Top 6 Bài soạn "Nhớ đồng" của Tố Hữu lớp 11 hay nhất

Bình An 794 0 Báo lỗi

Bài thơ "Nhớ đồng" nằm trong phần "Xiềng xích" của tập thơ "Từ ấy", được Tố Hữu viết chính thức vào tháng 7 năm 1939. Đây là một bài thơ hay, giàu cảm xúc và ... xem thêm...

  1. Bố cục: 3 phần

    • Phần 1 ( 9 khổ thơ đầu): khao khát, nỗi nhớ của người tù cộng sản với cuộc sống tự do bên ngoài
    • Phần 2 ( 2 khổ tiếp): Nhớ những ngày còn ở ngoài tự do
    • Phần 3 ( còn lại): Thực tại nơi phòng giam


    Câu 1 (Trang 48 sgk ngữ văn 11 tập 2):

    Bài thơ gợi lên từ âm thanh quen thuộc của cuộc sống- tiếng hò quê hương

    • Tiếng hò vang lên lẻ loi, đơn độc giữa trưa tĩnh lặng, sâu lắng
    • Gợi lên nỗi buồn, hiu quạnh, đồng điệu với cảnh ngộ tâm trạng người tù.
    • Điệu hò gợi nhớ lại làn điệu dân ca xứ Huế mộng mơ, trữ tình

      Đang say sưa hoạt động cách mạng, lại bị bắt giữ, giam cầm trên chính quê hương: Ta thêm hiểu cảm giác bức bí mà nhà thơ phải đối mặt


        Câu 2 (trang 48 sgk ngữ văn 11 tập 2):

        Tố Hữu dùng nhiều phép điệp khúc:

        • “Gì sâu bằng” và điệp ngữ “đâu”

          Hai điệp khúc đã nêu ra sự ám ảnh lớn với người đọc: nỗi nhớ thương da diết, nỗi ám ảnh trong lòng người đọc

          • Việc lặp tạo âm điệu nhấn mạnh cảm xúc cả bài thơ:
          • Nỗi cô đơn, hiu quạnh: hiu quạnh trong tiếng hò trưa vắng, cô đơn trong không gian bốn bức tường phòng giam, cách biệt với thế giới bên ngoài
          • Nỗi thương nhớ: được khơi gợi từ tiếng hò, từ sự quạnh hiu. Thương nhớ đồng quê ( từ cảnh sắc đến hình ảnh người dân)
          • Bao trùm âm điệu tiếng than về nỗi quạnh hiu, cùng cực của người tha thiết yêu cuộc đời, say mê hoạt động bị cách li khỏi cuộc đời.

          → Tất cả cảm nhận sâu sắc của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày


          Câu 3 (trang 48 sgk ngữ văn 11 tập 2):

          • Bài thơ trước hết sâu sắc hơn cả vẫn là những câu thơ thể hiện niềm yêu quý thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê hương, đồng bào
          • Trong nỗi hiu quạnh của những buổi trưa thương nhớ, Tố Hữu trở về với những điều thân thuộc
          • Ruồng tre mát thơ
            • Ô mạ xanh mơn mởn
            • Nương khoai sắn ngọt bùi
          • Trở về trong tâm tưởng với cảnh quê, Tố Hữu với những “xóm nhà tranh” những con người “lưng cong xuống luống cày/ mà bùn hi vọng nức hương ngây”

          → Đồng quê được hình dung rõ ràng, cụ thể bằng đường nét, hình ảnh, màu sắc, âm thanh, hương vị...

          • Âm điệu như tiếng than về nỗi quạnh hiu, cùng cực người tha thiết yêu đời, say mê hoạt động bị cách li khỏi cuộc đời


          Câu 4 (Trang 48 sgk ngữ văn 11 tập 2):

          Đoạn thơ tạo ra hai hình ảnh đối lập: hình ảnh nhà thơ trước khi gặp lí tưởng cách mạng, được tái hiện trong kí ức và hình ảnh sau khi đến với lí tưởng cách mạng

          • Trước khi gặp lí tưởng: quanh quẩn, bế tác, nhỏ bé, chán nản
          • Khi gặp lí tưởng: cánh chim vui say, liệng trong không gian rộng lớn, bát ngát. Tâm hồn được giải phóng, rộng mở, hòa nhập với đời
          • Từ hai hình ảnh đối lập, nhà thơ về thực tại:
            • Cánh chim buồn nhớ gió mây
            • Hình ảnh con chim tự do trong cảnh giam cầm
            • Nhớ gió mây gợi niềm say mê, khao khát, hoài bão, cùng đồng chí chiến đấu.


          Câu 5 (Trang 48 sgk ngữ văn 11 tập 2):

          Tâm trạng của nhà thơ trong bài:

          • Nỗi nhớ xuyên suốt toàn bài thơ: nhớ đồng quê, thương nhớ cuộc sống
          • Niềm khát khao tự do, chán ghét thực tại tù túng, chật hẹp
          Ảnh minh họa (Nguồn internet)
          Ảnh minh họa (Nguồn internet)

        • I. Vài nét về tác phẩm

          Đầu năm 1939, tình hình thế giới trở nên căng thẳng, cuộc đại chiến lần thứ hai có nguy cơ bùng nổ, thực dân Pháp quay lại đàn áp phong trào cách mạng ở Đông Dương. Cuối tháng 4 năm ấy, Tố Hữu bị chính quyền thực dân bắt ở Huế trong một đợt khủng bố Đảng Cộng sản. Nhớ đồng được viết trong những ngày nhà thơ bị giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế). Bài thơ này thuộc phần “Xiềng xích” của tập Từ ấy.

          Bố cục: 3 phần:

          • Phần 1 (từ đầu đến “rất thiệt thà): Nỗi nhớ da diết của nhà thơ với cuộc sống bên ngo
          • Phần 2 (tiếp đến “bát ngát trời): Nhớ chính bản thân khi chưa bị giam nơi ngục tù
          • Phần 3 (còn lại): Trở lại thực tại


          II. Hướng dẫn đọc thêm

          Câu 1 (trang 48 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

          Trong bài thơ, cảm hứng của nhà thơ được gợi lên từ một tiếng âm thanh đặc biệt - tiếng hò quê hương. Tiếng hò ở đây được lặp lại nhiều lần:

          • Tiếng hò lẻ loi đơn độc giữa trưa:
            • Không gian đồng vắng
            • Thời gian trưa vắng

          → Nhân vật trữ tình cảm nhận được sự hiu quạnh của đời buồn tủi nhọc nhằn, lòng người đang bị giam cầm trong tù ngục cách biệt với cuộc sống bên ngoài

          • Tiếng hò đồng cảm với nỗi nhớ thương đồng quê của tác giả.
            • Tiếng than khắc khoải, da diết → diễn tả cõi lòng hoang vắng của nhân vật trữ tình vì cách biệt với thế giới bên ngoài → nỗi cô đơn, hiu quạnh của người tha thiết yêu đời.
            • Sự lặp lại nhiều lần của tiếng hò → tô đậm cảm xúc triền miên vì nỗi nhớ da diết.


          Câu 2 (trang 48 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

          Trong bài thơ, Tố Hữu sử dụng khá nhiều phép điệp, nhất là điệp khúc: Gì sâu bằng những trưa thương nhớ, Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh và điệp từ “đâu”.

          • Tác dụng:
            • Thể hiện nỗi nhớ thương da diết và sự cô đơn tự đáy lòng sâu thẳm của nhà thơ. Nỗi nhớ thương được so sánh bằng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (Gì sâu bằng những trưa thương nhớ, Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh).
            • Điệp từ “đâu” lặp lại liên tiếp ở các khổ thơ trải ra mênh mông nỗi nhớ của nhà thơ. Nó khơi gợi để nhà thơ hồi tưởng và nhớ thương về những gì đã gắn bó máu thịt với mình.

          => Trong cảnh tù ngục tối tăm, nhà thơ chỉ có thể nghe và cảm nhận những gì thân thuộc nhất bằng tâm hồn nhạy cảm của mình.


          Câu 3 (trang 48 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

          Bài thơ không chỉ thể hiện nỗi cô đơn, hiu quạnh của những buổi trưa thương nhớ và sâu sắc hơn cả vẫn là niềm yêu quý thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê hương, đồng bào.

          • Đồng quê hiện lên nỗi nhớ thương của tác giả hiện lên qua những hình ảnh: Cồn thơm, ruồng tre mát, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai ngọt sắn bùi, chiều nương phủ bãi đồng, xóm làng và con đường thân thuộc, xóm nhà tranh thấp, con đường quen.

          → Tất cả đều đơn sơ gần gũi quen thuộc, thân thương nhưng đều bị ngăn cách.

          • Con người gần gũi thân thương:
            • Những lưng còng xuống luống cày.
            • Những bàn tay vãi giống.
            • Một giọng hò đưa bố mẹ già xa đơn chiếc.

          → Nỗi nhớ chân thật đậm tình thương mến.

          => Lựa chọn hình ảnh gần gũi, quen thuộc, giọng thơ da diết, giục gọi vừa gợi nỗi nhớ thương vừa gợi nỗi buồn sâu xa thấm thía.


          Câu 4 (trang 48 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

          Niềm say mê lí tưởng, khát khao tự do và hành động của nhà thơ được thể hiện qua đoạn thơ cuối:

          Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi

          Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời

          ...

          Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh

          Ôi ruộng đồng quê hương nhớ ơi

          • Trước thời điểm “Từ ấy” đây là lúc người thanh niên vẫn đang băn khoăn, đang tha thiết đi tìm lẽ sống.
          • Khi gặp được lí tưởng cách mạng nhà thơ cảm thấy say mê, sung sướng, nhẹ nhàng như được nâng cánh.


          Câu 5 (trang 48 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

          • Sự vận động tâm trạng của tác giả trong bài thơ:
          • Từ tiếng hò → đồng quê → đồng bào → nhớ chính mình → từ quá khứ → hiện tại →say mê lí tưởng → khát khao tự do.
          • Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ tự nhiên mà logic. Nó rất hợp với tâm trạng của một người chiến sĩ đang khao khát hành động nhưng lại bị giam cầm, tù hãm.
          Ảnh minh họa (Nguồn internet)
          Ảnh minh họa (Nguồn internet)
        • Đôi nét về tác phẩm

          • Hoàn cảnh: Đầu năm 1939, tình hình thế giới trở nên căng thẳng, cuộc đại chiến lần thứ hai có nguy cơ bùng nổ, thực dân Pháp quay lại đàn áp phong trào cách mạng ở Đông Dương. Cuối tháng 4 năm ấy, Tố Hữu bị chính quyền thực dân bắt ở Huế trong một đợt khủng bố Đảng Cộng sản. Nhớ đồng được viết trong những ngày nhà thơ bị giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế).
          • Bài thơ này thuộc phần “Xiềng xích” của tập Từ ấy.
          • Bố cục:
            • Đoạn 1: Từ đầu đến "...thiệt thà": Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù.
            • Đoạn 2: Tiếp theo đến "...ngát trời": Nỗi nhớ về chính mình trong những ngày chưa bị giam cầm.
            • Đoạn 3: còn lại: Trở lại thực tại trại giam cầm lòng trĩu nặng với nỗi nhơ triền miên.


          Hướng dẫn soạn bài Nhớ đồng

          Câu 1 - Trang 48 SGK

          • Cảm hứng của bài thơ được gợi lên bằng tiếng hò vọng vào nhà tù. Vì sao tiếng hò lại có sức gợi cảm như thế đối với nhà thơ ?

          Trả lời:

          • Bài thơ này cũng giống các bài thơ Tâm tư trong tù và Khi con tu hú được khơi nguồn cảm hứng từ những âm thanh.
          • Tâm tư trong tù được khơi gợi từ những âm thanh "quen thuộc quá" của cuộc sống "Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu". Ở bài Khi con tu hú, cảm xúc nhớ thương của Tố Hữu lại được bắt đầu từ tiếng kêu của chim tu hú báo hiệu ngày hè. Trong bài thơ này, cảm hứng của nhà thơ được gợi lên từ một thứ âm thanh đặc biệt - tiếng hò quê hương. Như ta đã biết, Tố Hữu được sinh ra ở Huế. Ngay từ khi còn nhỏ, tâm hồn nhà thơ đã được nuôi dưỡng bằng những điệu ca, điệu hò nổi tiếng của xứ Huế mộng mơ như nam ai, nam bình, mái nhì, mái đẩy,.. Đang say sưa hoạt động, nay bị giam cầm, lại bị giam cầm trên chính quê hương mình, trong hoàn cảnh ấy, ta có thể hiểu được tâm sự của nhà thơ. Chính bởi thế mà chúng ta lại càng thấy rõ hơn, tiếng hò kia có ý nghĩa như thế nào đối với người tù cách mạng trẻ tuổi lại là nhà thơ ấy.


          Câu 2 - Trang 48 SGK
          Chỉ ra những câu thơ được dùng làm điệp khúc cho bài thơ. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của chúng trong việc thể hiện nỗi nhớ của tác giả.


          Trả lời:

          Trong bài thơ, Tố Hữu dùng khá nhiều phép điệp, nhất là điệp khúc: Gì sâu bằng những trưa thương nhớ, Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh và điệp từ "đâu". Hai điệp khúc đã nêu gợi ra một sự ám ảnh lớn trong lòng người đọc. Câu thơ khơi gợi nỗi nhớ thương da diết và sự cô đơn tự đáy lòng sâu thẳm của nhà thơ. Nỗi nhớ thương được so sánh bằng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (Gì sâu bằng... trưa thương nhớ, trưa hiu quạnh). Điệp từ "đâu" lập lại liên tiếp ở các khổ thơ trải ra mênh mông nỗi nhớ của nhà thơ. Nó khơi gợi để nhà thơ hồi tưởng và nhớ thương về tất cả những gì đã gắn bó máu thịt với mình. Đôi chân đã bị cùm, đôi mắt đã bị giam hãm bởi bốn bức tường của nhà lao, nhà thơ chỉ còn có thể nghe và cảm nhận bằng tâm hồn nhạy cảm của mình. Việc sử dụng thành công những biện pháp nghệ thuật như đã nêu cho thấy sự cảm nhận sâu sắc của nhà thơ trong hoàn cảnh tù đày.


          Câu 3 - Trang 48 SGK

          Niềm yêu quý thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê hương, đồng bào được diễn tả bằng những hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu nào ?


          Trả lời

          Bài thơ trước hết và sâu sắc hơn cả vẫn là những câu thơ thể hiện niềm yêu quý thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê hương, đồng bào... Trong nỗi hiu quạnh của những buổi trưa thương nhớ, Tố Hữu trở về với những gì thân thuộc nhất của quê hương, của tuổi thơ:

          Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi

          Đâu ruồng tre mát thở yên vui

          Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn

          Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi?

          Trở về trong tâm tưởng với cảnh quê, Tố Hữu về với những "xóm nhà tranh", những con người "Lưng cong xuống luống cày - Mà bùn hi vọng nức hương ngây". Đó đều là những dáng hình quen thuộc, vậy mà giờ đây "Sao mà cách biệt, quá xa xôi". Lời thơ da diết, giục gọi vừa gợi nỗi nhớ thương vừa gợi nỗi buồn sâu xa thấm thía.


          Câu 4 - Trang 48 SGK

          Nêu cảm nghĩ về niềm say mê lí tưởng, khát khao tự do và hành động của nhà thơ qua đoạn thơ từ câu Đâu những ngày xưa tôi nhớ tôi đến hết bài.


          Trả lời:

          Từ nỗi nhớ thương tha thiết đối với quê hương, mạch cảm xúc của bài thơ trở về với thực tại, với niềm say mê lí tưởng, với sự khao khát tự do và khao khát hành động. Bài thơ này ra đời sau bài Tâm tư trong tù (bài thơ được viết ngay sau những ngày bị bắt) nên không hề có một chút "ảo tưởng hồn ngây" nào. Câu thơ giục giã hướng ngay về khát vọng tự do:


          Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi

          Nhẹ nhàng như con chim cà lơi

          Say đồng hương nắng vui ca hát

          Trên chín tầng cao bát ngát trời...


          Bài thơ kết thúc bằng điệp khúc nhớ thương nhưng đến đây sự nhớ thương đã trở thành động lực để nhà thơ hành động, trở thành một bản quyết tâm thư với chính bản thân, với lí tưởng và con đường cách mạng mà Tố Hữu mãi trung thành.


          Câu 5 - Trang 48 SGK

          Nhận xét chung về sự vận động của tâm trạng tác giả trong bài thơ.


          Trả lời:

          Bài thơ là mạch cảm xúc trôi chảy của tác giả. Sự bức bối trong nhà tù, sự cô đơn của nhà thơ bắt gặp tiếng hò quê hương tha thiết, đó là nguyên nhân khởi nguồn cho bao cảm xúc nhớ thương của nhà thơ về quê hương, về đồng bào. Để rồi từ đó càng dậy lên trong lòng nhà thơ khát khao được tự do, khát khao hành động, khát khao thực hiện lí tưởng hòng đem lại độc lập cho dân tộc, sự no ấm cho quê hương. Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ tự nhiên mà lô gích. Nó rất hợp với tâm trạng của một người chiến sĩ trẻ đang khao khát hành động nhưng lại bị giam cầm, tù hãm.

          Ảnh minh họa (Nguồn internet)
          Ảnh minh họa (Nguồn internet)
        • KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

          • Nội dung:

          Bài thơ là tiếng lòng da diết đối với cuộc sống bên ngoài của người chiến sĩ cộng sản. Nỗi nhớ ấy thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.

          • Nghệ thuật:

          Nhớ đồng sử dụng hình ảnh thơ gần gũi, quen thuộc. Giọng thơ da diết khắc khoải.


          HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

          Câu 1: SGK – 48:

          Cảm hứng của bài thơ được gợi lên bởi tiếng hò vọng vào nhà tù. Tiếng hò có sức gợi cảm với nhà thơ bởi vì:

          • Tiếng hò vang lên lẻ loi, đơn độc giữa trưa tĩnh lặng, sâu lắng. Gợi lên nỗi buồn, hiu quạnh, đồng điệu với cảnh ngộ tâm trạng người tù.
          • Tiếng hò khơi dậy tất cả những gì của thế giới bên ngoài. Điệu hò gợi nhớ lại làn điệu dân ca xứ Huế mộng mơ, trữ tình, gợi nỗi nhớ đồng quê, nhớ người dân da diết.


          Câu 2: SGK – 48:

          Những câu thơ được dùng làm điệp khúc cho bài thơ:

          Gì sâu bằng những trưa thương nhớ.
          Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!

          Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
          Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ai!


          Ta thấy mỗi câu được lặp lại hai lần, xen kẽ nhau. Việc lặp tạo âm điệu nhấn mạnh cảm xúc cả bài thơ và tạo hiệu quả nghệ thuật cao:


          Nỗi cô đơn, hiu quạnh: hiu quạnh trong tiếng hò trưa vắng, cô đơn trong không gian bốn bức tường phòng giam, cách biệt với thế giới bên ngoài


          Nỗi thương nhớ: được khơi gợi từ tiếng hò, từ sự quạnh hiu. Thương nhớ đồng quê ( từ cảnh sắc đến hình ảnh người dân)


          Bao trùm âm điệu tiếng than về nỗi quạnh hiu, cùng cực của người tha thiết yêu cuộc đời, say mê hoạt động bị cách li khỏi cuộc đời.


          Câu 3: SGK – 48:

          • Bài thơ trước hết sâu sắc hơn cả vẫn là những câu thơ thể hiện niềm yêu quý thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê hương, đồng bào.
          • Trong nỗi hiu quạnh của những buổi trưa thương nhớ, Tố Hữu trở về với những hình ảnh thân thuộc: “Ruồng tre mát thơ”, “Ô mạ xanh mơn mởn”, “Nương khoai sắn ngọt bùi”…
          • Trở về trong tâm tưởng với cảnh quê, Tố Hữu với những “xóm nhà tranh” những con người “lưng cong xuống luống cày/ mà bùn hi vọng nức hương ngây”…

          Đồng quê được hình dung rõ ràng, cụ thể bằng hương vị: gió cồn thơm, khoai sắn ngọt bùi; bằng âm thanh: lúa xao xác, tiếng ve lùa nước hòa tiếng hò não nùng – đây là những âm thanh tuy buồn nhưng lại thể hiện được hồn quê.

          Bao trùm lên là âm điệu như tiếng than về nỗi quạnh hiu, cùng cực người tha thiết yêu đời, say mê hoạt động bị cách li khỏi cuộc đời.


          Câu 4: SGK – 48:

          Từ nỗi nhớ thương da diết đối với quê hương, mạch cảm xúc của bài thơ trở về với thực tại, với niềm say mê lý tưởng, với sự khao khát tự do và khao khát hành động. Bài thơ này ra đời sau bài Tâm tư trong tù nên không hề có một chút ảo tưởng hồn ngây nào. Câu thơ giục giã hướng ngay về khát vọng tự do:


          Rồi một hôm nào tôi thấy tôi

          Nhẹ nhàng như con chim cà lơi

          Say đồng hương nắng vui ca hát

          Trên chín tầng cao bát ngát trời…


          Bài thơ kết thúc tuy bằng điệp khúc nhớ thương nhưng đến đây sự nhớ thương đã trở thành động lực để nhà thơ hành động, trở thành một bản quyết tâm thư với chính bản thân, với lý tưởng và con đường cách mạng mà Tố Hữu mãi trung thành.


          Câu 5: SGK – 48:

          Bài thơ là mạch cảm xúc trôi chảy của tác giả. Sự bức bối trong nhà tù, sự cô đơn của nhà thơ bắt gặp tiếng hò quê hương tha thiết, đó là khởi nguồn cho bao cảm xúc nhớ thương của nhà thơ: nhớ đồng quê, thương nhớ cuộc sống, thương nhớ đồng bào. Để rồi từ đó càng dậy lên trong nhà thơ niềm khát khao tự do, chán ghét thực tại tù túng, chật hẹp.


          Mạch cảm xúc tự nhiên mà logic, hợp với tâm trạng của một người chiến sĩ trẻ đang khao khát hành động nhưng lại bị giam cầm, tù hãm.

          Ảnh minh họa (Nguồn internet)
          Ảnh minh họa (Nguồn internet)
        • I. Tìm hiểu chung

          1. Tác giả

          • Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành
          • Ông không chỉ là một nhà thơ tài ba mà còn là một nhà chiến sĩ cách mạng anh dũng quả cảm
          • Ngay từ nhỏ Tố Hữu đang thể hiện được tình yêu với văn học
          • Sinh ra trong thời đại nước mất nhà tan Tố Hữu ý thức được trách nhiệm của mình và trở thành một người cách mạng cứu nước
          • Sự nghiệp sáng tác của ông gắn liền với con đường cách mạng. Nói cách khác gần như những tập thơ của Tố Hữu đều nói đến những gì của xã hội ở thời điểm chặng đường đó: ví như trong cuộc kháng chiến chống Pháp Tố Hữu sáng tác tập thơ Từ Ấy…
          • Các tập thơ lớn của Tố Hữu để lại vô cùng có ý nghĩa


          2. Tác phẩm

          a. Hoàn cảnh sáng tác: năm 1939 chiến tranh thế giới thứ hai có nguy cơ bùng nổ, trước tình hình đó Pháp tập trung đàn áp phong trào đấu tranh ở Đông Dương. Trong khi ấy nhà thơ Tố Hữu hăng hái hoạt động khi được kết nạp Đảng vừa được một năm thì bỗng dưng bị thực dân Pháp bắt giam. Chí lớn còn đang dang dở mà nhà tù thì chật hẹp vô cùng. Trong tình cảnh ấy nhà thơ đã viết bài thơ này để bày tỏ nỗi nhớ, sự khao khát tự do của mình

          b. Vị trí xuất xứ: bài thơ được in trong phần xiềng xích của tập thơ Từ ấy

          c. Đề tài: nhà thơ nhớ cuộc sống bên ngoài nhà tù

          d. Chủ đề: vấn đề nhà thơ nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù

          e. Tư tưởng: thể hiện sự khát khao tự dó và yêu cuộc sống bên ngoài của nhà thơ

          d. Bố cục: 3 phần:

          • Phần 1: 9 khổ thơ đầu: nỗi nhớ của người cộng sản với cuộc sống bên ngoài nhà tù
          • Phần 2: 2 khổ tiếp: nhà thơ nhớ về bản thân mình những ngày chưa bị giam cầm
          • Phần 3: còn lại: trở lại thực tại phòng giam ngột ngạt


          II. Trả lời câu hỏi

          Câu 1 (trang 48 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
          Tiếng hò vọng vào nhà tù trở thành cảm hứng cho bài thơ vì:

          • Tiếng hò gợi cảm giác quen thuộc, thân thương bởi quê hương tác giả, xứ Huế, vốn là mảnh đất của những tiếng hò, những làn điệu dân ca trữ tình.
          • Tiếng hò cất lên lẻ loi giữa trưa vắng, tĩnh lặng gợi sự đồng cảm với cảnh ngộ cô độc của người tù.
          • Tiếng hò khiến người tù càng khắc khoải với nghịch cảng bị giam cầm, ngăn cách với cuộc sống bên ngoài.


          Câu 2 (trang 48 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

          Hiệu quả nghệ thuật của những câu thơ điệp khúc trong việc thể hiện nỗi nhớ của tác giả:

          • Những câu thơ điệp khúc: Gì sâu bằng… (4 lần); Đâu… (11 lần).
          • Hiệu quả nghệ thuật:
            • Tạo nhịp điệu, tạo tính nhạc cho toàn bài thơ.
            • Gây được sức ám ảnh lớn, nhấn mạnh tâm trạng nhớ thương da diết những hình ảnh, những kỉ niệm đẹp đẽ của quê hương và cuộc sống bên ngoài.
            • Khắc sâu nghịch cảnh giam cầm tù túng, cô đơn của người tù.
            • Toàn bài thơ dường như cũng trở thành tiếng hò miên man, buồn bã của người tù.

          Câu 3 (trang 48 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
          Niềm yêu quý thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ với quê hương, đồng bào được diễn tả thể hiện qua:

          • Hệ thống hình ảnh mộc mạc, bình dị, quen thuộc.
          • Từ ngữ: giản dị, trong sáng, gợi cảm.
          • Giọng điệu: tha thiết, bồi hồi, mong ngóng.

          Câu 4 (trang 48 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
          Cảm nghĩ về niềm say mê lí tưởng, khát khao tự do và hành động của nhà thơ qua đoạn “Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi” đến hết bài:
          Niềm say mê lí tưởng, khát khao tự do được bày tỏ chân thành và xúc động qua sự hồi tưởng về cuộc đời của chính mình:

          • Trước khi giác ngộ lí tưởng: vô định, băn khoăn, quanh quẩn (câu 31 -> câu 34).
          • Khi bắt gặp lí tưởng cách mạng: say mê, vui sướng, hạnh phúc (câu 35 -> câu 38).
          • Quay về hiện tại: buồn thảm vì bị giam cầm và khát khao trở lại với cuộc đời cách mạng tự do, cháy sáng.
            => Trung thành với lí tưởng cách mạng, khát khao tự do và khát khao hành động cháy bỏng.

          Câu 5 (trang 48 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
          Sự vận động của tâm trạng tác giả trong bài thơ:

          • Tâm trạng cô đơn, hiu quạnh khi nghe tiếng hò trong nhà tù ngột ngạt.
          • Tâm trạng mong nhớ thiết tha hướng về cuộc sống và quê hương bên ngoài.
          • Hồi tưởng lại cuộc đời của chính mình, từ những ngày vô định trước khi gặp cách mạng đến khi hạnh phúc trong ánh sáng của lí tưởng.
          • Khát khao ra khỏi nhà tù, về với tự do.\
          • Thương nhớ quê hương, đồng ruộng.

          Bố cục
          Bố cục: (3 phần)

          • Phần 1 (Từ đầu đến thiệt thà): Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù.
          • Phần 2 (Tiếp theo đến ngát trời): Nỗi nhớ về chính mình trong những ngày chưa bị giam cầm.
          • Phần 3 (Còn lại): Trở lại thực tại trại giam cầm lòng trĩu nặng với nỗi nhớ triền miên.


          Nội dung chính

          • Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc đời, cuộc sống tự do và say mê cách mạng của nhân vật trữ tình.
          • Thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.
          Ảnh minh họa (Nguồn internet)
          Ảnh minh họa (Nguồn internet)
        • I. Tác giả
          1. Tiểu sử - Con người

          • Tố Hữu (1920 - 2002)
          • Thời thơ ấu: sinh ra và lớn lên trong gia đình Nho học ở Huế, vùng đất cố đô thơ mộng còn lưu giữ nhiều nét văn hóa dân gian.
          • Thời thanh niên: sớm giác ngộ cách mạng, hăng say hoạt động và đấu tranh cách mạng, trải qua nhiều lần tù ngục.
          • Sau đó, Tố Hữu liên tục giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của đất nước, đặc trách mặt trận văn hóa văn nghệ.

          2. Sự nghiệp văn học
          a. Phong cách nghệ thuật

          • Về nội dung: thơ Tố Hữu là thơ trữ tình - chính trị, gắn bó và phản ánh chân thực những chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh và những chiến công. Thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm cách mạng của người Việt Nam hiện đại.
          • Nghệ thuật thơ Tố Hữu thể hiện ở phong cách trữ tình chính trị, đậm đà tính dân tộc.

          b. Các tập thơ tiêu biểu: “Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa”, “Một tiếng đờn”, “Ta với ta” …

          Ông được tặng thưởng Huân chương sao vàng năm 1994; Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996 và Giải thưởng văn học ASEAN 1999.
          => Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, là “lá cờ đầu của thơ ca cách mạng” Việt Nam hiện đại.

          II. Tác phẩm
          1. Tìm hiểu chung
          a. Xuất xứ - Hoàn cảnh sáng tác
          * Hoàn cảnh sáng tác

          1939, nguy cơ đại chiến thứ hai bùng nổ. Pháp tập trung đàn áp phong trào cách mạng Đông Dương.
          29-4-1939, Tố Hữu bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ → sáng tác bài thơ. Tố Hữu mới được kết nạp vào Đảng 1938, đang say sưa hoạt động phong trào, bị bắt, thế giới nhà tù cô đơn ngăn cản cuộc sống bên ngoài nhà tù.
          * Vị trí: Bài thơ nằm trong phần Xiềng xích của tập thơ Từ ấy, viết chính thức vào tháng 7-1939.
          b. Bố cục:

          • Phần 1: Từ đầu đến thiệt thà: Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù.
          • Phần 2: Tiếp theo đến ngát trời: Nỗi nhớ về chính mình trong những ngày chưa bị giam cầm.
          • Phần 3: còn lại: Trở lại thực tại trại giam cầm lòng trĩu nặng với nỗi nhớ triền miên.


          2. Tìm hiểu chi tiết
          a. Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù.

          Nỗi nhớ những âm thanh của cuộc sống: Cảm hứng của bài thơ được gợi lên từ tiếng hò.

          • Tiếng hò được lặp lại nhiều lần.
          • Tiếng hò lẻ loi đơn độc giữa trời trưa
            • nhân vật trữ tình cảm nhận được sự hiu quạnh.
              • Không gian đồng vắng.
              • Thời gian: trưa.
          • Tiếng hò đã đồng cảm, hòa điệu của nhiều nỗi hiu quạnh.
          • Người chiến sĩ cách mạng thấy nhớ nhung da diết đồng quê, cuộc sống bên ngoài nhà tù.
          • Tiếng than khắc khoải, da diết
            • diễn tả cõi lòng hoang vắng vì bị cách biệt với thế giới bên ngoài => nỗi hiu quạnh của người tha thiết yêu đời.
          • Sự lặp lại
            • nhấn mạnh liền ý liên kết nhiều nội dung khác nhau, tô đậm cảm xúc, khắc sâu ý tưởng => triền miên vì nỗi nhớ da diết.
          • Nỗi nhớ đậm đà về đồng quê:
          • Cồn thơm, ruộng tre mát, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai ngọt sắn bùi, chiều sương phủ bãi đồng, xóm làng và con đường thân thuộc, xóm nhà tranh thấp....
            => Tất cả đều đơn sơ, gần gũi, quen thuộc, thân thương, nhưng đều bị ngăn cách.
          • Nỗi nhớ về những con người gần gũi, thân thương:
            • Những lưng còng xuống luống cày.
            • Những bàn tay vãi giống.
            • Một giọng hò đưa bố mẹ già xa đơn chiếc, những linh hồn đã khuất..
              => Nỗi nhớ chân thật đậm tình thương mến.

            b. Nỗi nhớ về chính mình trong những ngày chưa bị giam cầm.

            • Nhớ tới những ngày tháng tự do hoạt động cách mạng:
              "Rồi một .... ngát trời"
            • Ước mơ: muốn mình là một con chim sơn ca tự do, thoát khỏi cảnh tù đày.
            • Hành động: bay giữa chín tầng mây, hát khúc ca yêu đời.
              => Say mê lý tưởng, khao khát tự do sôi nổi.
              => Càng cảm thấy cô đơn với thực tại bởi cuộc sống bị giam cầm.
              => Khát vọng tự do mãnh liệt.

              c. Giá trị nội dung

              • Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc đời, cuộc sống tự do và say mê cách mạng của nhân vật trữ tình.
              • Thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.

              d. Giá trị nghệ thuật

              • Sử dụng rất thành công biện pháp tu từ điệp ngữ, điệp cấu trúc.
              • Giọng thơ da diết, khắc khoải, sâu lắng.
              • Hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mộc mạc, đời thường.


              Câu 1. Cảm hứng của bài thơ được gợi lên bởi tiếng hò dội vào nhà tù. Vì sao tiếng hò lại có sức gợi cảm như thế đối với nhà thơ ?

              • Tiếng hò vang lên lẻ loi, đơn độc giữa trưa yên tĩnh, sâu lắng, gợi cảm giác buồn, hiu quạnh, đồng điệu với cảnh ngộ và tâm trạng người tù.
                Tiếng hò gợi dậy tất cả những gì của thế giới bên ngoài. Đó là âm thanh của cuộc sống bên ngoài đến được với nhà tù, âm thanh tiêu biểu của xứ Huế, gợi nỗi nhớ đồng quê, nhớ người dân quê da diết.


              Câu 2. Những câu thơ được dùng làm điệp khúc cho bài thơ :

              • Gì sâu bằng những trưa thương nhớ. Hiu quạnh bên trong một tiếng hò !
              • Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ai !

              Mỗi cặp câu được lặp lại hai lần, xen kẽ nhau. Việc lặp lại như vậy tạo được hiệu quả nghệ thuật cao, tác dụng như một điệp khúc, nhấn mạnh tô đậm cảm xúc của cả bài thơ :

              Nỗi hiu quạnh : Hiu quạnh trong âm thanh tiếng hò não nùng, hiu quạnh của trưa vắng, hòa điệu cùng nỗi hiu quạnh của người tù một mình đối diện với bốn bức tường giam hoàn toàn cách biệt với thế giới bên ngoài.
              Nỗi thương nhớ: được khơi gợi từ tiếng hò, từ sự quạnh hiu. Thương nhớ đồng quê (từ cảnh sắc đến người dân quê).
              Bao trùm là âm điệu tiếng than về nỗi quạnh hiu cùng cực của một người tha thiết yêu đời, say mê hoạt động bị cách li khỏi cuộc đời.


              Câu 3. Niềm yêu quý thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê hương, đồng bào được diễn tả bằng những hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu nào ?

              Hình ảnh đồng quê được hình dung rõ ràng, cụ thể, không chỉ bằng đường nét, màu sắc mà còn có cả hương vị, hơi mát… Tất cả đều là những cảnh sắc đơn sơ, quen thuộc mà rất đỗi thân thương (màu sắc: ô mạ xanh; không khí yên bình; ruồng tre mát, thở yên vui; hương vị: gió cồn thơm, khoai ngọt sắn bùi; âm thanh: lúa xao xác, tiếng xe lùa nước hòa tiếng hò não nùng – những âm thanh buồn nhưng lại thể hiện được hồn quê).
              Bao trùm là âm điệu tiếng than về nỗi quạnh hiu cùng cực của một người tha thiết yêu đời, say mê hoạt động bị cách li khỏi cuộc đời.


              Câu 4. Niềm yêu quý thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê hương, đồng bào được diễn tả bằng những hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu nào?


              Hình ảnh đồng quê được hình dung rõ ràng, cụ thể, không chỉ bằng đường nét, màu sắc, mà còn có cả hương vị, hơi mát. Tất cả đều là những cảnh sắc đơn sơ, quen thuộc mà rất đỗi thân thương (màu sắc: ô mạ xanh; không khí yên bình; ruộng tre mát, thở yên vui; hương vị: gió cồn thơm, khoai ngọt sắn bùi; âm thanh: lúa xao xác, tiếng xe lùa nước hòa tiếng hò não nùng – những âm thanh buồn nhưng lại thể hiện được hồn quê).


              Hình ảnh người dân quê lam lẽ nhọc nhằn, vất vả nhưng vẫn đầy lạc quan. Trong hình dung của tác giả, họ là người gieo mầm sự sống (từ ngữ: lưng con xuống luống cày; bùn hi vọng nức hương ngây, vãi giống tung trời…). Đặc biệt, lí tưởng cách mạng đã đưa Tố Hữu xích lại gần gũi với người dân quê và cảm nhận được tâm hồn rất đẹp của họ:


              Đâu những hồn thân tự thuở

              Nhưng hồn quen dãi gió dầm mưa

              Những hồn chất phác hiền như đất

              Khoai sắn tình quê rất thiệt thà.


              Câu căm, từ cảm thán, thủ pháp điệp láy đi lát lại tạo âm điệu da diết (chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ).


              (1) Cảm nghĩ về niềm say mê lí tưởng, khát khao tự do và hành động của nhà thơ qua đoạn thơ từ câu « Đâu những ngày xưa tôi nhớ tôi » đến hết bài.

              Các em có thể so sánh hình ảnh nhà thơ khi ở hai khổ thơ đối lập.

              Trước khi gặp lí tưởng cách mạng: Băn khoăn
              Vân vơ
              Quanh quẩn

              Tâm hồn bế tắc

              • Sau khi gặp lí tưởng cách mạng.
              • Như cánh chim vui say bay liệng trong không gian bao la, bát ngát.

              Tâm hồn được giải phóng.


              Các em thử rút ra ý nghĩa của việc tưởng nhớ quá khứ của nhà thơ trong cảnh bị giam cầm. (Gợi ý: Hình ảnh con chim tự do hoạt động ngày nào giờ đây là “Cánh chim buồn nhớ gió mây” gợi niềm say mê lí tưởng, khát khao được hoạt động, được cùng đồng chí chiến đấu tha thiết như thế nào).


              Câu 5. Nhận xét chung về tâm trạng tác giả thể hiện trong bài thơ:

              Bài thơ không dừng lại nỗi thương nhớ đồng quê mà còn là thương nhớ cuộc sống, thương nhớ đồng bào, kháo khát tự do, bất bình với thực tại tù đày.

              Ảnh minh họa (Nguồn internet)
              Ảnh minh họa (Nguồn internet)




            Công Ty cổ Phần Toplist
            Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
            Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
            Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
            Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
            Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy