Top 6 Bài soạn "Luyện tập viết biên bản" lớp 9 hay nhất

Bình An 1579 0 Báo lỗi

Biên bản là một loại văn bản ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra. Biên bản không có hiệu lực pháp lý để thi hành mà chủ yếu được dùng làm ... xem thêm...

  1. I. Ôn tập lý thuyết

    1. mục đích: biên bản ghi chép sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra một cách trung thực, chính xác, đầy đủ dùng làm chứng cứ minh chứng sự kiện thực tế làm cơ sở nhận định, kết luận, các quyết định xử lí

    2. Người viết biên bản cần trung thực, trách nhiệm, không thêm thắt, suy diễn chủ quan

    3. Bố cục

    - Phần mở đầu: quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản, địa điểm, thời gian, thành phần tham dự, chức trách

    - Phần nội dung: Diễn biến, kết quả của sự việc

    - Phần kết thúc: thời gian kết thúc, chữ kí, họ tên thành viên

    4. Lời văn trình bày biên bản: ngắn gọn, đầy đủ, chính xác


    Luyện tập

    Bài 1 (trang 135 sgk ngữ văn 9 tập 2)

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

    BIÊN BẢN HỘI NGHỊ TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN

    Khai mạc lúc: 10h

    Địa điểm:

    Thành phần:

    Nội dung và tiến trình cuộc họp

    Trình bày theo thứ tự các ý d → c → e,g → h

    Hội nghị kết thúc vào lúc 11h30 cùng ngày

    Chủ tọa Thư kí

    (kí và ghi rõ họ tên)


    Bài 2 (trang 136 sgk ngữ văn 9 tập 2)

    Biên bản họp lớp tuần đã qua cần có những mục:

    - Quốc hiệu, tiêu ngữ, địa điểm, thời gian, tên biên bản, thành phần tham dự

    - Diễn biến kết quả hội nghị

    Thời gian kết thúc

    Phần nội dung biên bản ghi lại chính xác diễn biến của cuộc họp lớp, nội dung trao đổi, thống trong cuộc họp


    Câu 3 (trang 136 sgk ngữ văn 9 tập 2)

    Về biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần của chi đội em cho chi đội bạn

    Nhất thiết phải có người đại diện cho chi đội bạn (nhận bàn giao) và đại diện của chi đội em (bàn giao)

    Về nội dung, cần ghi lại được cụ thể nội dung bàn giao. Cuối văn bản có kí nhận của đại diện hai chi đội


    Câu 4 (trang 136 sgk ngữ văn 9 tập 2)

    Biên bản xử phạt vi phạm hành chính ( vi phạm quy định an toàn giao thông, vệ sinh đường phố, quản lí xây dựng…)

    Ngoài các thành phần theo quy định của biên bản, nội dung biên bản phải nêu rõ được lí do xử phạt, mức độ xử phạt.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Phần I: ÔN TẬP LÍ THUYẾT

    Câu 1 (trang 134 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

    Biên bản nhằm mục đích gì?

    Trả lời:

    Mục đích của biên bản là ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra một cách trung thực, chính xác, đầy đủ để dùng làm chứng cứ minh chứng các sự kiện thực tế làm cơ sở cho các nhận định kết luận và các quyết định xử lí.


    Câu 2 (trang 134 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

    Người viết biên bản cần phải có trách nhiệm và thái độ như thế nào?

    Trả lời:

    Người viết biên bản cần phải có trách nhiệm và ghi chép trung thực, đầy đủ, không suy diễn chủ quan.


    Câu 3 (trang 134 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

    Nêu bố cục phổ biến của biên bản.

    Trả lời:

    Bố cục phổ biến của biên bản

    Biên bản gồm các mục sau:

    - Phần mở đầu (phần thủ tục): Quốc hiệu và tiêu ngữ (đối với biên bản sự vụ hành chính), tên biên bản, địa điểm thời gian, thành phần tham dự và chức trách của họ).

    - Phần nội dung: Diễn biến và kết quả của các sự việc.

    - Phần kết thúc: Thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên các thành viên.


    Câu 4 (trang 134 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

    Lời văn và cách trình bày một biên bản có gì đặc biệt?

    Trả lời:

    Lời văn và cách trình bày biên bản cần ngắn gọn, đầy đủ và chính xác.


    Phần II: LUYỆN TẬP

    Câu 1 (trang 135 sgk ngữ văn 9 tập 2)

    Lớp 9A vừa tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm học tập môn Ngữ Văn, phấn đấu để cuối năm học có 100% học sinh đạt yêu cầu, trong đó 60% đạt loại khá, giỏi.

    Hãy viết biên bản cho cuộc họp ấy dựa vào các tình tiết sau đây.

    Trả lời:

    Dựa vào các sự kiện của hội nghị, có thể ghi lại nội dung, diễn biên và kết quả của hội nghị đó như sau:

    CỘNG HOÀ XẢ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    BIÊN BẢN HỘI NGHỊ TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM,

    HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN CỦA LỚP 9A

    - Khai mạc lúc 10 giờ ngày... tháng... năm...

    - Địa điểm: lớp 9A.

    Thành phần tham dự: toàn thế các thành viên của lớp; đại biểu các lớp 9B, 9C; cô Lan, giáo viên bộ môn Ngữ văn.

    Nội dung và tiến trình hội nghị:

    1) Cô Lan khai mạc, nêu yêu cầu và nội dung hội nghị:

    - Mục đích: tìm biện pháp để học tốt môn Ngữ văn. Phấn đấu cuối năm 100% đạt yêu cầu; trong đó 60% khá, giỏi.

    - Nội dung:

    + Lớp trưởng sơ kết tình hình học tập môn Ngữ văn trong thời qua. + Các bạn học sinh giỏi báo cáo kinh nghiệm (Thu Nga, Thúy Hà). + Tập thể lớp trao đổi, bổ sung và đề ra chỉ tiêu phấn đấu.

    2) Bạn Huệ, lớp trưởng báo cáo sơ lược tình hình học tập môn Ngữ văn:

    - Nhiều bạn chưa đọc kỹ văn bản, chuẩn bị còn sơ sài.

    - Nhiều bạn chưa làm hết bài tập, nhất là bài tập phần Tiếng Việt và Tập làm văn.

    - Nhiều bạn chưa biết cách làm thế nào để viết một bài văn hay. Bài viết còn sai chính tả, ngữ pháp, lan man, xa đề.

    - Kết quả: khá, giỏi: 40%; trung bình: 50%; yếu: 10%.

    3) Các báo cáo kinh nghiệm và thảo luận

    a) Kinh nghiệm của bạn Thu Nga

    - Đọc kĩ văn bản để hiểu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản, sau đó mới chuẩn bị bài.

    - Phải cố gắng tưởng tượng, liên tưởng, đào sâu suy nghĩ để có cảm xúc và phát hiện ra ý độc đáo.

    - Cố gắng làm hết bài tập, đặc biệt là các bài tập luyện nói, luyện viết.

    b) Kinh nghiệm của bạn Thúy Hà

    - Mỗi văn bản có những nét độc đáo riêng, phải tìm cho ra nét độc đáo đó.

    - Phải thường xuyên tích lũy tư liệu văn học.

    - Nắm chắc cách làm bài theo từng loại cụ thể. Dành thời gian hợp lí đọc kĩ đề bài để xác định yêu cầu của mỗi bài viết.

    - Nhất thiết phải làm dàn ý trước khi viết.

    - Khi viết, cần chủ động và diễn đạt theo cách của mình, tránh lệ thuộc bài mẫu.

    c) Những ý kiến trao đổi, bổ sung và đề ra chỉ tiêu phấn đấu.

    4) Cô Lan tổng kết

    - Phải đọc kĩ văn bản, Tìm hiểu xem tác giả muốn nói gì, nói bằng cách nào, thái độ ra sao.

    - Thường xuyên tích lũy tư liệu và biết sử dụng tư liệu khi làm bài.

    - Rèn luyện năng lực cảm thụ, đặc biệt là khả năng liên tưởng, tưởng tượng.

    - Soạn bài và làm bài tập đầy đủ, chu đáo.

    - Khi làm bài, phải nắm chắc yêu cầu của đề bài, làm dàn ý. Cố gắng viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc.

    - Cô tỏ ý tin tưởng vào kết quả phấn đấu của cả lớp, chúc lớp học tốt môn Ngữ văn và các môn học khác.

    Hội nghị kết thúc vào lúc 11 giờ 30 cùng ngày.

    Chủ tọa Thư ký

    (Họ tên và chữ kí) (Họ tên và chữ kí)


    Câu 2 (trang 136 sgk ngữ văn 9 tập 2)

    Hãy ghi lại biên bản họp lớp tuần vừa qua.

    Trả lời:

    TRƯỜNG THCS...

    ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH

    BIÊN BẢN CUỘC HỌP CHI ĐỘI LỚP...

    Tuần:...

    - Khai mạc lúc ... giờ .. ngày ... tháng ... năm...; tại lớp...

    - Thành phần tham dự: số người có mặt, vắng mặt, đại biểu.

    - Lí do cuộc họp: giới thiệu đội viên ưu tú cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Chủ tọa:

    Thư kí:...................

    Nội dung và diễn biến của cuộc họp:

    1) Chủ tọa trình bày ý nghĩa của việc giới thiệu đội viên ưu tú cho Đoàn, tiêu chuẩn đối với người được giới thiệu, cách giới thiệu và chọn lựa.

    2) Các đội viên phát biểu, giới thiệu, phân tích và thảo luận.

    3) Biểu quyết danh sách giới thiệu.

    4) Chủ tọa khẳng định kết quả cuộc họp và tuyên bố bế mạc.

    Chủ tọa Thư kí

    (Họ tên và chữ kí) (Họ tên và chữ kí)


    Câu 3 (trang 136 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

    TRƯỜNG THCS TRIỆU HÒA

    CHI ĐỘI LÊ VĂN TÁM

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập -Tự do - Hạnh phúc

    BIÊN BẢN BÀN GIAO NHIỆM VỤ TRỰC TUẦN

    Giữa lớp 9C (bên giao) và lớp 9D (bên nhận)

    1. Thời gian: 10h ngày 16 tháng 4 năm 2017 tại trường THCS Triệu Hoà đã tiến hành cuộc bàn giao

    nhiệm vụ trực tuần giữa lớp 9C và lớp 9D như sau.

    Thành phần tham dự:

    - Bên giao: Lớp trưởng lớp 9C

    - Bên nhận: Lớp trưởng lớp 9D

    - Chủ toạ: Thầy tổng phụ trách đội

    - Thư kí: Bạn Lê Bình Minh (Lớp 9C)

    2. Nội dung bàn giao:

    * Lớp trưởng lớp 9C tổng kết về kết quả công việc đả làm trong tuần.

    - Trực tự quản: Thực hiện tốt theo nội quy của nhà trường.

    - Lao động vệ sinh: Đảm bảo yêu cầu, trường lớp sạch sẽ. Làm sạch cỏ bồn hoa ...

    * Thầy Tổng phụ trách đánh giá kết quả công việc của lớp 9C. Đề ra công việc tuần tới

    - Tự quản tiếp tục thực hiện theo nội quy của nhà trường.

    - Vệ sinh thực hiện vệ sinh trường lớp xanh sạch đẹp.

    - Làm hàng rào cây cảnh, vệ sinh bể nước.

    * Lớp trưởng 9C tiến hành bàn giao phương tiện vật chất và hiện trạng của chúng cho đại diện

    lớp 9D

    - Phương tiện vật chất gồm có: 8 cái chổi, 4 xô xách nước. Tất cả các phương tiện trên còn nguyên vẹn

    * Biên bản lập thành 3 bản: 1 bản bên nhận; 1 bản bên giao; Thầy tổng phụ trách đội 1 bản.

    3. Cuộc học kết thúc: Lúc 11:30 cùng ngày

    Bên giao Bên nhận

    (Họ tên và chữ kí) (Họ tên và chữ kí)


    Câu 4 (trang 136 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

    Sở GTCC Hà Nội

    Công an quận Cầu Giấy

    SỐ:.......... BB/TLTV, PT

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    BIÊN BẢN XỬ LÍ VI PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG

    - Căn cứ điều..., điều..., điều... Pháp lệnh xử lí vi phạm trật tự an toàn giao thông ngày ... tháng ... năm;

    - Căn cứ quyết định/ Biên bản số:........... ngày.... tháng...... năm...... do:

    Ông (bà):........

    Chức vụ:.......

    Kí về việc:......

    Hôm nay, hồi 12 giờ 15 phút, ngày 17 tháng 04 năm 2017 Tại ngã tư đường Xuân Thuỷ - Phạm Hùng

    Tôi: Đặng Quang Nam Cấp bậc:.................. Chức vụ:........

    Đơn vị công tác: Phòng CSGT quận cầu Giấy

    - Tiến hành lập biên bản xử lí vi phạm trật tự an toàn giao thông đối với bà Ngô Thanh Tùng

    Là chủ sở hữu chiếc xe máy mang biển số 29 Z1 93XX Nơi cư trú (hoặc địa chỉ): Cầu Giấy, Hà Nội Nghề nghiệp (hoặc lĩnh vực hoạt động): Kinh doanh. Vi phạm phần đường dành cho xe thô sơ và người đi bộ gây cản trở trật tự an toàn giao thông.

    - Biện pháp xử lí:

    + Tạm thu giữ giấy tờ xe trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày 17 tháng 04 năm 2017 đến ngày 17 tháng 05 năm 2017

    + Thu phạt hành chính bằng tiền mặt trị giá 200.000d (hai trăm nghìn đồng chẵn)

    Biên bản được lập thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau. Một bản đựơc giao cho cá nhân vi phạm và một bản lưu hồ sơ.

    Biên bản lập xong hồi 13 giờ 00 phút cùng ngày, đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe công nhận đúng và cùng kí tên dưới đây.

    Người vi phạm Người lập biên bản

    (Họ tên và chữ kí) (Họ tên và chữ kí)

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. I. Ôn tập lí thuyết:
    1. Mục đích viết biên bản: ghi lại đầy đủ, trung thực một sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra.
    2. Người ghi biên bản phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản.
    3. Bố cục của biên bản:
    1. Phần mở đầu
    2. Phần nội dung
    3. Phần kết thúc
    4. Lời văn của biên bản cần ngắn gọn, chính xác.


    II. Luyện tập:

    Câu 1 – Luyện tập - trang 134 – 135 SGK ngữ văn 9 tập 2:

    Lớp 9A vừa tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm học tập môn Ngữ văn, phấn đấu để cuối năm học có 100% học sinh đạt yêu cầu, trong đó 60% đạt loại khá, giỏi. Hãy viết biên bản cho cuộc họp ấy dựa vào các tình tiết sau đây:

    a) Thành phần: Cô Lan, giáo viên môn Ngữ văn, toàn thể lớp, đại biểu các lớp 9B, 9C. Cô Lan điều khiển hội nghị.

    b) Hội nghị bắt đầu lúc 10 giờ và kết thúc lúc 11 giờ 30 phút.

    c) Bạn Huệ, lớp trưởng báo cáo sơ lược tình hình học môn Ngữ văn:

    – Nhiều bạn chưa đọc kĩ văn bản, chuẩn bị bài sơ sài.

    – Nhiều bạn chưa làm hết các bài tập, nhất là phần Tiếng Việt và tập làm văn.

    – Nhiều bạn chưa biết cách làm thế nào để viết một bài văn hay. Bài viết còn sai chính tả, ngữ pháp, lan man, xa đề.

    – Kết quả: khá, giỏi: 40%; trung bình: 50%; yếu: 10%.

    d) Cô Lan khai mạc, nêu yêu cầu và nội dung hội nghị:

    – Mục đích: tìm biện pháp để học tốt môn Ngữ văn. Phấn đấu cuối năm đạt 100% yêu cầu, trong đó có 60% khá, giỏi.

    – Nội dung:

    + Lớp trưởng sơ kết tình hình học môn Ngữ văn trong thời gian qua.

    + Các bạn học sinh giỏi báo cáo kinh nghiệm (Thu Nga, Thúy Hà).

    + Tập thể lớp trao đổi, bổ sung và đề ra chỉ tiêu phấn đấu.

    e) Kinh nghiệm của Thu Nga:

    – Đọc kĩ văn bản để hiểu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản, sau đó mới chuẩn bị bài.

    – Phải cố gắng tưởng tượng, liên tưởng, đào sâu suy nghĩ để có xúc cảm và phát hiện ra ý độc đáo.

    – Cố gắng làm hết bài tập, đặc biệt là các bài tập luyện nói, luyện viết.

    g) Kinh nghiệm của Thúy Hà:

    – Mỗi văn bản có những nét độc đáo riêng. Phải tìm cho ra nét độc đáo đó.

    – Phải thường xuyên tích lũy tư liệu văn học.

    – Nắm chắc cách làm bài theo từng loại thể. Dành thời gian thích đáng đọc kĩ đề bài để xác định yêu cầu của bài viết.

    – Nhất thiết phải làm dàn ý trước khi viết.

    – Khi viết cần phải chủ động và theo cách diễn đạt của mình, tránh lệ thuộc bài mẫu.

    h) Cô Lan tổng kết:

    – Phải đọc kĩ văn bản, tìm hiểu xem tác giả muốn nói gì, nói bằng cách nào, thái độ ra sao.

    – Thường xuyên tích lũy tư liệu và biết vận dụng tư liệu khi làm bài.

    – Rèn luyện năng lực cảm thụ, đặc biệt là khả năng liên tưởng, tưởng tượng.

    – Soạn bài và làm bài tập đầy đủ, chu đáo.

    – Khi làm bài, phải nắm chắc yêu cầu của đề bài, làm dàn ý. Cố gắng viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc.

    – Tin tưởng vào kết quả phấn đấu của lớp.
    Bài làm
    Biên bản Hội nghị trao đổi kinh nghiệm học tập môn Ngữ văn:
    TRƯỜNG THCS....
    LỚP 9...
    BIÊN BẢN HỘI NGHỊ TRAO ĐỔI
    KINH NGHIỆM HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN
    Khai mạc:.....
    Thành phần tham dự:....
    Đại biểu: .....
    Chủ tọa: .....
    Thư kí: .....
    NỘI DUNG CUỘC HỌP
    1. Khai mạc, nêu yêu cầu và nội dung hội nghị.
    2. Đọc báo cáo sơ lược tình hình học môn Ngữ văn
    3. Báo cáo kinh nghiệm:
    4. Ý kiến thảo luận của các thành viên trong lớp
    4. Tổng kết Hội nghị.
    Cuộc họp kết thúc vào hồi 11 giờ 30 phútChủ tọa
    (Kí và ghi rõ họ tên)

    Thư kí
    (Kí và ghi rõ họ tên)


    Câu 2 – Luyện tập trang 136 SGK ngữ văn 9 tập 2: Hãy ghi lại biên bản họp lớp tuần vừa qua.
    Bài làm
    TRƯỜNG THCS....
    LỚP 9...
    BIÊN BẢN HỌP LỚP
    Khai mạc
    Thành phần tham dự
    Chủ tọa
    Thư kí
    NỘI DUNG CUỘC HỌP
    1. Nêu yêu cầu và nội dung cuộc họp.
    2. Báo cáo sơ lược tình hình cả lớp trong tuần vừa qua
    3. Ý kiến thảo luận
    4. Tổng kết cuộc họp, phổ biến công tác tuần tới
    Cuộc họp kết thúc vào hồi 10 giờ 30 phút
    Chủ tọa
    (Kí và ghi rõ họ tên)

    Thư kí
    (Kí và ghi rõ họ tên)


    Câu 3 – Luyện tập - trang 136 SGK ngữ văn 9 tập 2: Hãy ghi lại biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần của chi đội em cho chi đội bạn.
    Bài làm
    TRƯỜNG THCS....
    LỚP 9...
    BIÊN BẢN BÀN GIAO TRỰC TUẦN
    Bắt đầu lúc 10 giờ, ngày 15.1.20...
    Thành phần tham dự:
    Chủ tọa
    Thư kí
    NỘI DUNG CUỘC HỌP
    1. Nêu yêu cầu và nội dung cuộc họp.
    2. Khái quát công việc đã làm trong tuần
    3. Bàn giao
    4. Công việc cần thực hiện trong tuần tới
    5. Ý kiến của đại diện chi đội 9B
    6. Tổng kết cuộc họp.
    Cuộc họp kết thúc vào hồi 10 giờ 30 phút
    Chủ tọa
    (Kí và ghi rõ họ tên)

    Thư kí
    (Kí và ghi rõ họ tên)


    Câu 4 – Luyện tập - trang 136 SGK ngữ văn 9 tập 2: Hãy viết biên bản xử phạt vi phạm hành chính (vi phạm quy định về an toàn giao thông, vệ sinh đường phố, quản lí xây dựng,…).
    Bài làm
    BỘ CÔNG AN
    CÔNG AN TP HÀ NỘI
    Số: ... BB/TLTV.PT

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    BIÊN BẢN XỬ PHẠT VI PHẠM
    QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG
    - Căn cứ Điều 46, Điều 57, Điều 61 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính ngày 02/07/2002;
    - Căn cứ Quyết định số:....... ngày........ tháng........ năm...... do:
    Ông (bà): Nguyễn Văn A
    Chức vụ: Đại úy – cảnh sát giao thông
    Kí về việc: xử lí vi phạm quy định về an toàn giao thông
    Hôm nay, hồi 15 giờ 10 phút, ngày 15 tháng 7 năm 20....
    Tại: Trụ sở công an phường
    Tôi: Nguyễn Văn A Cấp bậc: Đại úy Chức vụ: cảnh sát giao thông
    Đơn vị công tác: Côn an phường....
    - Tiến hành lập biên bản xử lí vi phạm quy định về an toàn giao thông của ông (bà) Nguyễn Văn B
    Nơi cư trú:.........
    Nghề nghiệp:...........
    Đã vi phạm quy định về an toàn giao thông là khôngđội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe gắn máy.
    Biên bản lập xong hồi 15 giờ 30 phút, ngày 15 tháng 7 năm 20....

    Người vi phạm
    (Kí và ghi rõ họ tên)

    Người lập biên bản
    (Kí và ghi rõ họ tên)

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    1. Biên bản dùng để ghi lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội và doanh nghiệp.

    2. Người viết biên bản cần có thái độ trách nghiệm ghi chép đầy đủ, trung thưc, không suy diễn chủ quan

    3. Bố cục:

    Phần mở đầu:
    Quốc hiệu và tiêu ngữ (đối với loại biên bản sự vụ, hành chính)
    Tên biên bản
    Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và chức trách của họ

    Phần nội dung: Ghi lại diễn biến và kết quả sự việc.
    Phần kết thúc:
    Thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên của những người có trách nhiệm chính, chữ kí và họ tên của người ghi biên bản;
    Những văn bản và hiện vật kèm theo (nếu có).

    4. Lời văn của biên bản phải đảm bảo sáng rõ, ngắn gọn, chính xác


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    LUYỆN TẬP

    Câu 1: trang 134 sgk Ngữ văn 9 tập 2

    Lớp 9A vừa tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm học tập môn Ngữ văn phấn đấu để cuối năm có 100% học sinh đạt yêu câu trong đó 60% loại khá giỏi

    Hãy viết biên bản cuộc họp ấy dựa vào những tình tiết sau đây:

    a) Thành phần: Cô Lan giáo viên môn Ngữ văn toàn thể lướp, đại biểu các lướp 9B, 9C. Cô Lan điều khiển hội nghị.

    b) Hội nghị bắt đầu lúc 10h và kết thúc lúc 11h 30 phút

    c) Bạn Huệ lớp trưởng báo cáo sơ lược tình hình môn ngữ văn:

    Nhiều bạn chưa đọc kĩ văn bản chuẩn bị sơ sài
    Nhiều bạn chưa làm hết các bài tập nhất là bài tập Tiếng Việt và bài tập làm văn
    Nhiều bạn chưa biết làm thế nào để có một bài văn hay. Bài viết sai chính tả, ngữ pháp lan man, xa đề
    Kết quả: Khá, giỏi,:40%; trung bình 50%; yếu 10%

    d) Cô Lan khai mạc và yêu cầu nọi dung hội nghị:

    Mục đích: tìm biện pháp để học tốt môn Ngữ văn. Phấn đấu cuối năm 100% đạt yêu cầu, trong đó có 60% khá giỏi

    Nội dung:

    Lớp trưởng sơ kết tình hình học tập môn Ngữ văn trong thời gian qua.
    Các bạn học giỏi báo cáo kinh nghiêm( Thu Nga, Thúy Hà)
    Tập thể lớp trao đổi bổ sung và đề ra chỉ tiêu phấn đấu
    e) Kinh nghiệm của Thu Nga

    Đọc kĩ văn bản để hiểu nội dung, nghệ thuật ý nghãi của văn bản sau đó mới chuẩn bị bài.
    Phải cố gắng tưởng tưởng liên tưởng đào sâu để suy nghĩ để có came xúc, suy nghĩ, ý tưởng độc đáo
    Cố gắng làm hết bài tập, đặc biệt là các phần luyện nói luyện viết
    g) Kinh nghiệm của Thúy Hà :

    Mỗi văn bản cần có những nét đọc đáo riêng. Phải tìm ra những nét độc đáo đó.
    Phải thường xuyên tích lũy tư liệu văn học
    Nắm chắc cách làm bài theo từng thể loại. Dành thời gian thích đáng để chác định yêu cầu bài viết
    Nhất thiết phải làm bài dàn ý trước khi viết
    Khi viết cần phải chủ động để xác định yêu cầu bài biết
    Khi viết cần chủ động và làm theo diễn đạt, tránh lệ thuộc vào bài mẫu.
    h) Cô Lan tổng kết hội nghị:

    Phải đọc kĩ văn bản, tìm hiểu xem tác giả muốn nói gì bằng cách nào và thái độ ra sao
    Thường xuyên tích lũy tưu liệu và biết tận dụng tư liệu khi làm bài
    Rèn luyện tư liệu cảm thụ đặc biệt là khả năng liên tưởng tưởng tượng
    Soạn bài và rèn luyện năng lực cảm thụ, đặc biệt là khả năng liên tưởng, tưởng tượng
    Soạn bài và làm bài tập đầy đủ chu đáo
    Khi làm bài cần phải nắm chắc yêu cầu của đề bài, làm dàn ý . Cố gắng hết sức viết bài viết mạch lạc, trong sáng
    Tin tưởng và kết quả phấn đấu của lớp


    Bài làm:

    Trường THCS :…
    Lớp : 9A
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    BIÊN BẢN HỘI NGHỊ
    TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM HỌC TỐT MÔN NGỮ VĂN
    Khai mạc lúc 10h ngày…tháng…năm…Thành phần tham dự :-Cô Lan – giáo viên môn Ngữ văn.-Địa biểu lớp 9B, 9C.- Tập thể học sinh lớp 9A.
    Chủ trì : cô Lan. Thư kí :…
    NỘI DUNG HỘI NGHỊ
    1. Cô Lan khai mạc, nêu têu cầu và nội dung hội nghị :…
    - Mục đích hội nghị : tìm biện pháp học tốt môn ngữ văn. Phấn đấu cuối năm 100% đạt yêu cầu, trong đó có 60% khá, giỏi.
    - Nội dung:
    Lớp trưởng sơ kết tình hình học tập môn Ngữ văn trong thời gian qua.
    Các bạn học giỏi báo cáo kinh nghiêm( Thu Nga, Thúy Hà)
    Tập thể lớp trao đổi bổ sung và đề ra chỉ tiêu phấn đấu
    2. Bạn Huệ, lớp trưởng báo cáo sơ lược tình hình học môn Ngữ văn :
    Nhiều bận chưa đọc kĩ văn bản, chuẩn bị bài sơ sài.
    Nhiều bạn chưa làm hết các bài tập nhất là bài tập Tiếng Việt và bài tập làm văn
    Nhiều bạn chưa biết làm thế nào để có một bài văn hay. Bài viết sai chính tả, ngữ pháp lan man, xa đề
    Kết quả: Khá, giỏi,:40%; trung bình 50%; yếu 10%
    3. Trao đổi kinh nghiệm học tập :
    Kinh nghiệm của Thu Nga :
    Đọc kĩ văn bản để hiểu nội dung, nghệ thuật ý nghãi của văn bản sau đó mới chuẩn bị bài.
    Phải cố gắng tưởng tưởng liên tưởng đào sâu để suy nghĩ để có came xúc, suy nghĩ, ý tưởng độc đáo
    Cố gắng làm hết bài tập, đặc biệt là các phần luyện nói luyện viết
    Kinh nghiệm của Thúy Hà :
    Mỗi văn bản cần có những nét đọc đáo riêng. Phải tìm ra những nét độc đáo đó.
    Phải thường xuyên tích lũy tư liệu văn học
    Nắm chắc cách làm bài theo từng thể loại. Dành thời gian thích đáng để chác định yêu cầu bài viết
    Nhất thiết phải làm bài dàn ý trước khi viết
    Khi viết cần phải chủ động để xác định yêu cầu bài biết
    Khi viết cần chủ động và làm theo diễn đạt, tránh lệ thuộc vào bài mẫu.
    4. Cô Lan tổng kết hội nghị:
    Phải đọc kĩ văn bản, tìm hiểu xem tác giả muốn nói gì bằng cách nào và thái độ ra sao
    Thường xuyên tích lũy tưu liệu và biết tận dụng tư liệu khi làm bài
    Rèn luyện tư liệu cảm thụ đặc biệt là khả năng liên tưởng tưởng tượng
    Soạn bài và rèn luyện năng lực cảm thụ, đặc biệt là khả năng liên tưởng, tưởng tượng
    Soạn bài và làm bài tập đầy đủ chu đáo
    Khi làm bài cần phải nắm chắc yêu cầu của đề bài, làm dàn ý . Cố gắng hết sức viết bài viết mạch lạc, trong sáng
    Biên bản kết thúc lúc 11h30 phút cùng ngày.
    Chủ trì : Thư kí :


    Câu 2: trang 136 sgk Ngữ văn 9 tập 2
    Hãy ghi lại biên bản họp lớp tuần vừa qua
    Bài làm:
    TRƯỜNG THCS...
    ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
    BIÊN BẢN CUỘC HỌP SƠ KẾT THI ĐUA
    CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20-11)
    CỦA CHI ĐỘI LỚP 9A
    Khai mạc lúc ... giờ ... ngày ... tháng .. năm...; tại lớp 9A.
    - Lí do cuộc họp:............
    - Thành phần cuộc họp:.....................
    - Chủ tọa và thư kí cuộc họp:.............
    Nội dung và tiến trình cuộc họp:
    1. Bạn Hồng Trang, Chi đội phó, giới thiệu thành phần tham dự cuộc họp, đại biểu và nội dung cuộc họp.
    2. Bạn Thu Nga, Chi đội trưởng, báo cáo kết quả đợt thi đua...
    3. Những ý kiến thảo luận, bổ sung.
    4. Cô giáo Hồng Nhung, Tổng phụ trách Đội tuyên dương, khen thưởng các bạn có nhiều thành tích trong” đợt thi đua.
    Cuộc họp kết thúc lúc ... giờ.
    Chủ tọa Thư kí
    (Họ tên và chữ kí) (Họ tên và chữ kí)


    Câu 3: trang 136 sgk Ngữ văn 9 tập 2
    Hãy ghi lại biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần của chi đội em cho đội bạn
    Bài làm:
    PHÒNG GD & ĐT :. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    TRƯỜNG THCS :.... Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    BIÊN BẢN BÀN GIAO NHIỆM VỤ TRỰC TUẦN
    Thời gian : …h, ngày …tháng…năm…
    Thành phần tham dự :
    - GV Tổng phụ trách
    - BCH chi đội 9A
    - BCH chi đội 9B.
    Chủ trì : GV Tổng phụ trách Thư kí :…
    NỘI DUNG BÀN GIAO
    1. Chi đội trưởng chi đội 9A tổng kết công tác trực tuần 5 và bàn giao nhiệm vụ cho chi đội 9B. Kèm theo 01 sổ trực, 05 băng đeo tay và 05 bản tên của đội cờ đỏ.
    2. Chi dội trưởng chi đội 9B nhận bàn giao và thau mặt chi đội hứa haonf thành tốt nhiệm vụ.
    3. Ý kiến nhận xét và dặn dò của GV TPT.
    Biên bản kết thúc lúc…h …phút cùng ngày.
    Chủ trì : Thư kí:


    Câu 4: trang 136 sgk Ngữ văn 9 tập 2
    Hãy viết một biên bản xử phạt vi phạm hành chính ( vi phạm quy định về an toàn giao thôn, về sinh đường phố, quản lí xây dựng
    Bài làm:
    Phòng GD & ĐT :…
    Trường THPT:…
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    BIÊN BẢN
    VI PHẠM NỘI QUY PHÒNG THI
    Thời gian : …h…phút, ngày…tháng…năm…
    Chúng tôi gồm :
    1. …….. giám thị phòng thi số…., khối….
    2. ……..đại diện…..thí sinh có mặt tại phòng thi.
    Tiến hành lập biên bản đối với thí sinh :…. Học sinh lớp :…SBD : ….
    Lí do : có hành vi gian lận trong lúc làm bài ( dùng tài liệu), vi phạm điều…của quy chế thi.
    Tang vật bị thu giữ gồm : 1 trang tài liệu phôt thu nhỏ thuộc môn thi…
    Biên bản đã được đọc lại trước sự chứng kiến của các thành viên có liên quan.
    Biên bản kết thúc lúc …h…phút cùng ngày.
    Giám thị Đại diện thí sinh Thí sinh vi phạm :

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Câu 1. Trong các tình huống sau đây, tình huống nào cần viết biên bản ?

    A - Em bận giúp gia đình chuyển nhà và không đi học được

    B - Em muốn được tham gia câu lạc bộ Tin học của trường

    C - Ghi lại một tai nạn giao thông

    D - Là Bí thư chi đoàn, em cần báo cáo kết quả thi đua chào mừng ngày thành lập Đoàn lên Đoàn trường

    Trả lời:

    Để chọn lựa các tình huống cần viết biên bản trong bài tập, cần đọc lại phần Ghi nhớ, trang 126, SGK : Biên bản là loại văn bản ghi chép một cách trung thực, chính xác, đầy đủ một sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra. Em dựa vào những hiểu biết trên để lưa chọn phương án phù hợp.


    Câu 2. Một biên bản cần đạt những yêu cầu gì về nội dung ?

    A - Ghi chép ngắn gọn, chính xác sự việc

    B - Nêu đầy đủ diễn biến của sự việc

    C - Bảo đảm tính trung thực, khách quan

    D - Cả A, B và C

    Trả lời:

    Em đọc lại mục đầu của phần Ghi nhớ, trang 126, SGK và chú ý :

    Biên bản là loại văn bản ghi lại một cách trung thực, chính xác, đầy đủ mọi sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra. Người ghi biên bản phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản. Em xem từng vấn đề nêu ra có đúng không ? Đã đủ chưa ? Hay là phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên.


    Câu 3. Biên bản được soạn thảo nhằm mục đích gì ?

    A - Đề đạt nguyện vọng lên cấp trên để giải quyết

    B - Thông báo cho cấp dưới hoặc những người quan tâm các tin tức

    C - Ghi nhớ các ý kiến và thoả thuận đã đạt được

    D - Làm chứng cứ lưu trữ để khi cần thì đem ra sử dụng

    Trả lời:

    Biên bản ghi lại trung thực, chính xác và đầy đủ sự việc và quá trình xảy ra. Biên bản lại được xác nhận của những người có liên quan, những người chứng kiến. Bởi vậy, biên bản là cơ sở pháp lí để xác nhận sự việc xảy ra trong thực tế, làm cơ sở để đánh giá, nhận xét, hoặc giải quyết cụ thể. Em dựa vào những hiểu biết trên để chọn phương án phù hợp.


    Câu 4. Bài tập 2, trang 126, SGK.

    Hãy ghi lại phần mở đầu, các mục lớn trong phần nội dung, phần kết thúc của biên bản cuộc họp giới thiệu đội viên ưu tú của chi đội cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

    Trả lời:

    Sau đây là biểu mẫu ghi lại các phần : thể thức mở đầu, kết thúc và nội đung của biên bản :

    LIÊN ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THCS ...

    CHI ĐỘI LỚP...

    BIÊN BẢN CUỘC HỌP CHI ĐỘI LỚP...

    Tuần: ...

    - Khai mạc lúc ... giờ ... ngày ... tháng ... năm ...; tại lớp ...

    - Thành phần tham dự : số người có mặt, vắng mặt, đại biểu.

    - Lí do cuộc họp : giới thiệu đội viên ưu tú cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

    Chủ toạ:

    Thư kí:.........................

    Nội dung và diễn biến của cuộc họp :

    1) Chủ toạ trình bày ý nghĩa của việc giới thiệu đội viên ưu tú cho Đoàn, tiêu chuẩn đối với người được giới thiệu, cách giới thiệu và chọn lựa.

    2) Các đội viên phát biểu, giới thiệu, phân tích và thảo luận.

    3) Biểu quyết danh sách giới thiệu.

    4) Chủ toạ khẳng định kết quả cuộc họp và tuyên bố bế mạc.

    Chủ toạ Thư kí

    (Họ tên và chữ kí) (Họ tên và chữ kí)


    Câu 5. Bài tập 1, phần II - Luyện tập, trang 134 -135, SGK.

    Trả lời:

    Dựa vào các sự kiện của hội nghị, có thể ghi lại nội dung, diễn biến và kết quả hội nghị đó như sau :

    CỘNG HOÀ XẢ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    BIÊN BẢN HỘI NGHỊ TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

    HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN CỦA LỚP 9A

    - Khai mạc lúc 10 giờ ngày ... tháng ... năm ...

    - Địa điểm : lớp 9A.

    - Thành phần tham dự : toàn thể các thành viên của lớp ; đại biểu của các lớp 9B, 9C ; cô Hoàng Lan, giáo viên môn Ngữ văn.

    Nội dung và tiến trình hội nghị :

    1) Cô Hoàng Lan khai mạc, nêu yêu cầu và nội dung hội nghị :

    - Mục đích : tìm biện pháp để học tốt môn Ngữ văn. Phấn đấu cuối năm 100% đạt yêu cầu ; trong đó có 60% khá, giỏi.

    - Nội dung :

    + Lớp trưởng sơ kết tình hình học môn Ngữ văn trong thời gian qua.

    + Các bạn học sinh giỏi báo cáo kinh nghiệm (Thu Nga, Thuý Hà).

    + Tập thể lớp trao đổi, bổ sung và đề ra chỉ tiêu phấn đấu.

    2) Bạn Nguyễn Minh Huệ, lớp trưởng báo cáo sơ lược tình hình học tập môn Ngữ văn :

    - Nhiều bạn chưa đọc kĩ văn bản, chuẩn bị bài còn sơ sài.

    - Nhiều bạn chưa làm hết bài tập, nhất là bài tập phần Tiếng Việt và Tập làm văn.

    - Nhiều bạn chưa biết cách làm thế nào để viết một bài văn hay. Bài viết còn sai chính tả, ngữ pháp, lan man, xa đề.

    - Kết quả : khá, giỏi : 40% ; trung bình : 50% ; yếu : 10%.

    3) Các báo cáo kinh nghiệm và thảo luận

    a) Kinh nghiệm của bạn Thu Nga

    - Đọc kĩ văn bản để hiểu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản, sau đó mới chuẩn bị bài.

    - Phải cố gắng tưởng tượng, liên tưởng, đào sâu suy nghĩ để có cảm xúc và phát hiện ra ý độc đáo.

    - Cố gắng làm hết bài tập, đặc biệt là các bài tập luyện nói, luyện viết.

    b) Kinh nghiệm của bạn Thuý Hà

    - Mỗi văn bản có những nét độc đáo riêng, phải tìm cho ra nét độc đáo đó.

    - Phải thường xuyên tích luỹ tư liệu văn học.

    - Nắm chắc cách làm bài theo từng loại thể. Dành thời gian hợp lí đọc kĩ đề bài để xác định yêu cầu của bài viết.

    - Nhất thiết phải làm dàn ý trước khi viết.

    - Khi viết, cần chủ động và diễn đạt theo cách của mình, tránh lệ thuộc bài mẫu.

    c) Những ý kiến trao đổi, bổ sung và đề ra chỉ tiêu phấn đấu.

    4) Cô Lan tổng kết

    - Phải đọc kĩ văn bản, tìm hiểu xem tác giả muốn nói gì, nói bằng cách nào, thái độ ra sao.

    - Thường xuyên tích luỹ tư liệu và biết sử dụng tư liệu khi làm bài

    - Rèn luyện năng lực cảm thụ, đặc biệt là khả năng liên tưởng, tưởng tượng.

    - Soạn bài và làm bài tập đầy đủ, chu đáo.

    - Khi làm bài, phải nắm chắc yêu cầu của đề bài, làm dàn ý. Cố gắng viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc.

    - Cô tỏ ý tin tưởng vào kết quả phấn đấu của cả lớp, chúc lớp học tốt môn Ngữ văn và các môn học khác.

    Hội nghị kết thúc vào lúc 11 giờ 30 cùng ngày.

    Chủ toạ Thư kí

    (Họ tên và chữ kí) (Họ tên và chữ kí)


    Câu 6. Hãy trình bày các đề mục chính trong biên bản của một cuộc họp lớp hàng tháng mà em tham dự.

    Trả lời:

    Để làm được bài tập này, em cần trực tiếp tham gia vào cuộc họp của lớp ghi chép lại tư liệu và sắp xếp chúng theo kết cấu của một biên bản đã được học trong phần lí thuyết.


    Câu 7. Bạn Kim Dung mang biên bản cuộc họp sơ kết thi đua chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam (20 - 11) của chi đoàn về nhà. Chẳng may biên bản đó bị em bạn sơ ý cắt thành nhiều mảnh. Em hãy giúp bạn Kim Dung khôi phục lại biên bản đó. Mỗi mảnh bị cắt rời có nội dung như sau :

    Mảnh 1 có nội dung :

    Bạn Thu Nga, Bí thư chi đoàn báo cáo kết quả đợt thi đua...

    Mảnh 2 có nội dung :

    ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THCS.....

    CHI ĐOÀN LỚP...

    BIÊN BẢN CUỘC HỌP

    SƠ KẾT THI ĐUA CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20 - 11)

    CỦA CHI ĐOÀN LỚP 9A

    Khai mạc lúc ... giờ ... ngày ... tháng ... năm … ; tại lớp 9A.

    Mảnh 3 có nội dung :

    Nội dung cả tiến trình cuộc họp :

    Bạn Hồng Trang, Phó Bí thư chi đoàn, giới thiệu thành phần tham dự cuộc họp, đại biểu và nội dung cuộc họp.

    Mảnh 4 có nội dung:

    Cô giáo Hồng Nhung, Bí thư chi đoàn trường, tuyên dương, khen thưởng các bạn có nhiều thành tích trong đợt thi đua.

    Cuộc họp kết thúc lúc ... giờ.

    Chủ toạ Thư kí

    (Họ tên và chữ kí) (Họ tên và chữ kí)

    Mảnh 5 có nội dung:

    + Lí do cuộc họp : ...

    + Thành phần cuộc họp :...

    + Chủ toạ và thư kí cuộc họp : ...

    Mảnh 6 có nội dung:

    Những ý kiến thảo luận, bổ sung,…

    Trả lời:

    Căn cứ vào kết cấu của biên bản và nội dung của các mảnh giấy rời, có thể khôi phục lại biên bản như sau :

    ĐOÀN TRƯỜNG THCS HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THCS

    CHI ĐOÀN LỚP...

    BIÊN BẢN CUỘC HỌP

    SƠ KẾT THI ĐUA CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20 - 11)

    CỦA CHI ĐOÀN LỚP 9A

    Khai mạc lúc ... giờ ... ngày ... tháng ... năm ... ; tại lớp 9A.

    - Lí do cuộc họp :..........

    - Thành phần cuộc họp :.........

    - Chủ toạ và thư kí cuộc họp :...........

    Nội dung và tiến trình cuộc họp :

    1) Bạn Hồng Trang, Phó Bí thư chi đoàn, giới thiệu thành phần tham dự cuộc họp, đại biểu và nội dung cuộc họp.

    2) Bạn Thu Nga, Bí thư chi đoàn, báo cáo kết quả đợt thi đua...

    3) Những ý kiến thảo luận, bổ sung.

    4) Cô giáo Hồng Nhung, Bí thư đoàn trường tuyên dương, khen thưởng các bạn có nhiều thành tích trong đợt thi đua.

    Cuộc họp kết thúc lúc ... giờ.

    Chủ toạ Thư kí

    (Họ tên và chữ kí) (Họ tên và chữ kí)

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. I. ÔN TẬP VÀ LÍ THUYẾT

    1. Mục đích của biên bản là ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra một cách trung thực, chính xác, đầy đủ để dùng làm chứng cứ minh chứng các sự kiện thực tế làm cơ sở cho các nhận định kết luận và các quyết định xử lí.

    2. Người viết biên bản cần phải có trách nhiệm và ghi chép trung thực, đầy đủ, không suy diễn chủ quan.

    3. Bố cục phổ biến của biên bản

    Biên bản gồm các mục sau:

    - Phần mở đầu (phần thủ tục): Quốc hiệu và tiêu ngữ (đối với biên bản sự vụ hành chính), tên biên bản, địa điểm thời gain, thành phần tham dự và chức trách của họ).

    - Phần nội dung:. Diễn biến và kết quả của các sự việc.

    - Phần kết thúc: Thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên các thành viên.

    4. Lời văn và cách trình bày biên bản cần ngắn gọn, đầy đủ và chính xác.


    II. LUYỆN TẬP

    Câu 1. Dựa vào các sự kiện của hội nghị, có thể ghi lại nội dung, diễn biến và kết quả của hội nghị đó như sau:

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỮ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    BIÊN BẢN HỘI NGHỊ TRAO Đổi KINH NGHIỆM,

    HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN CỦA LỚP 9A

    - Khai mạc lúc 10 giờ ngày... tháng... năm...

    - Địa điểm: lớp 9A.

    Thành phần tham dự: toàn thể các thành viên của lớp; đại biểu các lớp 9B, 9C; cô Lan, giáo viên bộ môn Ngữ văn.

    Nội dung và tiến trình hội nghị:

    1) Cô Lan khai mạc, nêu yêu cầu và nội dung hội nghị:

    - Mục đích: tìm biện pháp để học tốt môn Ngữ văn. Phấn đấu cuối nãm 100% đạt yêu cầu; trong đó 60% khá, giỏi.

    - Nội dung:

    + Lớp trưởng sơ kết tình hình học tập môn Ngữ vẩn trong thời qua.

    + Các bạn học sinh giỏi báo cáo kinh nghiệm (Thu Nga, Thúy Hà).

    + Tập thể lớp trao đổi, bổ sung và đề ra chỉ tiêu phấn đấu.

    2) Bạn Huệ, lớp trưởng báo cáo sơ lược tình hình học tập môn Ngữ văn:

    - Nhiều bạn chưa đọc kỹ văn bản, chuẩn bị còn sơ sài.

    - Nhiều bạn chưa làm hết bài tập, nhất là bài tập phần Tiếng Việt và Tập làm vãn.

    - Nhiều bạn chưa biết cách làm thế nào để viết một bài văn hay. Bài viết còn sai chính tả, ngữ pháp, lan man, xa đề.

    - Kết quả: khá, giỏi: 40%; trung bình: 50%; yếu: 10%.\

    3) Các báo cáo kinh nghiệm và thảo luận

    a) Kinh nghiệm của bạn Thu Nga

    - Đọc kĩ văn bản để hiểu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản, sau đó mới chuẩn bị bài.

    - Phải cố gắng tưởng tượng, liên tưởng, đào sâu suy nghĩ để có cảm xúc và phát hiện ra ý độc đáo.

    - Cố gắng làm hết bài tập, đặc biệt là các bài tập luyện nói, luyện viết.

    b) Kinh nghiệm của bạn Thúy Hà

    - Mỗi văn bản có những nét độc đáo riêng, phải tìm cho ra nét độc đáo đó.

    - Phải thường xuyên tích lũy tư liệu văn học.

    - Nắm chắc cách làm bài theo từng loại cụ thể. Dành thời gian hợp lí đọc kĩ đề bài để xác định yêu cầu của mỗi bài viết.

    - Nhất thiết phải làm dàn ý trước khi viết.

    - Khi viết, cần chủ động và diễn đạt theo cách của mình, tránh lệ thuộc bài mẫu.

    c) Những ý kiến trao đổi, bổ sung và đề ra chỉ tiêu phấn đấu.

    4) Cô Lan tổng kết

    - Phải đọc kĩ văn bản, Tìm hiểu xem tác giả muốn nói gì, nói bằng cách nào, thái độ ra sao.

    - Thường xuyên tích lũy tư liệu và biết sử dụng tư liệu khi làm bài.

    - Rèn luyện năng lực cảm thụ, đặc biệt là khả năng liên tưởng, tưởng tượng.

    - Soạn bài và làm bài tập đầy đủ, chu đáo.

    - Khi làm bài, phải nắm chắc yêu cầu của đề bài, làm dàn ý. Cố gắng viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc.

    - Cô tỏ ý tin tưởng vào kết quả phấn đấu của cả lớp, chúc lớp học tốt môn Ngữ văn và các môn học khác.

    Hội nghị kết thúc vào lúc 11 giờ 30 cùng ngày.

    Chủ tọa Thư kí

    (Họ tên và chữ kí) (Họ tên và chữ kí)


    Câu 2. Sau đây là biểu mẫu một số loại biên bản:

    TRƯỜNG THCS...

    ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH

    BIÊN BẢN CUỘC HỌP CHI ĐỘI LỚP...

    Tuần:...

    - Khai mạc lúc ... giờ ... ngày ... tháng ... năm...; tại lớp...

    - Thành phần tham dự: số người có mặt, vắng mặt, đại biểu.

    - Lí do cuộc họp: giới thiệu đội viên ưu tú cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

    Chủ tọa:.......................

    Thư ki:.........................

    Nội dung và diễn biến của cuộc họp:

    1) Chủ tọa trình bày ý nghĩa của việc giới thiệu đội viên ưu tú cho Đoàn, tiêu chuẩn đôi với người được giới thiệu, cách giới thiệu và chọn lựa.

    2) Các đội viên phát biểu, giới thiệu, phân tích và thảo luận.

    3) Biểu quyết danh sách giới thiệu.

    4) Chủ tọa khẳng định kết quả cuộc họp và tuyên bố bế mạc.

    Chủ tọa Thư kí

    (Họ tên và chữ kí) (Họ tên và chữ kí)

    TRƯỜNG THCS...

    ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH

    BIÊN BẢN CUỘC HỌP SƠ KET THI ĐUA

    CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20 - 11)

    CỦA CHI ĐỘI LỐP 9A

    - Khai mạc lúc ... giờ ... ngày ... tháng ... năm...; tại lớp 9A.

    - Lí do cuộc họp:...............

    - Thành phần cuộc họp:...........................

    - Chủ tọa và thư kí cuộc họp:...................

    Nội dung và tiến trình cuộc họp:

    1. Bạn Hồng Trang, Chi đội phó, giới thiệu thành phần tham dự cuộc họp, đại biểu và nội dung cuộc họp.

    2. Bạn Thu Nga, Chi đội trưởng, báo cáo kết quả đợt thi đua...

    3. Những ý kiến thảo luận, bổ sung.

    4. Cô giáo Hồng Nhung, Tổng phụ trách Đội tuyên dương, khen thưởng các bạn có nhiều thành tích trong đợt thi đua.

    Cuộc họp kết thúc lúc ... giờ.

    Chủ tọa Thư kí

    (Họ tên và chữ kí) (Họ tên và chữ kí)

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy