Top 10 Bài văn phân tích khổ cuối bài thơ "Từ ấy" của Tố Hữu (lớp 11) hay nhất

Bình An 5706 0 Báo lỗi

Tố Hữu là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam với phong cách thơ ca đậm chất trữ tình chính trị. Ông đã để lại những tác phẩm vô cùng đặc sắc, một trong số đó ... xem thêm...

  1. Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng nổi tiếng, ông có những tác phẩm thơ nổi tiếng như Việt Bắc (1947-1954), Gió lộng (1955-1961), Ra trận (1962-1971), Máu và hoa (1972-1977). Một trong những tác phẩm nổi tiếng là bài thơ Từ ấy. Bài thơ Từ ấy là bài thơ mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu, bài thơ đồng thời là một chân lí sống của tác giả trong cuộc sống. Khổ 3 của bài thơ thể hiện sự chuyển biến tâm lí sâu sắc của tác giả. Chúng ta cùng đi tìm hiểu khổ 3 của bài thơ Từ ấy để hiểu rõ hơn những vấn đề trong bài.


    "Tôi đã là con của vạn nhà

    Là em của bạn kiếp phôi pha

    Là anh của bạn đàn em nhỏ

    Không áo cơm cù bất cù bơ"


    "Đã là" với từ là được lặp lại nhiều lần thể hiện thái độ dứt khoát, quyết tâm kiên định, vững vàng của Tố Hữu. "Con, anh ,em" là những từ thể hiện sự thân thiết, thân tình... "Vạn nhà" là chỉ số lượng nhiều, chỉ đại gia đình của giai cấp cần lao. "Vạn kiếp phôi pha" để chỉ những người đau khổ, bất hạnh trong cuộc đời. Nó thể hiện thái độ căm phẫn đối với sự bất công của xã hội, thương xót những người nghèo khổ.


    Hình ảnh "vạn đàn em nhỏ" chỉ số lượng nhiều những em bé mồ côi, lang thang vất vưởng. "Không áo cơm, cù bất cù bơ" là câu thành ngữ dân gian chỉ những em bé lang thang, vất vưởng, không nơi nương tựa, đói rét trong xã hội. Nó thể hiện thái độ căm phẫn bằng một giọng điệu cứng rắn, chân tình cũng như hình ảnh có tính chất ước lệ.


    Tố Hữu đã bày tỏ quyết tâm gắn bó máu thịt với giai cấp cần lao nghèo khổ trong xã hội. Coi giai cấp cần lao là đại gia đình của mình, là mẹ cha, là anh em ruột thịt và căm phẫn đối với sự bất công ngang trái trong xã hội để từ đó quyết tâm chiến đấu đem lại cuộc sống tự do, hạnh phúc, công bằng.


    Nhờ sự soi sáng của lý tưởng Cộng Sản, Nhà thơ Tố Hữu đã có sự thay đổi về tình cảm là sự gắn bó máu thịt với người dân cần lao để chiến đấu chống lại xã hội bất công thối nát.

    Bài văn phân tích khổ cuối bài thơ
    Bài văn phân tích khổ cuối bài thơ "Từ ấy" số 1
    Bài văn phân tích khổ cuối bài thơ
    Bài văn phân tích khổ cuối bài thơ "Từ ấy" số 1

  2. Nhắc đến văn chương Cách Mạng nếu không nói tới cây bút tài năng Tố Hữu quả là thiếu sót lớn. Một người chiến sĩ cách mạng tài giỏi, một người nghệ sĩ tài hoa. Trong chính trị cũng như trong Cách Mạng, ông luôn là một người xuất sắc. Với tài năng đó, ông viết nên những vần thơ trữ tình lãng mạn, tiêu biểu “Từ ấy”. Bài thơ trích trong tập cùng tên sáng tác năm 1938 diễn tả những cảm xúc dạt dào của ông về Đảng. Khổ thơ cuối như khúc hát khép lại bài ca tình cảm mãnh liệt ấy.


    "Tôi đã là con của vạn nhà

    Là em của vạn kiếp phôi pha

    Là anh của vạn đầu em nhỏ

    Không áo cơm cù bất cù bơ"


    Mở đầu khổ thơ là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất : “Tôi”. Không còn là “ta” như thơ ca xưa. Thơ ca cách mạng nói chung và thơ ca Tố Hữu nói riêng đã mang trong mình tiếng nói tình cảm cá nhân. Cái tôi đã được khẳng định. Cảm xúc cá nhân đã được thăng hoa.


    Tố Hữu nhận mình là “con của vạn nhà”. “Vạn nhà” ở đây không chỉ là xứ Huế mộng mơ, đằm thắm mà là mọi mảnh đất trên dải đất hình chữ S thân yêu. Hình ảnh người dân trong lòng tác giả thật gắn bó, đoàn kết. Tố Hữu cũng nói mình “Là em của vạn kiếp phôi pha”. Nhắc đến “ kiếp phôi pha” là nhắc tới quá khứ cha ông hào hùng lịch sử. Nhận làm “em” là tác giả muốn nói mình tiếp bước cha ông, tiếp đón hào khí tinh thần chiến đấu đoàn kết của họ. Và Tố Hữu còn nhận mình là “anh của vạn đầu em nhỏ” Làm anh bởi ông muốn che chở, yêu thương những số phận nghèo đói, bị chiến tranh, bị thực dân đàn áp, làm cho đói khổ.


    Khổ thơ ngắn gồm bốn câu, Tố Hữu sử dụng điệp cấu trúc lặp lại ba lần “Đã là…” để khẳng định rõ ràng vị thế của mình trong một khối đại đoàn kết lớn. Từ đó cũng khẳng định được ý thức tự giác, chắc chắn, vững vàng của tác giả. Tố Hữu hòa mình cùng với nhân dân. Tác giả như ngầm khẳng định khối đoàn kết của anh em mọi nhà, của tình cảm nhân dân gắn bó. Tác giả nguyện cùng họ đấu tranh, cùng họ chiến đấu.


    Nhà thơ tự nguyện làm “con của vạn nhà, em của vạn kiếp phôi pha, anh của vạn đầu em nhỏ”, nguyện mang cả cuộc đời mình để đem lại hạnh phúc cho những mảnh đời bất hạnh, những kiếp sống mòn mỏi trong tuyệt vọng, những đứa bé tội nghiệp vì chiến tranh phi nghĩa vì thực dân đàn áp mà sống khổ cực. Hình ảnh những người dân Việt Nam những năm 1938 hiện lên xót thương trong lời thơ dạt dào cảm xúc thương xót của tác giả. Tác giả như ngầm lên án chế độ thực dân đàn áp và đồng thời khơi lên niềm tin mãnh liệt vào Cách Mạng vào Đảng sẽ mang lại cho đất nước một cuộc sống mới tươi đẹp, hạnh phúc, không khổ đau.


    “Từ ấy” là tiếng reo vui không chỉ của nhà thơ, mà còn là của cả một thế hệ thanh niên khi tìm thấy lí tưởng của Đảng, nguyện chiến đấu hết mình vì lí tưởng, vì nhân dân, vì đất nước. Họ là những người chiến sĩ trẻ, mang trong mình nhiệt huyết, mang trong mình lí tưởng, và lòng yêu thương đồng bào, yêu thương đất nước. Khổ thơ cuối bao trọn những cảm xúc ấy. Tình yêu với cách mạng, niềm tin với Đảng và lòng thương yêu đồng bào hòa làm một thành ý chí chiến đấu cho những người dân Việt Nam.


    Tố Hữu quả thực là nhà thơ của nhân dân Việt Nam. Những vần thơ vừa có chất trữ tình vừa có chất thép cách mạng. Khổ thơ cuối bài thơ “ Từ ấy” đã khái quát lại tình cảm, tình yêu, lòng yêu thương và niềm tin Cách Mạng Đảng tuyệt đối của chàng thanh niên nhiệt huyết.

    Bài văn phân tích khổ cuối bài thơ
    Bài văn phân tích khổ cuối bài thơ "Từ ấy" số 2
    Bài văn phân tích khổ cuối bài thơ
    Bài văn phân tích khổ cuối bài thơ "Từ ấy" số 2
  3. Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng nổi tiếng, ông có những tác phẩm thơ nổi tiếng như Việt Bắc. Một trong những tác phẩm nổi tiếng là bài thơ Từ ấy. Bài thơ Từ ấy là bài thơ mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu, bài thơ đồng thời là một chân lí sống của tác giả trong cuộc sống. Khổ 3 của bài thơ thể hiện sự chuyển biến tâm lí sâu sắc của tác giả. Chúng ta cùng đi tìm hiểu khổ 3 của bài thơ Từ ấy để hiểu rõ hơn những vấn đề trong bài.


    "Năm 20 của thế kỷ hai mươi

    Tôi sinh ra, nhưng chưa được làm người

    Nước đã mất, cha đã làm nô lệ.

    Ôi những ngày xưa. Mưa xứ Huế

    Mưa sao buồn vậy nỗi mưa rơi

    Ngẩng đầu lên không thấy mặt trời.

    Đất lai láng những là nước mắt!".

    (Tố Hữu)


    Chính vì nỗi đau, nỗi mất mát quá lớn lao ấy mà nhà thơ Tố Hữu đã sớm giác ngộ chủ nghĩa Mác- Lênin, hăng hái tham gia cách mạng cứu nước lúc tuổi đời chưa đầy hai mươi. Bài thơ Từ ấy trong tập thơ cùng tên đã thể hiện một cách chân thành lời tâm niệm và niềm vui sướng tột cùng ấy của Tố Hữu:


    Tôi đã là con của vạn nhà

    Là em của vạn kiếp phôi pha

    Là anh của vạn đầu em nhỏ".


    Nghệ thuật này thể hiện niềm tự hào, hãnh diện của nhà thơ khi được trở thành một thành viên thân thiết của đại gia đình "những người khốn khổ" đồng thời cũng là tiếng lòng thổn thức của chàng trai vừa mới gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Ngoài ra, ở khổ thơ này còn xuất hiện các số từ: vạn nhà, vạn kiếp, vạn đầu, con, em, anh có tác dụng khẳng định tính nhân dân và lòng cảm thông với kiếp người lao khổ. Tuy nhiên, ở đoạn kết này cũng như cả bài thơ, những từ ngữ ấy hãy còn khuôn sáo, nghệ thuật lựa chọn từ chưa thật chín muồi, nhưng bài thơ vẫn dạt dào xúc cảm.


    Tóm lại, dù còn non nớt buổi ban đầu, nhưng Từ ấy cũng như cả tập thơ cùng tên của Tố Hữu vẫn thế’ hiện được chất men say lý tưởng và chất lãng mạn cách mạng của một con đường thơ đúng đắn.


    Mặt khác, độc giả yêu quý Từ ấy còn ở giọng điệu tha thiết, sôi nổi, chân thành, trẻ trung và nhân sinh quan cao đẹp: sống vì mọi người và vì cuộc đời. Chính vì thế Từ ấy đã được nhiều nhà nghiên cứu văn học và các nhà thơ khác đánh giá cao. Đây là nhận xét của nhà thơ Chế Lan Viên: "Tất cả Tố Hữu, thi pháp, tuyên ngôn, những yếu tố làm ra anh có thể tìm thấy trong tế bào thơ này".

    Bài văn phân tích khổ cuối bài thơ
    Bài văn phân tích khổ cuối bài thơ "Từ ấy" số 3
    Bài văn phân tích khổ cuối bài thơ
    Bài văn phân tích khổ cuối bài thơ "Từ ấy" số 3
  4. Sự thay đổi tính chất, tình của của nhà thơ Tố Hữu khi giác ngộ lý tưởng Cộng sản được thể hiện rất rõ ở khổ thơ thứ 3 của bài thơ "Từ ấy".


    "Tôi đã là con của vạn nhà

    Là em của bạn kiếp phôi pha

    Là anh của bạn đàn em nhỏ

    Không áo cơm cù bất cù bơ"


    Đoạn thơ hiện lên như khẳng định, nhấn mạnh một tình cảm gia đình đầm ấm, thắm thiết. Đó chính là một đại gia đình lớn của quần chúng nhân dân lao động. Mà trong đó tác giả là con, là em, là anh của đại gia đình đó.


    Tấm lòng của tác giả đã hòa vào tấm lòng đại gia đình dân tộc. Thấu hiểu và chia sẻ tấm lòng đó biểu hiện thật xúc động và chân thành. Từ đấy, ta thấy được tấm lòng căm phẫn của nhà thơ trước cuộc đời ngang trái. Tác giả xót thương cho những số phận của "vạn kiếp phôi pha", của những em nhỏ không có áo cơm, "cù bất cù bơ...".


    Ông mở lòng đón nhận những kiếp người đau khổ, nhân dân cần lao như đón nhận một cách chân thành những người thân ruột thịt. Câu "Không áo cơm cù bất cù bơ..." để lại ba dấu chấm lửng như tấm lòng của tác giả trải rộng ra, mở lòng mình với bao hồn khổ. Bài thơ rất đặc biệt không chỉ về ý thơ mà còn cả về tứ thơ. Tác giả dùng thể thơ truyền thống, sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu làm nổi bật tâm trạng của nhà thơ.


    Tố Hữu đã bày tỏ quyết tâm gắn bó máu thịt với giai cấp cần lao nghèo khổ trong xã hội. Coi giai cấp cần lao là đại gia đình của mình, là mẹ cha, là anh em ruột thịt và căm phẫn đối với sự bất công ngang trái trong xã hội để từ đó quyết tâm chiến đấu đem lại cuộc sống tự do, hạnh phúc, công bằng.


    Nhờ sự soi sáng của lý tưởng Cộng Sản, Nhà thơ Tố Hữu đã có sự thay đổi về tình cảm là sự gắn bó máu thịt với người dân cần lao để chiến đấu chống lại xã hội bất công thối nát.

    Bài văn phân tích khổ cuối bài thơ
    Bài văn phân tích khổ cuối bài thơ "Từ ấy" số 4
    Bài văn phân tích khổ cuối bài thơ
    Bài văn phân tích khổ cuối bài thơ "Từ ấy" số 4
  5. Nhà thơ Tố Hữu được coi là cánh chim đầu đàn của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ của ông mang đậm chất trữ tình chính trị, dường như cả cuộc đời thơ Tố Hữu dành để ngợi ca đất nước, ngợi ca nhân dân, ngợi ca lí tưởng cách mạng thể hiện một cái tôi say mê với lý tưởng, một cái tôi công dân đầy trách nhiệm đối với nhân dân, đối với đất nước. Điều đó thể hiện rất rõ qua khổ thơ thứ 3:


    "Tôi đã là con của vạn nhà

    Là em của vạn kiếp phôi pha

    Là anh của vạn đầu em nhỏ

    Không áo cơm, cù bất cù bơ"


    Khổ 3, nhà thơ khép lại với sự chuyển biến của tình cảm trong nhà thơ Tố Hữu. Từ thay đổi về nhận thức dẫn đến sự thay đổi về tình cảm.


    Ở khổ thơ này, nhà thơ tiếp tục ghi nhận những chuyển biến trong nhận thức và hành động thể hiện trong quan hệ với các tầng lớp khác nhau của quần chúng lao động. Ở đây, tác giả đã khẳng định tình cảm gắn bó với "vạn nhà" (Tôi đã là con của vạn nhà: "vạn nhà" là một tập thể lớn lao, rộng rãi, nhưng rộng hơn là toàn thể quần chúng nhân dân lao động, "vạn kiếp phôi pha" là những người sống nghèo khổ, sa sút, vất vả, cơ cực, "vạn đầu em nhỏ" là những em bé lang thang vất vưởng nay đây mai đó).


    Tình cảm của tác giả thể hiện qua cách xưng hô: con, anh và em, cho ta thấy tình hữu ái giai cấp, tình yêu thương ruột thịt. Điệp từ "đã là" là một điểm nhấn, nó giúp tác giả thể hiện sâu sắc tình cảm gắn bó của mình với quần chúng nhân dân lao khổ. Tác giả đã xác định mình là một thành viên trong đại gia đình quần chúng lao khổ. Tình cảm ấy trở nên cao quý hơn khi ta hiểu được Tố Hữu vốn là một trí thức tiểu tư sản, có lối sống đề cao cái tôi cá nhân, ích kỷ, hẹp hòi.


    Nhà thơ đã vượt qua giai cấp của mình để đến với giai cấp vô sản với tình cảm chân thành và điều này chứng tỏ sức mạnh cảm hóa mạnh mẽ lí tưởng cách mạng đối với những người trí thức tiểu tư sản. Lí tưởng cộng sản không chỉ cảm hóa Tố Hữu mà còn thay đổi cả một thế hệ trí thức tiểu tư sản như Xuân Diệu, Huy Cận. Họ vốn là những thi sĩ lãng mạn rồi trở thành những nhà thơ cách mạng, sáng tác phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. Điều đó thể hiện sự thay đổi quan niệm trong sáng tác của họ. Các nhà thơ lãng mạn quan niệm:


    "Là thi sĩ nghĩa là ru với gió

    Mê theo trăng và vơ vẩn cùng mây"

    (Xuân Diệu)


    Nhưng quan niệm của các nhà thơ cách mạng, nhà thơ, nhà văn phải là người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Như Sóng Hồng đã từng viết:


    "Lấy cán bút làm đòn xoay chế độ

    Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền"

    Hay Hồ Chí Minh đã viết:

    "Nay ở trong thơ nên có thép

    Nhà thơ cũng phải biết xung phong"


    Với cách sử dụng linh hoạt các bút pháp tự sự, trữ tình và lãng mạn, sử dụng linh hoạt và hiệu quả các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, ngôn ngữ rồi sử dụng từ ngữ giàu tình cảm, giàu hình ảnh. Bài thơ đã thể hiện được một cách sâu sắc, tinh tế sự thay đổi nhận thức, tư tưởng, tình cảm của một thanh niên ưu tú khi được giác ngộ lí tưởng cách mạng và được vinh dự đứng trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng.


    Bài thơ cũng thể hiện những nhận thức mới về lẽ sống, đó là lẽ sống gắn bó hài hòa giữa cái tôi riêng với cái ta chung của mọi người. Cũng như sự chuyển biến sâu sắc của nhà thơ, bài thơ cũng có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thơ ca của Tố Hữu.

    Bài văn phân tích khổ cuối bài thơ
    Bài văn phân tích khổ cuối bài thơ "Từ ấy" số 5
    Bài văn phân tích khổ cuối bài thơ
    Bài văn phân tích khổ cuối bài thơ "Từ ấy" số 5
  6. "Từ ấy" là bài thơ rất hay, đặc biệt bởi đây là bài thơ đánh dấu cuộc đời hoạt động cách mạng của nhà thơ. Tháng 7 năm 1938, Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương. Ghi nhận kỉ niệm đáng nhớ ấy với cảm xúc, suy tư sâu sắc Tố Hữu viết nên "Từ ấy". Bài thơ nằm trong phần "Máu Lửa" của tập "Từ ấy". Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cộng sản. Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng cho tới chân thực trong khổ thơ cuối bài.


    Khổ thơ thứ hai thể hiện rõ nhất cái tôi trữ tình. Là cái tôi mang giai cấp thời đại, đại diện cho dân tộc. "Tôi buộc hồn tôi với mọi người" chính là sự hài hòa giữa cái tôi và cái ta, giữa cá nhân và tập thể để từ đó mở lòng mình, đồng cảm với mọi người xung quanh. Từ đó tạo nên tính đoàn kết, sức mạnh tập thể. Đặc biệt là quần chúng nhân dân lao động cùng nắm tay đoàn kết lại thành một khối để vượt qua mọi khó khăn gian khổ.


    "Tôi đã là con của vạn nhà

    Là em của vạn kiếp phôi pha

    Là anh của vạn đầu em nhỏ

    Không áo cơm cù bất cù bơ..."


    Đoạn cuối cùng hiện lên như khẳng định, nhấn mạnh một tình cảm gia đình đầm ấm, thắm thiết. Đó chính là một đại gia đình lớn của quần chúng nhân dân lao động. Mà trong đó tác giả là con, là em, là anh của đại gia đình đó. Tấm lòng của tác giả đã hòa vào tấm lòng đại gia đình dân tộc. Thấu hiểu và chia sẻ tấm lòng đó biểu hiện thật xúc động và chân thành. Từ đấy, ta thấy được tấm lòng căm phẫn của nhà thơ trước cuộc đời ngang trái. Tác giả xót thương cho những số phận của "vạn kiếp phôi pha", của những em nhỏ không có áo cơm, "cù bất cù bơ...".


    Ông mở lòng đón nhận những kiếp người đau khổ, nhân dân cần lao như đón nhận một cách chân thành những người thân ruột thịt. Câu "Không áo cơm cù bất cù bơ..." để lại ba dấu chấm lửng như tấm lòng của tác giả trải rộng ra, mở lòng mình với bao hồn khổ. Bài thơ rất đặc biệt không chỉ về ý thơ mà còn cả về tứ thơ. Tác giả dùng thể thơ truyền thống, sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu làm nổi bật tâm trạng của nhà thơ.


    Là lời tâm nguyện của chàng thanh niên yêu nước được giác ngộ lí tưởng cách mạng của Đảng và Bác Hồ. Đồng thời đó cũng là tâm nguyện gắn bó với nhân dân lao khổ. Và bài thơ cũng chính là mốc thời điểm mở đầu cho cuộc đời hoạt động cách mạng của Tố Hữu. Bằng lời thơ giàu cảm xúc, suy tư theo lí tưởng cách mạng. Đó chính là chất lãng mạn của thi ca Việt Nam

    Bài văn phân tích khổ cuối bài thơ
    Bài văn phân tích khổ cuối bài thơ "Từ ấy" số 6
    Bài văn phân tích khổ cuối bài thơ
    Bài văn phân tích khổ cuối bài thơ "Từ ấy" số 6
  7. "Từ ấy" là bài thơ rất hay, đặc biệt bởi đây là bài thơ đánh dấu cuộc đời hoạt động cách mạng của nhà thơ. Tháng 7 năm 1938, Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương. Ghi nhận kỉ niệm đáng nhớ ấy với cảm xúc, suy tư sâu sắc Tố Hữu viết nên "Từ Ấy". Bài thơ nằm trong phần "Máu Lửa" của tập "Từ Ấy". Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cộng sản. Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng, các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu đặc biệt là trong khổ thơ cuối bài.


    Lí tưởng đến với nhà thơ, nhà thơ thắp sáng mình trong lí tưởng tạo nên những chuyển biến về tư tưởng tình cảm mở đầu cho những hoạt động đầy ý nghĩa:


    Tôi buộc lòng tôi với mọi người

    Để tình trang trải với trăm nơi

    Để hồn tôi với bao hồn khổ

    Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.


    Bước chuyển biến đầu tiên của nhà thơ là hòa mình vào quần chúng lao khổ, thông cảm và chia sẻ với những nỗi khổ đau của họ. Nhà thơ đến với họ không phải từ lòng trắc ẩn mà với tình cảm chan chứa yêu thương. Tình cảm được diễn đạt bằng từ ngữ cô đọng hàm súc. Từ buộc diễn đạt một cách sinh động sự gắn bó khăng khít của nhà thơ quần chúng. Từ trang trải gợi lên tình cảm thương mến bao la. Từ khối cho ta hình dung về sức mạnh đoàn kết. Những từ này vừa có tính hình tượng vừa có giá trị biểu cảm. Lí tưởng dẫn dắt nhà thơ về với cuộc đời, tìm thấy vị trí chỗ đứng trong đời đứng trên lập trường của nhân dân.


    Nhịp điệu câu thơ tạo âm hưởng vang vọng, góp phần biểu đạt trạng thái tâm hồn nhà thơ. Lúc này lí tưởng đã mở đôi cánh của tâm hồn. Tâm hồn anh đang lộng gió bốn phương, hướng về trăm ngả. Tâm hồn ấy đang cố gắng vượt ra khỏi cái tôi tầm thường nhỏ bé để thực hiện tâm nguyện cao đẹp nơi cuộc đời rộng lớn:


    Tôi đã là con của vạn nhà

    Là em của vạn kiếp phôi pha

    Là anh của vạn đầu em nhỏ.

    Không áo cơm, cù bất cù bơ.


    Điệp từ là cái gạch nối bền chặt, một bên là cái tôi, bên kia là cuộc đời vạn kiếp thương đau. Cán cân bị lệch nên cái tôi nghiêng về chan hòa với cái ta rộng lớn. Lời thơ trang trọng như lời khẳng định tự nguyện đến với quần chúng lao khổ. Khổ thơ đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ trong tư tưởng tình cảm của nhà thơ. Gắn bó với quần chúng, nhà thơ nguyện làm một thành viên trong đại gia đình của những người ở bậc thang cuối cùng trong xã hội cũ để thức tỉnh họ cùng đấu tranh và tranh đấu vì họ. Nếu khổ thứ hai chủ yếu hướng nội với cái tôi xuất xứ, thì ở khổ thơ này, cái tôi chủ yếu hướng ngoại nhưng cái lắng sâu trong tâm hồn người chiến sĩ là tình thương vô hạn đối với thân phận lạc loài, bé nhỏ, bơ vơ: Hai đứa bé, Đi đi em, Một tiếng rao đêm. Hai khổ thơ sau biểu hiện nhân sinh quan cách mạng, tinh thần nhân đạo cộng sản cao đẹp của nhà thơ.


    Nếu tập thơ Từ ấy là chặng đường thơ của tâm hồn người thanh niên tư sản được giác ngộ và trở thành người chiến sĩ cách mạng thì bài thơ Từ ấy tóm tắt quá trình chuyển biến ấy. Quá trình chuyển biến tình cảm nhận thức diễn tả cô đọng hàm súc trong một bài thơ ngắn gọn đầy hình ảnh và giàu cảm xúc. Nhà thơ vui sướng ngất ngây khi bắt gặp ánh sáng diệu kì, ánh sáng chân lí của Đảng và nhà thơ nguyện sẽ là chiến sĩ cách mạng đấu tranh cho quyền lợi của quần chúng công nông. Bài thơ có ý nghĩa như một tuyên ngôn về quan điểm nhân sinh với những nhận thức, tình cảm mới của nhà thơ, trên cơ sở đó là quan điểm nghệ thuật của nhà thơ: Văn chương phục vụ sự nghiệp cách mạng. Thanh niên phải biết lựa chọn và xây dựng lí tưởng sống cao đẹp thì mới có cuộc sống giàu ý nghĩa.

    Bài văn phân tích khổ cuối bài thơ
    Bài văn phân tích khổ cuối bài thơ "Từ ấy" số 7
    Bài văn phân tích khổ cuối bài thơ
    Bài văn phân tích khổ cuối bài thơ "Từ ấy" số 7
  8. Tố Hữu ngọn cờ chiến đấu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Tiếng thơ của ông mang đậm chất trữ tình, chính trị. Cả đời thơ Tố Hữu dường như chỉ ca ngợi Đảng, Bác Hồ và nhân dân Việt Nam. Đọc thơ ông ta thấy từng sự kiện lịch sử được hiện lên, trong đó một mốc son quan trọng đánh dấu cuộc đời cách mạng nhà thơ là khi ông chính thức được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Bài thơ “Từ ấy” đã chân thành ghi lại cảm xúc vui tươi, sung sướng và lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước được giác ngộ lí tưởng cách mạng. Điều đó được thể hiện rất rõ qua khổ thơ cuối bài.


    Từ những nhận thức mới mẻ sâu sắc ấy trong tư tưởng người thanh niên trẻ tuổi đã có sự chuyển biến về tình cảm, từ số phận của trí thức tiểu tư sản chuyển sang người trí thức cộng sản. Giờ đây tác giả tự đặt mình vào trong gia đình dân tộc Việt Nam bằng tình cảm ruột thịt chân thành:


    “Tôi đã là con của vạn nhà

    Là em của vạn kiếp phôi pha

    Là anh của vạn đầu em nhỏ

    Không áo cơm, cù bất cù bơ”


    Nhà thơ đã xác định mình là thành viên của “vạn nhà”. Cách sử dụng điệp từ “là”, “của” kết hợp với các danh xưng “con”, “em”, “anh” và hàng loạt các từ chỉ số lượng nhiều: “vạn nhà”, “vạn kiếp”, “vạn đầu” nhà thơ bộc lộ tình cảm của mình gắn bó với nhân dân như anh chị em ruột thịt trong gia đình, đó là tình hữu ái giai cấp, yêu thương dành cho những con người đồng khổ. Ông đã từng viết:


    “Có gì đẹp trên đời hơn thế

    Người yêu người sống để yêu nhau”


    Hay nhà thơ đã từng lột tả niềm vui sướng chân thành của mình khi được trở về với nhân dân trong bài thơ “Tiếng hát con tàu”:


    “Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

    Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,

    Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

    Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”


    Như vậy ta có thể thấy được tình cảm gắn bó sâu sắc của nhà thơ cách mạng với quần chúng nhân dân Việt Nam. Chính điều đó làm cho thơ ông thật gần gũi, thân thương.


    Cả cuộc đời “Tố Hữu vừa làm cách mạng vừa làm thơ, làm thơ để làm cách mạng, và làm cách mạng để làm giàu nguồn cảm hứng cho thơ”. Lí tưởng cách mạng có sức ảnh hưởng, có sự cảm hóa mãnh liệt đối với Tố Hữu cũng như bao nhà thơ lãng mạn khác. Như ta từng biết Tố Hữu xuất thân từ tầng lớp trí thức tiểu tư sản nên cái tôi cá nhân rất cao với lối sống ích kỉ nhưng ông đã vượt qua được rào cản giai cấp để hòa mình vào cái ta chung của cộng đồng. Mỗi một tác phẩm của ông là một sự kiện cách mạng được ghi dấu đúng như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:


    “Nay ở trong thơ nên có thép

    Nhà thơ cũng phải biết xung phong”


    Mỗi một nhà thơ cách mạng cũng phải là một người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng và Tố Hữu ngay từ khi mới vào mặt trận ấy đã dành được vị trí vững chắc xứng đáng là “Một viên ngọc trong nền văn học Việt Nam”.


    “Tố Hữu nhìn cách mạng bằng con mắt lãng mạn của một thi sĩ. Thơ ông thường chỉ có một giọng. Đó là giọng hát tưng bừng ca ngợi cách mạng”. “Từ ấy” là bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu, là tuyên ngôn về lí tưởng cách mạng, là tiếng hát trong trẻo của người thanh niên ở năm những năm mười tám đôi mươi sung sướng, hạnh phúc khi được giác ngộ bởi ánh sáng của Đảng cùng với những nhận thức và sự vận động mới mẻ trong tình cảm của người chiến sĩ cộng sản.

    Bài văn phân tích khổ cuối bài thơ
    Bài văn phân tích khổ cuối bài thơ "Từ ấy" số 8
    Bài văn phân tích khổ cuối bài thơ
    Bài văn phân tích khổ cuối bài thơ "Từ ấy" số 8
  9. Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng nổi tiếng của Việt Nam. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã có những tác phẩm ghi dấu ấn đậm nét trong lòng người đọc. Một trong số đó là bài thơ "Từ ấy" - tác phẩm biểu hiện sâu sắc cho sự giác ngộ lý tưởng cách mạng của nhà thơ. Khổ thơ cuối của bài thơ đã thể hiện rõ nét tư tưởng và tình cảm của Tố Hữu đối với cuộc đời và con người.


    Khổ thơ mở đầu với câu thơ: “Tôi đã là con của vạn nhà”. Tố Hữu khẳng định sự thay đổi lớn lao trong nhận thức của mình. Ông không còn là một cá nhân độc lập, tách biệt mà đã trở thành một phần của đại gia đình dân tộc. Câu thơ thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó với mọi người trong xã hội, như một lời tuyên bố về sự hòa nhập và trách nhiệm của tác giả đối với cộng đồng.

    Tiếp đến, câu thơ “Là em của vạn kiếp phôi pha” mang ý nghĩa sâu sắc về lòng đồng cảm của Tố Hữu với những số phận kém may mắn, những kiếp người gian truân, bất hạnh. Từ "em" ở đây không chỉ thể hiện sự gần gũi, thân thiết mà còn chứa đựng tình cảm yêu thương, sẻ chia với những con người đau khổ. Câu thơ là minh chứng cho tấm lòng nhân ái, tình yêu thương bao la của nhà thơ đối với những con người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội.

    Câu thơ “Là anh của vạn đầu em nhỏ” tiếp tục thể hiện trách nhiệm và tình thương của Tố Hữu đối với trẻ em. Tác giả tự nhận mình là người anh, người bảo vệ cho những đứa trẻ bất hạnh. Hình ảnh "vạn đầu em nhỏ" gợi lên sự thương cảm, đau xót trước cảnh sống thiếu thốn, khốn khổ của trẻ em. Từ đó, ta thấy được tấm lòng nhân hậu, sẵn sàng che chở, bảo vệ của Tố Hữu dành cho thế hệ tương lai của đất nước.

    Cuối cùng, câu thơ “Không áo cơm, cù bất cù bơ” đã miêu tả rõ nét tình cảnh cơ cực, đói khát của những em nhỏ không được chăm sóc đầy đủ. Từ ngữ "không áo cơm" và "cù bất cù bơ" gợi lên hình ảnh những đứa trẻ lang thang, vất vưởng, sống trong cảnh đói nghèo, thiếu thốn. Câu thơ không chỉ là sự miêu tả tình cảnh khốn khó mà còn là lời kêu gọi, thức tỉnh lòng nhân ái, trách nhiệm của mọi người đối với trẻ em, những mầm non của đất nước.

    Khổ thơ cuối của bài thơ "Từ ấy" là lời tuyên ngôn mạnh mẽ về sự chuyển biến trong nhận thức và tình cảm của Tố Hữu. Từ một cá nhân riêng lẻ, ông đã trở thành một phần của cộng đồng, gắn bó và đồng cảm với mọi người, đặc biệt là những người nghèo khổ và trẻ em bất hạnh. Tinh thần cách mạng và ý chí đấu tranh của ông được thể hiện rõ ràng, khẳng định lý tưởng cao đẹp và lòng nhân ái của một nhà thơ lớn. Khổ thơ cuối đã góp phần làm nổi bật tư tưởng nhân văn sâu sắc và tinh thần cách mạng kiên cường của Tố Hữu, để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc.
    Bài văn phân tích khổ cuối bài thơ
    Bài văn phân tích khổ cuối bài thơ "Từ ấy" số 9
    Bài văn phân tích khổ cuối bài thơ
    Bài văn phân tích khổ cuối bài thơ "Từ ấy" số 9
  10. Bài thơ "Từ ấy" của Tố Hữu là một tác phẩm nổi tiếng trong văn học Việt Nam, đặc biệt là khổ thơ cuối của bài thơ, chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc và mang tính tư tưởng cao. Sau đây là hướng dẫn nội dung phân tích khổ cuối của bài thơ này:


    • Sự mở rộng của cái tôi cá nhân thành cái tôi chung của xã hội:
      • “Tôi đã là con của vạn nhà”: Tố Hữu khẳng định sự gắn bó của mình với mọi người trong xã hội. Ông cảm nhận mình không chỉ là một cá nhân độc lập mà đã trở thành một phần của cộng đồng rộng lớn. Đây là sự chuyển biến từ cái tôi cá nhân thành cái tôi chung, gắn kết với quần chúng nhân dân.
      • “Là em của vạn kiếp phôi pha”: Tố Hữu thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với những số phận kém may mắn, những kiếp người đau khổ, bất hạnh. Câu thơ này phản ánh tình cảm thương xót, đồng cảm của ông đối với những người đang chịu đựng khổ đau trong xã hội.
    • Tình thương và trách nhiệm đối với trẻ em:
      • “Là anh của vạn đầu em nhỏ”: Tố Hữu tự nhận mình là người anh, người bảo vệ cho hàng vạn đứa trẻ thiếu thốn. Ông cảm thấy có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ những em nhỏ bất hạnh. Đây là biểu hiện của lòng nhân ái, tình thương bao la của tác giả.
      • “Không áo cơm, cù bất cù bơ”: Câu thơ này miêu tả rõ ràng tình cảnh khốn khó của những em nhỏ không có đủ áo mặc, cơm ăn, phải sống lang thang, vất vưởng. Tố Hữu nhận thấy trách nhiệm của mình trong việc cải thiện cuộc sống cho những đứa trẻ này, thể hiện tinh thần đấu tranh vì lý tưởng cao đẹp.
    • Tinh thần cách mạng và ý chí đấu tranh:
      • Khổ thơ cuối cùng không chỉ thể hiện tình cảm, nhận thức của Tố Hữu mà còn là lời tuyên bố về tinh thần cách mạng của ông. Tố Hữu ý thức rõ ràng rằng chỉ có cách mạng mới có thể thay đổi cuộc sống của những con người khốn khó, mới có thể đem lại hạnh phúc cho quần chúng nhân dân.
      • Tinh thần đấu tranh và khát vọng giải phóng dân tộc của Tố Hữu được khắc sâu trong từng câu thơ, thể hiện sự quyết tâm dấn thân vào con đường cách mạng vì một xã hội công bằng, tốt đẹp hơn.

    Kết luận:
    Khổ thơ cuối của bài thơ "Từ ấy" là sự kết tinh của tình cảm, ý thức và tinh thần cách mạng của Tố Hữu. Từ một cá nhân riêng lẻ, ông đã trở thành một phần của cộng đồng, gắn bó và đồng cảm với mọi người, đặc biệt là những người nghèo khổ và trẻ em bất hạnh. Tinh thần cách mạng và ý chí đấu tranh của ông được thể hiện rõ ràng, khẳng định lý tưởng cao đẹp và lòng nhân ái của một nhà thơ lớn.

    Hướng dẫn phân tích khổ cuối bài thơ
    Hướng dẫn phân tích khổ cuối bài thơ "Từ ấy" của Tố Hữu
    Hướng dẫn phân tích khổ cuối bài thơ
    Hướng dẫn phân tích khổ cuối bài thơ "Từ ấy" của Tố Hữu




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy