Top 6 Bài soạn "Lai tân" của Hồ Chí Minh lớp 11 hay nhất

Bình An 161 0 Báo lỗi

Bài thơ "Lai Tân” là bài thơ thứ 31, trích “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh được sáng tác trong khoảng bốn tháng đầu của thời gian Bác bị giam giữ tại các ... xem thêm...

  1. Bố cục:

    Chia làm 2 phần:

    + Phần 1 (3 câu thơ đầu) thực trạng quan lại ở Lai Tân

    + Phần 2 ( câu cuối): nghịch lý, sự mỉa mai của tác giả với thực trạng đó


    Câu 1 (trang 45 sgk ngữ văn 11 tập 2):

    Bộ máy quan lại ở Lai Tân được miêu tả:

    - Hàng loạt các quan đứng đầu của bộ máy nhà nước được miêu tả chân thực:

    + Ban trưởng nhà lao thường xuyên đánh bạc làm pháp phạm- Người đánh bạc ở ngoài bị bắt vào nhà giam nhưng trưởng ban nhà lao đánh bạc nhiều hơn ai hết

    + Cảnh trưởng tham ăn tiền của phạm nhân bị giải

    + Huyện trưởng chong đèn – đốt đèn bàn không chú ý tới công việc

    Câu 1 và câu 2 tác giả thẳng thắn lên tiếng nói về hiện trạng của những kẻ cầm đầu chính quyền nhưng không có trách nhiệm, không làm đúng chức trách

    → Hình ảnh bộ máy cai trị của chính quyền Tưởng Giới Thạch đều thối nát, mục ruỗng. Quan trên lo hưởng lạc, quan dưới tham nhũng, ăn chơi.


    Câu 2 (trang 45 sgk ngữ văn 11 tập 2):

    Câu thơ cuối đối lập hoàn toàn với 3 câu thơ đầu tiên, bài thơ kết thúc bằng câu thơ cuối nhẹ nhàng

    - Khi bộ máy chính quyền thối nát, lộng hành mà “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”.

    - “Thái bình” chính là nhãn tự, là trục hút châm biếm của cả bài thơ.

    + Tình trạng đó là chuyện bình thường, bản chất của bộ máy cai trị. Chỉ một chữ mà nêu bật lên bản chất dối trá, đại loạn bên trong

    - Lối châm biếm nhẹ nhàng mà sâu cay, có tác dụng lật tẩy bản chất của cả bộ máy chính quyền Lai Tân

    → Đòn đả kích độc đáo, bất ngờ, sâu cay


    Câu 3 (trang 45 sgk ngữ văn 11 tập 2):

    Kết cấu của bài thơ chặt chẽ, logic, tạo bất ngờ:

    - Ba câu đầu để kể sự việc

    - Điểm nhấn mạnh câu thứ tư, nêu bật toàn bộ tư tưởng của bài thơ.

    → Mở ra những ý mỉa mai châm biếm, hướng tới sự thối nát tận cùng của xã hội Tưởng Giới Thạch.

    - Bài thơ in đậm cái bút chấm phá của thơ Đường. Lời thơ ngắn gọn, súc tích nhưng có tính bao quát

    - Chất “thép” của bài thơ nằm ở sức chiến đấu, lời thơ nhẹ nhàng mà sức chiến đấu quyết liệt

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. I. Về tác phẩm

    - Lai Tân là tên một địa danh nơi mà Bác đã trải qua trên con đường từ Thiên Giang đến Liễu Châu thuộc tỉnh Quảng Tây.

    - Bài thơ mang tên địa danh này là bài thứ 97 trong số 134 bài thơ của tập Nhật kí trong tù, nó cho thấy hiện trạng đen tối, thối nát của một xã hội tưởng là yên ấm, tốt lành.

    Bố cục: 2 phần:

    + Phần 1 (3 câu thơ đầu): Thực trạng bộ máy chính quyền Lai Tân

    + Phần 2 (1 câu thơ cuối): Thái độ của tác giả


    II. Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

    Trong ba câu đầu, Hồ Chí Minh vẽ lên ba bộ mặt thật của bộ máy quan lại ở Lai Tân:

    - Lão giám ngục (ban trưởng nhà lao) đánh bạc ngày này qua ngày khác.

    - Viên cảnh sát trưởng: ăn tiền của phạm nhân.

    - Quan huyện: chong đèn hút thuốc phiện.

    => Cả ba người trên đại diện cho pháp luật, bảo vệ công lí nhưng hành vi lại phi pháp. Nhà tù là nơi cải hóa người xấu thành người tốt nhưng với những kẻ cai quản như vật thì không thể làm cho xã hội “thái bình” được.


    Câu 2 (trang 45 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

    Câu thơ cuối là một lời châm biếm, mỉa mai rất sắc sảo. Ba tiếng Thái bình thiên (vẫn thái bình) hạ một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Giọng điệu dửng dưng, nhưng hiệu quả châm biếm thâm thúy, sâu sắc. Cảnh thái bình giả tạo, một xã hội suy đồi đã tồn tại rất lâu ở đất nước này.

    => Bức tranh thu nhỏ của xã hội Trung Quốc mục nát với lũ quan lại tham nhũng, quan liêu.


    Câu 3 (trang 45 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

    Bài thơ có kết cấu đặc biệt; ba câu đầu chỉ đơn thuần kể. Điểm nút của cả bài chính là ở câu thứ tư. Nó làm bật ra toàn bộ tư tưởng của bài.

    Bài thơ in đậm bút pháp chấm phá của thơ Đường, lời thơ ngắn gọn, súc tích.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Câu 1. Trong ba câu đầu bộ máy quan lại ở Lai Tân đã được miêu tả như thế nào? Ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng có làm đúng chức năng của những người đại diện cho pháp luật không ?

    Trả lời:

    Trong ba câu đầu, Hồ Chí Minh vẽ lên ba bộ mặt thật vô cùng sinh động:

    - Lão giám ngục (ban trưởng nhà lao) đánh bạc ngày này qua ngày khác, viên cảnh sát trưởng thì lóc lẻm móc túi tiền của tù nhân và quan huyện thì chong đèn hút thuốc phiện.

    - Ở đâu đánh giặc thì cứ đánh giặc, còn cái trời đất Lai Tân này thì muôn thuở vẫn thế. Ba nhân vật đang hoạt động ráo riết như trong một màn hài kịch câm vậy.

    - Cả ba đang đóng vai một cách nghiêm túc đến vô ý thức dưới gầm trời "thái bình" của Lai Tân - cảnh tượng thu hẹp của cái giang sơn dưới bàn tay nhà họ Tưởng.

    => Câu thơ miêu tả ngắn gọn, khách quan mà sâu sắc, có sức công phá không hề nhỏ vào sự lộn xộn, bát nháo của xã hội Tưởng Giới Thạch.


    Câu 2: Phân tích sắc thái châm biếm, mỉa mai ở câu thơ cuối.

    Trả lời:

    Câu thơ cuối là lời châm biếm, mỉa mai rất sắc sảo.

    - Một chữ "thái bình" mà xâu chuỗi lại bao nhiêu việc làm vốn là chuyện muôn thuở của cái xã hội Trung Quốc còn giai cấp bóc lột thống trị. Chỉ một chữ ấy mà xé toang tất cả sự "thái bình" dối trá nhưng thực sự là đang "đại loạn" từ bên trong của xã hội.

    - Ba câu đầu chỉ là những câu kể việc, nói về hình tượng cũng không có gì đặc biệt lắm nhưng mỗi nhân vật đều có một việc làm khác nhau mà đặc biệt giống nhau về sự thối nát, nhất là lại ở vào cái hoàn cảnh "quốc gia hữu sự".

    - Giặc đang ở ngay trước mắt, thiên hạ đã đại loạn rồi, thế mà bọn quan quân lớn bé đều chỉ lo làm sao vơ vét cho đầy túi. Bác không cần dùng chữ "đại loạn". Bác chỉ nói "thái bình", nói như không: "Trời đất Lai Tân vẫn thái bình".

    => Với câu nói đó (mà nghệ thuật thơ Đường gọi là "cảnh cú"), một câu thơ kêu lên có thể làm rung chuyển những câu thơ khác. Bài thơ vốn phẳng lặng bỗng vang ngân, bỗng giục giã, bỗng gây ra những cảm xúc đặc biệt.


    Câu 3: Nhận xét về kết cấu và bút pháp của bài thơ.

    Trả lời:

    - Về kết cấu: Bài thơ có một cách cấu tứ bất ngờ. Ba câu thơ đầu chỉ thuần kể việc, điểm nút chính là câu thơ thứ tư, nó làm bật ra toàn bộ tư tưởng của bài. Nó làm bung vỡ tất cả cái ý châm biếm, mỉa mai hướng đến sự thối nát đến tận xương tuỷ của cái xã hội Tưởng Giới Thạch.

    - Về bút pháp: Bài thơ in đậm bút pháp chấm phá của thơ Đường với lời thơ ngắn gọn, súc tích. Không cầu kì câu chữ, nhưng có thể nói: chỉ với bốn câu thơ ngắn, nhà thơ đã vẽ nên cái bản chất của cả chế độ xã hội mục nát đến vô cùng. Sức chiến đấu, chất "thép" của bài thơ nhẹ nhàng mà quyết liệt chính là ở đó.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

    1. Về tác giả

    Hồ Chí Minh (1890 – 1969), tại làng Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.Người sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo cha là ông Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan. Từ nhỏ Hồ Chí Minh đã thông minh và lớn lên đã được tiếp thu tư tưởng làm cách mạng.Sinh ra trong một thời đại đất nước làm nô lệ, Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đường cứu nước và trở thành vị lãnh tụ đầu tiên của nước Việt Nam.Bác không chủ tâm làm thơ văn nhưng vì để phục vụ cho cách mạng và yêu thơ văn cho nên Bác đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị.


    2. Tác phẩm: Trong cảnh ngộ tù đày, Hồ Chí Minh đã chứng kiến bao sự thật về xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch. Lai Tân là nơi mà Người đã từng đi qua trên con đường từ Thiên Giang đến Liễu Châu (thuộc tỉnh Quảng Tây). Bài thơ lấy nhan đề chính là tên địa danh này và đây là bài thứ 97 trong số 134 bài của tập thơ Nhật kí trong tù. Bài thơ cho thấy hiện trạng đen tối, thối nát của một xã hội tưởng là yên ấm, tốt lành.


    II - HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

    Câu 1. Trong ba câu đầu, Hồ Chí Minh vẽ lên ba bộ mặt thật vô cùng sinh động. Lão giám ngục (ban trưởng nhà lao) đánh bạc ngày này qua ngày khác; viên cảnh sát trưởng thì lóc lẻm móc túi tiền của tù nhân và quan huyện thì chong đèn hút thuốc phiện, ở đâu đánh giặc thì cứ đánh giặc, còn cái trời đất Lai Tân này thì muôn thuở vẫn thế. Ba nhân vật đang hoạt động ráo riết như trong một màn hài kịch câm vậy, cả ba đang đóng vai một cách nghiêm túc đến vô ý thức dưới gầm trời "thái bình" của Lai Tân - cảnh tượng thu hẹp của cái giang sơn dưới bàn tay nhà họ Tưởng. Câu thơ miêu tả ngắn gọn, khách quan mà sâu sắc, có sức công phá không hề nhỏ vào sự lộn xộn, bát nháo của xã hội Tưởng Giới Thạch.


    Câu 2. Câu thơ cuối là lời châm biếm, mỉa mai rất sắc sảo. Một chữ "thái bình" mà xâu chuỗi lại bao nhiêu việc làm vốn là chuyện muôn thuở của cái xã hội Trung Quốc còn giai cấp bóc lột thống trị. Chỉ một chữ ấy mà xé toang tất cả sự "thái bình" dối trá nhưng thực sự là đang "đại loạn" từ bên trong của xã hội.

    Ba câu đầu chỉ là những câu kể việc, nói về hình tượng cũng không có gì đặc biệt lắm nhưng mỗi nhân vật đều có một việc làm khác nhau mà đặc biệt giống nhau về sự thối nát, nhất là lại ở vào cái hoàn cảnh "quốc gia hữu sự". Người xưa đã nói "quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Giặc đang ở ngay trước mắt, thiên hạ đã đại loạn rồi, thế mà bọn quan quân lớn bé đều chỉ lo làm sao vơ vét cho đầy túi. Bác không cần dùng chữ "đại loạn". Bác chỉ nói "thái bình", nói như không. "Trời đất Lai Tân vẫn thái bình". Với câu nói đó (mà nghệ thuật thơ Đường gọi là "cảnh cú"), một câu thơ kêu lên có thể làm rung chuyển những câu thơ khác. Bài thơ vốn phẳng lặng bỗng vang ngân, bỗng giục giã, bỗng gây ra những cảm xúc đặc biệt.


    Câu 3. Bài thơ có một cách cấu tứ bất ngờ. Như trên đã nói, ba câu thơ đầu chỉ thuần kể việc. Điểm nút chính là câu thơ thứ tư. Nó làm bật ra toàn bộ tư tưởng của bài. Nó làm bung vỡ tất cả cái ý châm biếm, mỉa mai hướng đến sự thối nát đến tận xương tuỷ của cái xã hội Tưởng Giới Thạch.

    Bài thơ cũng in đậm cái bút pháp chấm phá của thơ Đường. Lời thơ ngắn gọn, súc tích. Không cầu kì câu chữ, nhưng có thể nói: chỉ với bốn câu thơ ngắn, nhà thơ đã vẽ nên cái bản chất của cả chế độ xã hội mục nát đến vô cùng. Sức chiến đấu, chất "thép" của bài thơ nhẹ nhàng mà quyết liệt chính là ở đó.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Câu 1: Trong ba câu thơ đầu, bộ máy quan lại Lai Tân được miêu tả như thế nào? Ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng có làm đúng chức năng của những người đại diện cho pháp luật không?

    Trong ba câu thơ đầu, bộ máy quan lại Lai Tân được miêu tả:

    Ban trưởng là người trông nom, cai quản nhà lao thì đồng thời cũng là một chuyên gia đánh bạc. Nhà tù là nơi bắt bớ, giam giữ mọi người vì tội danh đánh bạc thì cuối cùng, chính người đứng đầu nhà lao ấy lại là những người chuyên đánh bạc: “Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc”.

    Cảnh trưởng thì chuyên ăn tiền của phạm nhân, làm giàu từ những đồng tiền của người nghèo. Nếu phạm nhân không đút cho cảnh trưởng thì khả năng những tháng ngày ở tù sẽ chẳng khác địa ngục trần gian là bao: “Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh”.

    Huyện trưởng là người có chức vụ cao nhất ở đây. Mới chỉ đọc qua, người đọc lại lầm tưởng huyện trưởng chăm chỉ, cần mẫn đêm khuya nhưng vẫn chong đèn làm việc. Thực chất, việc thắp đèn của huyện trưởng lại gợi lên những việc làm khuất tất, gian manh hoặc giả là huyện trưởng đang bận bịu với cái bàn thuốc phiện: “Chong đèn, huyện trưởng làm công việc”.

    Cả ba người ban trưởng, cảnh trưởng hay huyện trưởng đều là những người đại diện cho pháp luật, thế nhưng họ không hề làm đúng các công việc của bản thân. Họ đều lợi dụng công việc, chức quyền của mình để kiếm chác lợi lộc, bổng lộc cho bản thân. Họ đại diện cho tầng lớp tham nhũng, ăn chơi, vô trách nhiệm và vô cùng quan liêu.


    Câu 2: Phân tích sắc thái châm biếm, mỉa mai ở câu thơ cuối. (Chú ý: Ba chữ vẫn thái bình có ý nghĩa gì?)

    Sau khi miêu tả công việc và hành động của bộ máy quan lại, tác giả kết lại bằng một câu cuối: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”. Là một câu ngợi ca cảnh thái bình thịnh vượng của Lai Tân song thực chất đây là một câu nói mỉa mai, châm biếm vô cùng sâu cay của tác giả. Thái bình nhưng thực chất là đã thối nát, biến động lắm rồi. Trong bối cảnh xã hội mà chính quyền Tưởng Giới Thạch nắm giữ, hệ thống quan lại luôn đục khoét của cải của người dân, lợi dụng chức quyền địa vị để làm giàu cho chính quyền của mình, họ khiến cho hoàn cảnh xã hội càng thêm mục ruỗng, cảnh phạm tội ngày càng diễn biến phức tạp, nặng nề. Có lẽ rằng chính những cảnh tượng sa đọa ấy đã trở nên quá quen thuộc, thân thiết đến nỗi người ta không còn thấy ngạc nhiên, xa lạ gì với nó nữa. Người ta thấy cảnh tượng này quá đỗi quen thuộc, quá đỗi bình thường đến nỗi coi nó như một sự thái bình, thật là mỉa mai chua xót.


    Câu 3: Nhận xét về kết cấu và bút pháp của nhà thơ

    Bài thơ có kết câu khá đặc biệt. Không giống với lối viết thông thường của bài thơ thất ngôn tứ tuyệt là chia thành hai câu đầu và hai câu cuối hay từng câu một, bài thơ này tác giả lại dành 3 câu đầu tiên để miêu tả cảnh tượng trong nhà lao với những con người và công việc vô cùng đặc biệt. Chỉ đến câu thơ cuối cùng tác giả mới kết lại bằng một câu thơ cuối cùng tổng kết lại cảnh tượng ở Lai Tân. Nhà thơ sử dụng bút pháp kể tả tự nhiên, giọng điệu dửng dưng nhưng thực chất lại đầy chế giễu, mỉa mai. Chỉ bằng một câu thơ cuối cùng nhưng đã bộc lộ rõ thái độ của nhà thơ về sự việc ở Lai Tân. Cách kết cấu này tạo ra một sự logic hợp lí cho toàn bài thơ. Những lập luận nhận định của nhà thơ là có căn cứ xác thực chứ không phải là võ đoán vô căn cứ. Cách kết cấu này cho thấy những những nhìn nhận tinh tế và khéo léo trong truyền đạt của tác giả, cũng chính là một người tù trong chính quyền thực dân.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. I. Tác giả

    - Tiểu sử:
    + Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890, trong một gia đình yêu nước ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
    + Học ở trường Quốc học Huế rồi dạy học ở Dục Thanh (Phan Thiết).
    + Sớm có lòng yêu nước, năm 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước
    + Người đã hoạt động cách mạng ở nhiều nước: Pháp, Trung Quốc, Thái Lan…
    + Ngày 3-2-1930, thành lập đảng cộng sản Việt Nam.
    + Năm 1941, trở về nước, lãnh đạo phong trào Cách mạng trong nước
    + Tháng 8-1942, sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam đến tháng 9-1943.
    + Ra tù, Người trở về nước, lãnh đạo phong trào Cách mạng, tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8-1945.
    + Ngày 2-9-1945, đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, giữ chức vụ Chủ tịch nước.
    + Lãnh đạo nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
    + Hồ Chí Minh từ trần ngày 2-9-1969, tại Hà Nội.
    → Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và nhà cách mạng vĩ đại, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào quốc tế
    - Quan điểm sáng tác:
    + Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng: mỗi nhà văn là một nhà chiến sĩ.
    + Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học
    + Khi cầm bút bao giờ Bác cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.
    - Sự nghiệp sáng tác:
    + Văn chính luận: các bài báo đăng trên báo Nhân đạo, Người cùng khổ, Tuyên ngôn độc lập, Bản án chế độ thực dân Pháp, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi chống Mĩ cứu nước
    + Truyện và kí: truyện ngắn viết bằng tiếng pháp đăng trên các báo ở Pa-ri (Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu), Nhật kí chìm tàu
    + Thơ ca: Nhật kí trong tù, chùm thơ sáng tác ở Việt Bắc và trong kháng chiến chống Pháp (Ca binh lính ca, Ca sợi chỉ...)
    - Phong cách nghệ thuật:
    + Tính đa dạng: Bác viết nhiều thể loại, viết bằng nhiều thứ tiếng và mỗi thể loại đều có những nét độc đáo, hấp dẫn riêng
    Văn chính luận: ngắn gọn, xúc tích, lập luận chặt chẽ, đa dạng về bút pháp.Truyện và ký: thể hiện tinh thần chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén.Thơ ca: gồm hai loại, mỗi loại có nét phong cách riêng.+ Tính thống nhất:
    Cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị

    Sử dụng linh hoạt các bút pháp nghệ thuật khác nhau

    Hình tượng nghệ thuật vận động hướng về ánh sáng tương lai


    II. Tác phẩm
    1. Tìm hiểu chung:
    a. Xuất xứ - Hoàn cảnh sáng tác
    * Về tập thơ "Nhật ký trong tù"
    * Bài thơ "Lai Tân”
    - Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác:
    + Là bài thơ thứ 31, trích “Nhật ký trong tù” Hồ Chí Minh
    + Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác trong khoảng bốn tháng đầu của thời gian HCM bị giam giữ tại các nhà tù của bọn Quốc dân đảng Trung Quốc ở Quảng Tây.
    + Mảng đề tài: Bài thơ thuộc mảng thơ hướng ngoại, nội dung phê phán nhà tù và xã hội Trung Quốc với nghệ thuật châm biếm sắc sảo.
    b. Bố cục: 2 phần
    - Phần 1: (3 câu đầu) là 3 câu tự sự nói về hành vi thường thấy ở 3 viên quan ở Lai Tân.
    - Phần 2: (Câu cuối) là một lời kết luận, một nhận xét, đánh giá của tác giả.

    2. Tìm hiểu chi tiết
    a. Thực trạng thối nát của chính quyền Lại Tân
    - Ba câu thơ đầu là ba nét vẽ rạch ròi chân dung của những kẻ đứng đầu trong bộ máy quản lí nhà tù của Tưởng Giới Thạch ở Lai Tân:
    + Ban trưởng: ngày ngày đánh bạc.
    + Cảnh trưởng: ăn tiền của phạm nhân.
    + Huyện trưởng: chong đèn làm việc công (Việc mờ ám - hút thuốc phiện?)
    => Lần lượt từng tên, hiện ra rõ mồn một, tất cả đều thối nát, đều hoàn toàn vô trách nhiệm. Đó là những kẻ đại diện thực thi, bảo vệ công lí, pháp luật nhưng hành vi lại phi pháp.
    - Nghệ thuật:
    + Lối viết tự sự
    + Giọng điệu thản nhiên, có phần lạnh lùng, mỉa mai.
    => Nhà tù là nơi cải hoá người xấu thành người tốt nhưng với những kẻ cai quản nhà tù như thế kia thì thực chất của loại nhà tù này là gì, đó là điều dễ hiểu. Một kiểu nhà tù như thế với những kẻ cai quản như thế thì làm sao xã hội có thể thái bình thực sự được?
    b. Thái độ châm biếm, mỉa mai của tác giả
    “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”.
    - “Thái bình” là nhãn tự, là trục hút châm biếm của cả bài thơ.
    => Hoá ra tình trạng ấy là chuyện bình thường, chuyện bản chất của guồng máy cai trị nơi đây. “Chỉ một chữ ấy mà xé toang tất cả sự “thái bình” dối trá nhưng thực sự là “đại loạn bên trong”.
    - Nghệ thuật: Không “đao to búa lớn” mà theo như cách dân gian thường nói là “Mát nước thối cỏ”, lối châm biếm nhẹ nhàng, mát mẻ => lật tẩy bản chất của cả bộ máy nhà nước ở Lai Tân.
    => Là một đòn đả kích độc đáo và bất ngờ .
    c. Giá trị nội dung
    - Bài thơ miêu tả thực trạng thối nát của chính quyền Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch và thái độ châm biếm, mỉa mai sâu cay
    d. Giá trị nghệ thuật
    - Ngòi bút miêu tả giản dị, chân thực.
    - Lối viết mỉa mai sâu cay.
    - Bút pháp trào phúng.

    Câu 1. Bộ máy quan lại ở Lai Tân đã được miêu tả trong ba câu thơ đầu :

    “Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc

    Giải người canh trưởng kiếm ăn quanh

    Chong đèn, huyện trưởng làm công việc

    Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”.

    Tác giả nhằm vào những người đứng đầu ở mỗi cương vị của bộ máy nhà nước :Ban trưởng nhà lao thường xuyên đánh bạc (Đánh bạc làm phạm pháp – Người đánh bạc ở ngoài thì bị bắt vào nhà giam nhưng trưởng ban nhà lao lại đánh bạc nhiều hơn ai hết).
    Cảnh trưởng tham lam ăn tiền của phạm nhân bị giải.
    Huyện trưởng chong đèn làm công việc. Nếu theo nghĩa huyện trưởng chăm chỉ làm việc thì cũng ngụ ý mỉa mai bởi lẽ không biết ông làm việc gì mà cấp dưới ăn chơi, ăn chặn quan vẫn không biết. Còn nếu hiểu theo nghĩa chong đèn hút thuốc phiện thì hợp logic phê phán, châm biếm từ câu 1 và câu 2.

    – Ở câu 1 và câu 2 tác giả nói thẳng sự việc, để sự việc tự lên tiếng. Câu 3, thủ pháp châm biếm kín đáo, sâu sắc. Ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng, từ bé đến lớn đều không làm đúng. Chức năng người đại diện cho pháp luật. Từ đó cho thấy bộ máy cai trị của chính quyền Tưởng Giới Thạch từ trên xuống dưới đều hết sức thối nát, xấu xa. Quan trên lo hưởng lạc, quan liêu, vô trách nhiệm. Quan dưới tham nhũng, ăn chơi.


    Câu 2. Sắc thái châm biếm, mỉa mai ở câu thơ cuối : « Trời đất Lai Tân vẫn thái bình ». Nhìn bề ngoài Lai Tân vẫn bình yên, nhưng xét trong mối liên hệ với ba câu đầu thì câu cuối hàm ý mỉa mai : Lai Tân thái bình chỉ là bề ngoài giả tạo. Thực chất bên trong bất ổn, thối nát vô cùng. Sự giả tạo đó đã diễn ra từ lâu, không có gì thay đổi càng nổi bật ý mỉa mai sự trì trệ của bộ máy chính quyền thời Tưởng.


    Câu 3. Nghệ thuật châm biếm, trào phúng đa dạng :

    Đả kích trực tiếp bằng sự việc khách quan (2 câu đầu).
    Hình ảnh mỉa mai kín đáo (2 câu cuối)
    Tóm lại : Đây là một bài thơ hiên thực trào phúng, một bức tranh thu nhỏ của chế độ nhà tù và chế độ xã hội thời Tưởng Giới Thạch (xấu xa, đồi bại, tham nhũng, quan liêu).

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy