Top 6 Bài soạn "Luyện tập lập luận chứng minh" lớp 7 hay nhất

Bình An 877 0 Báo lỗi

Trong các phương pháp lập luận thường được sử dụng trong văn học thì lập luận chứng minh là cách rất phổ biến giúp chúng ta minh chứng cho tính đúng đắn của ... xem thêm...

  1. Cho đề văn: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn".


    1. Tìm hiểu đề

    - Đề nêu ra một tư tưởng thể hiện bằng các câu tục ngữ và yêu cầu chứng minh điều đó.

    - Câu tục ngữ có ý nghĩa nhắc nhở chúng ta - những thế hệ sau luôn luôn phải ghi nhớ công ơn của thế hệ đi trước.

    - Luận điểm của bài văn không phải là tính đúng đắn của hai câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn" mà là từ xưa đến nay nhân dân ta đã luôn luôn sống theo đạo lí đúng đắn được đúc kết trong hai câu này.

    close


    2. Lập dàn ý

    a. Mở bài:

    + Dân tộc Việt Nam có truyền thống đạo đức tốt đẹp được xây dựng trên nền tảng của tư tưởng nhân nghĩa.

    + Suốt mấy ngàn năm, nhân dân ta nhắc nhở nhau sống theo đạo lí: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.

    b. Thân bài:

    Giải thích: Thế nào là Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người đã tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.

    Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó thể hiện qua hành động, lời ăn tiếng nói hằng ngày:

    * Xưa:

    + Lễ hội: giỗ Quốc Tổ, lễ tế Thần Nông, lễ tịch điền , Tết có lễ tảo mộ, tết thanh minh , tục tết thầy học, tết thầy lang. sau vụ gặt : tết cơm mới ( tế thần và biếu bậc trên , những người tri ân cho mình như bố mẹ, nhạc gia , thầy , ông lang…)

    + Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà…kính nhớ những người đã khuất. Phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc tuổi già..

    + Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hung có công mở nước và giữ nước.

    * Nay

    + 10/3 các nơi vẫn làm lễ giỗ tổ.

    + Các bảo tàng …. Nhắc mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc.

    + 27/7 viếng các nghĩa trang liệt sĩ …

    + Các phong trào đền ơn đáp nghĩa….

    + Các ngày lễ 27/7, 20/11, 8/3, 1/5, giỗ tổ nghề… có ý nghĩa như thế nào?

    + Các thế hệ sau giữ gìn, vun đắp ,phát huy …

    + Đáng trách những kẻ vong ân bội nghĩa…

    c. Kết bài:

    + Lòng biết ơn là tình cảm cao quí , thiêng liêng, là thước đo đạo đức, phẩm chất …

    + Tạo vẻ đẹp tinh thần truyền thống của VN.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Câu 1

    I. TÌM HIỂU CHUNG

    Cho đề văn: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây“, “Uống nước nhớ nguồn“.

    a) Tìm hiểu đề và tìm ý

    b) Lập dàn ý

    c) Viết một số đoạn văn: Mở bài, đoạn chứng minh bằng phân tích lí lẽ, đoạn chứng minh bằng dẫn chứng thực tế, Kết bài.

    2. Thực hành trên lớp

    a) Trình bày dàn ý đã chuẩn bị trước tổ hoặc nhóm theo sự hướng dẫn của thầy, cô giáo

    b) Chú ý tham khảo ý kiến của các bạn, cùng trao đổi về cách lập luận, về các dẫn chứng thực tế

    c) Ghi chép những nhận xét của thầy cô giáo để bổ sung, điều chỉnh dàn ý, lắng nghe các đoạn văn hay so sánh để hoàn thiện phần viết của mình.


    Câu 2

    II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

    1. Để lập dàn ý cho bài văn lập luận chứng minh với đề bài trên, em phải làm các bước với nội dung cụ thể như thế nào?

    Gợi ý:

    - Hai câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn” nói lên điều gì?

    - Chú ý các từ ngữ gợi dẫn trong đề bài để xác định đúng luận điểm cho bài văn: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây“, “Uống nước nhớ nguồn“.

    Luận điểm của bài văn không phải là tính đúng đắn của hai câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây“, “Uống nước nhớ nguồn” mà là từ xưa đến nay nhân dân ta đã luôn luôn sống theo đạo lí đúng đắn được đúc kết trong hai câu này. Việc hiểu ý nghĩa của hai câu tục ngữ là để xác định cái đạo lí mà nhân ta luôn coi trọng ở đây là gì, từ đó mới có thể xác định được các lí lẽ, dẫn chứng cũng như định hướng lập luận cho phù hợp.

    - Phân tích lí lẽ: diễn giải ý nghĩa của hai câu tục ngữ; khẳng định rằng từ xưa đến nay nhân dân ta luôn chứng tỏ đạo lí ấy;

    - Tìm những biểu hiện cụ thể trong thực tế đời sống để chứng minh rằng nhân dân ta luôn “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây“, “Uống nước nhớ nguồn“. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của bài văn. Có thể tham khảo thêm sách báo, hỏi thêm người lớn để có các dẫn chứng thuyết phục. Có thể dẫn các dẫn chứng theo gợi ý sau:

    + Các lễ hội ở đình, chùa nhằm mục đích gì? Hãy kể một số lễ hội mà em biết (Lễ giỗ tổ Hùng Vương chẳng hạn);

    + Các gia đình người Việt Nam có thường hay thờ cúng tổ tiên không? Ngày cúng giỗ trong mỗi gia đình có ý nghĩa gì?

    + Ý nghĩa của các ngày lễ: Ngày Thương binh liệt sĩ, Ngày Nhà giáo Việt Nam, Ngày phụ nữ Việt Nam, Ngày Thầy thuốc Việt Nam…;

    + Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, con em thương binh liệt sĩ được hưởng chế độ ưu tiên,…

    - Có phải các hoạt động trên đã thành nếp sống, thành nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá của người Việt Nam không?

    - Bản thân em có suy nghĩ gì về đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây“, “Uống nước nhớ nguồn“? Em đã làm được những việc gì theo đạo lí ấy và sẽ sống thế nào để thực hiện đạo lí ấy?

    2. Xác định các ý cho từng phần (Mở bài, Thân bài, Kết luận) theo lập luận nhất định. Làm sao vừa đảm bảo được mối quan hệ chặt chẽ giữa các phần, vừa thiết lập được mối quan hệ giữa các đoạn trong phần Thân bài.

    Có thể lập luận theo trình tự thời gian từ xưa đến nay, hoặc theo mức độ từ chung đến riêng, từ rộng đến hẹp của các dẫn chứng.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Cho đề văn: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.

    Chuẩn bị làm văn với đề trên theo các bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết một số đoạn văn, đặc biệt là Mở bài, Kết bài (ghi vào vở bài tập).

    Lời giải:


    1. Tìm hiểu đề và tìm ý

    – Đề nêu ra một tư tưởng thể hiện bằng các câu tục ngữ và yêu cầu chứng minh điều đó.

    – Câu tục ngữ có ý nghĩa nhắc nhở chúng ta – những thế hệ sau luôn luôn phải ghi nhớ công ơn của thế hệ đi trước.

    – Luận điểm của bài văn không phải là tính đúng đắn của hai câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” mà là từ xưa đến nay nhân dân ta đã luôn luôn sống theo đạo lí đúng đắn được đúc kết trong hai câu này.


    2. Lập dàn ý

    a. Mở bài:

    + Dân tộc Việt Nam có truyền thống đạo đức tốt đẹp được xây dựng trên nền tảng của tư tưởng nhân nghĩa.

    + Suốt mấy ngàn năm, nhân dân ta nhắc nhở nhau sống theo đạo lí: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.

    b. Thân bài:

    Giải thích: Thế nào là Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người đã tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.

    Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó thể hiện qua hành động, lời ăn tiếng nói hằng ngày:

    * Ngày xưa:

    + Lễ hội: giỗ Quốc Tổ, lễ tế Thần Nông, lễ tịch điền , Tết có lễ tảo mộ, tết thanh minh , tục tết thầy học, tết thầy lang. sau vụ gặt : tết cơm mới ( tế thần và biếu bậc trên , những người tri ân cho mình như bố mẹ, nhạc gia , thầy , ông lang…)

    + Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà…kính nhớ những người đã khuất. Phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc tuổi già..

    + Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hùng có công mở nước và giữ nước.

    * Ngày nay:

    + 10/3 các nơi vẫn làm lễ giỗ tổ.

    + Các bảo tàng …. Nhắc mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc.

    + 27/7 viếng các nghĩa trang liệt sĩ.…

    + Các phong trào đền ơn đáp nghĩa….

    + Các ngày lễ 27/7, 20/11, 8/3, 1/5, giỗ tổ nghề… có ý nghĩa như thế nào?

    + Các thế hệ sau giữ gìn, vun đắp ,phát huy….

    + Đáng trách những kẻ vong ân bội nghĩa….

    c. Kết bài:

    + Lòng biết ơn là tình cảm cao quý, thiêng liêng, là thước đo đạo đức, phẩm chất.…

    + Tạo vẻ đẹp tinh thần truyền thống của VN.


    3. Viết bài

    * Mở bài: Nước Việt ta với hơn 4000 năm lịch sử dựng nước, giữ nước đã lưu giữ và sống theo hàng ngàn đạo lí nhân sinh.Trong số đó không thể kể đến đạo lí về lòng biết ơn - một đạo lí sống đẹp đẽ được truyền lại qua nhiều câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”.

    * Kết bài: Đạo lí về lòng biết ơn đã trở thành một cách sống đẹp, một nếp sống đẹp mang đậm bản sắc dân tộc. Mỗi chúng ta, những con người Việt Nam đều có quyền tự hào và trách nhiệm phát huy truyền thống ấy.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Cho đề văn: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn".


    I. Hướng dẫn chuẩn bị ở nhà

    1. Chuẩn bị làm văn với đề trên theo các bước:


    * Tìm hiểu đề

    - Đề nêu ra một tư tưởng thể hiện bằng các câu tục ngữ và yêu cầu chứng minh điều đó.

    - Câu tục ngữ có ý nghĩa nhắc nhở chúng ta - những thế hệ sau luôn luôn phải ghi nhớ công ơn của thế hệ đi trước.

    - Luận điểm của bài văn không phải là tính đúng đắn của hai câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn" mà là từ xưa đến nay nhân dân ta đã luôn luôn sống theo đạo lí đúng đắn được đúc kết trong hai câu này.


    * Lập dàn ý

    a. Mở bài:

    + Dân tộc Việt Nam có truyền thống đạo đức tốt đẹp được xây dựng trên nền tảng của tư tưởng nhân nghĩa.

    + Suốt mấy ngàn năm, nhân dân ta nhắc nhở nhau sống theo đạo lí: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.

    b. Thân bài:

    - Giải thích: Thế nào là Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người đã tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.

    - Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó thể hiện qua hành động, lời ăn tiếng nói hằng ngày:

    + Xưa:

    Lễ hội: giỗ Quốc Tổ, lễ tế Thần Nông, lễ tịch điền, Tết có lễ tảo mộ, tết thanh minh, tục tết thầy học, tết thầy lang, sau vụ gặt : tết cơm mới (tế thần và biếu bậc trên, những người tri ân cho mình như bố mẹ, nhạc gia, thầy, ông lang…)
    Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà… kính nhớ những người đã khuất. Phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc tuổi già...
    Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hùng có công mở nước và giữ nước.

    + Nay

    10/3 các nơi vẫn làm lễ giỗ tổ.
    Các bảo tàng,… nhắc mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc.
    27/7 viếng các nghĩa trang liệt sĩ …
    Các phong trào đền ơn đáp nghĩa…
    Các ngày lễ 27/7, 20/11, 8/3, 1/5, giỗ tổ nghề… có ý nghĩa như thế nào?
    Các thế hệ sau giữ gìn, vun đắp, phát huy…
    Đáng trách những kẻ vong ân bội nghĩa…
    c. Kết bài:

    - Lòng biết ơn là tình cảm cao quí, thiêng liêng, là thước đo đạo đức, phẩm chất …

    - Tạo vẻ đẹp tinh thần truyền thống của Việt Nam.


    2. Gợi ý

    a) Đề yêu cầu chứng minh vấn đề: Phải biết ơn những thế hệ đi trước mình hôm nay được thừa hưởng những thành quả của họ.

    - Cả hai câu đều dùng hai hình tượng gợi liên tưởng “quả" và “cây”, “nước” và “nguồn”, vốn có quan hệ nhân quả.

    - Lập luận chứng minh ở đây:

    + Trước hết giải thích ngắn gọn hai câu tục ngữ để hiểu ý cần chứng minh.

    + Sau đó đưa ra các luận điểm phụ và làm sáng tỏ chúng bằng dẫn chứng lí lẽ.

    + Rút ra bài học, đánh giá tình cảm biết ơn thế hệ đi trước.

    b) Đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” là biểu hiện của lòng biết ơn, biểu hiện ân nghĩa thủy chung của con người Việt Nam giàu tình cảm.

    Được thừa hưởng những giá trị vật chất và tinh thần ngày nay, chúng ta phải biết ơn, hướng về nơi xuất phát ấy để tỏ lòng kính trọng và cũng phải hành động để trả phần nào cái ơn đó.

    c) Những biểu hiện:

    - Những lễ hội tưởng nhớ tới tổ tiên:

    + Giỗ Tổ Hùng Vương 10-3 âm lịch

    + Giỗ Tổ Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương.

    + Lễ hội Đống Đa kỉ niệm Quang Trung đại phá quân Thanh.

    - Ngày cúng giỗ trong gia đình có ý nghĩa:

    + Nhớ tới ông bà cha mẹ - những người đã khuất.

    + Nhớ tới công ơn sinh thành, xây đắp vun vén cho gia đình để cho con cháu được thừa hưởng hôm nay.

    + Để cho người đang sống tự nhận ra những gì đã làm tốt và những gì còn thiếu sót trong lúc khấn vái với ông bà tổ tiên.

    - Những ngày kỉ niệm ý nghĩa:

    + Thương binh liệt sĩ: để tưởng nhớ những người đã hi sinh đời mình, hi sinh một phần thân thể của mình vì đất nước, vì hạnh phúc hôm nay.

    + Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh và để cho học trò được biết ơn công lao của thầy, cô

    + Quốc tế Phụ nữ: để xã hội biết đến những người phụ nữ có vai trò lớn lao đối với xã hội, với cuộc sống hôm nay.

    Tất cả những ngày trên là nhắc lại, nhấn mạnh lại ý nghĩa của những câu tục ngữ trên; là hành động phù hợp với truyền thống đạo lí dân tộc.

    d) Đạo lí trên cho em những suy nghĩ sâu sắc về lòng biết ơn là nét đẹp trong nhân cách làm người.

    - Truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

    - Nó cũng luôn cho em tự soi chiếu vào những hành vi hằng ngày; phải biết xấu hổ khi mắc lỗi lầm, biết hạnh phúc hân hoan khi làm được điều tốt.

    - Đạo lí trên nhắc nhở em phải có nghĩa vụ tham gia vào các phong trào “đền ơn đáp nghĩa”.


    II. Thực hành trên lớp

    1. Học sinh tham gia thực hiện các bước làm bài theo hướng dẫn của giáo viên.

    2. Bổ sung, sửa chữa những điều em đã chuẩn bị theo các góp ý của thầy cô và các bạn.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. I. Chuẩn bị ở nhà

    1. Tìm hiểu chung về đề

    Nội dung: một đạo lí sống của ông cha ta ngày xưa về đức tính thuỷ chung và biết ơn

    Phương pháp lập luận chính: chứng minh


    2. Lập dàn ý

    Mở bài:

    Từ xa xưa, lối sống ân nghĩa thủy chung của dân tộc ta là một niềm tự hào của con người Việt Nam. Vì vậy mà ông cha ta muốn truyền lại lối sống ấy cho thế hệ tương lai qua câu tục ngữ:" ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và “ uống nước nhớ nguồn”

    Thân bài:

    Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ, đưa dẫn chứng về lối sống ấy qua bao thời đại

    Kết bài:

    Truyền thống ấy thể hiện lòng biết ơn, thể hiện đạo lí sống ân tình thủy chung. Vậy nên, chúng ta -thế hệ tương lai như chúng ta hãy giữ vững lẽ sống ấy và trở thành những con người tốt đẹp.


    3. Gợi ý:

    a, Đề yêu cầu chứng minh về một tư tưởng đạo lí, về lối sống ân nghĩa thuỷ chung qua hai câu tục ngữ : Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

    Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: Khi hưởng thụ thành quả hay những điều tốt đẹp luôn phải nhớ đến về biết ơn người đã tạo ra nó.
    Uống nước nhớ nguồn: Khi làm gì, tận hưởng điều gì hãy nhớ đến nơi bắt đầu, nơi khởi nguồn của điều đó
    =>Hai câu tục ngữ đều đề cao lối sống biết ơn, ân tình thuỷ chung.

    Yêu cầu lập luận chứng minh ở đây đòi hỏi chúng ta phải nắm vững kiến thức về hai câu tục ngữ này, cắt nghĩa giải thích câu tục ngữ và chứng minh tính đúng đắn của nó qua những dẫn chứng cụ thể và thiết thực nhất.

    b, Diễn giải ý nghĩa của hai câu tục ngữ một cách rõ ràng:

    •Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: Nếu con người muốn có trái thơm quả ngọt để ăn thì chúng ta phải trồng cây, chăm sóc, bón phân và tưới nước hàng ngày, để cây lớn lên và tươi tốt. Và người trồng cây sẽ là người đã đổ mồ hôi sôi nước mắt để chăm bón cây hàng ngày cho đến lúc cây ra quả, để chúng ta được thưởng thức vị ngọt lịm của những trái chín. Qua câu tục ngữ, ông cha ta muốn nhắn nhủ với chúng ta một lối sống ân tình thủy chung, khi ta được sống hạnh phúc sung sướng đừng quên đi những ngày tháng khổ đau vất vả, khi ta tận hưởng bao điều tốt đẹp chớ quên đi người đã tạo ra thành quả đó.

    • Uống nước nhớ nguồn: Uống nước nhớ nguồn là câu tục ngữ được lưu truyền rất nhiều trong dân gian. Khi con người uống những ngụm nước mát lành từ một dòng suối nhỏ, để giải khát, để bớt mệt nhọc, hãy nhớ rằng những dòng suối hay sông không tự nhiên xuất hiện và chảy mà chúng có cội nguồn. Vì vậy, qua câu nói này, ông cha ta muốn nhắn gửi đến chúng ta lối sống ân nghĩa thủy chung

    c, Biểu hiện của đạo lí trên, những biểu hiện tiêu biểu:

    Con người chúng ta được sống trong một xã hội văn minh, tân tiến và hoà bình thì càng phải trân trọng và biết ơn những thế hệ trước đã dùng hết thảy tài năng và sức lực để xây dựng vun đắp những giá trị tốt đẹp cho mai sau

    Hãy nhớ đến những người lính nơi chiến trường đã hy sinh anh dũng vì bờ cõi, lãnh thổ. Ngày nay người ta thường lập ra bia tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ để tưởng nhớ biết ơn những người anh hùng ấy.

    Con cái được lớn lên với một cuộc sống tốt đẹp và tràn ngập tình yêu thương thì phải nhớ đến công ơn dưỡng dục và sinh thành của cha mẹ.

    d, Suy nghĩ của em về đạo lí trên:

    Qua hai câu tục ngữ của ông cha ta từ xưa đã truyền lại cho thế hệ mai sau, ta hiểu được giá trị và ý nghĩa sâu sắc về quan niệm sống, thái độ sống tốt đẹp mà ông cha ta gửi gắm và răn dạy. Hãy sống thuỷ chung, nghĩa tình, sống với lòng biết ơn để từ đó nỗ lực phấn đấu sao cho xứng với công ơn của những người đi trước.


    II Thực hành trên lớp bài luyện tập lập luận chứng minh:

    Học sinh tự làm

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 41 Sách bài tập (SBT) Ngữ Văn 7 tập 2. Trong tiết luyện tập trên lớp, khi được yêu cầu tìm những dẫn chứng chứng tỏ nhân dân Việt Nam xưa nay luôn sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn", có bạn đã nêu ra...


    Bài tập

    1. Trong tiết luyện tập trên lớp, khi được yêu cầu tìm những dẫn chứng chứng tỏ nhân dân Việt Nam xưa nay luôn sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn", có bạn đã nêu ra :

    a) Những câu ca dao như "Công cha như núi Thái Sơn…", những bài hát như Huyền thoại mẹ.

    b) Câu danh ngôn của M.Go-rơ-ki : "Không có mặt trời thì hoa không nở, không có tình yêu thì không có hạnh phúc, không có đàn bà thì không có tình yêu, không có Người mẹ thì cả nhà thơ, cả anh hùng đều không có !".

    Em hãy cho biết : Trong những dẫn chứng được nêu ra đó, dẫn chứng nào đáp ứng được yêu cầu của bài luyện tập ?

    2. Hai bạn HS tranh luận với nhau về cách chứng minh một câu nói của người xưa : "Nếu lúc còn trẻ tuổi không chịu học thì lớn lên liệu có thể làm được việc gì có ích ?". Bạn thứ nhất cho rằng : phải chia phần chứng minh trong Thân bài thành các bước :

    Bước 1 : Chứng minh rằng nếu còn trẻ mà ta lại không chịu học.

    Bước 2 : Chứng minh rằng lớn lên ta sẽ không làm được việc gì.

    Kết luận rút ra : Vì vậy, không nên lơ là học tập lúc còn trẻ.

    Theo em, có thể làm bài theo cách của bạn đó được hay không ? Vì sao ?

    3. Bạn thứ hai lại muốn chứng minh theo một trình tự khác. Trình tự ấy như sau :

    Bước 1 : Chứng minh rằng, từ xưa đã thế và ngày nay lại càng như thế, muốn làm tốt bất cứ việc gì thì con người cũng phải có kiến thức, nghĩa là phải học.

    Bước 2 : Chứng minh rằng tích luỹ kiến thức là công việc dài lâu, vì thế, phải bắt đầu từ khi còn nhỏ tuổi, chứ không thể đợi lúc đã lớn lên.

    Bước 3 : Chứng minh rằng, do đó, những người khi nhỏ tuổi chịu khó học thì lớn lên làm việc rất tốt ; và ngược lại, những người khi còn nhỏ không chịu học thì lớn lên sẽ không làm được việc gì.

    Kết luận rút ra : Vì vậy, không nên lơ là học tập từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

    Em thấy có nên làm bài theo cách này không ? Vì sao ?

    4. Bạn Hùng là người rất chịu khó tìm đọc những đoạn văn chứng minh hay của các bạn HS, đúng theo tinh thần "Học thầy không tày học bạn". Trong một buổi học nhóm, Hùng đưa ra khoe với các bạn một đoạn văn chứng minh mà bạn mới sưu tầm. Đoạn văn đó như sau :

    "Nhưng vì sao công cha lại như núi Thái Sơn và vì sao nghĩa mẹ lại như nước trong nguồn ? Bởi vì cha mẹ là người đã sinh thành ra ta, đã nuôi dưỡng ta, chẳng quản muôn ngàn vất vả. Mẹ đến với ta, với tình yêu như suối nguồn, dịu dàng, ngọt mát, qua những lời ru êm đềm, qua làn gió từ tay Người quạt những đêm hè, qua hơi ấm của tình mẫu tử sưởi lòng ta trong cái giá rét của đêm đông. Còn cha lại đến với đời ta, lớn lao, vững chãi như núi Thái Sơn, để ấp ủ ta trong đôi tay chắc khoẻ của Người. Cha dạy ta điều hay lẽ phải, uốn nắn ta, nâng đỡ ta đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã".

    Có bạn khen đoạn văn ấy viết hay, nhưng hình như không phải một đoạn văn viết theo kiểu chứng minh. Em có đồng ý với ý kiến của bạn đó không ? Hãy nói rõ vì lẽ gì mà em đồng ý (hay không đồng ý).


    Gợi ý làm bài

    Câu 1. Để đáp ứng được yêu cầu của bài luyện tập, các dẫn chứng cần phải thoả mãn các điều kiện dưới đây :

    a) Có nội dung phù hợp với chủ đề của bài tập : nhân dân ta luôn nhớ ơn những người đi trước (tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thầy cô, những người sản xuất và chiến đấu vì quê hương đất nước...) đã khơi nguồn, vun đắp, giữ gìn để làm nên các thành quả cho thế hệ hôm nay được hưởng.

    b) Là các lẽ phải và sự thật đúng đắn, hiển nhiên, được rút ra một cách chân thực, chính xác từ thực tế đời sống, hoặc từ nghệ thuật, văn chương, trong thời xưa và trong cả thời nay.

    c) Là của người Việt, nói về đạo lí sống của người Việt, chứ không phải của bất kì dân tộc nào khác.

    Dựa vào đó, em có thể dễ dàng xác định dẫn chứng nào đáp ứng được, còn dẫn chứng nào không đáp ứng được yêu cầu của bài luyện tập.


    Câu 2. Không nên hiểu máv móc rằng : Các luận điểm trong một bài văn nghị luận nhất thiết phải tương ứng với các vế câu của đề bài. Luận điểm và việc phân chia luận điểm ở bài văn chứng minh chỉ có ý nghĩa khi :

    - Mỗi luận điểm đều có thể chứng minh được.

    - Việc chứng minh phải làm cho luận điểm có sức thuyết phục.

    - Việc phân chia và sắp xếp các luận điểm phải thật sự giúp ích cho việc làm sáng rõ điều phải chứng minh đó (đã được đề bài quy định).

    Bạn HS thứ nhất đã phân chia luận điểm và sắp xếp trình tự của các luận điểm theo đúng trình tự các vế câu của đề bài. Nhưng bạn đó đã không chú ý rằng, theo cách làm ấy, vế câu như : "Nếu lúc trẻ không chịu học" không phải là luận điểm, mà chỉ là một giả thiết, cho nên không thể chứng minh, và nếu có chứng minh được thì việc làm ấy cũng không có ý nghĩa gì. Vì thế, ta không thể làm bài theo cách này.


    Câu 3. Ngược lại, ta có thể và nên làm bài theo cách của bạn thứ hai, vì cách làm ấy đảm bảo được các yêu cầu đã nói ỏ trên.


    Câu 4. Đoạn văn mà bạn Hùng sưu tầm được là đoạn văn được viết ra với mục đích làm cho hiểu rõ vì sao công cha lại như núi Thái Sơn và vì sao nghĩa mẹ lại như nước trong nguồn. Trong khi đó, đoạn văn chứng minh lại được viết nhằm mục đích làm cho ta thấy rõ một nhận định nào đó là đáng tin, là có thật.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy