Bài soạn "Nhớ đồng" của Tố Hữu số 3

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

  • Nội dung:

Bài thơ là tiếng lòng da diết đối với cuộc sống bên ngoài của người chiến sĩ cộng sản. Nỗi nhớ ấy thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.

  • Nghệ thuật:

Nhớ đồng sử dụng hình ảnh thơ gần gũi, quen thuộc. Giọng thơ da diết khắc khoải.


HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: SGK – 48:

Cảm hứng của bài thơ được gợi lên bởi tiếng hò vọng vào nhà tù. Tiếng hò có sức gợi cảm với nhà thơ bởi vì:

  • Tiếng hò vang lên lẻ loi, đơn độc giữa trưa tĩnh lặng, sâu lắng. Gợi lên nỗi buồn, hiu quạnh, đồng điệu với cảnh ngộ tâm trạng người tù.
  • Tiếng hò khơi dậy tất cả những gì của thế giới bên ngoài. Điệu hò gợi nhớ lại làn điệu dân ca xứ Huế mộng mơ, trữ tình, gợi nỗi nhớ đồng quê, nhớ người dân da diết.


Câu 2: SGK – 48:

Những câu thơ được dùng làm điệp khúc cho bài thơ:

Gì sâu bằng những trưa thương nhớ.
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!

Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ai!


Ta thấy mỗi câu được lặp lại hai lần, xen kẽ nhau. Việc lặp tạo âm điệu nhấn mạnh cảm xúc cả bài thơ và tạo hiệu quả nghệ thuật cao:


Nỗi cô đơn, hiu quạnh: hiu quạnh trong tiếng hò trưa vắng, cô đơn trong không gian bốn bức tường phòng giam, cách biệt với thế giới bên ngoài


Nỗi thương nhớ: được khơi gợi từ tiếng hò, từ sự quạnh hiu. Thương nhớ đồng quê ( từ cảnh sắc đến hình ảnh người dân)


Bao trùm âm điệu tiếng than về nỗi quạnh hiu, cùng cực của người tha thiết yêu cuộc đời, say mê hoạt động bị cách li khỏi cuộc đời.


Câu 3: SGK – 48:

  • Bài thơ trước hết sâu sắc hơn cả vẫn là những câu thơ thể hiện niềm yêu quý thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê hương, đồng bào.
  • Trong nỗi hiu quạnh của những buổi trưa thương nhớ, Tố Hữu trở về với những hình ảnh thân thuộc: “Ruồng tre mát thơ”, “Ô mạ xanh mơn mởn”, “Nương khoai sắn ngọt bùi”…
  • Trở về trong tâm tưởng với cảnh quê, Tố Hữu với những “xóm nhà tranh” những con người “lưng cong xuống luống cày/ mà bùn hi vọng nức hương ngây”…

Đồng quê được hình dung rõ ràng, cụ thể bằng hương vị: gió cồn thơm, khoai sắn ngọt bùi; bằng âm thanh: lúa xao xác, tiếng ve lùa nước hòa tiếng hò não nùng – đây là những âm thanh tuy buồn nhưng lại thể hiện được hồn quê.

Bao trùm lên là âm điệu như tiếng than về nỗi quạnh hiu, cùng cực người tha thiết yêu đời, say mê hoạt động bị cách li khỏi cuộc đời.


Câu 4: SGK – 48:

Từ nỗi nhớ thương da diết đối với quê hương, mạch cảm xúc của bài thơ trở về với thực tại, với niềm say mê lý tưởng, với sự khao khát tự do và khao khát hành động. Bài thơ này ra đời sau bài Tâm tư trong tù nên không hề có một chút ảo tưởng hồn ngây nào. Câu thơ giục giã hướng ngay về khát vọng tự do:


Rồi một hôm nào tôi thấy tôi

Nhẹ nhàng như con chim cà lơi

Say đồng hương nắng vui ca hát

Trên chín tầng cao bát ngát trời…


Bài thơ kết thúc tuy bằng điệp khúc nhớ thương nhưng đến đây sự nhớ thương đã trở thành động lực để nhà thơ hành động, trở thành một bản quyết tâm thư với chính bản thân, với lý tưởng và con đường cách mạng mà Tố Hữu mãi trung thành.


Câu 5: SGK – 48:

Bài thơ là mạch cảm xúc trôi chảy của tác giả. Sự bức bối trong nhà tù, sự cô đơn của nhà thơ bắt gặp tiếng hò quê hương tha thiết, đó là khởi nguồn cho bao cảm xúc nhớ thương của nhà thơ: nhớ đồng quê, thương nhớ cuộc sống, thương nhớ đồng bào. Để rồi từ đó càng dậy lên trong nhà thơ niềm khát khao tự do, chán ghét thực tại tù túng, chật hẹp.


Mạch cảm xúc tự nhiên mà logic, hợp với tâm trạng của một người chiến sĩ trẻ đang khao khát hành động nhưng lại bị giam cầm, tù hãm.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy