Top 6 Bài soạn "Chiều tối" của Hồ Chí Minh lớp 11 hay nhất

Bình An 218 0 Báo lỗi

Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại muôn vàn kính yêu của dân tộc ta đồng thời là một nhà văn, nhà thơ lớn với di sản văn học quý giá. Tiêu biểu là tập thơ "Nhật ... xem thêm...

  1. * Bố cục

    - Phần 1 (hai câu đầu): bức tranh thiên nhiên

    - Phần 2 (hai câu cuối): bức tranh đời sống con người


    Câu 1 (trang 41 sgk ngữ văn 11 tập 2):

    - Câu 2 dịch chưa sát nghĩa, cụm từ “cô vân mạn mạn” dịch là trôi nhẹ vẫn không lột tả hết được sự lững lờ của đám mây, cũng như sự cô đơn, lẻ loi của “chòm mây”

    - Câu 3 dịch thừa từ “tối” , dịch từ “thiếu nữ” thành “cô em” không phù hợp với cách nói của Bác

    - Câu 4: dịch thoát ý


    Câu 2 (trang 41 sgk ngữ văn 11 tập 2):

    * Bức tranh thiên nhiên trong hai câu thơ đầu:

    - “Cánh chim mỏi”: chính là cánh chim cổ điển, hình ảnh ước lệ tượng trưng thường xuất hiện trong thơ cổ

    + Cánh chim mỏi gợi lên sự xót xa trong lòng người đọc khi nhà thơ vẫn bị hành trên đường đi đày

    + Hình ảnh chòm mây lơ lửng (cô vân mạn mạn) gợi lên sự lẻ loi đơn độc, có sự đồng điệu giữa nhà thơ với cảnh vật buổi chiều

    → Cảnh thiên nhiên yên bình, nhưng đượm buồn thông qua những hình ảnh đơn lẻ của cánh chim, chòm mây chiều.

    * Cái tình trong thơ:

    + Bức tranh thiên nhiên là bức tranh tâm trạng của Bác, tình yêu thiên nhiên thể hiện qua những quan sát tinh tế của tác giả

    + Thiên nhiên được nhìn qua lăng kính tâm trạng nên thấm đượm màu tâm trạng

    + Tâm hồn của người luôn hướng tới sự sống, tìm về với sự sống

    + Đó là nỗ lực vượt thoát khỏi thực tại tù túng, chật hẹp vươn tới những điều tự do, cao đẹp


    Câu 3 (Trang 42 sgk ngữ văn 11 tập 2):

    Hình ảnh bức tranh đời sống được cảm nhận qua hai câu thơ cuối: cụ thể, sinh động

    - Hình ảnh cô thôn nữ xay ngô tối- hình ảnh con người nổi bật lên giữa trung tâm của bức tranh thiên nhiên

    + Thể hiện Bác quên đi đau khổ của bản thân để hòa nhập, cảm nhận cuộc sống của người dân lao động

    + Tình thương yêu của Người với những người dân nghèo khổ

    + Công việc nặng nhọc của người lao động được biểu hiện qua âm điệu khắc khổ của bài thơ

    + Sự vận động từ bức tranh thiên nhiên sang bức tranh đời sống cũng chính là xu hướng vận động chung của bài thơ

    + Hình ảnh con người trẻ trung, khỏe khoắn, sống động khiến cuộc sống người lao động đáng trân trọng, đáng quý hơn

    + Cấu trúc lặp “ma bao túc” tạo sự nhịp nhàng giữa những vòng quay của công việc, hoạt động xay ngô

    + Không gian được thu hẹp dần, từ trời mây bao la dần thu nhỏ lại, cuối cùng là cảnh bếp lửa hồng

    + Hình ảnh lao động gợi tới ước mơ thầm kín trở về nhà của người chiến sĩ cách mạng đang lưu lạc, xa quê

    + Bài thơ có sự chuyển động, ban đầu là gam màu u tối, về sau là gam màu sáng cho thấy niềm lạc quan yêu đời


    Câu 4 (Trang 42 sgk ngữ văn 11 tập 2):

    - Nghệ thuật tả cảnh của bài thơ vừa có nét cổ điển vừa có nét hiện đại

    + Bài thơ chủ yếu là gợi tả không phải miêu tả, nên có tính cô đọng, hàm súc cao

    + Ngôn ngữ trong bài thơ được sử dụng linh hoạt để tạo tác hình ảnh thơ

    + Biện pháp điệp vòng nhấn mạnh vào chữ “hồng”- nhãn tự của bài thơ, xua đi mệt mỏi của người chiến sĩ tù đày


    LUYỆN TẬP

    Bài 1(trang 42 sgk ngữ văn 11 tập 2):

    - Mạch vận động của bài thơ từ tĩnh đến động, từ u buồn tới vui tươi, bức tranh thiên nhiên chuyển sang bức tranh đời sống

    - Cảm quan của người chiến sĩ cách mạng biểu hiện trong cách nhìn sự sống vận động theo hướng tiến đến những điều tốt đẹp

    - Sự vận động từ đầu đến hai câu sau: từ cảnh vật (cánh chim mỏi, chùm mây đơn lẻ) đến lòng người (từ nỗi buồn đến niềm vui)


    Bài 2 (trang 42 sgk ngữ văn 11 tập 2):

    Hình ảnh tập trung thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh chính là hình ảnh cô gái xay ngô bên bếp lửa hồng

    + Sự sống của con người làm sáng bừng lên sự sống của cảnh vật


    + Con người trở thành trung tâm của bức tranh thiên nhiên, bức tranh sự sống


    + Hình ảnh bếp lửa hồng xua đi những u ám của khung cảnh lạnh lẽo

    + Câu thơ thể hiện niềm lạc quan, yêu đời, tình yêu thương của Người trước cuộc đời, cuộc sống


    Bài 3 (trang 42 sgk ngữ văn 11 tập 2):

    Hai câu thơ của Hoàng Trung Thông thấy được bài thơ trong Nhật kí trong tù của Bác luôn có sự hài hòa chất thép và chất tình

    - Chất thép: tinh thần chiến sĩ chủ động, bình tĩnh trước gian khổ, vượt lên hoàn cảnh bằng niềm lạc quan

    - Chất tình: Tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống dung dị người lao động

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. I. Vài nét về tác phẩm

    a. Tập Nhật kí trong tù

    - Là tập nhật kí bằng thơ được Bác sáng tác trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ từ mùa thu năm 1942 – 1943 tại tỉnh Quảng Tây.

    - Tập thơ gồm 134 bài thơ bằng chữ Hán ghi trong một cuốn sổ tay tên là Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù).

    b, Bài thơ Chiều tối (Mộ) là bài thứ 31 trong tập thơ Nhật kí trong tù (Ngục trung nhật kí).

    Cảm hứng của bài thơ được gợi lên trên đường chuyển lao của Hồ Chí Minh từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối thu năm 1942.

    Bố cục: 2 phần:

    + Phần 1 (2 câu thơ đầu): Bức tranh thiên nhiên nơi núi rừng chiều tối

    + Phần 2 (2 câu thơ cuối): Bức tranh cuộc sống vùng sơn cước


    II. Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1 (trang 42 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

    So sánh bản dịch thơ với bản dịch nghĩa

    - Câu thơ thứ 1: dịch khá sát.

    - Câu thơ thứ 2: dịch chưa hết ý thơ

    + Cô vân: chòm mây cô đơn, lẻ loi.

    → Bản dịch thiếu mất chữ “cô”.

    + Mạn mạn: trôi chầm chậm, uể oải, mệt mỏi

    → Bản dịch “trôi nhẹ” không diễn tả hết ý của câu thơ.

    => Câu thơ thứ 2 bản dịch chưa diễn tả hết được sự mệt mỏi, vất vả của người tù sau một ngày đi đường vất vả.

    Câu thơ thứ 3:

    + Sơn thôn thiếu nữ - dịch cô em xóm núi làm mất đi sắc thái trang trọng của câu thơ.

    + Lặp ma bao túc - bao túc ma hoàn: bản dịch chưa chuyển tải được vòng quay của chiếc cối → nhịp điệu khẩn trương, hối hả.

    + Phiên âm không có chữ “tối” bản dịch đưa ra thêm chữ “tối” không cần thiết.

    - Câu thơ thứ 4: dịch tương đối thoát ý.


    Câu 2 (trang 42 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

    Bức tranh thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trong hai câu thơ đầu

    * Bức tranh thiên nhiên:

    - Không gian: rộng lớn.

    - Thời gian: chiều tối – thời khắc cuối cùng của một ngày → mệt mỏi, cần được nghỉ ngơi.

    - Cảnh vật:

    + Chim mỏi: biểu tượng cho buổi chiều tà → cảm nhận trạng thái bên trong của sự vật.

    + Chòm mây cô đơn đang trôi giữa bầu trời bao la.

    - Nghệ thuật:

    + Sử dụng hình ảnh ước lệ, tượng trưng, bút pháp chấm phá.

    + Nghệ thuật tương phản: tìm về (của cánh chim) >< trôi đi (của tầng mây); rừng (có đích, có nơi chốn) >< tầng không (không có đích, gợi sự vô định).

    → Bức tranh thiên nhiên đẹp, buồn nơi núi rừng.

    * Vẻ đẹp tâm hồn Bác:

    - Yêu thiên nhiên, hòa mình vào thiên nhiên.

    - Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác.


    Câu 3 (trang 42 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

    Bức tranh đời sống qua hai câu thơ cuối

    - Hình ảnh:

    + Thiếu nữ xay ngô: người lao động khỏe khoắn trẻ trung → con người là trung tâm của bức tranh, xuất hiện trong tư thế lao động.

    + Lò than rực hồng: tạo cảm giác ấm áp, xua tan cái lạnh chiều tối.

    → Chữ “hồng” làm bừng sáng bài thơ, tứ thơ vận động từ bóng tối ra ánh sáng → tinh thần lạc quan vượt lên mọi hoàn cảnh.

    - Nghệ thuật:

    + Sử dụng thi pháp cổ điển lấy ánh sáng để tả bóng tối.

    + Điệp từ: ma bao túc – bao túc ma hoàn.

    => Bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối với sự xuất hiện của con người đã khiến cảnh vật trở nên ấm áp, tươi vui. Sự vận động của hình ảnh thơ từ bóng tối hướng ra ánh sáng thể hiện niềm lạc quan, tình yêu cuộc sống của nhà thơ. Dù trong hoàn cảnh nào Người vẫn ung dung, tự tại.


    Câu 4 (trang 42 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

    - Nghệ thuật tả cảnh: Bút pháp gợi tả chân thực, vừa có những nét cổ điển (bút pháp chấm phá, ước lệ) vừa có nét hiện đại (bút pháp tả thực sinh động với những hình ảnh dân dã, đời thường).

    - Ngôn ngữ bài thơ được sử dụng linh hoạt và sáng tạo.


    Luyện tập

    Câu 1 (trang 42 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

    Sự vận động của cảnh vật và tâm trạng nhà thơ trong bài Chiều tối:

    - Vận động từ không gian rộng lớn lạnh lẽo của rừng núi về không gian ấm cúng của cảnh sinh hoạt gia đình.

    - Từ tâm trạng uể oải, mệt mỏi, cô đơn, buồn đến niềm vui, niềm tin yêu vào cuộc sống.

    - Nhân vật trữ tình không hài hòa vào thiên nhiên mà trở thành trung tâm.

    - Sự vận động từ ánh chiều âm u, tăm tối đến ánh lửa hồng, rực rỡ, ấm áp, từ nỗi buồn đến niềm vui.


    Câu 2 (trang 42 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

    Trong bài thơ Chiều tối, hình ảnh đẹp nhất, thể hiện tập trung vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh là hình ảnh cô gái xay ngô tối và bếp lửa hồng: Hình ảnh cô gái xay ngô toát lên vẻ trẻ trung, khỏe khoắn bên ngọn lửa hồng gợi hơi ấm sự sống, chút niềm vui, hạnh phúc.


    Câu 3 (trang 42 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

    Thép và tình trong thơ Hồ Chí Minh (biểu hiện rõ nhất qua tập Nhật kí trong tù):

    - Chất thép chính là cái dũng khí kiên cường, phong thái ung dung tự tại, lạc quan yêu đời.

    - Chất tình là tình cảm dào dạt với thiên nhiên, cuộc sống và con người.

    Trong bài thơ Chiều tối: Thiên nhiên được cảm thụ theo một quan điểm riêng và thể hiện theo một búp pháp riêng. Thiên nhiên trong bài thơ đồng điệu với lòng người. Nó khắc sâu tình yêu quê hương, yêu cuộc sống và khát khao tự do.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. I. Tác giả

    - Tiểu sử:

    + Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890, trong một gia đình yêu nước ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.

    + Học ở trường Quốc học Huế rồi dạy học ở Dục Thanh (Phan Thiết).

    + Sớm có lòng yêu nước, năm 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước

    + Người đã hoạt động cách mạng ở nhiều nước: Pháp, Trung Quốc, Thái Lan…

    + Ngày 3-2-1930, thành lập đảng cộng sản Việt Nam.

    + Năm 1941, trở về nước, lãnh đạo phong trào Cách mạng trong nước

    + Tháng 8-1942, sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam đến tháng 9-1943.

    + Ra tù, Người trở về nước, lãnh đạo phong trào Cách mạng, tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8-1945.

    + Ngày 2-9-1945, đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, giữ chức vụ Chủ tịch nước.

    + Lãnh đạo nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.

    + Hồ Chí Minh từ trần ngày 2-9-1969, tại Hà Nội.

    → Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và nhà cách mạng vĩ đại, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào quốc tế

    - Quan điểm sáng tác:

    + Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng: mỗi nhà văn là một nhà chiến sĩ.

    + Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học

    + Khi cầm bút bao giờ Bác cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.

    - Sự nghiệp sáng tác:

    + Văn chính luận: các bài báo đăng trên báo Nhân đạo, Người cùng khổ, Tuyên ngôn độc lập, Bản án chế độ thực dân Pháp, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi chống Mĩ cứu nước

    + Truyện và kí: truyện ngắn viết bằng tiếng pháp đăng trên các báo ở Pa-ri (Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu), Nhật kí chìm tàu

    + Thơ ca: Nhật kí trong tù, chùm thơ sáng tác ở Việt Bắc và trong kháng chiến chống Pháp (Ca binh lính ca, Ca sợi chỉ...)

    - Phong cách nghệ thuật:

    + Tính đa dạng: Bác viết nhiều thể loại, viết bằng nhiều thứ tiếng và mỗi thể loại đều có những nét độc đáo, hấp dẫn riêng

    Văn chính luận: ngắn gọn, xúc tích, lập luận chặt chẽ, đa dạng về bút pháp.
    Truyện và ký: thể hiện tinh thần chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén.
    Thơ ca: gồm hai loại, mỗi loại có nét phong cách riêng.
    + Tính thống nhất:

    Cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị
    Sử dụng linh hoạt các bút pháp nghệ thuật khác nhau
    Hình tượng nghệ thuật vận động hướng về ánh sáng tương lai


    II. Tác phẩm

    1. Hoàn cảnh xuất xứ

    - Tháng 8-1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh học và phân bố quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Hồ Chí Minh sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của thế giới.

    - Người bị chính quyền Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ tại Quảng Tây. Suốt 13 tháng tù đày nhưng người vẫn giữ vững tinh thần cách mạng, đặc biệt người đã sáng tác tập Nhật kí trong tù.

    + Nhật kí trong tù là tập nhật kí được viết bằng thơ của Hồ Chí Minh được viết khi Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ từ mùa thu năm 1942 – 1943 tại tỉnh Quảng Tây.

    + Tập thơ gồm 134 bài thơ bằng chữ Hán ghi trong một cuốn sổ tay tên là Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù).

    - Chiều tối (Mộ) là bài thơ thứ 31 của tập thơ Nhật Kí trong tù, được Bác sáng tác vào cuối mùa thu năm 1942, trên con đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt đường luật.


    2. Nội dung chính

    - Bài thơ “Chiều tối” cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh.

    3. Bố cục

    Có thể chia bài thơ thành 2 phần:

    - Hai câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối qua cảm nhận của nhà thơ;

    - Hai câu thơ cuối: Bức tranh đời sống con người.


    Đọc - hiểu văn bản

    Câu 1 -Trang 42 SGK

    So sánh bản dịch thơ với bản dịch nghĩa, tìm những chỗ chưa sát với nguyên tác (chú ý câu 2 và câu 3).

    Trả lời:

    Đối chiếu bản dịch thơ với bản dịch nghĩa và nguyên tác:

    - Câu 1 dịch khá sát.

    - Trong câu 2, bản dịch chưa dịch chữ "cô" (cô đơn, lẻ loi) trong "cô vân"; chữ "mạn mạn" dịch "trôi nhẹ" là chưa sát.

    - Câu 3 dịch thơ chưa phù hợp: "Thiếu nữ" dịch là "Cô em" không hợp với cách nói của Bác; thừa chữ "tối" làm mất đi sự hàm súc của câu thơ (không cần nói tối mà vẫn biết trời đã vào đêm - qua hình ảnh lò than rực hồng).

    - Câu 4 dịch tương đối thoát ý.


    Câu 2 -Trang 42 SGK

    Phân tích bức tranh thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trong hai câu thơ đầu.

    Trả lời:

    Bức tranh thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trong 2 câu thơ đầu:

    * Bức tranh thiên nhiên:

    - Thời gian: Chiều tối

    - Không gian: Bầu trời mênh mông

    -> Miêu tả từ xa, tầm nhìn bao quát, rộng lớn.

    - Hình ảnh (nhân hoá), mang tính tượng trưng, ước lệ.

    + Quyện điểu: con chim mỏi

    + Cô vân: chòm mây cô đơn

    + Mạn mạn: chậm chậm, trôi nổi, lững lờ

    => Hai câu thơ đầu đã gợi tả cảnh chiều tối nơi xóm núi mênh mông, cô quạnh. Tâm hồn luôn hướng về đất nước Bác cố gắng đi hết con đường chuyển lao chờ ngày tự do hoạt động cách mạng. Đó chính là tinh thần thép của Bác.


    Câu 3 -Trang 42 SGK

    Bức tranh đời sống được cảm nhận trong hai câu sau như thế nào?

    Trả lời:

    Nếu như trong hai câu thơ đầu, cảnh vật mang nhiều tính ước lệ cổ điển thì hình ảnh ở trong hai câu thơ cuối lại được gợi tả một cách cụ thể, sinh động như một bức tranh hiện thực.

    - Cô em… xay ngô: Cảnh con người lao động đời thường bình dị quen thuộc.

    - “ma bao túc… Bao túc ma hoàn” (lặp): lao động liên tục

    - “Lò than… rực hồng”: ấm cúng và hạnh phúc, trong đó “hồng” là điểm sáng thẫm mĩ, là nhãn tự của bài thơ

    - Ý nghĩa:

    + Gợi cuộc sống sum vầy, ấm áp, làm vợi đi ít nhiều nỗi đau khổ của người đi đày

    + Sự luân chuyển về thời gian: buổi chiều kết thúc, thời gian chuyển sang đêm tối nhưng là đêm tối ấm áp, bừng sáng.

    + Sự vận động từ nỗi buồn đến niềm vui, từ bóng tối đến ánh sáng.

    + Niềm tin, niềm lạc quan.

    => Hai câu cuối tạo nên một nhịp điệu đều và khoẻ khoắn, đó là do sự vắt dòng giữa cụm từ "ma bao túc" ở câu 3 với "bao túc ma hoàn" ở câu 4.

    Sự nối âm liên hoàn, nhịp nhàng như diễn tả cái vòng quay không dứt của động tác xay ngô - qua đó có thể thấy cô gái thật chăm chỉ, cần mẫn với công việc của mình.


    Câu 4 -Trang 42 SGK

    Nhận xét về nghệ thuật tả cảnh và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ.

    Trả lời:

    - Nghệ thuật tả cảnh trong bài thơ vừa có những nét cổ điển (bút pháp chấm phá, ước lệ với những thi liệu cũ) vừa có nét hiện đại (bút pháp tả thực sinh động với những hình ảnh dân dã, đời thường). Bài thơ chủ yếu là gợi tả chứ không phải là miêu tả, vì thế mà có thể cảm nhận tính chất hàm súc của thơ rất cao.

    - Ngôn ngữ trong bài thơ được sử dụng rất linh hoạt và sáng tạo. Một số từ ngữ vừa gợi tả lại vừa gợi cảm (quyện điểu, cô vân). Biện pháp láy âm vắt dòng ở câu 3 và câu 4 tạo nhịp thơ khỏe khoắn. Ngoài ra, bài thơ có những chữ rất quan trọng, có thể làm "sáng" lên cả bài thơ, ví như chữ "hồng" trong câu thơ cuối chẳng hạn.


    Luyện tập

    Câu 1 -Trang 42 SGK

    Nêu cảm nghĩ của anh (chị) về sự vận động của cảnh vật và tâm trạng nhà thơ trong bài Chiều tối.

    Trả lời:

    Cảnh chiều tối, như trên đã nói, thật buồn. Song nó vẫn có điểm sáng gợi một chút tươi vui. Có thể nói trong bức tranh chiều tối này, nổi bật lên một màu rực rỡ, ấy là ánh sáng hồng của lò than soi tỏ hình ảnh một cô gái xóm núi đang xay ngô để chuẩn bị cho bữa cơm chiều. Bản nguyên tác không nói tối mà người đọc vẫn cảm nhận được trời đang chuyển vào đêm, ấy chính là nhờ sự xuất hiện của hình ảnh lò than rực hồng. Lò than tỏa ánh sáng cho cả bài thơ. Nó không thực sự gợi ra niềm vui, nhưng nó gợi ra hơi ấm và một chút nào đó niềm tin.

    Theo lẽ thường, tâm trạng của một người ở vào hoàn cảnh của tác giả thật không thể vui. Thực tế cho thấy, ở hai câu đầu của bài thơ, tâm trạng của nhà thơ cũng vậy - cảnh buồn và lòng người cũng không vui. Vui sao được khi đang phải chịu cảnh tù đày oan ức nơi quê người đất khách. Thế nhưng ở hai câu thơ sau, ánh sáng và niềm vui của con người bỗng hiện lên qua ánh lửa hồng. Cái mệt mỏi, cô quạnh dường như cũng vơi đi. Thế mới biết, ở Bác, niềm vui nỗi buồn luôn gắn liền với cái vui, cái buồn của nhân loại. Thế mới biết, một phần lẽ sống đáng quý của Người, ấy là sự lạc quan.


    Câu 2 -Trang 42 SGK

    Trong bài thơ, hình ảnh nào thể hiện tập trung vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh?

    Trả lời:

    Trong Chiều tối, có thể xem, hình ảnh đẹp nhất, thể hiện tập trung vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh là hình ảnh cô gái xay ngô tối và bếp lửa hồng (Xem lại phần phân tích ở trên). Trung tâm bài thơ chính là con người lao động và ngọn lửa của sự sống.

    Ý nghĩa hình ảnh:

    - Cho thấy tình yêu của Bác với những người dân nghèo. Tâm trạng trên đường chuyển ngục tuy rất mệt mỏi nhưng chỉ cần nhìn thấy những hình ảnh giản dị đã làm Người vui vẻ.

    - Cùng đó cho thấy Bác luôn nhớ đến quê hương, đất nước tình yêu quê bao la như tâm hồn Bác vậy.

    - Hình ảnh ấy đã hướng người đọc từ cảnh mây trời, chim muông trở về với đời sống con người.

    - Con người trong thơ Bác khoẻ khoắn, nó mang lại niềm vui của lao động, của đời thường. Nó làm dịu đi nỗi cô đơn của người đi đường, nhất là người tù đang khao khát tự do. Bác như hoà vào không khí lao động, đồng cảm với nỗi vất vả của người lao động.

    - Cô gái xay ngô và lò than rực hồng gợi tới cảnh gia đình đầm ấm, bộc lộ khát vọng, ước mơ thầm kín của người tù về cuộc sống tự do.


    Câu 3* -Trang 42 SGK

    Trong bài Đọc thơ Bác, Hoàng Trung Thông viết:

    Vần thơ của Bác, vần thơ thép

    Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.

    Điều đó thể hiện trong bài thơ Chiều tối như thế nào?

    Trả lời:

    - Chất thép trong thơ Hồ Chí Minh (biểu hiện rõ nhất trong Nhật kí trong tù) ấy là cái dũng khí kiên cường, phong thái ung dung tự tại, lạc quan yêu đời.

    - Chất tình là tình cảm dào dạt với thiên nhiên, cuộc sống, con người.

    - Bài thơ Chiều tối, trước hết là một bài thơ giàu cảm hứng về vẻ đẹp của thiên nhiên. Thiên nhiên được cảm thụ theo một quan điểm riêng và thể hiện theo một bút pháp riêng. Nhà thơ không coi trọng việc vẽ lại hình xác của cảnh vật mà chỉ muốn ghi lại cái linh hồn của tạo vật bằng những nét chấm phá. Thiên nhiên trong bài thơ là thiên nhiên đồng điệu với lòng người. Nó khắc sâu tình yêu quê hương, yêu cuộc sống và sự khao khát tự do.

    + Nói tới thép trong thơ là khẳng định ý chí, nghị lực và tinh thần lạc quan của người tù cộng sản. Bác bị giải đi suốt từ sáng đến chiều tối. Bụng đói, chân mỏi. Người thấm mệt. Nỗi cô đơn của người tà nơi đất khách quê người, giữa núi rùng hiu quạnh, Bác vui làm sao được. Người gửi tâm trạng ấy qua cánh chim mỏi và chòm mây cô đơn.

    + Song tứ thơ không đóng lại ở đó. Nó vận động, vươn tới hình ảnh khỏe khoắn của "cô em xóm núi" trong lao động. Người đã tìm thấy niềm vui trong lao động, phút chốc quên đi nỗi đày ải của riêng mình. Bác đã chia sẻ và đồng cảm với người lao động, bộc lộ khát khao thầm kín về một cuộc sống tự do.

    + Màu hồng của lò than rực cháy chính là chất thép đã toả sáng trong thơ, là niềm tin và tinh thần lạc quan cách mạng của người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh dù trong bất kì hoàn cảnh nào.

    => Nội dung bài thơ vừa thể hiện, khẳng định chất thép trong tâm hồn người chiến sĩ, vừa khẳng định vẻ đẹp tâm hồn thấm đẫm tình người của một tâm hồn nghệ sĩ. Mặc dù vô cùng gian khổ trên đường từ đày, nhưng qua bức tranh thiên nhiên buổi chiều tối, chúng ta thấy được tâm hồn nhạy cảm, giao hoà với thiên nhiên và sự thư thái về tinh thần của chủ thể trữ tình.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    1. Tác giả

    Hồ Chí Minh (1890 – 1969), tại làng Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.
    Người sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo cha là ông Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan.
    Từ nhỏ Hồ Chí Minh đã thông minh và lớn lên đã được tiếp thu tư tưởng làm cách mạng.
    Sinh ra trong một thời đại đất nước làm nô lệ, Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đường cứu nước và trở thành vị lãnh tụ đầu tiên của nước Việt Nam.
    Bác không chủ tâm làm thơ văn nhưng vì để phục vụ cho cách mạng và yêu thơ văn cho nên Bác đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị.


    2. Tác phẩm

    Bài thơ "Chiều tối" hay mộ là bài thơ thứ 31 của tập "Nhật kí trong tù", bài thơ được lấy cảm hứng khi Bác trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối thu năm 1942.
    "Chiều tối" thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của Bác trong hoàn cảnh tù đày vô cùng cực khổ. Trong hoàn cảnh gian khổ đó, Bác vẫn bình thản làm thơ với những cảnh tượng thiên nhiên trước mắt vô cùng đẹp đẽ, những hình ảnh bình dị của cuộc sống mà trong thơ Bác lại nên thơ đến lạ. Chỉ những con người anh dũng, hiên ngang mới có thể lạc quan trước hoàn cảnh khắc nghiệt như vậy.
    Bài thơ mang đậm sắc thái nghệ thuật cổ điển mà hiện đại, trong đó vừa tả cảnh lại vừa tả tình.


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Câu 1: Trang 42 sgk ngữ văn 11 tập 2

    So sánh bản dịch thơ với bản dịch nghĩa, tìm những chỗ chưa sát với nguyên tác.

    Bài làm:
    So sánh bản dịch thơ với bản dịch nghĩa ta thấy:
    Câu thơ thứ nhất dịch khá sát nguyên tác.
    Câu thơ thứ hai trong bản dịch nghĩa là “chòm mây trôi lững lờ” thì trong bản dịch thơ được dịch là “chòm mây trôi nhẹ” ở đây trong câu thơ dịch chưa sát nguyên tác. Hơn nữa ở nguyên tác còn có từ “cô” cô ở đây là cô đơn, mới chỉ dịch từ “vân”, điều này làm câu thơ chưa thoát ý.
    Câu thơ thứ ba trong bản dịch nghĩa là “Thiếu nữ xóm núi xay ngô” còn trong bản dịch thơ được dịch là “Cô em xóm núi xay ngô tối” thêm chữ tối vào câu thơ làm mất đi tính hàm xúc trong câu, bởi không cần thêm chữ tối thì người nghe vẫn hiểu được là trời tối.
    Câu thơ cuối cùng dịch khá sát nguyên tác.


    Câu 2: Trang 42 sgk ngữ văn 11 tập 2
    Phân tích bức tranh thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trong hai câu thơ đầu.
    Bài làm:
    Cảm hứng thơ đến với Bác thật tự nhiên. Trời về chiều, lại đi giữa nơi đường núi, như một lẽ tự nhiên, người tù ngước lên cao để đón chút ánh sáng cuối cùng của ngày, đó cũng chính là lúc người bắt gặp cánh chim mỏi mệt đang tìm bay về tổ, bắt gặp chùm mây chầm chậm trôi qua lưng trời. Bài thơ không gợi tả màu sắc mà người đọc vẫn cảm thấy rừng núi chiều tối thật âm u, không hề gợi âm thanh mà nghe thật vắng vẻ, quạnh hiu.
    Cánh chim là một hình ảnh tiêu biểu trong thơ văn cổ điển, vừa thể hiện không gian vừa thể hiện thời gian, sau một ngày mệt mỏi chim bay về tổ để nghỉ ngơi cũng như con người sau một ngày lao động vất vả tìm về nhà.
    Chòm mây lúc này dường như cũng đã quá mệt mỏi nên trôi chầm chậm nhẹ nhàng, những đám mây này cũng chính là những đám mây buổi hoàng hôn. Tuy nhiên tiếc rằng câu thơ này được dịch không thoát ý nên không gợi lên được sự cô đơn cho người đọc cảm nhận.
    Ta thấy tất cả các sự vật sau một ngày hoạt động đều như đang rơi dần vào trạng thái nghỉ ngơi (trạng thái tĩnh), duy chỉ có Bác vẫn phải bước đi. Trong tình cảnh tù đầy gian khổ, Bác vẫn lạc quan làm thơ và một lòng hướng đến ngày mai cũng chính là buổi bình minh của nước nhà.


    Câu 3: Trang 42 sgk ngữ văn 11 tập 2
    Bức tranh đời sống được cảm nhận trong hai câu thơ sau như thế nào?
    Bài làm:
    Bức tranh đời sống hiện lên trong hai câu thơ cuối:
    “Cô em xóm núi xay ngô tối

    Xay hết, lò than đã rực hồng”
    Trong hai câu thơ này tác giả miêu tả những hình ảnh quen thuộc trong sinh họat hằng ngày. Đây là những hoạt động của một bản làng đang chuẩn bị cho buổi tối.
    Hình ảnh cô gái xay ngô toát lên vẻ trẻ trung, khoẻ mạnh, sống động. Chính cuộc sống lao động bình dị đó càng trở nên đáng qúy, đáng tôn trọng biết bao giữa núi rừng chiều tối âm u, heo hút - nó đưa lại cho người đi đường lúc chiều hôm chút hơi ấm của sự sống, chút niềm vui hạnh phúc và hạnh phúc trong lao động của con người.
    Hình ảnh “lò than đã rực hồng” báo hiệu buổi chiều đã kết thúc và buổi tối đã bắt đầu. Buổi tối ấy không phải là một buổi tối lạnh lẽo mà là một buổi tối ấm áp bên cạnh gia đình, bên bếp lửa hồng. Từ đó cũng cho thấy tấm lòng người xa quê, dù có gian lao thế nào vẫn hướng về quê hương, đất nước.
    Những hình ảnh giản dị được Bác miêu tả hết sức chân thực, qua đó ta thấy được tình yêu của Bác giành cho những người dân nghèo – một con người dù bản thân hết sức khó khăn nhưng vẫn giành những tình cảm chân quý nhất cho người khác.


    Câu 4: Trang 42 sgk ngữ văn 11 tập 2
    Nhận xét về nghệ thuật tả cảnh và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ.
    Bài làm:
    Nghệ thuật tả cảnh trong bài thơ vừa có những nét cổ điển (bút pháp chấm phá, ước lệ với những thi liệu cũ như hình ảnh: chim, mây,…vốn là thi liệu quen thuộc trong thơ cổ điển) vừa có nét hiện đại (bút pháp tả thực sinh động với những hình ảnh dân dã, đời thường). Bài thơ chủ yếu là gợi tả chứ không phải là miêu tả, vì thế mà có thể cảm nhận tính chất hàm súc của bài thơ rất cao.
    Ngôn ngữ trong bài thơ được sử dụng rất linh hoạt và sáng tạo. Một số từ ngữ vừa gợi tả lại vừa gợi cảm (quyện điểu, cô vân). Biện pháp láy âm vắt dòng ở câu 3 và câu 4 tạo nhịp thơ khoẻ khoắn. Ngoài ra bài thơ có những chữ rất quan trọng, có thể làm "sáng" lên cả bài thơ, ví dụ như chữ "hồng" trong câu thơ cuối.


    LUYỆN TẬP
    Câu 1: Trang 42 sgk ngữ văn 11 tập 2

    Nêu cảm nghĩ của anh (chị) về sự vận động của cảnh vật và tâm trạng của nhà thơ trong bài chiều tối?
    Bài làm:
    Trong bài thơ chiều tối sự vận động của con người và cảnh vật đối lập nhau, nó được thể hiện như sau:

    Ở hai câu thơ đầu tả cảnh thiên nhiên cảnh vật rơi vào trạng thái tĩnh lặng, hình ảnh của cánh chim mỏi của chòm mây lững lờ khiến cho tâm trạng con người cũng hoàn toàn rơi vào trạng thái lẻ loi, buồn tủi.
    Tuy nhiên trong hai câu thơ cuối, với những hình ảnh là bình dị trong cuộc sống sinh hoạt của người dân xóm núi lại cho thấy một khung cảnh tươi vui, đầm ấm với hình ảnh “lò than” rực hồng. Khung cảnh trong hai câu thơ cuối cho thấy tinh thần lạc quan của người chiến sĩ, trong mọi hoàn cảnh đều vui tươi, lạc quan, yêu đời.


    Câu 2: Trang 42 sgk ngữ văn 11 tập 2
    Trong bài thơ, hình ảnh nào thể hiện tập trung vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh?
    Bài làm:
    Hình ảnh thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh trong bài: Hình ảnh thiếu nữ xay ngô tối và hình ảnh bếp lửa hồng
    Ý nghĩa hình ảnh:
    Cho thấy tình yêu của Bác với những người dân nghèo. Tâm trạng trên đường chuyển ngục tuy rất mệt mỏi nhưng chỉ cần nhìn thấy những hình ảnh giản dị đã làm Người vui vẻ.
    Cùng đó cho thấy Bác luôn nhớ đến quê hương, đất nước tình yêu quê bao la như tâm hồn Bác vậy.


    Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh
    Bài làm:

    1. Giá trị nội dung
    Khắc họa sinh động hình ảnh thiên nhiên qua cánh chim và chòm mây cùng với hoạt động của con người miền sơn cước khi màn đêm đang dần dần buông xuống
    Tấm lòng nhân đạo cao cả, luôn luôn hướng tới ánh sáng, sự sống và tương lai của Bác. Đặt trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ, khi đang bị tù đày, gông cùm xiềng xích nhưng tâm hồn của con người ấy vẫn hoàn toàn tự do ta thấy ngời sáng lên vẻ đẹp của người chiến sĩ - nghệ sĩ Hồ Chính Minh. Đó là một tình yêu thiên nhiên, tình thương với những con người cùng khổ trong tâm hồn người thi sĩ và ý chí sắt đá trong suy nghĩ của người chiến sĩ.
    => Bài thơ vừa mang nét đẹp cổ điển, vừa mang nét đẹp hiện đại; là sự kết hợp khéo léo giữa chất thép và chất tình, giữa tinh thần của người thi sĩ và ý chí của người chiến sĩ.

    2. Giá trị nghệ thuật
    Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với những hình ảnh thơ đậm chất cổ điển cùng với bút pháp chấm phá trong cách xây dựng không gian đã khiến cho người đọc hình dung cả khung cảnh thiên nhiên, cuộc sống con người chỉ bằng vài nét vẽ.
    Ngôn ngữ trong bài thơ hàm súc, chân thực nhưng giàu sức gợi, giàu cảm xúc khiến bài thơ không chỉ chân thực mà còn mang cả tâm hồn của con người ấy.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. I. Đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh
    - Hồ Chí Minh (1890 - 1969) xuất thân trong gia đình nhà nho yêu nước
    - Thuở bé học chữ Hán sau đó học chữ quốc ngữ và tiếng Pháp, rất am hiểu văn hóa, văn học phương Đông (Trung Quốc) và văn hóa, văn học phương Tây (Pháp) ⇒ hai dòng phương Đông và Phương Tây quyện chảy trong huyết mạch văn chương.
    - Quá trình hoạt động cách mạng:
    + 1911: ra đi tìm đường cứu nước.
    + 1918 – 1922: hoạt động Cách mạng trên đất Pháp, tích cực viết báo, viết sách tuyên truyền chống chủ nghĩa thực dân và đoàn kết các dân tộc thuộc địa.
    + 1923 – 1941: chủ yếu hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan.
    + 1942-1943: bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt và giam giữ ở các nhà ngục Quảng Tây, Trung Quốc.
    + 2- 9 – 1945: đọc bản Tuyên ngôn độc lập…
    ⇒ Vị lãnh tụ vĩ đại đồng thời là nhà văn, nhà thơ lớn với di sản văn học quí giá.
    - Các tác phẩm chính:
    + văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quí hơn độc lập tự do (1966)…
    + truyện và kí: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành (1923), Những trog lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925)…
    + thơ ca: tập thơ Nhật kí trong tù và nhiều bài thơ sáng tác tại Việt Bắc
    - Phong cách nghệ thuật
    + Hồ Chí Minh xem văn nghệ là hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp Cách mạng
    + Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức
    + Hồ Chí Minh luôn quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thật.
    + Hồ Chí Minh đòi hỏi nhà văn phải chú ý đến hình thức biểu hiện, tránh lối viết cầu kì, xa lạ, nặng nề.

    II. Đôi nét về tác phẩm Chiều tối (Hồ Chí Minh)

    1. Hoàn cảnh sáng tác
    - Bài thơ rút ra từ tập thơ Nhật kí trong tù, tập thơ sáng tác khi tác giả bị chính quyền Tưởng Gới Thạch bắt giam trong suốt 13 tháng
    - Cảm hứng được gợi lên bởi cuộc chuyển lao của Hồ Chí Minh từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo
    2. Bố cục
    - Phần 1 (hai câu đầu): bức tranh thiên nhiên
    - Phần 2 (hai câu cuối): bức tranh đời sống con người
    3. Giá trị nội dung
    - Bài thơ cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh
    4. Giá trị nghệ thuật
    - Bài thơ đậm sắc thái nghệ thuật cổ điển mà hiện đại

    III. Trả lời câu hỏi

    Câu 1:

    Giữa bản dịch thơ với bản dịch nghĩa có những chỗ chưa sát với nguyên tác như:

    - Câu 2: Bản dịch đã bỏ rơi nghĩa cô lẻ của đám mây

    + Cô vân: chòm mây lẻ loi -> Áng mây cô đơn, lẻ loi đang trôi chầm chậm giữa bầu trời cao rộng.

    + Mạn mạn: chậm chậm => sự trôi nổi, lặng lẽ, lững lờ

    Ý cả câu: chòm mây lẻ trôi chậm chậm
    +Bản dịch: Chòm mây trôi nhẹ

    => không diễn tả được vẻ đơn độc và nhịp

    bay chậm chậm của chòm mây

    - Câu 3:

    + Sơn thôn thiếu nữ => dịch: cô em làm mất sự trang trọng của câu thơ Đường, không phù hợp với phong cách nói của Bác

    + Dịch thừa chữ tối (trong nguyên tác không có chữ tối mà vẫn rõ ý tối => nguyên tác hàm súc và kín đáo hơn). Nó làm mất đi vẻ tự nhiên trong sáng tạo của Bác, cũng như mất đi ý vị "ý tại ngôn ngoại", hàm súc của thơ cổ.

    => Bản dịch tuy trôi chảy nhưng làm mất đi sự tự nhiên và sáng tạo trong thơ Bác.


    Câu 2:

    Bức tranh thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trong 2 câu thơ đầu:

    * Bức tranh thiên nhiên:

    - Thời gian: Chiều tối

    - Không gian: Bầu trời mênh mông

    -> Miêu tả từ xa, tầm nhìn bao quát, rộng lớn.

    - Hình ảnh (nhân hoá), mang tính tượng trưng, ước lệ.

    + Quyện điểu: con chim mỏi

    -> Cánh chim sau một ngày rong ruổi, trong giờ khắc của ngày tàn đang về rừng tìm nơi tổ ấm. Không gian êm đềm, tĩnh lặng của tạo vật.

    + Cô vân: chòm mây cô đơn

    -> Chòm mây gợi nên sự bát ngát, mênh mông. Đồng thời đó cũng là áng mây cô đơn, lẻ loi đang trôi chầm chậm giữa bầu trời cao rộng.

    + Mạn mạn: chậm chậm, trôi nổi, lững lờ

    -> Giữa bầu trời mênh mông, cánh chim và chòm mây càng cô đơn lẻ loi. Vẽ theo lối “chấm phá”, vẻ đẹp cổ điển mang phong vị Đường thi.

    => Hai câu thơ đầu đã gợi tả cảnh chiều tối nơi xóm núi mênh mông, cô quạnh. Hai câu thơ mang phong vị cổ điển, chỉ bằng hai nét vẽ, cảnh trời chiều đã hiện lên hết sức sống động. Bút pháp chấm phá như ghi lấy linh hồn tạo vật. Bức tranh thiên nhiên vừa có tính ước lệ vừa có ý nghĩa hiện thực: Tả ngoại cảnh nhưng cũng chính là tâm cảnh.

    * Tâm trạng: 2 câu thơ gợi một nỗi buồn man mác, cô đơn, bâng khuâng của tác giả. Hai câu thơ tả cảnh mà mở ra cả một không gian tâm trạng: cảnh buồn, người buồn.

    - Thiên nhiên ảm đạm và hoang vắng có phần phù hợp với cảnh ngộ của Người. Nhưng qua đó ta lại thấy được một nét nổi bật trong tâm hồn Bác, là trong giờ phút đau khổ, nặng nề, cực nhọc nhất Bác vẫn tha thiết với thiên nhiên và tìm thấy ở thiên nhiên sự đồng cảm.

    - Trong nỗi buồn chiều muộn có một khát vọng tự do ẩn kín trong đôi mắt dõi theo cánh chim lẫn mây giữa bầu trời rộng của Bác. Đó còn là một tâm hồn luôn hướng về đất nước, vì đất nước Bác cô gắng đi hết con đường chuyển lao chờ ngày tự do hoạt động cách mạng. Đó chính là tinh thần thép của Bác.


    Câu 3:

    Bức tranh đời sống trong hai câu cuối:

    - Cô em…xay ngô: Cảnh con người lao động đời thường bình dị quen thuộc

    -> Hình ảnh cô giá xay ngô toát lên vẻ trẻ trung, khoẻ mạnh, đầy sức sống. Con người là trung tâm của bức tranh thiên nhiên.

    - “ma bao túc…Bao túc ma hoàn” (lặp): lao động liên tục

    -> Cần mẫn, chăm chỉ: vòng quay không dứt của động tác xay ngô. Dòng lưu chuyển của thời gian một cách tự nhiên.

    - “Lò than…rực hồng”: ấm cúng và hạnh phúc.

    “hồng” là điểm sáng thẫm mĩ, là nhãn tự của bài thơ

    -> Hình ảnh thơ không tĩnh tại mà hướng đến ánh sáng, sự sống.

    - Ý nghĩa:

    + Gợi cuộc sống sum vầy, ấm áp, làm vợi đi ít nhiều nỗi đau khổ của người đi đày, mang lại niềm vui, sức mạnh, sưởi ấm lòng người tù.

    + Sự luân chuyển về thời gian: buổi chiều kết thúc, thời gian chuyển sang đêm tối nhưng là đêm tối ấm áp, bừng sáng.

    + Sự vận động từ nỗi buồn đến niềm vui, từ bóng tối đến ánh sáng.

    + Niềm tin, niềm lạc quan.


    Câu 4:

    Nghệ thuật tả cảnh và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của bài thơ:

    - Thể thơ tứ tuyệt hàm súc

    - Hình ảnh đậm tính ước lệ, tượng trưng,

    - Bút pháp gợi tả chấm phá, cốt ghi lấy linh hồn của tạo vật, cô động, hàm súc đặc trưng cho lối nghê thuật cổ điển và kết hợp với nét hiện đại: Miêu tả con người như là trung tâm của bức tranh thiên nhiên, mạch thơ vận động hướng về sựsống và ánh sáng, nghệ thuật tả thực sinh động với những hình ảnh dân dã, đời thường đã tạo nên bức tranh thiên nhiên và phong cảnh đặc sắc trong bài thơ, giúp thể hiện rõ hơn tâm trạng của tác giả.

    - Ngôn ngữ trong bài thơ được sử dụng rất linh hoạt và sáng tạo. Một số từ ngữ vừa gợi tả lại vừa gợi cảm: quyện điểu, cô vân. Biện pháp láy âm vắt dòng ở câu 3 và câu 4 tạo nhịp thơ khỏe khoắn. Bài thơ sử dụng những chữ có thể làm "sáng" lên cả bài thơ: chữ "hồng" trong câu thơ.


    LUYỆN TẬP:

    Câu 1:

    - Sự vận động của cảnh vật:

    + Ngòi bút Hồ Chí Minh diễn tả thiên nhiên rất chân thật, tự nhiên. Hình ảnh thiên nhiên trong hai câu thơ đầu lộ ra vẻ ảm đạm và hoang vắng nhưng có phần phù hợp với cảnh ngộ của Người. “Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ” câu thơ đầy tâm trạng. Nhìn cánh chim bay mà nhận ra vẻ uể oải của đôi cánh chim. Chỉ một cái nhìn ta nhận ra con người đó giàu tình cảm biết bao! Có lẽ Bác bị giải đi suốt cả ngày quá mệt mỏi nên dễ đồng cảm với cánh chim “quy lâm” kia. Nhưng nhà thơ không để lộ ra vẻ mệt mỏi của mình mà còn lột tả được nét nổi bật trong tâm hồn Bác, là trong giờ phút đau khổ, nặng nề, cực nhọc nhất Bác vẫn tha thiết với thiên nhiên và tìm thấy ở thiên nhiên sự đồng cảm.

    + Hai câu thơ cuối như lấy lại sự ấp ám bởi hình ảnh thiếu nữ xuất hiện làm xôn xao cả buổi chiều cô quạnh. Lại có sự vận động “ma bao túc” (xay ngô tối) làm cho không khí buổi chiều đượm một chút náo nhiệt, hình ảnh cố giá xay ngô toát lên vẻ trẻ trung, khoẻ mạnh, đầy sức sống. Cảnh chiều tối bỗng dưng có sinh khí. Tuy khổ sở về cảnh ngục tù nhưng không lúc nào Bác không lưu tâm đến những người lao động và những hoạt động thiết thực của họ.

    Sự vận động từ nỗi buồn đến niềm vui, từ bóng tối đến ánh sáng.
    Bài thơ đã tạo nên một hình ảnh Hồ Chí Minh: vượt hoàn cảnh, tâm hồn hướng đến ánh sáng, gắn bó với cuộc đời, con người.


    Câu 2:

    Hình ảnh thể hiện tập trung vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh trong bài có thể nói là hình ảnh cô gái xay ngô tối và bếp lửa hồng. Trung tâm bài thơ chính là con người lao động và ngọn lửa của sự sống. Với một chữ “hồng”, Bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ, làm mất đi sự mỏi mệt, sự uể oải, sự vội vã, sự nặng nề. Nó toát lên vẻ gần gũi, giản dị, trẻ trung, khỏe mạnh, sống động của cuộc sống lao động bình dị.


    Câu 3:

    Nhà thơ Hoàng Trung Thông đã ca ngợi thơ Bác: vừa có chất thép mà vẫn đàm dàn chữ “Tình”. Điều đó được thể hiện rất rõ trong bài thơ “Chiều tối”:

    - Chất thép: Hai câu thơ đầu, Bác đã vẽ nên một bức tranh mang vẻ đẹp cổ điển, tả ít mà gợi nhiều, chỉ hai nét phác họa mà gợi lên hồn cảnh vật. Thiên nhiên ảm đạm và hoang vắng có phần phù hợp với cảnh ngộ của Người. Nhưng qua đó ta lại thấy được một nét nổi bật trong tâm hồn Bác, là trong giờ phút đau khổ, nặng nề, cực nhọc nhất Bác vẫn tha thiết với thiên nhiên và tìm thấy ở thiên nhiên sự đồng cảm. Qua đó, thể hiện bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ. Bởi vì nếu không có ý chí và nghị lực, không có phong thái ung dung tự chủ và sự tự do hoàn toàn về tinh thần thì không thể có những câu thơ cảm nhận thiên nhiên thật sâu sắc và tinh tế như thế trong hoàn cảnh khắc nghiệt của tù đày.

    - Chất tình: Hình ảnh Bác trong bài thơ đã vượt hoàn cảnh, tâm hồn để hướng đến ánh sáng, gắn bó với cuộc đời, con người. Qua đó thấy được tình yêu thiên nhiên, Tổ quốc, yêu cuộc sống bình dị của người lao động. Bài thơ tuy viết về cảnh chiều tối nhưng lại thắp sáng lên trong lòng người đọc một ngọn lửa hồng ấm áp của niềm tin yêu đời.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Câu 1 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

    Giữa bản dịch thơ với bản dịch nghĩa có những chỗ chưa sát với nguyên tác như:

    - Câu 2: Bản dịch thơ đã bỏ rơi nghĩa cô lẻ của đám mây

    => Ý cả câu bản dịch nghĩa là : chòm mây lẻ trôi chậm chậm

    + Bản dịch thơ: Chòm mây trôi nhẹ

    => Không diễn tả được vẻ đơn độc và nhịp bay chậm chậm của chòm mây

    - Câu 3:

    + Sơn thôn thiếu nữ dịch thơ thành cô em làm mất sự trang trọng của câu thơ Đường, không phù hợp với phong cách nói của Bác

    + Dịch thừa chữ tối => Làm lộ ý thơ, làm mất đi hàm súc của thơ cổ.


    Câu 2 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

    Bức tranh thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trong 2 câu thơ đầu:

    * Bức tranh thiên nhiên:

    - Thời gian: Chiều tối

    - Không gian: Bầu trời mênh mông

    -> Miêu tả từ xa, tầm nhìn bao quát, rộng lớn.

    - Hình ảnh (nhân hoá), mang tính tượng trưng, ước lệ.

    + Quyện điểu: con chim mỏi

    + Cô vân: chòm mây cô đơn

    + Mạn mạn: chậm chậm, trôi nổi, lững lờ

    => Không chỉ la bức tranh ngoại cảnh mà còn là bức tranh tâm cảnh. Trong bức tranh thấp thoáng hình ảnh của người tù mỏi mệt, cô đơn như "cánh chim", "chòm mây".

    * Nghệ thuật:

    - Hình ảnh ước lệ, tượng trưng

    - Bút pháp chấm phá

    => Hai câu thơ đầu đã gợi tả cảnh chiều tối nơi xóm núi mênh mông, cô quạnh.

    * Vẻ đẹp tâm hồn Bác:

    - Tình yêu thiên nhiên

    - Niềm lạc quan

    - Bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ


    Câu 3 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

    * Bức tranh đời sống trong hai câu cuối:

    - Cô em…xay ngô: Cảnh con người lao động đời thường bình dị quen thuộc.

    - “ma bao túc…Bao túc ma hoàn” (lặp): lao động liên tục

    - “Lò than…rực hồng”: ấm cúng và hạnh phúc.

    “hồng” là điểm sáng thẫm mĩ, là nhãn tự của bài thơ

    - Ý nghĩa:

    + Gợi cuộc sống sum vầy, ấm áp, làm vợi đi ít nhiều nỗi đau khổ của người đi đày

    + Sự luân chuyển về thời gian: buổi chiều kết thúc, thời gian chuyển sang đêm tối nhưng là đêm tối ấm áp, bừng sáng.

    + Sự vận động từ nỗi buồn đến niềm vui, từ bóng tối đến ánh sáng.

    + Niềm tin, niềm lạc quan.


    Câu 4 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

    * Nghệ thuật tả cảnh và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của bài thơ:

    - Thể thơ tứ tuyệt hàm súc

    - Hình ảnh đậm tính ước lệ, tượng trưng,

    - Bút pháp gợi tả chấm phá, cốt ghi lấy linh hồn của tạo vật, cô động, hàm súc đặc trưng cho lối nghê thuật cổ điển và kết hợp với nét hiện đại

    - Ngôn ngữ trong bài thơ được sử dụng rất linh hoạt và sáng tạo.


    Luyện tập

    Câu 1 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

    - Sự vận động của cảnh vật:

    + Ngòi bút Hồ Chí Minh diễn tả thiên nhiên rất chân thật, tự nhiên.

    + Hình ảnh thiên nhiên trong hai câu thơ đầu lộ ra vẻ ảm đạm và hoang vắng nhưng có phần phù hợp với cảnh ngộ của Người.

    + Hai câu thơ cuối như lấy lại sự ấp ám bởi hình ảnh thiếu nữ xuất hiện làm xôn xao cả buổi chiều cô quạnh. Lại có sự vận động “ma bao túc” (xay ngô tối) làm cho không khí buổi chiều đượm một chút náo nhiệt, hình ảnh cố giá xay ngô toát lên vẻ trẻ trung, khoẻ mạnh, đầy sức sống.

    => Sự vận động từ nỗi buồn đến niềm vui, từ bóng tối đến ánh sáng.


    Câu 2 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

    Hình ảnh thể hiện tập trung vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh trong bài có thể nói là hình ảnh cô gái xay ngô tối và bếp lửa hồng. Trung tâm bài thơ chính là con người lao động và ngọn lửa của sự sống.


    Câu 3 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

    Nhà thơ Hoàng Trung Thông đã ca ngợi thơ Bác: vừa có chất thép mà vẫn đàm dàn chữ “Tình”. Điều đó đươc thể hiện rất rõ trong bài thơ “Chiều tối”:

    - Chất thép: Hai câu thơ đầu, Bác đã vẽ nên một bức tranh mang vẻ đẹp cổ điển, tả ít mà gợi nhiều, chỉ hai nét phác họa mà gợi lên hồn cảnh vật. Thiên nhiên ảm đạm và hoang vắng có phần phù hợp với cảnh ngộ của Người. Nhưng qua đó ta lại thấy được một nét nổi bật trong tâm hồn Bác, là trong giờ phút đau khổ, nặng nề, cực nhọc nhất Bác vẫn tha thiết với thiên nhiên và tìm thấy ở thiên nhiên sự đồng cảm. Qua đó, thể hiện bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ.

    - Chất tình: Hình ảnh Bác trong bài thơ đã vượt hoàn cảnh, tâm hồn để hướng đến ánh sáng, gắn bó với cuộc đời, con người. Qua đó thấy được tình yêu thiên nhiên, Tổ quốc, yêu cuộc sống bình dị của người lao động. Bài thơ tuy viết về cảnh chiều tối nhưng lại thắp sáng lên trong lòng người đọc một ngọn lửa hồng ấm áp của niềm tin yêu đời.


    Bố cục

    Bố cục: (2 phần)

    - Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên

    - Hai câu sau: Bức tranh sinh hoạt


    Nội dung chính

    Chiều tối cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy