Bài văn phân tích khổ cuối bài thơ "Từ ấy" số 3
Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng nổi tiếng, ông có những tác phẩm thơ nổi tiếng như Việt Bắc. Một trong những tác phẩm nổi tiếng là bài thơ Từ ấy. Bài thơ Từ ấy là bài thơ mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu, bài thơ đồng thời là một chân lí sống của tác giả trong cuộc sống. Khổ 3 của bài thơ thể hiện sự chuyển biến tâm lí sâu sắc của tác giả. Chúng ta cùng đi tìm hiểu khổ 3 của bài thơ Từ ấy để hiểu rõ hơn những vấn đề trong bài.
"Năm 20 của thế kỷ hai mươi
Tôi sinh ra, nhưng chưa được làm người
Nước đã mất, cha đã làm nô lệ.
Ôi những ngày xưa. Mưa xứ Huế
Mưa sao buồn vậy nỗi mưa rơi
Ngẩng đầu lên không thấy mặt trời.
Đất lai láng những là nước mắt!".
(Tố Hữu)
Chính vì nỗi đau, nỗi mất mát quá lớn lao ấy mà nhà thơ Tố Hữu đã sớm giác ngộ chủ nghĩa Mác- Lênin, hăng hái tham gia cách mạng cứu nước lúc tuổi đời chưa đầy hai mươi. Bài thơ Từ ấy trong tập thơ cùng tên đã thể hiện một cách chân thành lời tâm niệm và niềm vui sướng tột cùng ấy của Tố Hữu:
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ".
Nghệ thuật này thể hiện niềm tự hào, hãnh diện của nhà thơ khi được trở thành một thành viên thân thiết của đại gia đình "những người khốn khổ" đồng thời cũng là tiếng lòng thổn thức của chàng trai vừa mới gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Ngoài ra, ở khổ thơ này còn xuất hiện các số từ: vạn nhà, vạn kiếp, vạn đầu, con, em, anh có tác dụng khẳng định tính nhân dân và lòng cảm thông với kiếp người lao khổ. Tuy nhiên, ở đoạn kết này cũng như cả bài thơ, những từ ngữ ấy hãy còn khuôn sáo, nghệ thuật lựa chọn từ chưa thật chín muồi, nhưng bài thơ vẫn dạt dào xúc cảm.
Tóm lại, dù còn non nớt buổi ban đầu, nhưng Từ ấy cũng như cả tập thơ cùng tên của Tố Hữu vẫn thế’ hiện được chất men say lý tưởng và chất lãng mạn cách mạng của một con đường thơ đúng đắn.
Mặt khác, độc giả yêu quý Từ ấy còn ở giọng điệu tha thiết, sôi nổi, chân thành, trẻ trung và nhân sinh quan cao đẹp: sống vì mọi người và vì cuộc đời. Chính vì thế Từ ấy đã được nhiều nhà nghiên cứu văn học và các nhà thơ khác đánh giá cao. Đây là nhận xét của nhà thơ Chế Lan Viên: "Tất cả Tố Hữu, thi pháp, tuyên ngôn, những yếu tố làm ra anh có thể tìm thấy trong tế bào thơ này".