệu nhân vật. Đây là hiện tượng thường gặp trong các bài ca dao.

    Bài này châm biếm hạng người vừa nghiện ngập vừa lười biếng trong xã hội.


    Câu 2 - Trang 52 SGK

    Bài 2 nhại lại lời của ai nói với ai? Em có nhận xét gì về lời của thầy bói? Bài ca này phê phán hiện tượng nào trong xã hội? Hãy tìm những bài ca dao khác có nội dung tương tự.

    Trả lời

    Bài 2 nhại lời thầy bói nói với người đi xem bói. Ở đây, lời của thầy bói là kiểu nói nước đôi, nói những chuyện hiển nhiên. Thế nhưng, thầy bói dùng cái trò ấu trĩ này để lường gạt những người nhẹ dạ cả tin. Bài ca dùng chính lời của thầy bói để nói ra bản chất của thầy bói. Đó là nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông” để gây cười, châm biếm sâu sắc.

    Bài ca dao này phê phán những kẻ hành nghề mê tín, lừa bịp, lợi dụng sự non dạ của người khác để kiếm tiền. Đồng thời, nó cũng châm biếm những người mê tín mù quáng, thiếu hiểu biết như ông thầy bói dốt nát kia. Bài ca dao có nội dung tương tự:

    Chập chập thôi lại cheng cheng,

    Con gà trống thiến để riêng cho thầy.

    Đơm xôi thì đơm cho đầy

    Đơm vơi thì thánh nhà thầy mất thiêng!


    Câu 3 - Trang 52 SGK

    Mỗi con vật trong bài 3 tượng trưng cho ai, hạng người nào trong xã hội xưa? Việc chọn các con vật để miêu tả, “đóng vai” như thế lí thú ở điểm nào? Cảnh tượng trong bài có phù hợp với đám tang không? Bài cao dao này phê phán, châm biếm cái gì?

    Trả lời

    Ý nghĩa tượng trưng của các con vật: Muốn hiểu được ý nghĩa tượng trưng của các con vật trong bài ca dao các em phải tìm hiểu các tục lệ, luật lệ của cuộc sống làng xã ngày xưa.

    + Con cò tượng trưng cho những người nông dân trong xã hội thân phận nhỏ bé.

    + Cà cuống là những kẻ có vai vế, địa vị trong làng xã như xã trưởng, lí trường

    => đến đám ma ngồi uống rượu say sưa.

    + Chim ri, chào mào là những kẻ tay chân của xã trưởng, lí trưởng như: cai lệ, lính lệ - kiếm chác chia phần.

    + Chim chích là anh mõ đi rao việc làng.

    - Sự lí thú trong việc lựa chọn các con vật đóng vai:

    + Làm cho cảnh tượng trở nên sinh động lí thú. Một xã hội loài người được thực hiện ra qua xã hội của loài vật.+ Mỗi con vật có những hành động và đặc trưng riêng đúng với hạng người mà nó đóng vai.

    + Ý nghĩa phê phán trở nên sâu sắc kín đáo.

    - Nhận xét về cảnh tượng trong bài ca dao.

    + Cảnh tượng đó không phù hợp với đám tang - chủ yếu là từ phía nững người đến dự đám.

    + Gia đình nhà cò ở trong tình cảnh đáng thương thê thảm : cha mẹ cò chết rũ ở trên cây, cò còn lo lắng chuẩn bị mọi thứ cho đám tang – còn những kẻ khác thì lại tranh nhau đến để kiếm chác, chia phần, đánh chén một cách vô lối.

    - Ý nghĩa phê phán của bài ca dao : Phê phán hủ tục ma chay vô lí làm khổ người dân.


    Câu 4 - Trang 52 SGK

    Trong bài 4, chân dung “cậu cai” được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về nghệ thuật châm biến của bài ca dao này?

    Trả lời

    Trong bài 4 chân dung “cậu cai” được miêu tả với những nét như sau:

    - Đầu đội “nón dấu đuôi gà": chi tiết này chứng tỏ cậu cai là lính và chứng tỏ cũng là người có “quyền hành”.

    - “Ngón tay đeo nhẫn”: chi tiết này cho thấy cậu cai có vẻ cố làm thêm ra dáng.

    - Thế nhưng, áo quần thì phải “đi mượn”, “đi thuê”. Thật là thảm hại cho một con người “quyền hành” như thế. Hóa ra “quyền hành” của cậu cai chỉ là sự khoe khoang, cố làm ra vẻ bên ngoài để lòe đời bịp người mà thôi.

    ⇒ Bức chân dung biếm họa của cậu cai: lố lăng, kệch cỡm, thích phô trương, không có quyền lực nhưng luôn cố làm “ra dáng” để lừa bịp mọi người

    Nghệ thuật châm biếm của bài ca dao này thể hiện ở mấy điểm:

    - Tác giả dân gian gọi anh cai lệ là “cậu cai” vừa như để lấy lòng, vừa như xếp anh vào hạng trai lơ để mỉa mai kín đáo.

    - Cách định nghĩa về cậu cai ở hai dòng đầu, tác giả dân gian như bĩu môi mà nói rằng, đội nón lên rồi đeo nhẫn vào là thành cậu cai, chứ cai là cái thứ gì chứ.

    - “Ba năm được một chuyến sai” là dùng nghệ thuật phóng đại. Ý nói chẳng mấy khi cậu cai mới được một “chuyến sai”. Và vì chẳng mấy khi cho nên áo quần quan có mây lần mặc, chẳng cần chuẩn bị làm gì, để rồi mỗi lúc cần thì “đi mượn” hoặc “đi thuê”. “Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê” cũng chính là sự phóng đại để tô điểm cho cái chẳng mấy khi trên.

    => Để nhấn mạnh thân phận thảm hại thực chất chỉ là tay sai chứ không có quyền năng gì.


    LUYỆN TẬP

    Câu 1 - Trang 53 SGK

    Nhận xét về sự giống nhau của 4 bài ca dao, em đồng ý với ý kiến nào?

    a) Cả bốn bài đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm.

    b) Tất cả đều sử dụng biện pháp phóng đại

    c) Cả bốn bài đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm

    d) Nghệ thuật tả thực có trong cả bốn bài.

    Trả lời

    - Em đồng ý với ý kiến (c): Cả bốn bài đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm.

    - Nội dung châm biếm của bốn bài ca dao là phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán những thói hư, tật xấu của các hạng người khác nhau cùng những sự việc đáng cười trong xã hội: loại người lười biếng, ham chơi, thích hưởng thụ; thói mê tín, dị đoan và những kẻ lợi dụng lòng tin của con người để trục lợi bất chính; những hủ tục lạc hậu khiến người nông dân khổ cực; thói sĩ diện, thích khoe mẽ của con người...

    - Nghệ thuật trào lộng dân gian được thể hiện đặc sắc qua các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, biện pháp nói ngược và phóng đại...

    => Vừa tạo nên tiếng cười châm biếm, vừa là sự phê phán nghiêm khắc những thói hư, tật xấu cũng như những sự việc đầy mâu thuẫn, đáng cười trong xã hội đương thời. Điều đó cũng đồng nghĩa với mong muốn những điều đó sẽ được thay đổi trong tương lai.


    Câu 2 - Trang 53 SGK

    Những câu hát châm biếm nói trên có điểm gì giống truyện cười dân gian?

    Trả lời

    Những câu hát châm biếm nói trên có điểm tương đồng với truyện cười dân gian ở đối tượng châm biếm và nghệ thuật châm biếm.

    Đối tượng châm biếm của những câu hát châm biếm và truyện cười dân gian là những thói hư tật xấu của các hạng người và sự việc mâu thuẫn, đáng cười trong xã hội.
    Cả truyện cười dân gian và những câu hát châm biếm đều sử dụng các thủ pháp nghệ thuật giống nhau như các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, biện pháp nói ngược, thủ pháp phóng đại,...

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy