Bài soạn "Bài ca Côn Sơn" số 5

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

Nguyễn Trãi (1380 – 1442), người thôn Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Ông là một nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có nhưng cũng là người phải chịu án oan vào loại thảm khốc nhất trong lịch sử Việt Nam. Nguyễn Trãi là người Việt Nam đầu tiên được Tổ chức giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc công nhận là danh nhân văn hóa thế giới (năm 1980).


2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Văn bản Bài ca Côn Sơn có thể được viết trong khoảng thời gian Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương).

Đoạn thơ trong SGK được trích từ bài thơ Côn Sơn ca rút trong tập Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi.

* Thể thơ: Văn bản Bài ca Côn Sơn được viết theo thể thơ lục bát


II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Bài thơ Bài ca Côn Sơn được viết theo thể thơ lục bát. Đặc điểm của thể thơ này là:

Số câu: không hạn chế, nhưng tối thiểu phải có 2 câu, một câu 6 chữ đứng trước và một câu 8 chữ đứng sau.
Số chữ: một cặp lục – bát (6 – 8), có 14 chữ.
Hiệp vần: vần chân và lưng (Chữ thứ 6 của câu sáu gieo vần với chữ thứ 6 của câu tám, chữ thứ 8 của câu tám gieo vần với chữ thứ 6 của câu sáu).
Tất cả những hiệp vần của thơ lục bát đều thanh bằng.


Câu 2:

Trong đoạn thơ có 5 từ “ta”.

a) Nhân vật “ta” ở đây chính là Nguyễn Trãi.

b) Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật “ta” hiện lên mỗi lần với một tâm thế khác nhau: lúc lắng nghe tiếng suối, lúc ngồi trên đá êm, lúc nằm dưới bóng thông xanh, lúc ngâm thơ giữa rừng trúc.

=> Nhà thơ là một người yêu thiên nhiên tha thiết, như đang đắm mình, đang thả hồn vào trong thiên nhiên hữu tình thơ mộng. Hay có thể nói, trong đoạn thơ, nhân vật “ta” hiện lên như một người nghệ sĩ thực sự, không vướng một chút bận nào của nhân gian.

c) Tiếng “suối chảy rì rầm” được ví với “tiếng đàn cầm”. “Đá rêu phơi” được ví với “chiếu êm”. Cách ví von đó thể hiện sự tinh tế, liên tưởng độc đáo lãng mạn tài hoa của nhà thơ.


Câu 3:

Cùng với hình ảnh của nhân vật “ta”, cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết: có tiếng suối rì rầm, có đá rêu phơi, có thông vi vút, có trúc bóng râm.

=> Cảnh tượng Côn Sơn đẹp tựa như tranh, rất nên thơ, hữu tình và khoáng đạt. Có thể nói, Côn Sơn đúng là một cảnh thần tiên cho thi nhân ngồi ngâm thơ nhàn một cách thú vị.


Câu 4:

Hình ảnh nhân vật “ta” “ngâm thơ màu trong màu xanh mát” của “trúc bóng râm”. Đây là hình ảnh cho thấy một sự giao hòa tuyệt đối giữa con người với cảnh vật. Qua câu thơ, ta hình dung Nguyễn Trãi như đang nằm giữa rừng trúc xanh mát bóng râm cất tiếng thơ ngâm để ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, để cùng thiên nhiên chia sẻ tâm tình của mình.

Từ đó, ta thấy Nguyễn Trãi vừa là một con người có nhân cách thanh cao, vừa là một con người có tâm hồn thi sĩ. Tất cả đều dựa trên một triết lý sâu xa: con người và thiên nhiên là một.


Câu 5:

* Điệp từ trong đoạn thơ:

“Côn Sơn”: điệp hai lần
“Ta”: điệp 5 lần
“Trong”: điệp 3 lần
“Có”: điệp 2 lần
* Tác dụng:

Thể hiện sự phong phú, đa dạng của cảnh vật
Thể hiện niềm say đắm của người ngắm cảnh
Tạo nên tiết tấu nhịp nhàng của bài thơ


LUYỆN TẬP

Câu 1 (trang 81 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

So sánh cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh.

Điểm giống:

+ cả hai hình ảnh đều là sản phẩm của tâm hồn thi sĩ có khả năng hòa nhập với thiên nhiên.

+ cả hai thi nhân đều đón nhận tiếng suối như tiếng đàn.

Điểm khác: một tiếng suối vi với tiếng đàn, một tiếng suối lại ví với tiếng hát.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy