Top 6 Bài soạn "Những ngày đầu của nước Việt Nam mới" của Võ Nguyên Giáp lớp 12 hay nhất
"Những ngày đầu của nước Việt Nam mới" là hồi ức của Võ Nguyên Giáp - một vị tướng tài ba và khiêm nhường trong lịch sử dân tộc. Qua dòng hồi ức ấy, ta cảm ... xem thêm...nhận được những nỗ lực to lớn của Đảng, chính phủ, Bác Hồ và nhân dân trong những ngày đầu sau Cách mạng tháng tám để giữ vững nền độc lập, khẳng định vị thế của một nước Việt Nam mới. Hồi kí có những dòng viết vừa khách quan, vừa dạt dào cảm xúc, tái hiện chân thực những người thực việc thực, những sự kiện lịch sử quan trọng ở vào một thời điểm trọng đại, một giai đoạn đầy khó khăn nhưng cũng vinh quang của đất nước. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn hay nhất mà Toplist đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để chuẩn bị tốt nhất nội dung tiết học.
-
Bài soạn "Những ngày đầu của nước Việt Nam mới" số 1
I. Tác giả
- Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911 tại xã Lộc Thủy, huyên Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Ông bắt đầu hoạt động cách mạng từ năm 1925 và là một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương.
- Tháng 12/1944, ông được Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
- Tháng 8/11945, ông là Ủy viên Ủy ban Quân sự Bắc kì, là thành viên Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.
- Cách mạng tháng Tám thành công, ông là Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ lâm thời nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa.
- Năm 1948, ông được phong hàm Đại tướng, là Tổng Tư lệnh Quân đội quốc gia và dân quân Việt Nam.
- Ông từng trực tiếp chỉ huy chiến dịch Biên giới năm 1950, chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, chiến dịch Hồ Chí Minh 1975.
- Võ Nguyên Giáp là Ủy viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (1951-1982), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1946-1980), Phó thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1978-1992).
=> Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam. Cuộc đời ông luôn song hành cũng những chặng đường lịch sử của dân tộc trong thế kỉ XX.
- Với tầm tư tưởng và tầm văn hóa lớn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tái hiện những chặng đường lịch sử của dân tộc trong nhiều tác phẩm hồi kí (do người khác ghi lại): Những năm tháng không thể nào quên (1970); Chiến đấu trong vòng vây (1978); Điện Biên Phủ-điểm hẹn lịch sử (1944),...
II. Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
- Xuất xứ: nằm trương chương XII của tập hồi kí “Những năm tháng không thể nào quên” (do nhà văn Hữu Mai thể hiện, tên bài do người biên soạn đặt).
- Hoàn cảnh sáng tác:
+ Năm 1970 - những năm tháng gay go của cuộc kháng chiến chống Mĩ.
+ Tác giả hồi tưởng lại và ghi chép lại những sự kiện lịch sử trọng yếu có tính chất bước ngoặt của Cách mạng Việt Nam từ những ngày đầu trước Cách mạng tháng Tán năm 1945 đến những ngày đầu năm 1970.
b. Bố cục(4 đoạn)
- Đ1 (từ đầu à ập vào miền Bắc): hồi tưởng về giờ phút hiểm nghèo của đất nước ngay sau CMT8/1945.
- Đ2 (tiếp à thêm trầm trọng): khó khăn mọi mặt của đất nước sau CMT8/1945.
- Đ3 (tiếp à ba trăm bảy mươi lăm ki-lô-gam vàng): những biện pháp tích cực và quyết tâm vượt khó của toàn Đảng, toàn Dân.
- Đ4 (còn lại): hình ảnh Bác Hồ trong những ngày đầu của nước Việt Nam mới.
c. Giá trị nội dung
- Đoạn trích ghi lại những sự kiện lịch sử quan trọng của nước Việt Nam ở vào một thời điểm trọng đại, một giai đoạn đầy khó khăn và vinh quang của đất nước.
d. Giá trị nghệ thuật
- Hồi kí mang đậm dấu ấn cá nhân đặc biệt của đại tướng Võ Nguyên Giáp (đặc biệt bởi yếu tố cá nhân của đại tướng hòa nhập với cái chung của Đảng, của nhân dân đất nước).
- Cách trần thuật và nêu cảm nghĩ xuất phát từ vị trí và điểm nhìn của đại tướng, người đại diện cho bộ máy lãnh đạo của Đảng, đại diện cho nhân dân, dân tộc nên mang tầm khái quát lớn lao, mang tính chất toàn cảnh.
III. Trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 210 sgk ngữ văn 12 tập 1):Bố cục:
Phần 1 ( từ đầu ... ập vào miền Bắc): tư thế hiên ngang của dân tộc thời chống Mĩ, hồi tưởng về thời gian khó khăn của nước Việt Nam mới
Phần 2 ( tiếp ... thêm trầm trọng): những khó khăn mọi mặt của đất nước
Đoạn 3 (tiếp ... 370 kg vàng): tinh thần vượt khó khăn của toàn Đảng
Đoạn 4 (phần còn lại): hình ảnh Bác biểu trưng cho nhà nước của dân, do dân
Câu 2 (trang 210 sgk ngữ văn 12 tập 1):
- Điểm nhìn của tác giả
+ Xuất phát từ bối cảnh đất nước 1970, kháng chiến chống Mĩ gay go, ác liệt
- Cảm nghĩ của tác giả:
+ So với 25 năm trước, thế và lực của ta đã khác
+ 1945 Việt Nam chính thức tự do, độc lập, có nhà nước, điều này được toàn thể nhân loại tiến bộ thừa nhận
+ Tác giả xuất phát từ điểm nhìn của dân tộc vững mạnh, hiên ngang, không chịu khuất phục trước kẻ thù
Câu 3 (trang 210 sgk ngữ văn 12 tập 1):
Khó khăn:
+ Mọi hoạt động của Đảng vẫn tiến hành phương thức bí mật, chính quyền cách mạng “chưa được nước nào công nhận”
+ Kinh tế suy yếu, kiệt quệ do ruộng đất miền Bắc bị bỏ hoang, hàng hóa khan hiếm
+ Tài chính nghèo nàn, ngân khố chỉ còn một triệu bạc rách, ngân hàng Đông Dương gây khó khăn
+ Đời sống nhân dân thấp, số người không có công ăn việc làm tăng nhanh, nạn đói, dịch tả hoành hành
Câu 4 (trang 210 sgk ngữ văn 12 tập 1):
Đảng và Chính phủ được ủng hộ, giúp sức nên có những quyết sách đúng đắn, sáng suốt
+ Củng cố chính quyền cách mạng
+ Mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, thực hiện công nông chuyên chính
+ Công bố dự án hiến pháp cho toàn dân đóng góp ý kiến
+ Bãi bỏ thuế thân, nhiều thứ thuế vô lí khác
+ Nâng cao năng lực tài chính cho đất nước
→ Sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Chính phủ đã vực dậy nước Việt Nam
Câu 5 (trang 210 sgk ngữ văn 12 tập 1):
Câu ấn tượng nhất:
- Bác là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo Đảng, Chính phủ, vị lãnh tụ vĩ đại đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này tới thắng lợi khác
- Vẻ đẹp sáng ngời, sự toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân
- Người luôn sáng suốt, tài tình khi lèo lái con thuyền cách mạng và đất nước tiến lên
- Lý tưởng của Người, tấm lòng của Người là niềm hạnh phúc dành cho dân, cho nước
Câu 6 (trang 210 sgk ngữ văn 12 tập 1):
- Điểm nhìn của người đại diện cho bộ máy lãnh đạo của Đảng, Chính phủ nên cách kể mang tính toàn cảnh, sâu sắc
- Cảm nghĩ có tính khách quan, tiêu biểu cho cảm nghĩ, chí hướng của Đảng, Chính phủ
- Cách kể như cuốn biên niên sử hào hùng, đất nước từng ngày vươn tới diện mạo mới, tầm vóc mới
-
Bài soạn "Những ngày đầu của nước Việt Nam mới" số 2
Câu 1 (trang 210 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Tìm hiểu bố cục của đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Bố cụ: 4 đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu đến “ập vào miền Bắc": Từ thế đứng hiên ngang của dân tộc thời chống Mĩ, tác giả hồi tưởng về giờ phút hiểm nghèo của đất nước Việt Nam mới.
- Đoạn 2: Tiếp theo đến "thêm trầm trọng": Những khó khăn mọi mặt của đất nước, tưởng khó có thể vượt qua.
- Đoạn 3: Tiếp theo đèn “ba trăm bảy mươi kilôgam vàng": Những biện pháp tích cực của chính quyền mới quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách của toàn Đảng. Toàn dân ta.
- Đoạn 4: Đoạn còn lại: hình ảnh Bác Hồ biểu tượng cho một chính thể mới, Nhà nước mới. Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Câu 2 (rang 210 SGK Ngữ văn 12 tạp 1)
Để hồi tưởng về những ngày đầu của nước Việt Nam mới, tác giả đã xuất phát từ điểm nhìn hiện tại nào? Những cảm nghĩ cụ thể của tác giả?
Lời giải chi tiết:
- Điểm nhìn hiện tại là bối cảnh đất nước năm 1970. Thời điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra vô cùng gay go, ác liệt.
- Cảm nghĩ của tác giả: so với 25 năm trước, tuy khó khăn như thế và lực lượng của ta đã khác:
+ Năm 1945: “là thời kì làm mưa, làm gió của chủ nghĩa đế quốc", “gần hai chục vạn quân Tưởng từ mấy ngả ập vào miền Bắc" còn bây giờ (1970), “mỗi hành động kẻ cướp... không tránh khỏi bị trừng phạt", mọi cách tô son trát phấn của đế quốc Mĩ với bọn nguỵ quyền tay sai ở miền Nam đều hoài công vô ích".
+ Năm 1945 nước Việt Nam chưa có tên trên bản đồ thế giới, cả Đông Dương khi đó mang tên Indo-China (Vùng giáp giới Ấn Độ - Trung Quốc) thuộc Pháp. Còn bây giờ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã là một đất nước tự do.
Câu 3 (trang 210 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Phân trích đã nêu rõ những khó khăn nguy nan của nước Việt Nam mới ra sao?
Lời giải chi tiết:
- Nước Việt Nam mới khai sinh đã phải đương đầu với bao khó khăn, nguy nan nằm giữa bốn bề hùm sói, phải tự dốc mình đấu tranh dũng cảm, mưu trí phải tìm mọi cách để sống còn".
- Đảng phải hoạt động bí mật, các đảng viên đều công tác dưới danh nghĩa những cán bộ Việt Minh. Chính quyền cách mạng mới, “chưa được nước nào công nhận’
- Kinh tế hết sức khó khăn: ruộng đất vẫn trong tay địa chủ, bão lụt, hạn hán liên miên, buôn bán với nước ngoài trì trệ, hàng hoá khan hiếm, ngân khố chỉ còn một triệu bạc rách.
- Đời sống nhân dân rất thấp. Nạn thất nghiệp tăng, nạn đói, dịch tả sản sinh trở lại.
- Thực dân Pháp xâm lược trở lại Nam bộ làm cho khó khăn "càng thêm trầm trọng”.
Đây là những thách thức quá lớn đối với chính quyền cách mạng đang còn rất non trẻ.
Câu 4 (trang 210 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Đảng và Chính Phủ được sự ủng hộ của toàn dân đã có quyết sách đứng đắn sáng suốt như thế nào để đưa đất nước vượt qua gian khố?
Lời giải chi tiết:
Đảng và Chính phủ đã có những quyết sách đúng đắn, sáng suốt để đưa đất nước vượt qua khó khăn:
- Củng cố và giữ vững chính quyền cách mạng, giải tán chính quyền cũ (chính quyền của thực dân phong kiến),
- Xây dựng bộ máy chính quyền mới, từ chính quyền cơ sở là Hội đồng nhân dân, uỷ ban chấp hành đến Trung ương là quốc dân đại hội, toàn dân đóng góp ý kiến cho dự án chống Pháp.
- Thi hành một số chính sách mới: địa chủ phải giảm tô 25%, xóa nợ cho nông dân, toàn dân tăng cường học chữ quốc ngữ, học tập thi cử đều miễn phí, động viên tinh thần đóng góp trong nhân dân, lập quỹ độc lập, kêu gọi đồng bào hưởng ứng “tuần lễ vàng". Nội lực của nước Việt Nam mới được nâng lên nhanh chóng.
Câu 5 (trang 210 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Trong cả phần trích, đâu là hình tượng tiêu biểu, gây ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
- Gây ấn tượng mạnh là hình ảnh Bác Hồ, người đứng đầu bộ máy lãnh đạo Đảng và Chính phủ, người cầm lái con thuyền cách mạng vượt qua sóng gió lớn. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cho ta thấy một nét đẹp ngời sáng và cao cả của Bác dó là sự toàn tâm toàn ý vì dân, vì nước “ở Người, mọi vấn đề, mọi chuyện của Đảng, của nước, của dân đều trở thành những rung động sâu xa trong tình cảm". Để chính quyền mới có thể tồn tại và lớn mạnh dần, Bác chủ trương xây dựng “Với quan hệ giữa những người làm việc trong bộ máy chính quyền mới với nhân dân". Bác đề ra ba mục tiêu quan trọng “diệt giặc đói, giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm", muốn thế phải dựa vào lực lượng và tinh thần của dân.
- Chính quyền mới phải làm tất cả mọi việc “để mưu cầu hạnh phúc cho dân". Bác viết: “Nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc thì độc lập không có nghĩa lí gì". Tác giả đã khái quát rất sâu sắc: “Hạnh phúc cho dân đó là mục đích của việc giành lấy chính quyền và giữ vững chính quyền ấy. Đó là lí tưởng của Người, là tấm lòng của Người". Bác đưa ra chủ trương kiên quyết chống lại những biểu hiện tiêu cực, khuyết điểm của những người làm việc tại các cơ quan. Bác viết bài tự phê bình cho đăng trên các báo, vạch ra “cái tệ tham ô nhũng lạm" và nói thành thật: “ những sự thành công là nhờ đồng bào cố gắng. Những khuyết điểm kể trên là một tội lỗi chúng tôi". Vì những lẽ đó có thể nói như tác giả hồi kí: “Đồng bào ta đã nhận thấy ở Bác Hồ, hình tượng tượng trưng cao đẹp nhất của dân, của nước, của cách mạng...".
Câu 6 (trang 210 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Nghệ thuật viết hồi kí của tác giả có gì đặc biệt?
Lời giải chi tiết:
- Trần thuật mọi sự kiện từ điểm nhìn của một người đại diện cho bộ máy lãnh đạo Đảng và Chính phủ, do đó các sự kiện được kể lại thường mang tính chất toàn cảnh, tổng thể, phác hoạ những nét lớn, gây ấn tượng sâu sắc với nhiều người, nó cũng tiêu biểu cho cảm nghĩ chung của những người lãnh đạo Đảng và Chính phủ.
- Cách trần thuật như thế đã làm cho tác phẩm này không phải là sách tự thuật về một cuộc đời mà gần như là cuốn biên niên sử của một dân tộc. Thể hồi kí đã có một diện mạo mới, một tầm vóc mới.
Nội dung chính
Đoạn trích ghi lại những sự kiện lịch sử quan trọng của nước Việt Nam ở vào một thời điểm trọng đại, một giai đoạn đầy khó khăn và vinh quang của đất nước.
-
Bài soạn "Những ngày đầu của nước Việt Nam mới" số 3
I. Tác giả & tác phẩm
1. Tác giả
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911 - 2003) là một trong những nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam. Cuộc đời ông luôn song hành cùng những chặng đường lịch sử của dân tộc trong thế kỉ XX.
2. Tác phẩm
Đoạn trích là chương XII của tập hồi kí Những năm tháng không thể nào quên.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 210 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Bố cục: bốn phần
- Đoạn 1 (từ đầu đến ập vào miền Bắc): tư thế đứng hiên ngang của dân tộc thời chống Mĩ, hồi tưởng về giờ phút hiểm nghèo của nước Việt Nam mới.
- Đoạn 2 (tiếp theo đến thêm trầm trọng): những khó khăn về mọi miền của đất nước.
- Đoạn 3 (tiếp... ba trăm bảy mươi ki – lô – gam vàng): những biện pháp nỗ lực của Đảng, chính phủ, Hồ Chủ Tịch, nhân dân.
- Đoạn 4 (còn lại): hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Câu 2 (trang 210 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Điểm nhìn hiện tại là bối cảnh đất nước năm 1970, thời điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang diễn ra ác liệt, gay go.
Qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh những khó khăn trong những ngày đầu của nước Việt Nam mới → nhấn mạnh và khẳng định sự nỗ lực, sáng suốt của Đảng, nhà nước đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân để vượt qua những khó khăn đó.
Câu 3 (trang 210 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Những khó khăn, nguy nan của nước Việt Nam mới về mọi mặt:
- Về chính trị: Nước Việt nam mới sinh nằm giữa bốn bề hùm sói. Đảng của giai cấp công nhân mới 15 tuổi, chính quyền cách mạng chưa được công nhận.
- Về kinh tế:
+ Ở nông thôn ruộng đất bị bỏ hoang, lũ lụt, hạn hán. Hàng hóa khan hiếm vì các nhà máy hầu như không dùng được.
+ Tài chính: cạn kiệt, chưa phát hành được tiền Việt Nam, đời sống nhân dân thấp...
- Về xã hội: dịch tả phát sinh, quân Tưởng vào đem theo dịch chấy rận, đời sống xã hội càng thêm khó khăn.
Câu 4 (trang 210 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Đảng và chính phủ được sự ủng hộ của toàn dân đã có những quyết sách đúng đắn, sáng suốt để đưa đất nước vượt qua gian khổ:
- Về chính trị:
+ Việc cấp bách đầu tiên là phải củng cố và giữ vững chính quyền cách mạng bằng việc mở cuộc tổng tuyển cử đầu tiên trong cả nước để bầu ra quốc dân đại hội.
+ Ra sắc lệnh tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp.
+ Công bố dự án hiến pháp cho toàn dân góp ý.
+ Kinh tế: giảm tô xóa nợ cho nông dân, phục hồi sản xuất, nâng cao đời sống mọi mặt cho công nhân, nâng cao năng lực tài chính cho đất nước.
- Xã hội: Bác Hồ kêu gọi “diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”.
Câu 5 (trang 210 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Hình ảnh tiêu biểu, gây ấn tượng sâu sắc nhất là hình ảnh Bác Hồ:
- Bác là con người có trí tuệ sáng suốt, có ý chí sắt đá và nghị lực mạnh mẽ.
+ Là con người toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân, đất nước.
- Bác Hồ - hình ảnh tượng trưng cao đẹp nhất của dân, của cách mạng, của chính quyền mới, chế độ mới.
Câu 6 (trang 210 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Nghệ thuật của đoạn trích:
- Tác giả trần thuật mọi sự kiện từ điểm nhìn của một người đại diện cho bộ máy lao động Đảng và chính phủ.
- Những sự kiện có tính chất khái quát, tổng hợp.
→ Tác phẩm như một cuốn biên niên sử của dân tộc.
-
Bài soạn "Những ngày đầu của nước Việt Nam mới" số 4
I. Tìm hiểu chung tác phẩm
1. Tác giả: Võ Nguyên Giáp sinh ngày 1911 – 2013
Là nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam. Bắt đầu hoạt động cách mạng từ năm 1925.
Cuộc đời ông luôn song hành với những chặng đường lịch sử của dân tộc trong thế kỷ XX.
Với tầm tư tưởng và tầm văn hóa lớn, Đại tưỡng Võ Nguyên Giáp đã tại hiện lại những chặng đường ấy trong nhiều tác phẩm hồi kí: "Những năm tháng không thể nào quên" 1970, “Chiến đấu trong vòng vây” (1978), “Điện Biên Phủ – điểm hẹn lịch sử” (1994)...
Phần mộ của đại tướng tại khu vực biển Vũng Chùa – Đảo Yến, thuộc thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.2. Tác phẩm:
Thể loại: Hồi kí - là ghi chép về những gì xảy ra trong quá khứ trên cơ sở hồi tưởng, nhớ lại.
Tác phẩm do nhà văn Hữu Mai thể hiện.
Nội dung phần trích: tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy khó khăn, thử thách với toàn Đảng toàn dân ta, đó là những ngày đầu của nước VN mới.
Xuất xứ: Trích chương XII của hồi kí.Bố cục: 4 phần
II. Trả lời câu hỏi
Câu 1: Tìm hiểu bố cục của đoạn tríchTrả lời:
Phân tích gồm 4 đoạn:
Phần 1: Từ đầu đến “ập vào miền Bắc": Từ thế đứng hiên ngang của dân tộc thời chống Mĩ, tác giả hồi tưởng về giờ phút hiểm nghèo của đất nước Việt Nam mới.
Phần 2: Tiếp theo đến "thêm trầm trọng": Những khó khăn mọi mặt của đất nước, tưởng khó có thể vượt qua.
Phần 3: Tiếp theo đèn “ba trăm bảy mươi kilôgam vàng": Những biện pháp tích cực của chính quyền mới quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách của toàn Đảng. Toàn dân ta.
Phần 4: Đoạn còn lại: hình ảnh Bác Hồ biểu tượng cho một chính thể mới, Nhà nước mới. Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Câu 2: Để hồi tưởng về những ngày đầu của nước Việt Nam mới, tác giả đã xuất phát...Để hồi tưởng về những ngày đầu của nước Việt Nam mới, tác giả đã xuất phát từ điểm nhìn hiện tại nào? Những cảm nghĩ cụ thể của tác giả?
Trả lời:
Điểm nhìn hiện tại là bối cảnh đất nước năm 1970, thời điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra vô cùng gay go, ác liệt. So với 25 năm trước thì tuy khó khăn nhưng thế và lực của ta đã khác. Năm 1945 là "thời kì làm mưa, làm gió của chủ nghĩa đế quốc", "gần hai chục vạn quân Tưởng từ mấy ngả ập vào miền Bắc"; còn bây giờ (1970), "mỗi hành động kẻ cướp ... không tránh khỏi bị trừng phạt", mọi cách tô son trát phấn của đế quốc Mĩ với bọn ngụy quyền tay sai ở miền Nam đều "hoàn công vô ích". Năm 1945, nước Việt Nam chưa có tên trên bản đồ thế giới, cả Đông Dương khi đó mang tên Indo-China (vùng giáp giới Ấn Độ - Trung Quốc) thuộc Pháp; còn bây giờ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã là một nước tự do.
Câu 3: Phần trích đã nêu rõ những khó khăn nguy nan của nước Việt Nam mới ra sao?Trả lời:
Nước Việt Nam mới khai sinh đã phải đương đầu với bao khó khăn, nguy nan nằm giữa bốn bề hùm sói, phải tự dốc mình đấu tranh dũng cảm, mưu trí phải tìm mọi cách để sống còn".
Đảng phải hoạt động bí mật, các đảng viên đều công tác dưới danh nghĩa những cán bộ Việt Minh. Chính quyền cách mạng mới, “chưa được nước nào công nhận’
Kinh tế hết sức khó khăn: ruộng đất vẫn trong tay địa chủ, bão lụt, hạn hán liên miên, buôn bán với nước ngoài trì trệ, hàng hoá khan hiếm, ngân khố chỉ còn một triệu bạc rách.
Đời sống nhân dân rất thấp. Nạn thất nghiệp tăng, nạn đói, dịch tả sản sinh trở lại.
Thực dân Pháp xâm lược trở lại Nam bộ làm cho khó khăn "càng thêm trầm trọng”.
=> Đây là những thách thức quá lớn đối với chính quyền cách mạng đang còn rất non trẻ.
Câu 4: Đảng và Chính Phủ được sự ủng hộ của toàn dân đã có quyết sách...Đảng và Chính Phủ được sự ủng hộ của toàn dân đã có quyết sách đứng đắn sáng suốt như thế nào để đưa đất nước vượt qua gian khố?
Trả lời:
Việc quan trọng trước hết là phải củng cố và giữ vững chính quyền cách mạng, giải tán chính quyền cũ (chính quyền của thực dân phong kiến) xây dựng bộ máy chính quyền mới, từ chính quyền cơ sở là Hội đồng nhân dân, Ủy ban hành chính đến Trung ương là Quốc dân đại hội, toàn dân đóng góp ý kiến cho dự án Hiến pháp, thi hành một số chính sách mới: địa chủ phải giảm tô 25%, xóa nợ cho nông dân, toàn dân tăng cường học chữ quốc ngữ, học tập thi cử đều miễn phí, động viên tinh thần đóng góp trong nhân dân, lập "Quỹ Độc lập", kêu gọi đồng bào hưởng ứng "Tuần lễ vàng". Nội lực của nước Việt Nam mới được nâng lên nhanh chóng.
Câu 5: Trong cả phần trích, đâu là hình tượng tiêu biểu, gây ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?Trả lời:
Gây ấn tượng mạnh là hình ảnh Bác Hồ, người đứng đầu bộ máy lãnh đạo Đảng và Chính phủ, người cầm lái con thuyền cách mạng vượt qua sóng gió lớn. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cho ta thấy một nét đẹp ngời sáng và cao cả của Bác dó là sự toàn tâm toàn ý vì dân, vì nước “ở Người, mọi vấn đề, mọi chuyện của Đảng, của nước, của dân đều trở thành những rung động sâu xa trong tình cảm". Để chính quyền mới có thể tồn tại và lớn mạnh dần, Bác chủ trương xây dựng “Với quan hệ giữa những người làm việc trong bộ máy chính quyền mới với nhân dân". Bác đề ra ba mục tiêu quan trọng “diệt giặc đói, giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm", muốn thế phải dựa vào lực lượng và tinh thần của dân.
Chính quyền mới phải làm tất cả mọi việc “để mưu cầu hạnh phúc cho dân". Bác viết: “Nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc thì độc lập không có nghĩa lí gì". Tác giả đã khái quát rất sâu sắc: “Hạnh phúc cho dân đó là mục đích của việc giành lấy chính quyền và giữ vững chính quyền ấy. Đó là lí tưởng của Người, là tấm lòng của Người". Bác đưa ra chủ trương kiên quyết chống lại những biểu hiện tiêu cực, khuyết điểm của những người làm việc tại các cơ quan. Bác viết bài tự phê bình cho đăng trên các báo, vạch ra “cái tệ tham ô nhũng lạm" và nói thành thật: “ những sự thành công là nhờ đồng bào cố gắng. Những khuyết điểm kể trên là một tội lỗi chúng tôi". Vì những lẽ đó có thể nói như tác giả hồi kí: “Đồng bào ta đã nhận thấy ở Bác Hồ, hình tượng tượng trưng cao đẹp nhất của dân, của nước, của cách mạng...".
Câu 6: Nghệ thuật thể hiện hồi kí trong phần trích này có gì đặc biệt?Trả lời:
Trần thuật mọi sự kiện từ điểm nhìn của một người đại diện cho bộ máy lao động Đảng và Chính Phủ. Sự kiện mang tính toàn cảnh, phác họa những nét lớn, tiêu biểu cho cảm nghĩ chung của những người lao động Đảng và CP=> Đoạn hồi kí giống như những trang biên niên sử ghi lại những năm tháng không thể nào quên của đất nước.
-
Bài soạn "Những ngày đầu của nước Việt Nam mới" số 5
I- Tìm hiểu chung về bài Những ngày đầu của nước Việt Nam mới
1. Tác giả
Võ Nguyên Giáp là đại tướng tài ba của quân đội nhân dân Việt Nam, một trong những nhà lãnh đạo kiệt xuất của CM Việt Nam
Ông đã trực tiếp lãnh đạo quân đội nhân dân Việt Nam, tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ2. Tác phẩm
Hoàn cảnh ra đời: Năm 1970- những năm tháng gay go của cuộc kháng chiến chống Mĩ
Tác giả hồi tưởng lại và ghi chép lại những sự kiện quan trọng có tính chất bước ngoặt của CM Việt Nam từ những ngày đầu trước CM tháng tám năm 1945 đến những ngày đầu năm 1970
Tác phẩm viết theo thể hồi kí mang tính chân thực, biểu cảm, tác động mạnh đến tư tưởng, tình cảm của người đọcII- Soạn bài Những ngày đầu của nước Việt Nam mới
Câu 1 trang 210 SGK văn 12 tập 1:
Bố cục của phần trích:
Đoạn 1: từ đầu... ập vào miền Bắc: giới thiệu
Đoạn 2: tiếp theo... thêm trầm trọng: những khó khăn mọi mặt của đất nước
Đoạn 3: tiếp theo.... ba trăm bảy mươi ki- lô- gam vàng: những biện pháp, nỗ lực của Đảng, chính phủ, Hồ chủ tịch và nhân dân
Đoạn 4: còn lại: hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí MinhCâu 2 trang 210 SGK văn 12 tập 1:
Tác giả đã xuất phát từ điểm nhìn hiện tại là bối cảnh đất nước năm 1970, thời điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra vô cùng gay go, ác liệt
Những cảm nghĩ cụ thể của tác giả:
Thời kì làm mưa làm gió của chủ nghĩa đế quốc đã qua
Nước Việt Nam đã có tên trên bản đồ thế giới
Mọi hành động xâm lược đều bị nhân dân tiến bộ trên thế giới phê phán và cuộc đấu tranh chống Mĩ của nhân dân ta được nhiều nước ủng hộBọn Tưởng Giới Thạch chỉ còn là những bóng ma
Câu 3 trang 210 SGK văn 12 tập 1:
Những khó khăn, nguy nan của nước Việt Nam mới:
Về chính trị: nước Việt Nam mới nằm giữa bốn bề hùm sói. Đảng của giai cấp công nhân mới 15 tuổi. Chính quyền cách mạng chưa được công nhận
Về kinh tế: ở nông thôn ruộng đất bị bỏ hoang, lũ lụt, hạn hán. Hàng hóa khan hiếm vì các nhà máy hầu như không dùng được
Tài chính: cạn kiệt, chưa phát hành được tiền Việt Nam, đời sống nhân dân thấp, có người chết đói
Về xã hội: dịch tả phát sinh, quân Tưởng vào đem theo dịch chấy rận, đời sống xã hội càng thêm khó khăn
Câu 4 trang 210 SGK văn 12 tập 1:
Những quyết sách đúng đắn, sáng suốt của Đảng và chính phủ:
Chính trị:
Củng cố và giữ vững chính quyền cách mạng bằng việc mở cuộc tổng tuyển cử đầu tiên trong cả nước để bầu ra quốc dân đại hội
Ra sắc lệnh tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp
Giải tán chính quyền cũ- chính quyền thực dân phong kiến
Công bố dự án hiến pháp cho toàn dân góp ý
Kinh tế: giảm tô xóa nợ cho nông dân, phục hồi sản xuất, nâng cao đời sống mọi mặt cho công nhân, nâng cao năng lực tài chính cho đất nướcXã hội: Bác Hồ kêu gọi “diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”
Câu 5 trang 210 SGK văn 12 tập 1:
Hình tượng tiêu biểu, gây ấn tượng sâu sắc nhất là lãnh tụ Hồ Chí Minh vì:
Bác là người có trí tuệ sáng suốt, có ý chí sắt đá và nghị lực mạnh mẽ
Là con người toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân đất nước
Với Bác, để đất nước Việt Nam mới ra đời có thể tồn tại và vững mạnh cần, xác định mối quan hệ giữa những người làm việc trong bộ máy chính quyền mới với nhân dân, đề ra ba mục tiêu quan trọng và phải dựa vào nhân dânCâu 6 trang 210 SGK văn 12 tập 1:
Nghệ thuật của đoạn trích:
Tác giả kể lại những sự kiện lịch sử có tính chất khái quát tổng thể
Trong khi kể tác giả nêu cảm nghĩ, đánh giá, nhận xét
Đoạn hồi kí giống như những trang biên niên sử ghi lại những năm tháng hào hùng không thể nào quên của đất nước -
Bài soạn "Những ngày đầu của nước Việt Nam mới" số 6
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 - 8 - 1911 tại xã Lộc Thuỷ, Lệ Thuỷ, Quảng Bình. Ông bắt đầu hoạt động cách mạng từ năm 1925. Cuộc đời Võ Nguyên Giáp luôn song hành cùng những chặng đường lịch sử của dân tộc trong thế kỉ XX. Với tầm tư tướng và văn hoá lớn, ông đã tái hiện những chặng đường ấy trong nhiều tác phẩm hồi kí: Những năm tháng không thể nào quên (1970), Chiến đấu trong vòng vây (1978), Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử (1994),...
2. Đoạn trích Những ngày đầu của nước Việt Nam mới là chương XII của tập hồi kí Những năm tháng không thể nào quên.
II. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI
Câu 1. Bố cục của đoạn trích:
Đoạn trích gồm có 4 phần. Nội dung các phần như sau:
- Phần 1 (từ đầu cho đến "ập vào miền Bắc"): Thời điểm để hồi tưởng lại những ngày đầu của nước Việt Nam mới và những cảm nghĩ của tác giả về đất nước, về phong trào cách mạng thế giới ở thời điểm đó.
- Phần 2 (từ câu tiếp theo đến "làm cho tất cả những khó khăn trên càng thêm trầm trọng"): Những khó khăn của nước Việt Nam mới trong những ngày đầu thành lập.
- Phần 3 (từ câu tiếp theo đến "ba trăm bảy mươi ki-lô-gam vàng"): Những quyết sách của Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm đưa đất nước thoát khỏi khó khăn.
- Phần 4 (còn lại): Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh - đại diện tiêu biểu cho một nhà nước mới thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đã xuất phát từ thời điểm tháng Năm năm 1970 để hồi tưởng lại những ngày đầu của nước Việt Nam mới. Đó là thời điểm cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ đang diễn ra vô cùng gay go và ác liệt. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, tương quan thế và lực giữa ta và địch đã khác xưa rất nhiều. Năm 1945, khi nước Việt Nam ta còn chưa có tên trên bản đồ thế giới, khi mà toàn cõi Đông Dương chí "mang một cái tên mơ hồ do bọn thực dân đặt ra: Ấn-độ-chi-na thuộc Pháp", cũng là thời kì mà chủ nghĩa đế quốc "đang làm mưa làm gió". Thế nhưng bây giờ, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã là một nước tự do, độc lập, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam vừa ra đời "lập tức được sự hân hoan chào đón của cả loài người tiến bộ". Vì thế, giờ đây "mỗi hành động kẻ cướp [...] không tránh khỏi bị trừng phạt"; "mọi cách tô son trát phấn" của đế quốc Mĩ với bọn ngụy quyền tay sai ở miền Nam "đều hoài công vô ích". Đoạn văn mở đầu tập hồi kí thể hiện niềm tự hào của Võ Nguyên Giáp trước sự trưởng thành vượt bậc của cách mạng Việt Nam, trước thế đứng vững mạnh và hiên ngang của dân tộc ta trước kẻ thù tàn bạo.
Câu 3. Những khó khăn chồng chất về mọi mặt của nước Việt Nam trong những ngày đầu thành lập được tác giả tái hiện và phân tích một cách khái quát trong đoạn trích.
Khi mới ra đời "nằm giữa bốn bề hùm sói, phải tự dốc sức mình đấu tranh dũng cảm, mưu trí, phải tìm mọi cách để sống còn", nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phải đối đầu với bao gian khó. Chính quyền cách mạng thành lập nhiều ngày vẫn chưa được nước nào công nhận. Bọn tướng lĩnh Tưởng chỉ coi chúng ta là một chính quyền tồn tại trên thực tế, không phải là một chính quyền tồn tại về pháp lí. Những người cách mạng đã qua thời kì ẩn náu, lẩn tránh, về sống với nhân dân nhưng mọi hoạt động của Đảng vẫn phải tiến hành theo phương thức bí mật.Tình hình kinh tế cũng hết sức khó khăn:
Phần lớn ruộng đất ở Bắc Bộ bỏ hoang, lại thêm bão lụt, hạn hán liên miên; các nhà máy thì chưa hoạt động; buôn bán với nước ngoài đình trệ; nạn khan hiếm hàng hoá diễn ra nghiêm trọng. Thêm nữa, tình hình tài chính rất nguy ngập: ta chưa phát hành được đồng tiền mới, trong kho bạc chỉ có một triệu bạc rách lại "đang xuống giá"; ngân hàng Đông Dương của bọn Pháp cố tình gây rối loạn về tiền tệ; lại thêm quân Tưởng tung ra rất nhiều tiền Quan kim làm nhiễu loạn thị trường.
Khó khăn chồng chất khó khăn, đời sống của nhân dân xuống thấp. Nạn thất nghiệp tăng nhanh. Nhiều nơi, đồng bào phải ăn cháo. Lác đác, lại có người chết đói. Dịch tả đã phát sinh. Quân Tưởng vào, đem thêm dịch chấy rận. Hơn thế nữa, ở Nam Bộ, thực dân Pháp lại bắt đầu gây hấn và trở lại xâm lược nước ta.
Tất cả những khó khăn trên đã đặt đất nước trước một tình thế vô cùng nguy cấp, ngàn cân treo sợi tóc, vấn đề đặt ra cấp bách lúc này là phải củng cố và giữ vững chính quyền cách mạng.
Câu 4. Trong hoàn cảnh khó khăn mới thấy hết được vai trò của người cầm lái. Được sự ủng hộ của toàn dân, Đảng và Chính phủ đã có những quyết sách kịp thời, đúng đắn để đưa đất nước vượt qua gian khó. Nhận thức được nhiệm vụ quan trọng hàng đầu lúc đó là phải củng cố và giữ vững chính quyền cách mạng, Đảng và Chính phủ tiến hành giải tán chính quyền cũ song song với đó là xây dựng bộ máy chính quyền mới từ cơ sở đến trung ương; mở rộng khối đoàn kết toàn dân, thực hiện công nông chuyên chính; công bố dự án hiến pháp cho toàn dân đóng góp ý kiến.
Cùng với việc củng cố chính quyền, Đảng và Chính phủ đã thi hành những chính sách tích cực về kinh tế: quyết định địa chủ phải giảm tô 25%, xoá nợ cho nông dân; công nhân ngày làm việc tám giờ và quyền lợi được ấn định rõ ràng; bãi bỏ thuế thân và những thứ thuế vô lí khác,...
Việc học chữ quốc ngữ trở thành bắt buộc và không mất tiền. Thành lập những lớp học buổi tối dành cho thợ thuyền và nông dân, bỏ tiền thi và tiền học ở tất cả các bậc. Để nâng cao tiềm lực tài chính cho nhà nước, Chính phủ kêu gọi sự đóng góp tự nguyện của đồng bào, kêu gọi nhân dân hưởng ứng Quỹ Độc lập, Tuần lễ vàng. Vì thế mà chỉ trong một thời gian ngắn, các tầng lớp nhân dân đã quyên góp được hai mươi triệu đồng và ba trăm bảy mươi ki-lô-gam vàng.
Có thể nói, chính nhờ những quyết sách đúng đắn của Đảng và Chính phủ và sự ủng hộ nhiệt tình của toàn dân mà chính quyền cách mạng non trẻ của ta được giữ vững, đất nước thoát khỏi tình thế ngàn cân treo sợi tóc.
Câu 5. Hình tượng tiêu biểu, gây ấn tượng sâu sắc nhất chính là hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong những ngày đầu của nước Việt Nam mới. Người ta đã nhận thấy ở Bác Hồ hình ảnh tượng trưng cao đẹp nhất của dân, của nước, của cách mạng, của chính quyền mới, chế độ mới.
Nét đẹp sáng ngời nhất trong nhân cách của Bác Hồ là sự toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân, đất nước. Trong hoàn cảnh khó khăn, Bác chỉ rõ muốn củng cố và xây dựng chính quyền cách mạng thì phải "đặc biệt quan tâm đến việc xác định mối quan hệ giữa những người làm việc trong bộ máy chính quyền mới với nhân dân". Theo đó, "các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng là đầy tớ của dân". Với Bác, nếu chính quyền cũ là chính quyền áp bức, bóc lột nhân dân thì chính quyền mới phải thể hiện được tính ưu việt của nó là phục vụ nhân dân. Bác cũng đề ra ba mục tiêu quan trọng ("Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm") và định hướng thực hiện dựa vào lực lượng và tinh thần của nhân dân. Có thể nói tất cả những định hướng, những việc làm của Bác đều tập trung hướng đến mục đích là mang lại hạnh phúc cho dân. Nhận xét về điều này, tác giả hồi kí viết: ""Hạnh phúc cho dân", đó là mục đích của việc giành lấy chính quyền và giữ vững, bảo vệ chính quyền ấy. Đó là lí tưởng của Người. Đó cũng là tấm lòng của Người".
Quan tâm đến việc củng cố và xây dựng đất nước, Bác vẫn không quên nhắc nhở mọi người kiên quyết chống lại những biểu hiện tiêu cực. Bác thẳng thắn chỉ ra khuyết điểm của những người làm việc tại các cơ quan chính quyền như: trái phép, cậy thế, tư túng, kiêu ngạo,... Bác công khai và thẳng thắn thay mặt những người lãnh đạo đất nước nhận trách nhiệm về mình. Có thể nói, đến đây người dân lao động đã nhận thấy rõ nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đúng là nhà nước của mình. Nó đang hằng ngày, hằng giờ bảo vệ quyền lợi và mang lại hạnh phúc cho minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và những phẩm chất, ước vọng cao cả của Người đã đem đến cho nhân dân ta một niềm tin sắt đá, một ý chí vững vàng, một ý thức làm chủ mới mẻ, để từ đó, nhân dân ta đồng sức đồng lòng vượt qua gian khó, giữ vững chính quyền, mưu cầu hạnh phúc.Tác giả đã dành những trang ,viết thể hiện tình cảm kính yêu chân thành đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vai trò, phẩm chất, lí tưởng cao đẹp của Người đã được thể hiện. Nó cho thấy vị trí, tầm vóc của một vĩ nhân trong lịch sử dân tộc: vừa cao cả, vĩ đại vừa gần gũi, yêu thương.
Câu 6. Thông thường người viết hồi kí thường ghi lại những cảm xúc, suy nghĩ, nhận xét, đánh giá của cá nhân. Vì thế, dấu ấn cá nhân của tác phẩm hồi kí thường được thổ hiện rất rõ nét. Thế nhưng trong đoạn trích Những ngày đầu của nước Việt Nam mới, tác giả lại trần thuật mọi sự kiện từ điểm nhìn của một người đại diện cho bộ máy lãnh đạo của Đảng và Chính phủ. Vì thế các sự kiện được kể lại trong tác phẩm có xu hướng được phác hoạ trên những nét lớn, những câu chuyện đọng lại trong tâm trí của nhiều người.
Những cảm nghĩ, nhận xét, đánh giá thường mang tính khách quan, thể hiện những cảm nghĩ chung của những người lãnh đạo Đảng và Chính phủ (ví dụ: "Trong tình hình kinh tế, tài chính khó khăn, Chính phủ làm thế nào có tiền để giải quyết các khoản chi phí cần thiết, nhất là những chi phí to lớn về quốc phòng ?") hoặc tiêu biểu cho cảm nghĩ của số đông dân chúng ("Người dân lao động bình thường đã nhận thấy rõ Nhà nước hôm nay đúng là Nhà nước của mình"). Cách trần thuật này làm cho tác phẩm không phải là cuốn sách tự thuật về cuộc đời của một cá nhân mà trở thành một cuốn biên niên sử của cả dân tộc. Thể hồi kí cũng theo đó mà có một diện mạo mới.