Top 6 Bài soạn "Bài ca Côn Sơn" của Nguyễn Trãi lớp 7 hay nhất

Bình An 110 0 Báo lỗi

Nguyễn Trãi sinh năm 1380, mất năm 1442, hiệu là Ức Trai. Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn bên cạnh Lê Lợi. Nguyễn Trãi trở thành một nhân ... xem thêm...

  1. I. Đôi nét về tác giả Nguyễn Trãi
    - Nguyễn Trãi sinh năm 1380, mất năm 1442, hiệu là Ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh
    - Quê quán: quê gốc ở thôn Chi Ngại, xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương; sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội)
    - Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn bên cạnh Lê Lợi. Nguyễn Trãi trở thành một nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có. Nhưng cuối cùng, ông bị giết oan khốc và thảm thương vào năm 1442 và mãi đến năm 1464, mới được vua Lê Thành Tông rửa oan
    - Ông đế lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ và phong phú, trong đó có “Bình ngô đại cáo”, “Ức Trai thi tập”, “Quốc âm thi tập”, “Quân trung từ mệnh tập”
    - Ông là người Việt Nam đầu tiên được UNESCO công nhận là Danh nhân van hóa thế giới (năm 1980)

    II. Đôi nét về tác phẩm Bài ca Côn Sơn
    1. Hoàn cảnh ra đời
    - “Bài ca Côn Sơn” (Côn Sơn ca) có nhiều khả năng được sáng tác trong thời gian ông bị chèn ép, đành phải cáo quan về sống ở Côn Sơn
    - Trong nguyên văn chữ Hán, bài thơ được viết theo thể thơ khác nhưng ở đây được dịch bằng thể thơ lục bát
    2. Giá trị nội dung
    Với hình ảnh nhân vật “ta” giữa cảnh tượng Côn Sơn nên thơ, hấp dẫn, đoạn thơ cho thấy sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi
    3. Giá trị nghệ thuật
    - Sử dụng đại từ nhân xưng “ta”
    - Đan xen các chi tiết, các câu thơ tả cảnh và tả người
    - Sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ (ta, Côn Sơn, như)
    - Giọng điệu nhẹ nhàng, êm ái
    - Bản dịch theo thể thơ lục bát với ngôn ngữ trong sáng, sinh động, hấp dẫn


    III. Hướng dẫn trả lời câu hỏi

    Câu 1 (trang 80 sgk ngữ văn 7 tập 1)

    Bài ca Côn Sơn được viết theo thể thơ lục bát, thể thơ dân tộc.

    - Những câu sáu, tám liên kết với nhau

    - Tiếng cuối của câu sáu vần với thứ sáu của câu tám (rầm vần với cầm)

    - Tiếng cuối của vần tám hiệp vần với tiếng cuối của câu sáu tiếp theo


    Câu 2 (trang 80 sgk ngữ văn 7 tập 1)

    a, Nhân vật ta là tác giả

    b, Nhân vật ta là người yêu thiên nhiên:

    + Thích nghe tiếng suối chảy, tiếng suối như nghe âm thanh tiếng đàn của tự nhiên

    + Thích ngồi dưới bóng mát của cây cối trong rừng để ngâm thơ

    ⇒ Nhân vật “ta” hòa hợp với thiên nhiên, cảm nhận thiên nhiên bằng tâm hồn thi sĩ

    Tiếng suối được ví với tiếng đàn, đá rêu được ví với nệm êm

    → Cách ví von cho thấy nhân vật ta là người yêu thiên nhiên, giàu trí tưởng tượng như một nghệ sĩ tinh tế.


    Câu 3 (trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1)

    + Hình ảnh Côn Sơn được gợi tả với suối, với đá, với thông với trúc, có thảm rêu êm như chiếu

    + Thông, trúc là loại cây đẹp, tượng trưng, người quân tử

    → Cảnh Côn Sơn rất nên thơ, hữu tình, khoáng đạt. Con người biết tìm đến cảnh đẹp là người có tâm hồn thơ mộng, nhân cách thanh cao, yêu thiên nhiên


    Câu 4 (Trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1)

    + Nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong màu xanh bóng râm của rừng trúc.

    → Đây là hình ảnh của những người hiền, những thánh nhân quân tử thường thấy trong thơ văn xưa

    + Với tinh về với tự nhiên, di dưỡng tinh thần

    → Nguyễn Trãi ở Côn Sơn với tinh thần của bậc quân tử


    Câu 5 (trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1)

    - Điệp từ: 5 lần từ “ta”, 3 lần từ “như”, 2 lần từ “Côn Sơn”, 2 lần từ “có”

    - Điệp từ làm nổi bật nhân vật ta giữa thiên nhiên, khẳng định vẻ đẹp sẵn có của Côn Sơn

    - So sánh để tìm ra nét độc đáo của cảnh vật

    - Tạo cho câu thơ có giọng điệu êm ái, du dương

    - Ta khi đứng đầu, khi đứng giữa câu thơ, khi đối nhau qua một từ câu thơ, tạo nên sự uyển chuyển


    Luyện tập

    Bài 1 (trang 81 sgk ngữ văn 7 tập 1)

    Giống nhau: hai cách ví von chỗ cùng lấy tiếng suối của thiên nhiên làm đối tượng để cảm thụ và so sánh

    + Nguyễn Trãi và Bác là những nhân cách lớn, với tâm hồn thi sĩ.

    - Khác biệt: Tiếng suối của Nguyễn Trãi gắn với địa danh Côn Sơn, suối của Côn Sơn, còn tiếng suối trong thơ Bác là tiếng suối vô danh

    + Nguyễn Trãi nghe tiếng suối như tiếng đàn, còn Bác nghe tiếng suối như tiếng hát, nhưng tiếng hát xa chứ không phải ở khoảng cách gần

    + Tiếng suối trong thơ Nguyễn Trãi có vẻ như được nghe vào ban ngày, tiếng suối trong thơ Bác cảm nhận trong đêm

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Trả lời câu 1 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

    Em hãy dựa vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ lục bát ở chú thích để nhận dạng thể thơ của đoạn thơ được trích, dịch trong Bài ca Côn Sơn về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần.

    Lời giải chi tiết:

    Thể thơ của đoạn thơ được trích dịch trong bài Bài ca Côn Sơn là lục bát.

    - Số câu: không hạn chế, nhưng tối thiểu phải có hai câu, một câu 6 đứng trước và một câu 8 đứng sau.

    - Số chữ: một cặp lục bát (6 – 8) có 14 chữ.

    - Hiệp vần: vần chân và vần lưng.

    + Chữ thứ 6 của câu sáu hiệp với chữ thứ 6 của câu 8 (vần lưng).

    + Chữ thứ 8 của câu tám hiệp với chữ thứ 6 của câu 6 (vần chân).

    - Tất cả những hiệp vần đều thanh bằng.


    Trả lời câu 2 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

    Em hãy đếm trong đoạn thơ có mấy từ ta và trả lời các câu hỏi:

    a. Nhân vật ta là ai?

    b. Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật ta hiện lên trong đoạn thơ như thế nào?

    c. Tiếng suối chảy rì rầm được ví với tiếng đàn cầm. Đá rêu phơi được ví với chiếu êm. Cách ví von đó giúp em cảm nhận được gì về nhân vật ta?

    Lời giải chi tiết:

    Trong đoạn thơ có năm từ ta.

    a) Nhân vật ta là Nguyễn Trãi thi sĩ.

    b) Từ việc nghe tiếng suối mà tưởng như tiếng đàn, ngồi trên đá tưởng như ngồi chiếu êm, nằm dưới bóng mát mà ngâm thơ nhàn. Qua những việc đó, nhân vật ta hiện lên với tư cách một con người thảnh thơi, đang thả mình vào cảnh trí Côn Sơn: một Nguyễn Trãi rất mực thi sĩ.

    c) Tiếng suối chảy được tác giả ví với tiếng đàn, rêu trên đá được ví với chiếu êm, cách ví von này cho thấy tác giả là người giàu tình cảm với thiên nhiên, coi thiên nhiên như những người tri kỉ. Cách miêu tả ấy cũng cho thấy đây là một người nghệ sĩ tinh tế, giàu trí tưởng tượng.


    Trả lời câu 3 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

    Cùng với hình ảnh của nhân vật ta, cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết nào? Nhận xét về cảnh tượng Côn Sơn.

    Lời giải chi tiết:

    Cùng với hình ảnh của nhân vật ta, cảnh tượng Côn Sơn được miêu với các chi tiết: có suối chảy rì rầm, có bàn đá rêu phơi, có rừng trúc: xanh, có bóng mát. Côn Sơn đúng là một cảnh trí thiên nhiên khoáng đạt, thanh tĩnh.


    Trả lời câu 4 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

    Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong bóng râm mát của trúc bóng râm? Từ đó, em thử hình dung thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn là con người như thế nào?

    Lời giải chi tiết:

    Nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong màu xanh mát của bóng trúc râm. Hình ảnh đó cho thấy một sự giao hòa tuyệt đối giữa con người với cảnh vật. Từ sự giao hòa đó, ta thấy Nguyễn Trãi vừa là một con người có nhân cách thanh cao, vừa là một con người có tâm hồn thi sĩ. Tất cả dựa trên một triết lí sâu xa: con người và thiên nhiên là một.


    Trả lời câu 5 (trang 81 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

    Hãy chỉ ra hiện tượng dùng điệp từ trong đoạn thơ và phân tích tác dụng của điệp từ đối với việc tạo nên giọng điệu của đoạn thơ.

    Lời giải chi tiết:

    - Điệp từ trong đoạn thơ: Côn Sơn : điệp 2 lần; ta: điệp 5 lần; trong: điệp 3 lần; có: điệp 2 lần.

    - Tác dụng:

    + Thể hiện sự phong phú đa dạng của cảnh.

    + Niềm say đắm của người ngắm cảnh.

    + Tạo nên tiết tấu nhịp nhàng của bài thơ.


    Luyện tập

    Cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi trong hai câu thơ “Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” và của Hồ Chí Minh trong câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” (Cảnh khuya) có gì giống và khác nhau?

    Lời giải chi tiết:

    So sánh cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi trong hai câu thơ "Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” và của Hồ Chí Minh trong câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa", ta thấy có những điểm sau:

    - Cách ví von đó, cả hai đều là sản phẩm của những tâm hồn thi sĩ, những tâm hồn có khả năng hòa nhập với thiên nhiên.

    - Tuy có khác nhau, một ví tiếng suối với tiếng đàn, một ví tiếng suối với tiếng hát, nhưng tiếng đàn hay tiếng hát cũng đều là âm nhạc cả. Cho nên cách đón nhận tiếng suối cả hai xem như giống nhau.


    Bố cục

    Bố cục: 2 đoạn

    - Đoạn 1 (4 câu thơ đầu): Cảnh thiên nhiên Côn Sơn.

    - Đoạn 2 (4 câu thơ cuối): Con người trong thiên nhiên Côn Sơn.


    Nội dung chính

    Bài thơ thể hiện sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên tươi đẹp, trong lành. Qua đó cho thấy tâm hồn ung dung, tự tại, phóng khoáng và nhàn tản của Nguyễn Trãi.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. I. Tác giả

    - Nguyễn Trãi (1380 - 1442) hiệu là Ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh.

    - Quê hương: thôn Chi Ngại, xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

    - Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có.

    - Năm 1442, ông bị vướng vào vụ án Lệ Chi Viên và bị kết tội chu di tam tộc. Đến thời vua Lê Thánh Tông, ông mới được rửa oan.

    - Nguyễn Trãi là người đầu tiên của Việt Nam được công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới (1980).


    II. Tác phẩm

    1. Hoàn cảnh sáng tác

    Bài ca Côn Sơn có nhiều khả năng được sáng tác trong khoảng thời gian ông bị chèn ép ở triều đình, phải cáo quan về quê sống ở Côn Sơn.

    2. Thể thơ

    Trong nguyên văn chữ Hán, bài thơ được viết theo thể thơ khác nhưng ở bản dịch là thể thơ lục bát (câu 6 - câu 8).


    III. Đọc - hiểu văn bản
    1. Bức tranh thiên nhiên ở Côn Sơn

    - Hình ảnh thiên nhiên Côn Sơn được nhà thơ khắc họa bằng những hình ảnh tiêu biểu nhất:
    Tiếng suối chảy rì rầm
    Đá rêu phơi
    Thông mọc như nêm
    Trong rừng có trúc bóng râm
    => Cảnh sắc thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ chưa có dấu chân của con người.
    - So sánh thiên nhiên với:
    Tiếng suối - tiếng đàn cầm: du dương, trầm bổng và có hồn
    Đá rêu phơi - chiếu êm
    Thông mọc như nêm: những câu thông mọc dày như được bàn tay của con người đan dệt.
    Trúc bóng râm
    => Trong con mắt của nhà thơ, thiên nhiên hoang sơ nhưng lại đầy lý thú.

    2. Sự giao hòa giữa con người với thiên nhiên

    - Đại từ “ta” được điệp lại nhiều lần. Khẳng định sự hiện diện của con người giữa thiên nhiên rộng lớn.
    - “Ta” tuy nhỏ bé nhưng lại có mối liên kết với thiên nhiên:
    “Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”: lắng nghe tiếng suối mà cảm nhận được như tiếng đàn.
    “Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm”: ngồi lên đá rêu phơi mà tưởng như đang ngồi chiếu êm.
    “Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm”: hưởng thụ không gian mát mẻ, sự nhàn hạ của “ta”
    “Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn”: không chỉ hưởng thụ cuộc sống mà “ta” còn có thể thỏa mãn được thú vui “ngâm thơ” cho thấy một tâm hồn thư thái.
    => Nhân vật trữ tình đã hòa mình cùng với thiên nhiên, tận hưởng sự yên bình và thanh thản mà thiên nhiên đem lại. Chỉ có thiên nhiên mới là người bạn tri kỉ với con người lúc này.

    IV. Tổng kết

    - Nội dung: Bài thơ cho thấy sự khung cảnh thiên nhiên ở Côn Sơn nên thơ hấp dẫn cũng như sự giao hòa giữa con người với thiên nhiên được bắt nguồn từ tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi.
    - Nghệ thuật: thể thơ lục bát, điệp ngữ…

    V. Trả lời câu hỏi

    Câu 1.
    Em hãy dựa vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ lục bát ở chú thích (*) để nhận dạng thể thơ của đoạn trích dịch trong Bài ca Côn Sơn về số câu, số chữ, cách gieo vần.
    - Thể thơ lục bát: Không giới hạn số câu, một câu 6 xen kẽ với một câu 8.
    - Vần: Chữ cuối câu 6 vần với chữ thứ sáu của câu 8, chữ cuối của câu 8 của cặp câu trên vần với chữ cuối câu 6 của cặp câu dưới, tính chung cứ hai câu thì đổi vần là vần bằng. (rầm - cầm, êm - nêm, râm - ngâm).

    Câu 2
    . Em hãy đếm trong đoạn thơ có mấy từ ta và trả lời các câu hỏi:
    - Có 5 từ ta.
    a. Nhân vật “ta” có thể hiểu là chính tác giả.
    b. Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật “ta” hiện lên trong đoạn thơ:
    - Hình ảnh: Một con người yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.
    - Tâm hồn của một một thi sĩ đa cảm. Ông đang hưởng thụ những phút giây thanh thản hiếm hỏi trong tâm hồn, để tâm hồn hòa hợp với cảnh sắc thiên nhiên nơi đây.
    c. “Tiếng suối chảy rì rầm” được ví von với “tiếng đàn cầm”. “Đá rêu phơi” được ví von với “chiếu êm”. Cách ví von đó giúp em cảm nhận được điều gì về nhân vật “ta”?
    Hai cách ví von trên giúp ta cảm nhận nhân vật “ta” là một người sống chan hòa với thiên nhiên. Đó là một con người giàu trí tưởng tượng cũng như một tinh thần lạc quan, yêu đời khi sống giữa thiên nhiên Côn Sơn.

    Câu 3
    . Cùng với hình ảnh của nhân vật “ta”, cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết nào? Hãy nhận xét về cảnh tượng Côn Sơn.
    - Hình ảnh Côn Sơn hiện lên qua bức tranh thiên nhiên với:
    Tiếng suối chảy rì rầm
    Đá rêu phơi
    Thông mọc như nêm
    Trong rừng có trúc bóng râm
    - Nhận xét: Thiên nhiên thơ mộng, phong cảnh hữu tình.

    Câu 4.
    Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh nhân vật “ta ngâm thơ nhàn trong màu xanh của trúc bóng râm”? Từ đó em thử hình dung thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn là con người thế nào?
    - Hình ảnh “Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn”: Không chỉ hưởng thụ cuộc sống mà nhân vật “ta” còn có thể thỏa mãn được thú vui “ngâm thơ”.
    - Nguyễn Trãi giống như những bậc hiền nhân đời trước sống một cuộc đời ẩn dật, không tính toàn thị phi.

    Câu 5.
    Hãy chỉ ra hiện tượng dùng điệp từ trong đoạn thơ và phân tích tác dụng của điệp từ đối với việc tạo nên giọng điệu của đoạn thơ:
    - Điệp từ “ta” là 5 lần; 2 lần từ “Côn Sơn”.
    - Việc sử dụng điệp ngữ trên đã làm nổi bật sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên. Đồng thời giúp cho bài thơ có giọng điệu du dương, khi đọc lên giống như âm thanh của tiếng đàn.

    Luyện tập
    Câu 1
    . Cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi trong hai câu thơ “Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên ta” và của Hồ Chí Minh trong câu “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” (Cảnh khuya) có gì giống và khác nhau?
    - Giống nhau: Đều sử dụng hình ảnh thiên nhiên là “tiếng suối” để so sánh và cảm nhận. Dù là “tiếng đàn” hay “tiếng hát” cũng đều thuộc về âm nhạc có giai điệu mà chỉ có những tâm hồn như hai nhà thơ mới có thể cảm nhận được.
    - Khác nhau:
    Bài ca Côn Sơn: So sánh tiếng suối với tiếng đàn, gắn với địa danh Côn Sơn.
    Cảnh khuya: So sánh tiếng suối với tiếng hát xa, tiếng hát vô danh.


    Câu 2. Học thuộc đoạn trích Bài ca Côn Sơn.
    - Học sinh tự học thuộc.
    - Chú ý: những hình ảnh khó dễ nhầm lẫn (thông mọc như nêm, trúc bóng râm…).

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. I. KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
    1. Tác giả

    - Nguyễn Trãi (1380 - 1442), hiệu Ức Trai.
    - Quê gốc: Chi Ngại, Chí Linh, Hải Dương; sau dời về Nhị Khê (Thường Tín - Hà Tây).
    - Thân sinh: Nguyễn Ứng Long - một nhà Nho nghèo, học giỏi, đỗ tiến sĩ đời Trần.
    - Mẹ: Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Hãn.
    - Sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, văn hóa, văn học.
    - Nợ nước, thù nhà => theo Lê Lợi tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
    - 1427 - 1428: khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng => viết Bình Ngô đại cáo.
    - Sau đó tham gia xây dựng đất nước, rồi bị oan.
    - 1439 ra ở ẩn tại Côn Sơn.
    - 1440 quay lại chốn quan trường.
    - 1442: oan Lệ Chi Viên => tru di tam tộc, đến hơn 20 năm sau mới được Lê Thánh Tông minh oan.
    => Tổng kết:
    + Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có, một danh nhân văn hóa thế giới.
    + Một con người phải chịu những oan khuất thảm khốc nhất trong lịch sử chế dộ phong kiến Việt Nam.

    2. Sự nghiệp văn học

    a. Tác phẩm chính
    - Những tác phẩm chính viết bằng chữ Hán: Quân Trung từ mệnh tập, Bình Ngô Đại Cáo, Ức trai thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục,...
    - Những tác phẩm bằng chữ Nôm: Quốc âm thi tập hiện còn 254 bài chia làm bốn môn loại: Vô đề, Thời lệnh môn, Hoa mộc môn, Cầm thú môn. Phần Vô đề chia thành nhiều mục: Thủ vĩ ngâm (1 bài), Ngôn chí (21 bài), Mạn thuật (14 bài), Thuật hứng (25 bài), Tự thán (41 bài), Tự thuật (11 bài), Tức sự (4 bài), Bảo kính cảnh giới (61 bài) v.v...
    b. Giá trị văn chương
    * Văn chính luận:
    - Nội dung: Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt là tư tưởng nhân nghĩa và yêu nước thương dân.
    - Nghệ thuật: Đạt tới trình độ nghệ thuật mẫu mực, kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.
    * Thơ trữ tình:
    - Lý tưởng của người anh hùng: nhân nghĩa hòa hợp với yêu nước thương dân, lúc nào cũng tha thiết mãnh miệt.
    - Phẩm chất ý chí của người anh hùng mạnh mẽ kiên trung, vì dân vì nước chiến đấu chống ngoại xâm và cường quyền bạo ngược.
    => Kết luận:
    + Nội dung: hội tụ hai nguồn cảm hứng lớn là yêu nước và nhân đạo.
    + Nghệ thuật: có đóng góp lớn ở cả hai phương diện thể loại và ngôn ngữ.

    3. Tác phẩm

    - Hoàn cảnh ra đời
    “Bài ca Côn Sơn” (Côn Sơn ca) có nhiều khả năng được sáng tác trong thời gian ông bị chèn ép, đành phải cáo quan về sống ở Côn Sơn
    Trong nguyên văn chữ Hán, bài thơ được viết theo thể thơ khác nhưng ở đây được dịch bằng thể thơ lục bát.
    - Thể thơ
    Nguyên tác: Thơ chữ Hán
    Bản dịch: Thể thơ lục bát
    - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

    3. Giá trị nội dung

    Với hình ảnh nhân vật “ta” giữa cảnh tượng Côn Sơn nên thơ, hấp dẫn, đoạn thơ cho thấy sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi

    4. Giá trị nghệ thuật

    - Sử dụng đại từ nhân xưng “ta”
    - Đan xen các chi tiết, các câu thơ tả cảnh và tả người
    - Sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ (ta, Côn Sơn, như)
    - Giọng điệu nhẹ nhàng, êm ái
    - Bản dịch theo thể thơ lục bát với ngôn ngữ trong sáng, sinh động, hấp dẫn


    II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

    Câu 1 - Trang 79 SGK

    Em hãy dựa vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ lục bát ở chú thích để nhận dạng thể thơ của đoạn thơ được trích, dịch trong Bài ca Côn Sơn về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần.

    Trả lời

    Thể thơ của đoạn thơ được trích dịch trong bài Bài ca Côn Sơn là lục bát.

    - Số câu: không hạn chế, nhưng tối thiểu phải có hai câu, một câu 6 đứng trước và một câu 8 đứng sau.

    - Số chữ: một cặp lục bát (6 – 8) có 14 chữ.

    - Hiệp vần: vần chân và vần lưng.

    + Chữ thứ 6 của câu sáu hiệp với chữ thứ 6 của câu 8 (vần lưng).

    + Chữ thứ 8 của câu tám hiệp với chữ thứ 6 của câu 6 (vần chân).

    - Tất cả những hiệp vần đều thanh bằng.


    Câu 2 - Trang 79 SGK

    Em hãy đếm trong đoạn thơ có mấy từ ta và trả lời các câu hỏi:

    a. Nhân vật ta là ai?

    b. Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật ta hiện lên trong đoạn thơ như thế nào?

    c. Tiếng suối chảy rì rầm được ví với tiếng đàn cầm. Đá rêu phơi được ví với chiếu êm. Cách ví von đó giúp em cảm nhận được gì về nhân vật ta?

    Trả lời

    Trong đoạn thơ có năm từ ta.

    a) Nhân vật ta ở đây chính là nhà thơ - Nguyễn Trãi

    b) Từ việc nghe tiếng suối mà tưởng như tiếng đàn, ngồi trên đá tưởng như ngồi chiếu êm, nằm dưới bóng mát mà ngâm thơ nhàn. Qua những việc đó, nhân vật ta hiện lên với tư cách một con người thảnh thơi, đang thả mình vào cảnh trí Côn Sơn: một Nguyễn Trãi rất mực thi sĩ.

    c) Tiếng suối chảy đước tác giả ví với tiếng đàn, rêu trên đá được ví với chiếu êm, cách ví von này cho thấy tác giả là người giàu tình cảm với thiên nhiên, coi thiên nhiên như những người tri kỉ. Cách miêu tả ấy cũng cho thấy đây là một người nghệ sĩ tinh tế, giàu trí tưởng tượng.


    Câu 3 - Trang 79 SGK

    Cùng với hình ảnh của nhân vật ta, cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết nào? Nhận xét về cảnh tượng Côn Sơn.

    Trả lời

    - Hình ảnh Côn Sơn được gợi tả với suối, với đá, với thông với trúc, có thảm rêu êm như chiếu

    - Thông, trúc là loại cây đẹp, tượng trưng, người quân tử

    → Cảnh Côn Sơn rất nên thơ, hữu tình, khoáng đạt. Con người biết tìm đến cảnh đẹp là người có tâm hồn thơ mộng, nhân cách thanh cao, yêu thiên nhiên.


    Câu 4 - Trang 79 SGK

    Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong bóng râm mát của trúc bóng râm? Từ đó, em thử hình dung thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn là con người như thế nào?

    Trả lời

    Hình ảnh nhân vật ta ngồi ngâm thơ nhàn trong màu xanh mát của tán trúc che ngang, gợi cho ta nghĩ đến hình ảnh một tiên ông nhàn tản, không chút vấn vương thế sự. Đó một thi sĩ đa tình đang thả trọn tâm hồn với thiên nhiên. Thực ra, trong cuộc đời, không kể lúc làm quan mà ngay khi đã về ở ẩn ở Côn Sơn, Nguyễn Trãi vẫn một lòng lo cho nước, cho dân.

    Thế nhưng có lẽ chính vì thế mà chúng ta càng phải cảm phục vẻ đẹp tài hoa và tâm hồn thi sĩ của ông. Trong muôn vàn vướng bận, Nguyễn Trãi vần dành cho thiên nhiên một tình yêu thật tươi trong và tuyệt đẹp. Đó cũng chính là vẻ đẹp nhất trong tâm hồn cao quý của ông.


    Câu 5 - Trang 80 SGK

    Hãy chỉ ra hiện tượng dùng điệp từ trong đoạn thơ và phân tích tác dụng của điệp từ đối với việc tạo nên giọng điệu của đoạn thơ.

    Trả lời

    - Điệp từ trong đoạn thơ: Côn Sơn : điệp 2 lần; ta: điệp 5 lần; trong: điệp 3 lần; có: điệp 2 lần.

    - Tác dụng:

    + Thể hiện sự phong phú đa dạng của cảnh.

    + Niềm say đắm của người ngắm cảnh.

    + Tạo nên tiết tấu nhịp nhàng của bài thơ.

    => Việc lặp lại như thế tạo cho đoạn thơ một giọng điệu ung dung, tự tại. Nguyễn Trãi về ở ẩn nhưng không chán đời, tiêu cực.


    LUYỆN TẬP

    Câu 1 - Trang 80 SGK

    Cách ví von tiếng suối của Nguyền Trãi trong hai câu thơ “Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” và của Hồ Chí Minh trong câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” (Cảnh khuya) có gì giống và khác nhau?

    Trả lời

    So sánh cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi trong hai câu thơ "Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” và của Hồ Chí Minh trong câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa", ta thấy có những điểm sau:

    - Cách ví von đó, cả hai đều là sản phẩm của những tâm hồn thi sĩ, những tâm hồn có khả năng hòa nhập với thiên nhiên.

    - Tuy có khác nhau, một ví tiếng suối với tiếng đàn, một ví tiếng suối với tiếng hát, nhưng tiếng đàn hay tiếng hát cũng đều là âm nhạc cả. Cho nên cách đón nhận tiếng suối cả hai xem như giống nhau.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. I. Tác giả, tác phẩm

    1. Tác giả

    Nguyễn Trãi (1380 – 1442), người thôn Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Ông là một nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có nhưng cũng là người phải chịu án oan vào loại thảm khốc nhất trong lịch sử Việt Nam. Nguyễn Trãi là người Việt Nam đầu tiên được Tổ chức giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc công nhận là danh nhân văn hóa thế giới (năm 1980).


    2. Tác phẩm

    * Xuất xứ: Văn bản Bài ca Côn Sơn có thể được viết trong khoảng thời gian Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương).

    Đoạn thơ trong SGK được trích từ bài thơ Côn Sơn ca rút trong tập Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi.

    * Thể thơ: Văn bản Bài ca Côn Sơn được viết theo thể thơ lục bát


    II. Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1:

    Bài thơ Bài ca Côn Sơn được viết theo thể thơ lục bát. Đặc điểm của thể thơ này là:

    Số câu: không hạn chế, nhưng tối thiểu phải có 2 câu, một câu 6 chữ đứng trước và một câu 8 chữ đứng sau.
    Số chữ: một cặp lục – bát (6 – 8), có 14 chữ.
    Hiệp vần: vần chân và lưng (Chữ thứ 6 của câu sáu gieo vần với chữ thứ 6 của câu tám, chữ thứ 8 của câu tám gieo vần với chữ thứ 6 của câu sáu).
    Tất cả những hiệp vần của thơ lục bát đều thanh bằng.


    Câu 2:

    Trong đoạn thơ có 5 từ “ta”.

    a) Nhân vật “ta” ở đây chính là Nguyễn Trãi.

    b) Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật “ta” hiện lên mỗi lần với một tâm thế khác nhau: lúc lắng nghe tiếng suối, lúc ngồi trên đá êm, lúc nằm dưới bóng thông xanh, lúc ngâm thơ giữa rừng trúc.

    => Nhà thơ là một người yêu thiên nhiên tha thiết, như đang đắm mình, đang thả hồn vào trong thiên nhiên hữu tình thơ mộng. Hay có thể nói, trong đoạn thơ, nhân vật “ta” hiện lên như một người nghệ sĩ thực sự, không vướng một chút bận nào của nhân gian.

    c) Tiếng “suối chảy rì rầm” được ví với “tiếng đàn cầm”. “Đá rêu phơi” được ví với “chiếu êm”. Cách ví von đó thể hiện sự tinh tế, liên tưởng độc đáo lãng mạn tài hoa của nhà thơ.


    Câu 3:

    Cùng với hình ảnh của nhân vật “ta”, cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết: có tiếng suối rì rầm, có đá rêu phơi, có thông vi vút, có trúc bóng râm.

    => Cảnh tượng Côn Sơn đẹp tựa như tranh, rất nên thơ, hữu tình và khoáng đạt. Có thể nói, Côn Sơn đúng là một cảnh thần tiên cho thi nhân ngồi ngâm thơ nhàn một cách thú vị.


    Câu 4:

    Hình ảnh nhân vật “ta” “ngâm thơ màu trong màu xanh mát” của “trúc bóng râm”. Đây là hình ảnh cho thấy một sự giao hòa tuyệt đối giữa con người với cảnh vật. Qua câu thơ, ta hình dung Nguyễn Trãi như đang nằm giữa rừng trúc xanh mát bóng râm cất tiếng thơ ngâm để ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, để cùng thiên nhiên chia sẻ tâm tình của mình.

    Từ đó, ta thấy Nguyễn Trãi vừa là một con người có nhân cách thanh cao, vừa là một con người có tâm hồn thi sĩ. Tất cả đều dựa trên một triết lý sâu xa: con người và thiên nhiên là một.


    Câu 5:

    * Điệp từ trong đoạn thơ:

    “Côn Sơn”: điệp hai lần
    “Ta”: điệp 5 lần
    “Trong”: điệp 3 lần
    “Có”: điệp 2 lần
    * Tác dụng:

    Thể hiện sự phong phú, đa dạng của cảnh vật
    Thể hiện niềm say đắm của người ngắm cảnh
    Tạo nên tiết tấu nhịp nhàng của bài thơ


    LUYỆN TẬP

    Câu 1 (trang 81 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

    So sánh cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh.

    Điểm giống:

    + cả hai hình ảnh đều là sản phẩm của tâm hồn thi sĩ có khả năng hòa nhập với thiên nhiên.

    + cả hai thi nhân đều đón nhận tiếng suối như tiếng đàn.

    Điểm khác: một tiếng suối vi với tiếng đàn, một tiếng suối lại ví với tiếng hát.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    1. Tác giả

    Nguyễn Trãi (1380 - 1442), hiệu là ức trai, người thôn Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Ông là nhà văn nhà thơ xuất sắc của nền văn học Việt Nam, các đóng góp của ông đã để lại cho đời những giá trị xuất sắc.
    Nguyễn Trãi đã trở thành nhân vật lịch sử nỗi lạc của Việt Nam, ông có một tài năng hiếm có và để lại cho cuộc đời những giá trị vô cùng to lớn.
    Cuộc đời của ông phải trải qua nhiều sóng gió. Vụ án Lệ Chi viên đã khiến ông chịu nỗi oan khuất, bị giết hại một cách oan khuất và thảm thương. Đến năm 1464, ông mới được Lê Thánh Tông chiêu tuyết (rửa oan).


    2. Tác phẩm

    Bài Côn Sơn ca có thể được viết trong khoảng thời gian Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn (nay thuộc huyện Chí Linh - Hải Dương).
    Với hình ảnh nhân vật ta giữa cảnh tượng Côn Sơn nên thơ, hấp dẫn, đoạn thơ cho thấy giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi.


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Câu 1: (Trang 80 - SGK Ngữ văn 7) Em hãy dựa vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ lục bát ở chú thích để nhận dạng thể thơ của đoạn thơ được trích, dịch trong Bài ca Côn Sơn về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần.

    Bài làm:
    Côn Sơn ca được làm bằng thể thơ lục bát, là thể thơ quen thuộc đã được học trong những bài ca dao. Đặc điểm:
    Số câu: không hạn chế, nhưng tối thiểu phải có hai câu, một câu 6 (đứng trước) và một câu 8 (đứng sau).
    Số chữ: một cặp lục bát (6 - 8) có 14 chữ.
    Hiệp vần: vần chân và vần lưng. Tất cả những chữ hiệp vần đều thanh bằng, chữ cuối của câu lục vần với chữ 6 của câu bát (rầm - cầm, êm - nêm, râm - ngâm).


    Câu 2: (Trang 80 - SGK Ngữ văn 7) Em hãy đếm trong đoạn thơ có mây từ ta và trả lời các câu hỏi:
    a. Nhân vật ta là ai?

    b. Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật ta hiện lên trong đoạn thơ như thế nào?

    c. Tiếng suối chảy rì rầm được ví với tiếng đàn cầm. Đá rêu phơi được ví với chiếu êm. Cách ví von đó giúp em cảm nhận được gì về nhân vật ta?
    Bài làm:
    a. Trong bài thơ từ ta xuất hiện 5 lần. Ta chính là tác giả Nguyễn Trãi

    b. Qua các chi tiết: lúc lắng nghe tiếng suối, lúc ngồi trên đá êm, lúc nằm dưới bóng thông xanh, lúc ngâm thơ giữa rừng trúc cho thấy tác giả đang sống trong những giây phút thảnh thơi, thanh nhàn. Thi sĩ như đang thả hồn, hòa mình với thiên nhiên, để thưởng ngoạn cảnh trí Côn Sơn - một cảnh đẹp nên thơ, khoáng đạt.

    c. Bài thơ có nhiều hình ảnh so sánh ví von: “tiếng suối” ví như “tiếng đàn cầm”, “đá rêu phơi” so sánh với “chiếu êm”. Cách ví đó thể hiện sự tinh tế, sự liên tưởng - tưởng tượng độc đáo, lãng mạn tài hoa của nhà thơ. Qua đó thể hiện tâm hồn giao hòa với thiên nhiên của Nguyễn Trãi.


    Câu 3: (Trang 80 - SGK Ngữ văn 7) Cùng với hình ảnh của nhân vật ta, cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết nào? Nhận xét về cảnh tượng Côn Sơn.
    Bài làm:
    Bằng vài nét phác họa, thi sĩ Nguyễn Trãi đã vẽ ra ngay trước mắt người đọc một bức tranh phong cảnh khoáng đạt, nên thơ và hữu tình.
    Cảnh tượng Côn Sơn: Có tiếng suối rì rầm, có đá rêu phơi, có thông vi vút, có trúc bóng râm.
    Chỉ qua vài nét vẽ, ta thấy cảnh Côn Sơn đẹp tựa như tranh, rất nên thơ, hữu tình và khoáng đạt.
    Cảnh như bao bọc lấy của con người trong sự êm đềm thanh tĩnh của nó. Dưới ngòi bút tinh tế của tác giả, bức tranh Côn Sơn nên thơ, nên hoạ, nên nhạc đã đề lại trong lòng người đọc dấu ấn khó phai mờ. Con người và thiên nhiên đã tạo nên một không gian rộng lớn bao trùm lên con người của tác giả.


    Câu 4: (Trang 80 - SGK Ngữ văn 7) Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong bóng râm mát của trúc bóng râm? Từ đó, em thử hình dung thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn là con người như thế nào?
    Bài làm:
    Đến với câu thơ cuôi, ta bắt gặp nhân vật trữ tình (ta) ngâm thơ nhàm dưới màu xanh mát của trúc bóng râm, gợi cho ta nghĩ đến hình ảnh một tiên ông nhàn tản, không chút vấn vương thế sự. Đó một thi sĩ đa tình đang thả trọn tâm hồn với thiên nhiên.
    Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh Nguyễn Trãi về Côn Sơn ở ẩn, để tránh xa chốn quan trường đầy rẫy những xu nịnh, bất công.v.v... nhưng ông vẫn một lòng lo cho nước, cho dân.
    Chính vì thế mà chúng ta càng phải cảm phục vẻ đẹp tài hoa và tâm hồn thi sĩ của ông. Trong muôn vàn vướng bận, Nguyễn Trãi vần dành cho thiên nhiên một tình yêu thật tươi trong và tuyệt đẹp. Đó cũng chính là vẻ đẹp nhất trong tâm hồn cao quý của ông.


    Câu 5: (Trang 81 - SGK Ngữ văn 7) Hãy chỉ ra hiện tượng dùng điệp từ trong đoạn thơ và phân tích tác dụng của điệp từ đối với việc tạo nên giọng điệu của đoạn thơ.
    Bài làm:
    Điệp từ trong đoạn thơ: Côn Sơn : điệp 2 lần; ta: điệp 5 lần; trong: điệp 3 lần; có: điệp 2 lần.
    Tác dụng: Cách điệp từ trong các câu thơ có ý nghĩa rất đặc biệt nó tiết tấu nhịp nhàng của bài thơ, không gian như được mở rộng bao la và cả những hình tượng thơ sâu sắc đã làm cho tâm hồn của tác giả có những cảm nhận mới mẻ từ đó giúp cho nhân vật hiểu sâu sắc và có định hướng trong sáng tác.


    Luyện tập
    Câu 1 Luyện tập (Trang 81 - SGK Ngữ văn 7)
    Cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi trong hai câu thơ “Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” và của Hồ Chí Minh trong câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” (Cảnh khuya) có gì giống và khác nhau?
    Bài làm:
    Giống nhau:
    Cả hai đều thể hiện tâm hồn hòa nhập với thiên nhiên.
    Cả hai đều giống nhau ở sự so sánh, liên tưởng: nhạc của thiên nhiên với nhạc của con người. Sự tinh tế tài hoa của hai thi nhân.
    Khác nhau: Cách ví von tiếng suối của Hồ Chí Minh có phần sinh động hơn vì được so sánh với tiếng hát của con người. Còn cách ví von của Nguyễn Trãi lại mang sắc thái cổ điển hơn, được so sánh với tiếng đàn cầm.


    Phần tham khảo mở rộng
    Nêu cảm nhận của em về Bài ca Côn Sơn bằng một bài văn ngắn

    Bài làm:
    Sau những ngày tháng bôn ba, phải chứng kiến bao đau xót vì nhân tình thế thái, ông đã trở về mảnh đất Côn Sơn mang lại cho ông những giây phút thanh bình, tĩnh tại trong tâm hồn. Bài ca Côn Sơn hiện lên với những thanh sắc trong trẻo, đẹp đẽ nhất của thiên nhiên.
    Bức tranh thiên nhiên được chấm phá bằng thanh âm của tiếng suối chảy rì rầm, vui tai:
    Côn Sơn suối chảy rì rầm
    Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
    Ta cảm nhận nhà thơ như đang thả hồn vào dòng suối mát trong để lắng nghe được những nhịp điệu của nước chảy qua từng khe đá nhỏ. Một tâm trạng thư thái, tĩnh tại để lắng nghe được nhịp điệu từ thiên nhiên. Hàng trăm năm sau, thi sĩ Hồ Chí Minh cũng có chung một cảm nhận khi lắng nghe thanh âm ấy: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”. Đều là tiếng nhạc nhưng tiếng đàn cầm mà Nguyễn Trãi cảm nhận được có sức gợi mạnh trong lòng người đọc.

    Không chỉ có thanh âm, bức tranh thiên nhiên ấy còn toát lên sức sống tươi mới của thiên nhiên bởi sắc xanh của núi rừng.
    Côn Sơn có đá rêu phơi
    Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm
    Trong ghềnh thông mọc như nêm,
    Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
    Trong rừng có bóng trúc râm,
    Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.

    Đó là màu xanh của rêu trên đá, là rừng thông mọc dày, là rừng trúc xanh tỏa bóng râm mát, gợi ra nét hoang dã của núi rừng thơ mộng. Và giữa bức tranh ấy, hơi ấm của con người được lan tỏa, hòa quyện cùng thiên nhiên: phiến đá rêu phơi tạo ra chiếc nệm êm ái, rừng thông cho bóng mát để ta nằm thư thái và ngâm thơ nhàn giữa rừng trúc xanh. Một câu thơ về cảnh thiên nhiên được xen lẫn với một hoạt động của con người. Người và cảnh cứ thế giao hòa, quấn quýt cùng nhau. Thật là một bức vẽ tuyệt sắc!

    Trở về Côn Sơn để thi sĩ lánh đời nhưng cũng chính là được trở về với mảnh đất quê hương, với nguồn cội của chính mình. Nguyễn Trãi như được thả hồn mình vào cuộc sống bình yên, lắng nghe hơi thở của thiên nhiên, không vướng bụi trần. Bản dịch thơ được viết theo thể lục bát – thể thơ truyền thống của dân tộc gợi ra nét nhịp nhàng, vui tươi cho bức tranh Côn Sơn ngày hè. Qua đó, ta thêm cảm phục một hồn thơ của dân tộc với tình yêu thiên nhiên, đất nước tha thiết

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy