Top 6 Bài soạn "Vội vàng" của Xuân Diệu lớp 11 hay nhất

Bình An 374 0 Báo lỗi

"Vội vàng" là bài thơ rút ra từ tập "Thơ thơ", là thi phẩm kết tinh vẻ đẹp thơ Xuân Diệu trước cách mạng. Bài thơ là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bài soạn "Vội vàng" của Xuân Diệu số 1

    Câu 1 (trang 23 sgk ngữ văn 11 tập 2):

    Bài thơ chia thành 3 phần:

    - Đoạn 1 ( 13 câu thơ đầu): bộc lộ tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết

    - Đoạn 2 ( câu 14 tới câu 29): thể hiện sự nuối tiếc về kiếp người và thời gian

    - Đoạn 3 (còn lại): giục giã cuống quýt, vội vàng để tận hưởng tuổi trẻ và cuộc đời.


    Câu 2 (trang 23 sgk ngữ văn 11 tập 2):

    Tác giả cảm nhận thời gian tự nhiên, thời gian khách quan muôn đời vẫn như thế. Nhưng quan niệm về thời gian, cảm nhận về thời gian thì mỗi thời đại, mỗi con người lại khác nhau

    Cảm nhận thời gian thông qua lăng kính của Xuân Diệu chưa nhiều triết lý nhân sinh sâu sắc.

    - Thời gian của thi nhân gắn liền với mùa xuân và tuổi trẻ của một người yêu cuộc sống tha thiết, đắm say, nên mang nét riêng biệt của Xuân Diệu

    Thời gian và mùa xuân

    - Người xưa quan niệm thời gian: tuần hoàn vĩnh cửu, con người gắn chặt với cộng đồng nên chết vẫn chưa là hết hẳn, vẫn cùng tồn tại với trời đất.

    - Xuân Diệu có quan điểm ngược lại, thời gian tuyến tính, một đi không trở lại.

    Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

    Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

    - Nhà thơ lo sợ khi vũ trụ còn mãi, thời gian vô tận mà đời người lại hữu hạn, tuổi trẻ “chẳng hai lần thắm lại”

    - Thời gian trong cảm nhận của nhà thơ đầy nuối tiếc, mất mát, chia lìa

    → Cách cảm nhận thời gian là sự thức tỉnh sâu sắc “cái tôi” cá nhân, sự tồn tại có ý nghĩa mỗi cá nhân trên đời nên nâng niu, trân trọng, từng giây phút của cuộc đời.


    Câu 3 (Trang 23 sgk ngữ văn 11 tập 2):

    Hình ảnh thiên nhiên, sự sống quen thuộc qua lăng kính độc đáo của tác giả

    - Thiên nhiên sự sống gợi lên gần giũi, tình tứ. Nhà thơ phát hiện vẻ đẹp kì diệu của tự nhiên, và thổi vào đó tình yêu rạo rực, say đắm.

    + Này đây tuần tháng mật

    + Đồng nội xanh rì

    + Cành tơ phơ phất

    + Khúc tình si...

    - Thiên nhiên nhuốm màu chia li, mất mát “ mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi” → hình ảnh thiên nhiên và cuộc sống qua lăng kính thời gian trôi nhanh chóng, không bao giờ trở lại

    - Tác giả nhìn thiên nhiên qua lăng kính tuổi trẻ, tình yêu, cảnh vật nhuốm màu tình tứ, tràn ngập xuân tình

    - Lấy con người làm thước đo cho vẻ đẹp của thiên nhiên: đây là cách nhìn mới mẻ, đậm chất Xuân Diệu

    - Qua đó nhà thơ thể hiện quan niệm mới về cuộc sống, tuổi trẻ, hạnh phúc .

    + Đối với Xuân Diệu thế giới đẹp nhất khi con người ở tuổi trẻ và tình yêu: hạnh phúc lớn nhất của con người là tình yêu, thời gian quý giá nhất của mỗi người là tuổi trẻ

    → Biết hưởng thụ những điều chính đáng cho cuộc sống dành cho mình, sống mãnh liệt, hết mình những năm tháng tuổi trẻ


    Câu 4 (trang 23 sgk ngữ văn 11 tập 2):

    Đặc điểm của hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu của đoạn thơ:

    + Hình ảnh trong đoạn thơ thứ ba gần gũi, quen thuộc, tươi mới, giàu sức sống, đầy tính quyến rũ, tình tứ nhưng cũng mới mẻ, đột phá

    + Ngôn ngữ gần với ngôn từ đời thường, được nâng lên tầng nghệ thuật

    + Cảm xúc chân thành, dạt dào, mãnh liệt đã tạo nên những làn sóng ngôn từ đan vào nhau, vừa cộng hưởng với nhau theo chiều tăng tiến.

    + Sử dụng nhiều động từ mạnh, tăng tiến, chỉ sự đắm say mãnh liệt, nồng cháy, cộng với những danh từ chỉ vẻ đẹp của tuổi trẻ; nhiều tính từ chỉ xuân sắc

    + Nhịp điệu thơ sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt.


    LUYỆN TẬP

    Nhận định của Vũ Ngọc Phan chủ yếu nói về lòng yêu đời, yêu cuộc sống mãnh liệt trong thơ Xuân Diệu

    - Đó là giọng điệu thấm thía. Lòng yêu đời đó xuất phát từ hai nguồn cảm hứng mới, đó là đề tài xuyên suốt trong thơ Cách mạng của Xuân Diệu

    - Tác giả chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa tuổi trẻ với tình yêu, giữa thời gian với cuộc đời con người

    - Dù ở tâm trạng nào, thơ Xuân Diệu cũng bộc lộ lòng yêu đời, yêu người trong thơ của mình

    - Sự hối hả, sự khao khát sống, khao khát yêu đương đã thôi thúc nhà thơ

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Top 2

    Bài soạn "Vội vàng" của Xuân Diệu số 2

    I. Vài nét về tác giả, tác phẩm

    1. Tác giả

    - Xuân Diệu (1916 – 1985) quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

    - Ông là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”. Xuân Diệu đã đem đến cho thơ ca đương đại một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết.

    - Xuân Diệu là cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, dồi dào, bền bỉ, có đóng góp to lớn trên nhiều lĩnh vực đối với nền văn học Việt Nam hiện đại. Xuân Diệu xứng đáng với danh hiệu một nhà thơ lớn, một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn. Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật (1996).

    - Tác phẩm tiêu biểu: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Riêng chung (1960)...Ngoài ra ông còn viết văn xuôi và tiểu luận phê bình, nghiên cứu văn học.


    2. Tác phẩm

    - Xuất xứ: in trong tập Thơ thơ.

    - Là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.

    Đọc hiểu văn bản

    Câu 1 (trang 23 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Bố cục

    Bài thơ có thể chia thành ba đoạn:

    - Đoạn 1 (13 câu đầu): Bộc lộ tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết.

    - Đoạn 2 (từ câu 14 đến câu 29): Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian.

    - Đoạn 3 (còn lại): Lời giục giã cuống quýt, vội vàng để tận hưởng những giây phút tuổi xuân của mình giữa mùa xuân của cuộc đời, vũ trụ.


    Câu 2 (trang 23 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

    Quan niệm về thời gian của Xuân Diệu là thời gian tuyến tính, một đi không bao giờ trở lại. Nếu các nhà thơ trung đại, quan niệm thời gian là tuần hoàn, là vĩnh cửu thì với Xuân Diệu mỗi phút giây trôi qua là mất đi vĩnh viễn:

    Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

    Xuân còn non sẽ là xuân sẽ già

    Xuân Diệu lấy tuổi trẻ của mỗi người làm thước đo của thời gian. Theo nhà thơ, thời gian vũ trụ tuần hoàn nhưng tuổi trẻ thì trôi qua rất nhanh, không bao giờ trở lại:

    Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

    Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

    Không cho dài thời trẻ của nhân gian

    Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

    Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

    Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi

    Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời.

    Nhìn thấy sự trôi chảy nhanh chóng của thời gian, Xuân Diệu còn nhận thấy mỗi phút giây trôi qua là sự mất mát, chia lìa:

    Con gió xinh thì thào trong lá biếc

    Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi

    Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,

    Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?

    Nhà thơ có tâm trạng vội vàng, cuống quýt trước sự trôi chảy của thời gian do ý thức sâu sắc về “cái tôi” cá nhân, về sự tồn tại có ý nghĩa của mỗi cá nhân trên đời, nâng niu, trân trọng từng giây, từng phút của cuộc đời, nhất là những năm tháng của tuổi trẻ.

    → Tư tưởng nhân văn sâu sắc.


    Câu 3 (trang 23 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

    Hình ảnh, thiên nhiên và sự sống trong bài thơ được Xuân Diệu gợi lên vừa gần gũi, thân quen, vừa quyến rũ, tình tứ. Nhà thơ đã phát hiện ra vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên và thổi vào đó một tình yêu rạo rực, đắm say:

    Của ong bướm này đây tuần tháng mật

    Này đây hoa của đồng nội xanh rì

    Này đây lá của cành tờ phơ phất

    Của yến anh này đây khúc tình si

    Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

    Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa

    Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.

    Thiên nhiên qua con mắt của Xuân Diệu đều nhuốm màu tình tứ, tràn ngập xuân tình. Thi sĩ đã lấy con người làm chuẩn mực cho cái đẹp, cho thiên nhiên, quy chiếu thiên nhiên về vẻ đẹp của người thiếu nữ: “ Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”; “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”; Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”.

    → Đây là một cách nhìn mới của Xuân Diệu, đồng thời cũng thể hiện quan niệm mới của nhà thơ về cuộc sống, về tuổi trẻ, về hạnh phúc: Thời gian quý giá nhất của mỗi đời người là tuổi trẻ, mà hanh phúc lớn nhất của tuổi trẻ chính là tình yêu.


    Câu 4 (trang 23 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

    * Đặc điểm hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu trong đoạn thơ cuối:

    - Hình ảnh quen thuộc mà tươi mới, giàu sức sống, quyến rũ.

    - Cảm xúc ào ạt, tràn trề khiến Xuân Diệu sử dụng ngôn từ đặc biệt:

    + Nghệ thuật điệp cấu trúc theo lối tăng tiến: Ta muốn: ôm, riết, say, thâu, cắn.

    + Kết hợp sử dụng các động từ mạnh, danh từ chỉ vẻ đẹp thanh tân, tính từ chỉ xuân sắc.

    - Nhịp điệu của bài thơ dồn dập, hối hả, sôi nổi, cuồng nhiệt.

    * Xuân Diệu đã sử dụng các hình ảnh độc đáo, mới lạ: Mây đưa gió lượn, cánh bướm với tình yêu, cái hôn nhiều, cây, cỏ rạng, mùi thơm ánh sáng, thanh sắc, thời tươi, xuân hồng... kết hợp với các động từ mạnh và tính từ chỉ xuân sắc → thể hiện lòng yêu đời, ham sống bùng lên hối hả để tận hưởng những hương vị ngọt ngào, say đắm của cuộc sống.


    Luyện tập

    (trang 23 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Trong Nhà văn hiện đại ....

    - Trong đoạn 1 và đoạn 3 là tình yêu đời, ham sống vội vàng, cuống quýt bùng lên hối hả để tận hưởng những hương vị ngọt ngào, say đắm của cuộc sống.

    - Đoạn 2 tập trung thể hiện quan niệm hết sức mới mẻ của nhà thơ: Với Xuân Diệu, thế giới này đẹp nhất là vì có con người giữa tuổi trẻ và tình yêu. Thời gian quý giá nhất của mỗi con người là tuổi trẻ, hạnh phúc lớn nhất của tuổi trẻ chính là tình yêu.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Top 3

    Bài soạn "Vội vàng" của Xuân Diệu số 3

    I. Tác giả

    1. Cuộc đời

    - Xuân Diệu (1916 – 1985) tên thật là Ngô Xuân Diệu, quê cha ở làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, sinh ra ở vạn Gò Bồi, xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định (quê mẹ).

    - Học xong tú tài, Xuân Diệu có thời gian làm tham tá thương chính ở Mỹ Tho (1940 - 1943), sau thôi việc ra Hà Nội viết văn, làm báo.

    - Ông là một thành viên của tổ chức Tự Lực văn đoàn.

    - Sau năm 1945, Xuân Diệu là đại biểu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khoá I (1946 - 1960).

    - Với những cống hiến cho nền văn học nước nhà, Xuân Diệu xứng đáng với danh hiệu một nhà thơ lớn, một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hoá lớn.


    2. Sự nghiệp văn học

    - Xuân Diệu có thơ đăng báo từ 1935, được chào đón như một đại diện tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới với các tập Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945). Xuân Diệu cũng chính là tác giả của tập truyện ngắn Phấn thông vàng (1939) khá đặc sắc.

    - Sau 1945, ông vẫn tiếp tục sáng tác thơ, viết nhiều tiểu luận về thơ và tham gia hoạt động xã hội một cách tích cực, có uy tín và ảnh hưởng rộng rãi.

    - Các tập thơ chính (sau hai tập trên): Ngọn quốc kì (1945), Hội nghị non sông (1946), Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau - Cầm tay (1962), Tôi giàu đôi mắt (1970), Hồn tôi đôi cánh (1976), Thánh ca (1982)...

    - Các tập bút kí, tiểu luận phê bình: Trường ca (1945), Tiếng thơ (1951), Những bước đường tư tưởng của tôi (1958), Và cây đời mãi mãi xanh tươi (1971), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (2 tập - 1981, 1982), Công việc làm thơ (1984)...

    - Xuân Diệu là nhà thơ có sức sáng tạo dồi dào, bền bỉ, có đóng góp to lớn, nhiều mặt cho nền văn hoá, văn học dân tộc. Ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt I (1996).


    3. Phong cách nghệ thuật

    - Xuân Diệu được mệnh danh là ông hoàng của thơ tình, thơ ông thấm đẫm chất men say tình ái, của trái tim rạo rực khao khát được hiến dâng và mong đợi tình yêu.

    - Một thời, phong cách thơ Xuân Diệu vẫn bị xem là Tây nhưng đó lại là hình thức tốt nhất giúp nhà thơ lưu giữ được những ấn tượng, những cảm nhận rất mới về sự sống.

    - Trước Cách mạng tháng tám, Xuân Diệu được mệnh danh là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Thơ ông thể hiện sự thoát xác trọn vẹn khỏi tính qui phạm của văn học trung đại. Sau cách mạng, thơ Xuân Diệu hướng mạnh vào thực tế đời sống và rất giàu tính thời sự. Ông cổ vũ và hăng hái thể nghiệm khuynh hướng phối kết hai nền văn hoá Đông và Tây trong thơ.


    II. Tác phẩm

    1. Hoàn cảnh xuất xứ

    - Vội vàng được in trong tập Thơ thơ xuất bản năm 1938, được xem là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.


    2. Nội dung

    - Bài thơ thể hiện triết lí sống “vội vàng” của Xuân Diệu, một kiểu sống lãng mạn nhưng lại rất thiết thực, trần thế.

    - Bằng cách phô bày mọi vẻ đẹp của thiên đường trần thế, bài thơ thể hiện cái nhìn nhạy cảm với thời gian của Xuân Diệu và bộc lộ niềm khát khao giao cảm mạnh mẽ với cuộc đời.


    3. Bố cục

    Có thể chia bài thơ thành 3 phần như sau:

    - Đoạn 1 (13 câu thơ đầu): Bộc lộ tình yêu trần thế tha thiết.

    - Đoạn 2 (Từ câu 14 đến câu 29): Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người trước sự trôi đi nhanh chóng của thời gian.

    - Đoạn 3 (Từ câu 30 đến hết): Lời giục giã cuống quýt, vội vàng để tận hưởng những giây phút tuổi xuân của cuộc đời, của vũ trụ.


    4. Một số ý kiến nhận định về Xuân Diệu và bài thơ Vội vàng

    - "... Người đã tới giữa chúng ta với một y phục tối tân.

    … Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết."

    (Hoài Thanh, Hoài Chân - Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội 1988)

    - "Bài thơ là tiếng nói sôi nổi hăm hở của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt..."

    (Nguyễn Đăng Mạnh - SGK Văn 11, tập 2 NXB Giáo dục 2000)

    - "Nhà thi sĩ ấy là một chàng trai trẻ hiền hậu và say mê, tóc như mây vương trên dải trán ngây thơ, mắt như lưu luyến mọi người và miệng cười mở rộng như một tấm lòng sẵn sáng ân ái. Chàng đi trên đường thơ, hái những bông hoa gặp dưới chân, những hương sắc nẩy ra bởi ánh sáng của lòng chàng. Thơ Thơ là cụm đầu mùa chàng tặng cho nhân gian. Và từ đây, chúng ta đã có Xuân Diệu."

    (Thế Lữ - Tựa tập Thơ thơ - Tuyển tập Xuân Diệu)

    - “Vội vàng (trong tập Thơ thơ - 1938) và Giục giã (trong tập Gửi hương cho gió - 1915) là hai bài thơ tiêu biểu cho quan niệm về thời gian trong thơ Xuân Diệu. Thời gian nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu mang sắc thái riêng: thi sĩ dồn nén quá khứ, tương lai về hiện tại và trong cái hiện tại, nhà thơ chỉ chú ý tới cái - bây - giờ”.

    (Phan Cư Đệ - Bình giảng văn học Việt Nam hiện đại - NXB ĐHQG, Hà Nội 2002)


    Đọc - hiểu văn bản

    Câu 1 - Trang 23 SGK

    Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn.

    Trả lời:

    Bố cục bài thơ có thể được chia thành 3 đoạn:

    - Đoạn 1 (13 câu thơ đầu): Bộc lộ tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết.

    - Đoạn 2 (từ câu 14 đến câu 29): Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian.

    - Đoạn 3 (còn lại): Lời giục giã cuống quýt, vội vàng để tận hưởng những giây phút tuổi xuân của mình giữa mùa xuân của cuộc đời, của vũ trụ.

    Ba đoạn thơ này vận động vừa rất tự nhiên về cảm xúc vừa rất chặt chẽ về luận lí. Nó làm cho bài thơ như là một dòng chảy dào dạt, hồn nhiên của tâm trạng.


    Câu 2 - Trang 23 SGK

    Xuân Diệu cảm nhận về thời gian như thế nào? Vì sao nhà thơ có tâm trạng vội vàng, cuống quýt trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian?

    Trả lời:

    Thời gian của tự nhiên thì luôn tuân thủ theo quy luật vận động bất biến. Nhưng quan niệm về thời gian, sự cảm nhận về thời gian thì ở mỗi thời đại và ở mỗi cá nhân lại có thể có những nét khác nhau. Thơ Xuân Diệu và nhất là trong Vội vàng, Xuân Diệu đã đưa ra một quan niệm mới, một cảm nhận mới về thời gian. Nếu các nhà thơ trung đại quan niệm thời gian là tuần hoàn, là vĩnh cửu thì Xuân Diệu, nhờ tri thức khoa học của thời đại và ảnh hưởng của văn hoá phương Tây đã nhận ra thời gian vận động tuyến tính, một đi không trở lại. Thời gian thật sự khắc nghiệt, đời người có hạn và tuổi xuân ngắn ngủi.

    Thực ra thì từ xa xưa, nhiều thi nhân đã từng than thở về sự ngắn ngủi của đời người. Người ta gọi kiếp người là "áng phù vân", là "bóng câu qua cửa sổ",... Nhưng do xuất phát từ cái nhìn tĩnh tại, có tính siêu hình, lấy sinh mệnh vũ trụ để làm thước đo thời gian nên quan niệm thời gian là tuần hoàn. Thời ấy, cá nhân chưa tách khỏi cộng đồng, con người còn gắn làm một với vũ trụ, cho nên người ta vẫn đinh ninh người chết chưa hẳn là hư vô, vẫn có thể cùng với cộng đồng và trời đất tuần hoàn. Vì thế nhân vật trữ tình trong thơ ca trung đại thường ở tư thế ung dung, tự tại, bình tĩnh, ít thấy có sự vội vàng, cuống quýt để "sống gấp".

    Đến thế hệ các nhà thơ mới, khi ý thức cá nhân đã trỗi dậy mạnh mẽ, quan niệm về thời gian như trên đã hoàn toàn đổ vỡ. Xuân Diệu đưa ra một quan niệm mới, chống đối lại quan niệm thời gian tuần hoàn của người xưa. Với ông hoàng thơ tình Xuân Diệu, thời gian là tuyến tính, một đi không trở lại. Vũ trụ không ngừng vận động, thời gian luôn luôn chảy trôi, mỗi giây phút trôi qua là mất đi vĩnh viễn. Quan niệm này xuất phát từ cái nhìn động, rất biện chứng về vũ trụ và thời gian:

    Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,

    Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già.

    Nhà thơ đã lấy cái quỹ thời gian hữu hạn của đời người, thậm chí lấy khoảng thời gian quý giá nhất của mỗi cá nhân là tuổi trẻ để làm thước đo thời gian. Lời thơ được cấu trúc thành một cuộc tranh biện, theo đó nhà thơ khẳng định dẫu vũ trụ có thể vĩnh viễn, thời gian có thể tuần hoàn, nhưng "tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại":

    Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

    Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

    Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

    Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

    Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!

    Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,

    Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời,

    Nhìn thấu sự trôi qua nhanh chóng, một đi không trở lại của thời gian nên cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu là cảm nhận đầy tính mất mát, mỗi khoảnh khắc trôi qua là một sự mất mát, chia lìa: "Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi - Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt". Mỗi sự vật trong vũ trụ đang từng giây, từng phút ngậm ngùi chia li, tiễn biệt một phần của đời mình:

    Con gió xinh thì thào trong lá biếc,

    Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

    Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,

    Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?

    Cách cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu, xét đến cùng là do ý thức sâu sắc về "cái tôi" cá nhân, về sự tồn tại có ý nghĩa của mỗi cá nhân trên đời, nâng niu trân trọng từng giây, từng phút của cuộc đời, nhất là những năm tháng tuổi trẻ. Trong hoàn cảnh bình thường của đất nước, đây là một quan niệm và thái độ sống tích cực, thấm đượm tư tưởng nhân văn.

    Vì thời gian chảy trôi vội vã nên không thể không níu thời gian ở lại:

    Tôi muốn tắt nắng đi

    Cho màu đừng nhạt mất;

    Tôi muốn buộc gió lại

    Cho hương đừng bay đi;

    Nhưng đó chỉ là một mong ước không bao giờ thực hiện được. Vậy chỉ còn một cách thôi: Hãy mau lên, "vội vàng" lên để tận hưởng những giây phút tuổi xuân của mình, tận hưởng những gì mà cuộc đời ban tặng cho mình: "Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng - Cho no nê thanh sắc của thời tươi". Đó là niềm khát khao sống sôi nổi, mãnh liệt của thanh niên, của tuổi trẻ.


    Câu 3 - Trang 23 SGK

    Hình ảnh thiên nhiên, sự sống quen thuộc được tác giả cảm nhận và diễn tả như thế nào? Hãy chỉ ra những nét mới trong quan niệm của Xuân Diệu về cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc.

    Trả lời:

    Vội vàng, cuống quýt níu giữ thời gian, khát khao sống dạt dào cảm xúc với thời trai trẻ, Xuân Diệu đã phát hiện ra có một thiên đường ngay trên mặt đất này, không xa lạ mà rất đỗi thân quen, ở ngay trong tầm tay của mỗi chúng ta. Hình ảnh thiên nhiên và sự sống quen thuộc hiện ra qua cái nhìn và sự cảm nhận độc đáo của nhà thơ. Hình ảnh thiên nhiên và sự sống được Xuân Diệu gợi lên vừa gần gũi, thân quen, vừa quyến rũ, đầy tình tứ. Nhà thơ đã phát hiện ra vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên và thổi vào đó một tình yêu rạo rực, đắm say, ngây ngất:

    Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

    Này đây hoa của đồng nội xanh rì

    Này đây lá của cành tơ phơ phất;

    Của yến anh này đây khúc tình si;

    Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,

    Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;

    Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

    Hình ảnh thiên nhiên và sự sống, qua cảm nhận của Xuân Diệu, như đã nói, còn nhuốm màu chia li, mất mát: "Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi [...] - Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa". Đây chính là hình ảnh thiên nhiên và cuộc sống được cảm nhận qua lăng kính thời gian, một thời gian trôi qua nhanh chóng, một đi không trở lại.

    Thiên nhiên qua con mắt Xuân Diệu đều nhuốm màu tình tứ, đều tràn ngập xuân tình, tràn đầy sắc dục. Đó là cái nhìn lấy con người làm chuẩn mực cho thiên nhiên, quy chiếu thiên nhiên về vẻ đẹp của giai nhân: "Và này đây ánh sáng chớp hàng mi", "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần", "Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!". Đây là một cách nhìn rất mới, rất Xuân Diệu.

    Qua cách miêu tả hình ảnh thiên nhiên, Xuân Diệu đã thể hiện một quan niệm mới về cuộc sống, về tuổi trẻ và hạnh phúc. Đối với Xuân Diệu, thế giới này đẹp nhất, mê hồn nhất là vì có con người giữa tuổi trẻ và tình yêu. Thời gian quý giá nhất của mỗi đời người là tuổi trẻ, mà hạnh phúc lớn nhất của tuổi trẻ chính là tình yêu. Đó là một quan niệm mới, tích cực, thấm đượm tinh thần nhân văn.


    Câu 4 - Trang 23 SGK

    Hãy nhận xét về đặc điểm của hình ảnh, ngôn từ và nhịp điệu của đoạn thơ cuối bài. Nhà thơ đã sáng tạo được hình ảnh nào mà anh (chị) cho là mới mẻ, độc đáo nhất?

    Trả lời:

    - Hình ảnh trong đoạn thơ cuối gần gũi, quen thuộc mà tươi mới, giàu sức sống, đầy quyến rũ và tình tứ. Đó là những hình ảnh rất táo bạo, đầy cảm giác và có tính sắc dục.

    - Ngôn từ của bài thơ tự nhiên, gần với lời nói thường, nhưng đã được nâng lên thành nghệ thuật. Cảm xúc dào dạt, mãnh liệt đã tạo nên những làn sóng ngôn từ vừa đan vào với nhau, vừa cộng hưởng với nhau theo chiều tăng tiến. Tác giả dùng dồn dập những động từ mạnh, tăng tiến chỉ động tác đắm say; nhiều danh từ chỉ vẻ đẹp thanh tân, tươi trẻ; nhiều tính từ chỉ xuân sắc; nhiều điệp từ, điệp cú pháp có tác dụng nhấn mạnh ý.

    - Nhịp điệu của đoạn thơ dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt.


    Luyện tập

    Câu hỏi: Trong Nhà văn hiện đại, nhà phê bình, nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan đã viết: "Với những nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân, dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía".

    Qua phân tích bài thơ Vội vàng, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

    Trả lời:

    Câu nói của nhà nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan đã tổng kết chung nhất là quan niệm sáng tác cũng như nghệ thuật của Xuân Diệu.

    + Thơ Xuân Diệu mang đến hai nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân.

    + Trong mọi hoàn cảnh tâm lí, tâm trạng thì Xuân Diệu cũng đều thể hiện một nỗi niềm yêu đời tha thiết: “Dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía”.

    => Bài thơ “Vội vàng” cũng là một phần minh chứng cho nhận định trên.

    - Triết lí sống vội vàng mà Xuân Diệu thể hiện trong tác phẩm:

    + Phải vội vàng tận hưởng hạnh phúc và niềm vui mà cuộc đời ban tặng cho con người. Thời gian cứ vô tình trôi đi mà không đợi chờ ai bao giờ cả.

    + Phải vội vàng thu nhận những vẻ đẹp của sự sống vì cái đẹp cũng giống như tuổi trẻ sẽ qua đi rất nhanh, không bao giờ trở lại.

    + Phải vội vàng lên, phát huy mọi giác quan để cảm nhận cuộc đời, để nhận gấp nhiều lần sự sống.

    * Quan niệm sống của Xuân Diệu

    - Xuân Diệu đã thể hiện một quan niệm mới, tích cực, thấm đượm tinh thần nhân văn về cuộc đời, về tuổi trẻ, về hạnh phúc.

    + Đối với Xuân Diệu: thế giới này đẹp nhất, mê hồn nhất là vì có con người. Họ được sống giữa tuổi trẻ và tình yêu.

    + Thời gian quý giá nhất của mỗi đời người là tuổi trẻ, mà hạnh phúc lớn nhất của tuổi trẻ là tình yêu.

    + Biết hưởng thụ chính đáng những gì mà cuộc sống dành cho mình, hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, nhất là những tháng năm tuổi trẻ.

    - Với cảm hứng về "tuổi xuân" lúc nào Xuân Diệu cũng là thanh niên với giọng yêu đời thắm thiết.

    + Đoạn 1 và đoạn 3 đều ru thanh niên bằng giọng yêu đời thắm thiết. Xuân Diệu đã nhìn thiên nhiên qua lăng kính của tình yêu, qua cặp mắt của tuổi trẻ -> cảnh vật đều nhuốm màu tình tứ, tràn ngập xuân tình.

    + Đoạn 2 chính là những nỗi buồn của tác giả khi mà phải đứng nhìn thời gian qua đi, tuổi xuân cũng vì thế mà trôi đi mất. Đó là sự khát khao được cống hiến cho đời, cho cuộc sống nơi tác giả.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Top 4

    Bài soạn "Vội vàng" của Xuân Diệu số 4

    A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    1. Tác giả:

    Xuân Diệu ( 1916 – 1985) tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu, bút danh khác là Trảo Nha.
    Quê cha ở Hà Tĩnh, quê mẹ ở Bình Định, lớn lên ở Quy Nhơn. Xuân Diệu xa gia đình từ nhỏ và sống ở nhiều nơi.
    Sự nghiệp văn học:
    Trước cách mạng, Xuân Diệu là một nhà thơ mới “ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Sau cách mạng, Xuân Diệu nhanh chóng hoà nhập, gắn bó với đất nước, nhân dân và nền văn học dân tộc.
    Xuân Diệu để lại một sự nghiệp văn học lớn. Ông là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào, mãnh liệt, bền bỉ.
    Xuân Diệu là nhà thơ của tuổi trẻ và tình yêu. Ông được mệnh danh là “ông Hoàng thơ tình” của Việt Nam.
    Xuân Diệu từng là uỷ viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam các khoá I, II, III, là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật Cộng hoà dân chủ Đức.
    Xuân Diệu được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996)


    2. Tóm tắt tác phẩm:

    "Vội vàng" được rút ra từ tập Thơ thơ xuất bản năm 1938 của Xuân Diệu, đây là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ ông.
    Bài thơ thể hiện niềm khao khát sống mãnh liệt, sống hết mình và quan niệm về thời gian, về tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu. Bài thơ cũng thể hiện sự yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt của những năm tháng tuổi trẻ mãnh liệt. Bài thơ như một lời thúc giục với những người trẻ hãy sống hết mình vì thời gian trôi qua rất nhanh, sống hết mình để tuổi trẻ không hối tiếc.


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Câu 1: Trang 23 sgk ngữ văn lớp 11 tập 2

    Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn.

    Bài làm:

    Bài thơ có thể chia làm 3 đoạn:
    Đoạn 1 (13 câu đầu): tình yêu tha thiết đối với cuộc sống.
    Đoạn 2 (câu 14 - 29): tâm trạng băn khoăn của tác giả trước giới hạn của cuộc đời.
    Đoạn 3 (đoạn còn lại): lời giục giã hối hả, cuồng nhiệt đến với cuộc sống.


    Câu 2: Trang 23 sgk ngữ văn 11
    Xuân Diệu Cảm nhận về thời gian như thế nào? Vì sao nhà thơ có tâm trạng vội vàng, cuống quýt trước sự thay đổi nhanh chóng của thời gian?
    Bài làm:
    Cảm nhận về thời gian cùa Xuân Diệu được nói đến trong 11 câu thơ (câu 14 - 24) mang ý vị triết lí nhân sinh sâu sắc. Cảm nhận về thời gian của thi nhân ở đây gắn liền với mùa xuân và tuổi trẻ của một con người yêu cuộc sống thiết tha, say đắm, nên mang nét riêng của Xuân Diệu rất rõ.
    Trong đoạn thơ này, nhà thơ có tâm trạng vội vàng, cuống quýt trước sự thay đổi nhanh chóng của thời gian:
    "Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
    Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,"
    Tác giả sử dụng điệp từ "xuân", cùng với nghệ thuật tương phản "tới - qua", "non - già" thể hiện thời gian tuyến tính, thời gian trôi qua rất nhanh và như một dòng chảy xuyên suốt không bao giờ trở lại. Trong từng câu thơ đều thể hiện tính mất mát.
    Trong đoạn thơ "Lòng tôi rộng,...than thầm tiễn biệt..." tác giả cũng sự dụng nghệ thuật tương phản "rộng - chật", tác giả thể hiện tình yêu với mùa xuân, tuổi trẻ, cuộc đời. Qua đây có thể thấy tác giả yêu tha thiết cuộc sống này nên thời gian trôi qua nhanh làm tác giả vô cùng luyến tiếc.
    Bởi vì cả không gian đều nhuốm màu chia li:
    "Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi
    Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt..."
    Thời gian trôi đi nhanh chóng và không bao giờ trở lại được nữa, thời gian trôi đi còn mang theo cả sự phôi pha, phai tàn của vạn vật vậy nên tác giả mới cuống quýt, vội vàng để tuổi trẻ của mình trôi qua không uổng phí.

    Câu 3: Trang 23 sgk ngữ văn lớp 11 tập 2
    Hình ảnh thiên nhiên, sự sống quen thuộc được tác giả cảm nhận và diễn tả như thế nào? Hãy chỉ ra những nét mới trong quan niệm của Xuân Diệu về cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc.
    Bài làm:
    Xuân Diệu quan niệm hạnh phúc không ở đâu xa (hoặc ở một cõi khác) mà đó chính là hạnh phúc ở quanh ta, là sự sống quen thuộc của trần thế. Hạnh phúc khi được cảm nhận một bức tranh thiên nhiên đẹp của hoa lá đồng nội, của ong bướm, chim chóc; được sống trong một "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần"... Vì vậy, phải biết giữ lấy hạnh phúc, giữ lại những vẻ đẹp của cuộc sống cho mình bằng những ý tưởng thật táo bạo:
    "Tôi muốn tắt nắng đi
    Cho màu đừng nhạt mất;
    Tôi muốn buộc gió lại
    Cho hương đừng bay đi."
    Ở đây quan niệm của tác giả về cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc có nhiều điểm mới: nhà thơ đă có một cách sống vội vàng để tận hưởng hạnh phúc của tuổi trẻ, của mùa xuân như nhan đề bài thơ mà ông đã bày tỏ nỗi lòng. Xuân Diệu yêu tuổi trẻ và biết quý tuổi trẻ của mình bởi đây là khoảng thời gian đẹp và đáng sống nhất, có nhiều hạnh phúc nhất của cuộc đời một con người. Cái đẹp của thiên nhiên là mùa xuân, cái đẹp của con người là tuổi trẻ. Mùa xuân của đất trời còn có thể tuần hoàn, nhưng tuổi xuân của đời ng nếu đã trôi qua đi thì mất đi vĩnh viễn,chẳng bao giờ thắm lại. Nghịch lí nhưng cũng là sự thật, bởi vậy hãy nâng niu trân trọng từng giây phút của cuộc đời, nhất là những năm tháng của tuổi trẻ.


    Câu 4: Trang 23 sgk ngữ văn 11 tập 2
    Hãy nhận xét về đặc điểm của hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu trong đoạn thơ cuối của bài thơ. Nhà thơ đã sáng tạo được hình ảnh nào mà anh (chị) cho là mới mẻ, độc đáo nhất?
    Bài làm:
    Trong đoạn thơ cuối này, Xuân Diệu tả cảnh sắc mùa xuân về với thời non tươi của nó để tận hưởng. Hàng loạt hình ảnh tiếp tục làm nổi bật vẻ quyến rũ của sự sống đầy sắc hương nhưng không phải để tả mà chủ yếu để diễn đạt sự cuồng nhiệt, vội vàng tận hưởng của tác giả.
    Hàng loạt động từ tăng dần mức độ sự vồ vập, đắm say: ôm, riết, say, thâu, chếnh choáng, đã đầy, no nê, cắn.
    Thủ pháp điệp được sử dụng đa dạng: điệp cú pháp; điệp từ, ngữ; điệp cảm xúc theo lối tăng tiến (Ta muốn ôm, Ta muốn riết ... Ta muốn cắn), trạng thái tăng tiến (cho chếnh choáng, cho đã đầy, cho no nê ...).
    Nét độc đáo về nghệ thuật của đoạn thơ đó là những làn sóng ngôn từ đan xen, cộng hưởng theo chiều tăng tiến đã diễn tả rất thành công khao khát mãnh liệt của tác giả.


    LUYỆN TẬP
    Trong "Nhà văn hiện đại", nhà phê bình, nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan đã viết: "Với nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân, dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng du thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía".
    Qua phân tích bài thơ Vội vàng anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
    Bài làm:
    Câu nói của Vũ Ngọc Phan là một nhận định chung, mang tính khái quát về Xuân Diệu và thơ Xuân Diệu. Nhận định đó có hai ý:
    Thơ Xuân Diệu có hai nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân.
    Dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía
    Phân tích bài thơ đế làm sáng tỏ nhận định của Vũ Ngọc Phan: chứng minh rằng, với cảm hứng "tuổi xuân" lúc nào Xuân Diệu cũng là thanh niên với giọng yêu đời thắm thiết. Cụ thể là:
    Lúc vui: đoạn 1 và đoạn 3 đều ru thanh niên bằng giọng yêu đời thắm thiết (chứng minh qua bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống con người; qua sự cuồng nhiệt, hối hả, vội vàng của nhà thơ đến với cuộc sống để "ôm" cuộc sống ấy vào lòng mà tận hưởng).
    Lúc buồn: đoạn 2: Ngay cả khi lo sợ thời gian trôi nhanh cướp mất tuổi xuân của mình, nhà thơ băn khoăn lo lắng, nhưng trong cái băn khoăn đó vẫn bộc lộ niềm yêu đời, yêu cuộc sống của mình bằng những câu thơ tha thiết với tuổi trẻ và mùa xuân như muốn níu kéo tuổi xuân ở mãi với mình.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Top 5

    Bài soạn "Vội vàng" của Xuân Diệu số 5

    Câu 1 (trang 23 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

    Bố cục: 3 đoạn:

    - Đoạn 1: Tình yêu tha thiết đối với cuộc sống.

    - Đoạn 2: Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời.

    - Đoạn 3: Khát vọng sống, khát vọng yêu cuồng nhiệt, hối hả.


    Câu 2 (trang 23 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

    Cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu thể hiện như sau:

    - Thời gian tươi đẹp, ngọt ngào (tuần tháng mật, tháng Giêng ngon như một cặp môi gần).

    - Thời gian đẹp nhất là mùa xuân và tuổi trẻ (các câu 14 → 18).- Thời gian khách quan tuần hoàn nhưng thời gian đời người hữu hạn (câu 18→ 22).

    - Quan niệm về thời gian của Xuân Diệu là thời gian tuyến tính, một đi không bao giờ trở lại. Nếu các nhà thơ trung đại, quan niệm thời gian là tuần hoàn, là vĩnh cửu thì với Xuân Diệu mỗi phút giây trôi qua là mất đi vĩnh viễn

    - Nhà thơ vội vàng, cuống quýt trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian bởi cuộc đời quá tươi đẹp trong khi quỹ đời của con người lại ngắn ngủi.

    - Nghệ thuật tương phản: (đương tới >< đương qua, non >< già, rộng >< chật)

    - Nhà thơ yêu say đắm cuộc sống.

    +Từ láy “bâng khuâng” -> Sự nuối tiếc vì những tháng năm tuổi trẻ trôi qua nhanh chóng

    + Nhân hóa, cảm nhận bằng mọi giác quan, mỗi khắc trôi qua là một sự mất mát.

    - So sánh với quan niệm thời trung đại:

    + Người xưa coi thời gian tuần hoàn như một vòng tròn khép kín nên ung dung, điềm tĩnh trước sự chảy trôi của kiếp người.

    + Xuân Diệu coi thời gian là tuyến tính nên vô cùng nuối tiếc, lo âu.


    Câu 3 (trang 23 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

    Tác giả đã có những cảm nhận hết sức sâu sắc với thiên nhiên, với sự sống.

    * 4 câu thơ đầu:

    - Điệp ngữ: “Tôi muốn” kết hợp với “tắt nắng” và “buộc gió” -> Ước muốn đoạt quyền của tạo hóa, níu kéo thời gian.

    - “Nắng”, “gió”: yếu tố tự nhiên, con người không điều chỉnh được -> Ước muốn kì lạ, vô lý.

    - Mục đích: Cho màu đừng nhạt mất, cho hương đừng bay đi.

    * 9 câu thơ tiếp: Nhà thơ tìm được một thiên đường ngay trên mặt đất.

    - “Tuần tháng mật, hoa đồng nội, lá cành tơ,…” -> Cõi trần tràn đầy nhựa sống mùa xuân.

    - Điệp ngữ: “Này đây…này đây” -> Tạo nhịp thơ tuôn chảy ào ạt, ngôn ngữ thơ phong phú, mới lạ.

    - “Ong bướm…tuần tháng mật, hoa đồng nội xanh rì, lá cành tơ phơ phất” -> Hình ảnh gần gũi, đầy tình tứ mang màu sắc tình tứ, mang màu sắc rực rỡ.

    - “Yến anh…khúc tình si” ->Âm thanh réo rắt, vẻ đẹp kỳ diệu của tự nhiên, tình yêu đắm say ngây ngất.

    - Nhịp thơ nhanh, gấp biểu hiện hơi thở sống, nhịp điệu sống, nhịp tim, nhịp thở phật phồng.

    - So sánh cuộc sống thiên nhiên như người đang yêu, như tình yêu đôi lứa đắm say, tràn trề hạnh phúc.

    => Từ đó cho thấy quan niệm mới về cuộc sống về tuổi trẻ và hạnh phúc.

    + Cuộc sống vô cùng tươi đẹp và đáng quý, đó là thiên đường giữa trần gian.

    + Tuổi trẻ là thời gian đáng quý nhất, ý nghĩa nhất, đẹp đẽ nhất trong đời người.

    + Hạnh phúc lớn nhất, tuyệt diệu nhất của con người chính là tình yêu.

    => Cuộc sống, tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc gắn bó chặt chẽ với nhau. Tóm lại, giữa cuộc đời hương sắc, tuổi trẻ và tình yêu là những điều quý giá nhất của con người.


    Câu 4 (trang 23 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

    Đoạn cuối của bài thơ:

    - Đó là lời giúc giã sống vội vàng, cuống quýt của thi sĩ.

    - Điệp ngữ “Ta muốn”: khát vọng sống mãnh liệt, khát vọng được yêu thương

    - Liệt kê: hình ảnh “mây, gió, cánh bướm, non nước, cây, cỏ ...” cảm nhận về không gian của cuộc sống mới mơn mởn, đầy ánh sáng rất đáng yêu.

    - Cảm nhận về mùi vị “thơm” hương cuộc sống. Thính giác cảm nhận “thanh sắc của thời tươi”, “Cái hôn”,“cắn”

    => Cảm giác mãnh hệt, vồ vập, yêu thương

    - “Ta muốn ôm ->riết -> say -> thâu -> cắn”: các động từ, tăng tiến thể hiện sự vồ vập, đắm say -> tình yêu mãnh liệt táo bạo của một cái “tôi” thi sĩ yêu cuộc sống cuồng nhiệt, tha thiết với mềm vui trần thế, tâm thế sống tích cực.

    - Hình ảnh độc đáo: "Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi"

    => Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác, tưởng tượng mùa xuân như trái chín ửng hồng, kết hợp với động từ "cắn" thể hiện mong muốn được hưởng thụ trọn vẹn cái đẹp.

    => Lời giục giã của Xuân Diệu.


    Luyện tập

    Câu hỏi (trang 23 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

    Câu nói của nhà nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan đã tổng kết chung nhất là quan niệm sáng tác cũng như nghệ thuật của Xuân Diệu.

    + Thơ Xuân Diệu mang đến hai nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân.

    + Trong mọi hoàn cảnh tâm lí, tâm trạng thì Xuân Diệu cũng đều thể niệm một nỗi niềm yêu đời tha thiết: “Dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía”.

    => Bài thơ “Vội Vàng” cũng là một phần minh chứng cho nhận định trên.

    - Triết lí sống vội vàng mà Xuân Diệu thể hiện trong Tác phẩm:

    + Phải vội vàng tận hưởng hạnh phúc và niềm vui mà cuộc đời ban tặng cho con người. Thời gian cứ vô tình trôi đi mà không đợi chờ ai bao giờ cả.

    + Phải vội vàng thâu nhận những vẻ đẹp của sự sống vì cái đẹp cũng giống như tuổi trẻ sẽ qua đi rất nhanh, không bao giờ trở lại.

    + Phải vội vàng lên, phát huy mọi giác quan để cảm nhận cuộc đời, để nhận gấp nhiều lần sự sống.

    * Quan niệm sống của Xuân Diệu

    - Xuân Diệu đã thể hiện 1 quan niệm mới, tích cực, thấm đượm tinh thần nhân văn về cuộc đời, về tuổi trẻ, về hạnh phúc.

    + Đối với Xuân Diệu: thế giới này đẹp nhất, mê hồn nhất là vì có con người. Họ được sống giữa tuổi trẻ và tình yêu.

    + Thời gian quý giá nhất của mỗi đời ngươig là tuổi trẻ, mà hạnh phúc lớn nhất của tuổi trẻ là Tình yêu.

    + Biết hưởng thụ chính đáng những gì mà cuộc sống dành cho mình, hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, nhất là những tháng năm tuổi trẻ.

    - Với cảm hứng về "tuổi xuân" lúc nào Xuân Diệu cũng là thanh niên với giọng yêu đời thắm thiết.

    + Đoạn 1 và đoạn 3 đều ru thanh niên bằng giọng yêu đời thắm thiết. Xuân Diệu đã nhìn thiên nhiên qua lăng kính của Tình yêu, qua cặp mắt của tuổi trẻ -> cảnh vật đều nhuốm màu tình tứ, tràn ngập xuân tình.

    + Đoạn 2 chính là những nỗi buồn của tác giản khi mà phải đứng nhìn thời gian qua đi, tuổi xuân cũng vi thế mà trôi đi mất. Đó là sự khát khao được cống hiến cho đời, cho cuộc sống nơi tác giả.


    Nội dung chính

    Vội vàng là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là những năm tháng tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Top 6

    Bài soạn "Vội vàng" của Xuân Diệu số 6

    I. Đôi nét về tác giả Xuân Diệu
    - Xuân Diệu (1916-1985), tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu
    - Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học tư và làm viên chức ở Mĩ Tho, sau đó ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn
    - Tham gia Cách mạng ông hăng say hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật
    - Các tác phẩm chính:
    + 15 tập thơ, mở đầu là tập Thơ thơ
    + một số tập văn xuôi: Phấn thông vàng
    + một số tập tiểu luận, phê bình nghiên cứu văn học
    - Phong cách nghệ thuật:
    + trước Cách mạng tháng Tám Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới
    • Một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới: khao khát giao cảm với đời, yêu đời ham sống đến bồng bột
    • Quan niệm sống mới: sống mãnh liệt hết mình, thời gian một đi không trở lại⇒ hối thúc sống vội vàng
    • Quan niệm thẩm mĩ mới: chỉ có con người giữa tuổi trẻ tình yêu là đẹp nhất (thời xưa thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp)
    • Những cách tân nghệ thuật táo bạo: câu từ rất lạ rất tây
    + sau cách mạng tháng Tám có nhiều thay đổi
    - Vị trí:
    + là ông Hoàng thơ tình Việt Nam
    + là nhà thơ lớn có phong cách nghệ thuật độc đáo

    II. Đôi nét về tác phẩm Vội vàng (Xuân Diệu)

    1. Xuất xứ
    - Rút ra trong tập Thơ Thơ
    - Là thi phẩm kết tinh vẻ đẹp thơ Xuân Diệu trước Cách mạng
    2. Bố cục
    - Phần 1 (câu 1 đến câu 29): lí do phải sống vội vàng
    - Phần 2 (còn lại): biểu hiện của cách sống vội vàng
    3. Giá trị nội dung
    - Bài thơ là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng phút, từng giây của cuộc đời mình nhất là những năm tháng tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời ham sống đến cuồng nhiệt
    4. Giá trị nghệ thuật
    - Hình thức nghệ thuật điêu luyện: sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc và mạch lí luận, gọng điệu say mê, sôi nổi, những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh thơ


    III. Trả lời câu hỏi

    Câu 1:

    Bố cục

    - Chia làm 3 đoạn:

    + Đoạn 1: Tình yêu tha thiết đối với cuộc sống.

    + Đoạn 2: Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời.

    + Đoạn 3: Khát vọng sống, khát vọng yêu cuồng nhiệt, hối hả.


    Câu 2:

    Cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu được nói đến trong 11 câu thơ được thể hiện như sau:

    Tác giả nhận thức về thời gian trôi chảy, lấy tuổi trẻ, khoảng ngắn ngủi nhất của cuộc đời, để đo thời gian. Điều ấy dẫn đến cách cảm nhận về thời gian tinh tế trong đoạn thơ.

    + Thời gian là tuyến tính, một đi không trở lại. Tác giả có một sự cảm nhận đầy tính mất mát.

    + Nghệ thuật tương phản: (đương tới >< đương qua, non >< già, rộng >< chật)

    ⟶ Nghich lí nhưng cũng là quy luật tất yếu.

    +Nhà thơ yêu say đắm cuộc sống.

    +Từ láy “bâng khuâng” ⟶ Sự nuối tiếc vì những tháng năm tuổi trẻ trôi qua nhanh chóng

    - “Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi…tiễn biệt”

    Nhân hóa, cảm nhận bằng mọi giác quan, mỗi khắc trôi qua là một sự mất mát.

    ⟹ Mỗi sự vật đang ngậm ngùi tiễn biệt một phần đời của chính nó cùng với sự ra đi của thời gian là sự phôi pha, phai tàn của từng cá thể. Trong tác giả luôn hiện hữu một tình yêu da diết với mùa xuân, với tuổi trẻ và với cuộc đời. Nó kiến tác giả như như muốn sống mãi trong tuổi trẻ, trong mùa xuân của cuộc đời.


    Câu 3:

    Tác giả đã có những cảm nhận hết sức sâu sắc với thiên nhiên, với sự sống.

    Bốn câu thơ đầu tiên đã diễn tả tình yêu tha thiết đối với cuộc sống qua việc ông miêu tả những hình ảnh thiên nhiên.

    *9 câu thơ tiếp: Nhà thơ tìm được một thiên đường ngay trên mặt đất.

    - Nhịp thơ nhanh, gấp biểu hiện hơi thở sống, nhịp điệu sống, nhịp tim, nhịp thở phật phồng.

    - So sánh cuộc sống thiên nhiên như người đang yêu, như tình yêu đôi lứa đắm say, tràn trề hạnh phúc.

    ⟹ Tác giả cảm nhận thiên nhiên qua lăng kính tình yêu, cảnh vật đều nhuốm màu tình tứ.

    ⟹ Từ đó cho thấy quan niệm mới về cuộc sống về tuổi trẻ và hạnh phúc.

    - Xuân Diệu yêu tuổi trẻ và biết quý tuổi trẻ của mình bởi đây là khoảng thời gian đẹp và đáng sống nhất, có nhiều hạnh phúc nhất của cuộc đời một con người.


    Câu 4:

    Đoạn cuối của bài thơ:

    “Ta muốn ôm

    Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

    ...

    Hỡi Xuân Hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

    Đó là lời giúc giã sống vội vàng, cuống quýt của thi sĩ.

    - Điệp ngữ “Ta muốn”: khát vọng sống mãnh liệt, khát vọng được yêu thương: “Ta muốn say cánh bướm với tình yêu”; điệp cảm xúc theo lối tăng tiến (Ta muốn ôm, Ta muốn riết ... Ta muốn cắn), trạng thái tăng tiến (cho chếnh choáng, cho đã đầy, cho no nê ...).

    - Liệt kê: hình ảnh “mây, gió, cánh bướm, non nước, cây, cỏ ...” cảm nhận về không gian của cuộc sống mới mơn mởn, đầy ánh sáng rất đáng yêu. Xuân Diệu tả cảnh sắc mùa xuân về với thời non tươi của nó để tận hưởng.

    - Cảm nhận về mùi vị “thơm” hương cuộc sống. Thính giác cảm nhận “thanh sắc của thời tươi”, “Cái hôn”,“cắn” ⟶ Cảm giác mãnh hệt, vồ vập, yêu thương

    - “Ta muốn ôm ⟶ riết ⟶ say ⟶ thâu ⟶ cắn”: các động từ, tăng tiến thể hiện sự vồ vập, đắm say ⟶ tình yêu mãnh liệt táo bạo của một cái “tôi” thi sĩ yêu cuộc sống cuồng nhiệt, tha thiết với mềm vui trần thế, tâm thế sống tích cực.

    ⟹ Không thể níu giữ thời gian, không thể sống hai lần tuổi trẻ nên thi nhân vội vàng cuống quýt nỗi khát khao.


    LUYỆN TẬP:

    Câu nói của nhà nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan đã tổng kết chung nhất là quan niệm sáng tác cũng như nghệ thuật của Xuân Diệu.

    + Thơ Xuân Diệu mang đến hai nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân.

    + Trong mọi hoàn cảnh tâm lí, tâm trạng thì Xuân Diệu cũng đều thể niệm một nỗi niềm yêu đời tha thiết: “Dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía”.

    - Triết lí sống vội vàng mà Xuân Diệu thể hiện trong Tác phẩm:

    + Phải vội vàng tận hưởng hạnh phúc và niềm vui mà cuộc đời ban tặng cho con người. Thời gian cứ vô tình trôi đi mà không đợi chờ ai bao giờ cả.

    + Phải vội vàng thâu nhận những vẻ đẹp của sự sống vì cái đẹp cũng giống như tuổi trẻ sẽ qua đi rất nhanh, không bao giờ trở lại.

    + Phải vội vàng lên, phát huy mọi giác quan để cảm nhận cuộc đời, để nhận gấp nhiều lần sự sống.

    * Quan niệm sống của Xuân Diệu

    + Đối với Xuân Diệu: thế giới này đẹp nhất, mê hồn nhất là vì có con người. Họ được sống giữa tuổi trẻ và tình yêu.

    + Thời gian quý giá nhất của mỗi đời ngươig là tuổi trẻ, mà hạnh phúc lớn nhất của tuổi trẻ là Tình yêu.

    + Biết hưởng thụ chính đáng những gì mà cuộc sống dành cho mình, hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, nhất là những tháng năm tuổi trẻ.

    - Với cảm hứng về "tuổi xuân" lúc nào Xuân Diệu cũng là thanh niên với giọng yêu đời thắm thiết.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy