Top 6 Bài soạn "Luyện nói về văn miêu tả" lớp 6 hay nhất

Bình An 231 1 Báo lỗi

Miêu tả là một hoạt động không thể thiếu trong đời sống con người, nó giúp đối tượng hiện lên rõ ràng, cụ thể, chi tiết sinh động hơn. Trong văn học: văn miêu ... xem thêm...

  1. Câu 2 (trang 71 sgk ngữ văn 6 tập 2):

    Tả bằng miệng hình ảnh thầy giáo Ha-men

    Mở bài: giới thiệu chung về thầy Ha-men

    + Người yêu nước tha thiết

    + Gắn bó với tiếng Pháp, yêu tiếng mẹ đẻ

    + Là người làm gương giữ tiếng mẹ đẻ

    Thân bài: Miêu tả chi tiết đặc điểm về thầy Ha-men

    - Ngoại hình:

    + Thầy mặc lễ phục đẹp hơn mọi ngày ( áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn màng, chiếc mũ lụa đen thêu.

    - Cử chỉ, hành động:

    + Thầy không đi lại trong lớp với cây thước cắp nách như ngày thường

    + Chốc chốc đang giảng thầy đứng lặng im, đăm đăm nhìn đồ vật quanh mình.

    + Nghe tiếng chuông nhà thờ điểm 12h, tiếng kèn của lính Phổ xâm lược, thầy tái nhợt, nghẹn ngào.

    + Thầy nói nhiều về tiếng Pháp, thầy dạy bằng trái tim yêu nước cháy bỏng và tình yêu tha thiết.

    - Thái độ, lời nói:

    + Thái độ ân cần, âu yếm với học sinh, trò đến muộn, thầy không bộc lộ giận dữ mà chỉ bộc lộ yêu thương, trìu mến

    + Thầy giảng bài trong sự xúc động nghẹn ngào, tuy nhiên thầy vẫn đủ kiên nhẫn dạy tới khi hết chương trình.

    Kết bài:

    Cảm nghĩ của em về thầy Ha-men và tình cảm của em đối với tiếng mẹ đẻ.


    Câu 3 (trang 71 sgk ngữ văn 6 tập 2):

    Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh được tới thăm thầy giáo của mẹ.

    Thân bài: Tả chủ yếu giây phút xúc động khi hai thầy trò gặp lại nhau sau nhiều năm xa cách. Nhấn vào:

    + Sự xúc động, ngỡ ngàng của thầy trong giây phút gặp lại trò cũ

    + Sự thay đổi về ngoại hình của thầy dưới góc nhìn của mẹ

    + Tình cảm, lời nói, cử chỉ ân cần của thầy khi gặp hai mẹ con

    + Tả về sự xúc động của mẹ đối với thầy giáo cũ

    Kết bài: Nêu cảm nghĩ về tình cảm thầy trò và mẹ cũng như về nghề dạy học

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Trả lời câu 1 (trang 71 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Đọc đoạn văn sau đây:

    Xong bài giảng, chuyển sang viết tập. Thầy Ha-men đã chuẩn bị cho ngày hôm đó những tờ mẫu mới tinh, trên có viết bằng “chữ rông” thật đẹp: Pháp, An-dát, Pháp, An-dát. Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp. Ai nấy đều chăm chú hết sức, và cứ im phăng phắc! Chỉ nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy. Có lúc những con bọ dừa bay vào nhưng chẳng ai để ý, ngay cả những trò nhỏ nhất cũng vậy, chúng đang cặm cụi vào vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp… Trên mái nhà trường, chim bồ câu gù thật khẽ […]

    (A. Đô-đê)

    Từ đoạn văn trên, em hãy tả lại bằng miệng quang cảnh lớp học trong Buổi học cuối cùng.

    Lời giải chi tiết:

    Các em tham khảo các ý để luyện nói:

    - Lớp học chuyển sang tiết tập viết

    - Cảnh lớp học:

    + Những tờ mẫu mà thầy Ha- men đã chuấn bị.

    + Những tờ mẫu treo trước buổi học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới xung quanh lớp học.

    - Cảnh tập viết:

    + Học sinh chăm chú viết, im phăng phắc.

    + Tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy

    + Những trò nhỏ cặm cụi vạch những nét sổ.

    + Trên mái trường, chim bồ câu gù thật khẽ ...

    Đoạn văn tham khảo:

    Lớp học chuyển sang giờ tập viết, thầy Ha- men đã chuẩn bị sẵn cho mọi người những mẫu chữ thật đẹp treo trước bàn học như những lá cờ nhỏ “Pháp, An Dát”. Cả lớp ai cũng đều chăm chú hết sức, không gian xung quanh im lặng như tờ. Những học trò nhỏ cặm cụi vạch những nét sổ với tấm lòng yêu mến tiếng Pháp. Trên những mái nhà lớp học, tiếng chim bồ câu gật gù khe khẽ…


    Trả lời câu 2 (trang 71 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Từ truyện buổi học cuối cùng, em hãy tả lại bằng miệng cho các bạn nghe về hình ảnh thầy giáo Ha- men (chú ý làm nổi bật sự khác biệt của thầy).

    Lời giải chi tiết:

    Tham khảo dàn bài sau:

    1. Mở bài: Giới thiệu thầy giáo Ha- men: Yêu nước, yêu tha thiết tiếng nói của dân tộc.

    2. Thân bài:

    - Trang phục trang trọng khác ngày thường: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn màng, chiếc mũ lụa đen thêu.

    - Cử chỉ, hành động:

    + Thầy không đi lại trong lớp với cây thước cắp nách như ngày thường

    + Chốc chốc đang giảng thầy đứng lặng im, đăm đăm nhìn đồ vật quanh mình.

    + Nghe tiếng chuông nhà thờ điểm 12h, tiếng kèn của lính Phổ xâm lược, thầy tái nhợt, nghẹn ngào.

    + Thầy nói nhiều về tiếng Pháp, thầy dạy bằng trái tim yêu nước cháy bỏng và tình yêu tha thiết.

    - Thái độ, lời nói:

    + Thái độ ân cần, âu yếm với học sinh, trò đến muộn, thầy không bộc lộ giận dữ mà chỉ bộc lộ yêu thương, trìu mến

    + Thầy giảng bài trong sự xúc động nghẹn ngào, tuy nhiên thầy vẫn đủ kiên nhẫn dạy tới khi hết chương trình.

    - Hình ảnh đầy xúc động của thầy vào cuối buổi học.

    3. Kết bài: Hình ảnh đáng khâm phục và đáng kính trọng cùa thầy khiến chúng ta cảm động,...


    Trả lời câu 3 (trang 71 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Lập dàn ý cho đề văn: Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, em theo mẹ đến chúc mừng thầy giáo cũ của mẹ, nay đã nghỉ hưu. Em hãy tả lại hình ảnh thầy giáo trong phút giây xúc động gặp lại người học trò của mình sau nhiều năm xa cách.

    Lời giải chi tiết:

    Tham khảo dàn ý:

    1. Mở bài: Nhân ngày 20-11 em theo mẹ đến chúc mừng thầy giáo cũ của mẹ.

    2. Thân bài:

    + Thầy thực sự vui mừng, khuôn mặt rạng rỡ.

    + Sự thay đổi về ngoại hình của thầy: khuôn mặt, làn da, mái tóc,...

    + Nỗi vui mừng lắng lại trong tình thầy trò sâu nặng khi thầy cùng mẹ ôn những kí niệm xưa.

    + Niềm tin ánh lên trong đôi mắt của thầy khi thầy tiễn hai mẹ con ra về ...

    3. Kết bài: Em nhớ mãi hình ảnh thầy giáo đáng kính của mẹ và mơ ước sau mình cũng trở thành cô (thầy) giáo.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

    Trong văn miêu tả có: tả cảnh và tả người

    1. Tả cảnh:

    Xác định được đối tượng miêu tả;
    Quan sát, lựa chịn được hình ảnh tiêu biểu;
    Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.
    2. Tả người:

    Xác định được đối tượng cần tả (tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc);
    Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu ;
    Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự.


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Câu 1: Trang 71 sgk ngữ văn 6 tập 2

    Đọc đoạn văn sau đây:

    Xong bài giảng, chuyển sang viết tập. Thầy Ha-men đã chuẩn bị cho ngày hôm đó những tờ mẫu mới tinh, trên có viết bằng "chữ rông" thật đẹp: Pháp, An-dát, Pháp, An-dát. Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp. Ai nấy đều chăm chú hết sức, và cứ im phăng phắc! Chỉ nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy. Có lúc những con bọ dừa bay vào nhưng chẳng ai để ý, ngay cả những trò nhỏ nhất cũng vậy, chúng đang cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp... Trên mái nhà trường, chim bồ câu gù thật khẽ [...]

    (A. Đô-đê)

    Từ đoạn văn trên, em hãy tả lại bằng miệng quang cảnh lớp học trong Buổi học cuối cùng.

    Bài làm:
    Bài văn tham khảo:

    Một ngày thứ sau mát mẻ, bầu trời quang đãng với những đám may trắng bồng bềnh. Những chiếc lá úa vàng cùng những cánh phượng đỏ rơi rải rác trên sân trường. Hôm nay là ngày cuối cùng của năm học.

    Chúng tôi đến trường với tâm trạng vừa vui lẫn buồn. Vui vì lại có được những tháng ngày dài nghỉ hè, được đi đây đó cùng bố mẹ nhưng lại buồn vì phải chia tay những đứa bạn thân, thầy cô giáo và cả bác bảo vệ thân yêu.

    Mọi người không hẹn lại cùng nhau mang theo đồ ăn đến lớp. Đứa thì mang mấy quả ổi sau vườn, bạn thì mang theo mấy gói kẹo nhỏ, cái Mai lấy từ trong cặp sách túi thạch rau câu còn tôi mang thêm một vài chiếc bánh ngọt mẹ mới làm. Không ai bảo ai mà cùng để đồ ăn đến cuối giờ học.

    Từng tiết học dường như trôi qua rất nhanh. Đầu tiên là tiết Tiếng Anh của thầy Tuấn. Hôm nay thầy cho chúng tôi hát những bài tiếng anh nhẹ nhàng, chơi trò chơi bằng tiếng anh. Cả tiết học của thầy rất thoải mái và vui vẻ. Tiết học tiếp theo là môn học mà bạn nào cũng yêu thích: môn thể dục. Cô Hoa thể dục bảo chúng tôi chạy một vòng quanh sân, tập một vài động tác cơ bản, rồi cả lớp quây quần quanh cô trò chuyện. Tiết học thể dục trôi qua nhanh thế. Nghỉ giải lao năm phút, cả lớp bắt đầu tiết toán của thầy Cường chủ nhiệm. Thầy dạy chúng tôi những bài tổng hợp cuối cùng, nhắc nhở cả lớp những sai sót thường mắc phải, những lỗi mà học sinh rất hay quên. Rồi đến tiết sinh hoạt cuối tuần, cả lớp không ai rời khỏi chỗ ngồi, Thầy giáo cũng ngồi trên bục giảng. Không khí trong lớp yên lặng, bên ngoài tiếng các bạn hò hét với nhau. Rồi thầy lên tiếng:

    -Hôm nay là buổi học cuối cùng chắc chắn bạn nào cũng biết nhỉ. Thầy rất vui vì những năm vừa qua được chứng kiến cả lớp mình từng bước lớn lên. Cảm ơn tất cả các em đã cho thầy những kỉ niệm vui vẻ. Mong các em lên lớp mới, học ở môi trường mới có thể phát triển tốt hơn, gặp được những người bạn mới cũng đừng quên các bạn trong lớp nhé. Đến giờ chia tay không nên buồn, phải thật vui để tiếp theo mình còn liên hoan chứ.

    Nhìn nụ cười ấm áp của thầy, lòng tôi thắt lại, nỗi buồn chợt trào dâng, tôi lại khóc. Tôi nhớ lại những lúc cả lớp phạm sai lầm làm thầy phải gánh hậu quả, nhớ khi có dịp lễ cùng nhau đến nhà thầy phá cỗ,... thời gian ấy đáng nhớ làm sao. Gạt đi những giọt nước mắt buồn bã, tôi nhìn lên bục giảng quan sát thầy nói chuyện với các bạn. Thầy già hơn so với 4 năm trước, cái lúc chập chững bước lên lớp một, tôi nhớ thầy vui vẻ dắt tay bọn tôi vào lớp. Nụ cười ấm áp, hiền lành ấy vẫn còn đây nhưng bây giờ trên khuôn mặt ấy xuất hiện một vài nếp nhăn nhỏ. Rồi cả lớp lấy đồ ăn, đồ uống ra mời thầy, mời mọi người.

    Thế là buổi học cuối cùng lại kết thúc như vậy. Nhưng không phải vì buổi học cuối cùng mà cả thầy, cả lớp lại không thể gặp được nhau. Chúng tôi vẫn sẽ liên lạc với nhau, những lúc rảnh rỗi sẽ cùng nhau đi chơi, đi ăn, đến nhà thầy đạp phá như ngày nào. Buổi học cuối cùng là ngày kỉ niệm đáng nhớ của đám học trò chúng tôi.


    Câu 2: Trang 71 sgk ngữ văn 6 tập 2
    Từ truyện Buổi học cuối cùng, em hãy tả lại bằng miệng cho các bạn nghe hình ảnh thầy giáo Ha-men (chú ý làm nổi bật sự khác biệt của thầy so với buổi học thường ngày).
    Hãy nói cho các bạn nghe về điều đó theo gợi ý sau:
    a) Thầy ha-men trong buổi học cuối cùng là một người thầy như thế nào?
    b) Hôm đó thầy mặc có gì khác với mọi ngày lên lớp bình thường?
    c) Giọng nói của thầy ra sao? Cử chỉ và thái độ của thầy như thế nào khi phrăng đên muộn và không thuộc bài?
    d) Nét mặt , lời nói và hành động của thầy vào cuối buổi học như thế nào?
    Chú ý: Cần xem lại văn bản Buổi học cuối cùng, liệt kê nội dung trả lời của các câu hỏi trên sau đó phát biểu theo các nội dung đã chuẩn bị. Chỉ ghi vắn tắt các ý và các chi tiết (gạch đầu dòng), tránh viết thành văn để đọc theo.

    Bài làm:
    Hướng dẫn trả lời câu hỏi:
    a) Thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng rất hiền từ, nhẹ nhàng với học sinh từ thái độ, lời nói, cử chỉ đến hành động, một số cử chỉ, hành động khác hẳn ngày thường.
    b) Trang phục:
    Thầy vận y phục đẹp khác hẳn so với những ngày bình thường.
    Thầy mặc chiếc áo rơ–đanh–gốt mà xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng cho những hôm nào có thanh tra hoặc phát thưởng.
    c) Lời nói: Thấy trò đến lớp muộn, thầy không giận dữ mà bộc lộ rõ cử chỉ yêu thương, trìu mến.
    Thái độ: ân cần, âu yếm, vị tha đối với học sinh.
    Cử chỉ:
    Không giống với những giờ học bình thường: "đi đi lại lại với cây thước sắt cặt dưới nách" mà hôm nay "trong lúc giảng bài, chốc chốc thầy lại đứng lặng im, mắt đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy"... thầy thấy tan nát lòng vì chỉ ngày mai thôi, thầy phải từ gãi tất cả những vật ấy, những khung cảnh ấy.
    Nghe tiếng chuông đồng hồ nhà thờ điểm 12 giờ và tiếng kèn của bọn lính phổ xâm lước, người thầy Ha-men tái nhợt, thầy nghẹn ngào không nói được thành lời.
    Việc làm của thầy trong buổi học cũng lạ hơn so với ngày thường: thầy để cho các dân làng vào dự lớp.
    d) Buổi lên lớp cuối cùng này, thầy nói nhiều về tiếng Pháp, thầy dạy bằng tất cả trái tim yêu nước cháy bỏng và tình yêu tha thiết vô bờ đối với tiếng mẹ đẻ. Bởi thế, giờ học có sức tác động lớn đến tâm hồn trẻ thơ. "Hôm nay ... hết sức chú ý". Thầy giảng giải "Khi một dân tộc ... chốn lao tù". "Tất cả những điều thầy nói ... kiên nhẫn giảng giải đến thế".
    Hành động cuối cùng trong buổi học của thầy: "cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM !" là hành động biểu hiện tập trung nhất lòng yêu nước, yêu tiếng mẹ đẻ của thầy.


    Bài nói tham khảo:
    Vào một buổi sáng ấm áp, trong trẻo, ven rừng vẳng lên tiếng chim hót thánh thót khi gần khi xa, người dân Pháp bàng hoàng trước lệnh từ Béc-lin truyền xuống: các trường học vùng An-dát và Lo-ren của Pháp buộc phải chuyển sang học tiếng Đức (do nước Pháp bị thất thủ trong trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ). Thầy Ha-men - một giáo viên dạy Pháp văn, gần như cả đời gắn bó với miền quê An-dát đã dạy buổi học cuối cùng cho học sinh thân yêu trước lúc rời khỏi xứ sở này mãi mãi.

    Có rất nhiều người làng đến dự buổi học ấy, trong đó có cả những cụ già cao tuổi như cụ Hô-de. Bằng sự thành kính, họ muốn tạ ơn người thầy đã bốn mươi năm tận tụy đem ánh sáng tri thức đến cho con em mình.

    Hôm ấy, thầy vận chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, viền lá sen gấp nếp mịn và cái mũ lụa đen thêu. (Thầy chỉ mặc bộ lễ phục này vào những dịp long trọng như khi đón quan thanh tra hay phát phần thưởng cho học sinh). Mặc nó vào giờ phút ấy, thầy đã bộc lộ sự tôn vinh buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp một cách cảm động.

    Thái độ của thầy với học sinh cũng khác với mọi ngày. Bình thường, thầy nổi tiếng nghiêm khắc. Không bao giờ thầy nhân nhượng với những học trò biếng lười, thích trốn học câu cá, bắn chim. Do đó, với cậu học sinh cá biệt như Phrăng, cây thước sắt khủng khiếp mà thầy kẹp dưới nách đã thành nỗi ám ảnh. Đi học muộn, Phrăng đã sợ hãi nghĩ đến lúc bị thầy quở mắng, bị kiểm tra bài cũ và bị vụt bằng thước kẻ. Nhưng, hôm nay, thay vì giận dữ, thầy lại dịu dàng giục cậu vào lớp. Nhìn mọi người bằng đôi mắt xanh buồn sâu thẳm, thầy xúc động nói:

    - Đây là lần cuối cùng thầy dạy các con... Kẻ thù xâm lược buộc chúng ta phải học bằng thứ tiếng của chúng. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Thầy mong các con hết sức chú ý.

    Phrăng choáng váng khi nghe thầy nói vậy. Cậu giận mình đã ham chơi hơn ham học để đến nỗi mới biết viết tập toạng. Đáng trách hơn nữa là trong buổi học này, cậu còn không đọc được trót lọt các quy tắc về phân từ. Thầy Ha-men đã không quở mắng cậu như mọi lần. Thầy chỉ ra những lầm lỗi của tất cả mọi người trong việc lần nữa, không tích cực học tiếng Pháp nên bây giờ vẫn không nắm vững ngôn ngữ của chính dân tộc mình. Thầy đau đớn thốt lên:

    Ôi! Tai hoạ lớn của xứ An-dát chúng ta là bao giờ cũng hoãn việc học đến ngày mai. Giờ đây, kẻ thù của dân tộc có quyền bảo chúng ta rằng: “Thế nào! Các người tự nhận là dân Pháp, vậy mà các người chẳng biết đọc, biết viết tiếng của các người!”...

    Trước lúc ra đi, thầy đã truyền tất cả tâm hồn và trí tuệ của mình vào bài học cuối cùng, kiên nhẫn giảng giải cho mọi người hiểu được điều kì diệu của ngôn ngữ dân tộc. Thầy khẳng định: Tiếng Pháp là thứ tiếng hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất. Mọi người phải bảo vệ nó, đừng bao giờ được phép quên lãng. Bởi, khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù!

    Hôm ấy, Phrăng bỗng thấy bài giảng của thầy sao mà giản dị và dễ hiểu đến thế. Với tất cả nhiệt tình sôi sục, thầy Ha-men muốn truyền thụ ngay một lúc, toàn bộ tri thức của mình vào đầu óc non nớt của học trò, bởi đây là cơ hội cuôì cùng thầy dạy cho chúng những tri thức ngôn ngữ thiêng liêng của dân tộc.

    Trong giờ viết tập, thầy đã chuẩn bị sẵn những tờ mẫu mới tinh trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới, trên có viết các từ Pháp, An-dát bằng chữ trông thật đẹp. Qua đó, thầy muốn khắc ghi trong tâm tưởng mọi người một chân lí: An-dát vẫn mãi mãi thuộc về nước Pháp, như máu chảy về tim, bất chấp ý muốn ngạo ngược của kẻ thù! Cả lớp im phăng phắc, chăm chú tập viết. Chỉ còn nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt, tiếng bồ câu gù thật khẽ trên mái nhà. Ai nấy đều nhận ra ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng nói dân tộc.

    Khi học trò tập viết, thầy Ha-men thầy đăm đăm nhìn ngắm những đồ vật thân thuộc đã gắn bó với thầy suốt bốn mươi năm dạy học. Qua ánh mắt đau đáu ấy, thầy muốn mang theo hình ảnh thân thương của ngôi trường, của các học trò trong suốt phần đời còn lại. Trái tim thầy tan nát khi phải rời xa mái trường thân yêu, xa đám học trò nhiều phen khiến thầy phải phiền lòng nhưng chúng đã là tất cả cuộc đời thầy. Đau lòng nhưng thầy vẫn đủ can đảm để dạy cho đến phút cuối cùng. Khi chuông đồng hồ điểm 12 giờ, thầy đứng lặng trên bục giảng, người tái nhợt, tấm lưng của thầy bỗng còng hẳn xuống bởi một gánh nặng vô hình nào đó. Thầy nghẹn ngào nói không hết câu chào từ biệt. Bất ngờ, thầy quay về phía bảng, lấy hết sức bình sinh, viết thật to dòng khẩu hiệu: “Nước Pháp muôn năm!”.

    Thực sự nước Pháp, cũng như các quốc gia khác trên thế giới đã thành bất tử trong tâm hồn của bao thế hệ học trò nhờ sự truyền giảng nhiệt thành về tình yêu Tổ quốc, yêu ngôn ngữ dân tộc của những người thầy đáng kính, giàu tâm huyết như thầy giáo Ha-men trong tác phẩm của nhà văn A. Đô-đê.


    Câu 3 *: Trang 71 SGK ngữ văn 6 tập 2
    Cho đề văn sau đây: Nhân ngày nhà giáo việt nam , em theo mẹ đến chúc mừng thầy giáo cũ của mẹ , nay đã nghỉ hưu . em hãy tả lại hình ảnh thầy giáo trong phút giây xúc đông gặp lại người học trò của mình sau nhiều năm xa cách
    a) Lập dàn ý cho đề văn trên
    b) Thảo luận trong tổ và cử một đại diện trình bày trước lớp

    Bài làm:
    Dàn ý cho đề văn trên:
    1. Mở bài:
    Nói về cuộc viếng thăm
    Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 năm 2017.
    Em được theo mẹ đến thăm thầy giáo cũ của mẹ.
    2. Thân bài:
    * Miêu tả hình ảnh thầy giáo già trong cuộc gặp gã:
    Thầy đã già, giọng nói chậm rãi, bàn tay với những nếp nhăn, mái tóc bạc.....
    Thầy ngỡ ngàng và xúc động trước tình cảm chân thành của người học trò cũ.
    Mẹ và thầy ôn lại những kỉ niệm thời đi học.
    Thầy vui mừng vì học trò thành công, mẹ gửi lời chúc sức đến thầy
    3. Kết bài:
    Nêu lên cảm nghĩ của em:
    Càng thêm quý trọng nghề dạy học và những người thầy, người cô đã dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp trồng người.
    Rút ra được nhiều bài học thấm thìa về đạo lí, về tình nghĩa thầy trò.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. 1 - Trang 71 SGK

    Đọc đoạn văn và tả lại bằng miệng quang cảnh lớp học trong Buổi học cuối cùng.

    Xong bài giảng, chuyển sang viết tập. Thầy Ha-men đã chuẩn bị cho ngày hôm đó những tờ mẫu mới tinh, trên có viết bằng “chữ rông” thật đẹp: Pháp, An-dát, Pháp, An-dát. Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp. Ai nấy đều chăm chú hết sức và cứ im phăng phắc! Chỉ nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy. Có lúc những con bọ dừa bay vào nhưng chẳng ai để ý, ngay cả những trò nhỏ nhất cũng vậy, chúng đang cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp… Trên mái nhà trường, chim bồ câu gù thật khẽ […]

    Trả lời

    Quang cảnh lớp học trong giờ học cuối cùng:

    – Hành động của thầy: Chuẩn bị tờ mẫu chữ có viết bằng “chữ rông” thật đẹp.

    – Học sinh tập viết: chăm chú, im phăng phắc, sột soạt ngòi bút, cặm cụi vạch những nét sổ.

    – Không gian: lặng lẽ, im ắng, chim bồ câu gật gù trên mái nhà.

    Đoạn văn mẫu:

    Lớp học chuyển sang giờ tập viết, thầy Ha - men đã chuẩn bị sẵn cho mọi người những mẫu chữ thật đẹp treo trước bàn học như những lá cờ nhỏ “Pháp, An Dát”. Cả lớp ai cũng đều chăm chú hết sức, không gian xung quanh im lặng như tờ. Những học trò nhỏ cặm cụi vạch những nét sổ với tấm lòng yêu mến tiếng Pháp. Trên những mái nhà lớp học, tiếng chim bồ câu gật gù khe khẽ…


    2 - Trang 71 SGK

    Từ truyện Buổi học cuối cùng, em hãy tả lại bằng miệng cho các bạn nghe về hình ảnh thầy giáo Ha-men (chú ý làm nổi bật sự khác biệt của thầy so với buổi học thường ngày).

    Hãy nói cho các bạn nghe về điều đó theo gợi ý sau:

    a) Thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng là một người thầy như thế nào?

    b) Hôm đó thầy mặc có gì khác với mọi ngày lên lớp bình thường?

    c) Giọng nói của thầy ra sao? Cử chỉ và thái độ của thầy như thế nào khi Phrăng đến muộn và không thuộc bài?

    d) Nét mặt, lời nói và hành động của thầy vào cuối buổi học như thế nào?

    Chú ý: Cần xem lại văn bản Buổi học cuối cùng, liệt kê nội dung trả lời của các câu hỏi trên, sau đó phát biểu theo các nội dung đã chuẩn bị. Chỉ ghi vắn tắt các ý và các chi tiết (gạch đầu dòng), tránh viết thành văn để đọc theo.

    Trả lời

    a) Thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng là người thầy rất hiền từ, nhẹ nhàng với học sinh từ thái độ, lời nói, cử chỉ đến hành động, một số cử chỉ, hành động khác hẳn ngày thường.

    b) Trang phục thầy hôm đó là y phục đẹp thường được vận vào ngày chủ nhật: chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và cái mũ tròn bằng lụa đen thêu.

    c) Khi Phrăng đến muộn và không thuộc bài, giọng thầy vẫn không chút giận dữ, thay vào đó là dịu dàng, trang trọng.

    Cử chỉ và thái độ của thầy luôn luôn nhẹ nhàng, ân cần, âu yếm rất thân thương trìu mến…

    d) Nét mặt, lời nói, hành động của thầy:

    - Từ nét mặt, lời nói luôn phảng phất nỗi ưu tư, thiết tha, trìu mến và thân thương.

    - Buổi lên lớp cuối cùng này, thầy nói nhiều về tiếng Pháp, thầy dạy bằng tất cả trái tim yêu nước cháy bỏng và tình yêu tha thiết vô bờ đối với tiếng mẹ đẻ. Bởi thế, giờ học có sức tác động lớn đến tâm hồn trẻ thơ.

    - Hành động cuối cùng trong buổi học của thầy: "cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM !" là hành động biểu hiện tập trung nhất lòng yêu nước, yêu tiếng mẹ đẻ của thầy.


    3 - Trang 71 SGK

    Cho đề văn sau đây: Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11, em theo mẹ đến chúc mừng thầy giáo cũ của mẹ, nay đã nghỉ hưu. Em hãy tả lại hình ảnh thầy giáo trong phút giây xúc động gặp lại người học trò của mình sau nhiều năm xa cách.

    a) Lập dàn ý cho đề văn trên.

    b) Thảo luận trong tổ và cử một đại diện trình bày trước lớp.

    Trả lời

    * Mở bài: Kể lại tình huống em theo mẹ đến chúc mừng thầy giáo cũ của mẹ nhân ngày 20 tháng 11.

    * Thân bài

    - Miêu tả thầy giáo cũ của mẹ:

    + Khuôn mặt: làn da nhăn, mái tóc bạc,…

    + Dáng người: cao, thấp, gầy, béo, trông đã yếu hay còn khỏe mạnh…

    - Hình ảnh thầy trong giây phút xúc động gặp lại học trò cũ:

    + Ngạc nhiên đến mừng rỡ, xúc động: thể hiện trên ánh mắt, nụ cười.

    + Sự đón tiếp ân cần, nồng hậu của thầy.

    * Kết bài:

    - Sự xúc động của em và mẹ, đây là một kỷ niệm đáng nhớ về nghĩa tôn sư trọng đạo em cần học hỏi.

    - Càng thêm quý trọng nghề dạy học và những người thầy, người cô đã dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp trồng người.

    - Rút ra được nhiều bài học thấm thía về đạo lí, về tình nghĩa thầy trò.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

    Để học tốt mục này, các em cần nắm chắc các ghi nhớ cơ bản sau:

    1. Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,... làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.

    2. Muốn miêu tả được, trước hết phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, ví von, so sánh,... để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.

    3. Phương pháp tả cảnh

    - Muốn tả cảnh cần:

    + Xác định được đối tượng miêu tả.

    + Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu.

    + Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.

    - Bố cục bài tả cảnh thường có ba phần:

    + Mở bài: giới thiệu cảnh được tả.

    + Thân hài: tập trung tả cảnh vât chi tiết theo một thứ tự.

    + Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.

    4. Phương pháp tả người

    - Muốn tả người cần:

    + Xác định được đối tượng cần tả.

    + Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu.

    + Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự.

    - Bố cục bài văn tả người thường có ba phần:

    + Mở bài: giới thiệu người được tả.

    + Thân bài: miêu tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói,...).

    + Kết bài: nhận xét và nêu cảm nghĩ của người viết.


    II. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

    Câu 1. Bài này yêu cầu các em dựa vào lời văn miêu tả cho trước để chuyển thành lời nói miệng.

    Các em có thể tự lập một dàn bài riêng cho mình mà không nhất thiết cần phải nói theo trình tự của văn bản viết. Việc lập một dàn bài như vậy giúp các em khi nói khỏi quên chi tiết và lời nói luồn luôn mạch lạc.

    Dàn bài tham khảo

    Mở bài:

    - Giới thiệu đối tượng sẽ được miêu tả: cảnh lớp học trong giờ tập viết.

    Thân bài:

    Miêu tả chi tiết cảnh lớp tập viết:

    - Cảnh thầy Ha-men chuẩn bị cho giờ tập viết:

    + Những tờ mẫu chữ được treo trước bàn học.

    + Trong tờ mẫu có viết bảng "chữ rông" rất đẹp.

    - Cảnh học sinh tập viết:

    + Cả lớp hết sức chăm chú tập viết.

    + Âm thanh :

    Chỉ nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt trên trang giấy.
    Nghe thấy cả tiếng chim bồ câu gù khe khẽ trên mái nhà.
    Kết bài:

    - Suy nghĩ của em về giờ tập viết này.


    Câu 2. Tả lại bằng miệng cho các bạn nghe về hình ảnh thầy giáo Ha-men trong truyện ngắn Buổi học cuối cùng.

    Đây là bài văn tả người, vì vậy các em có thể dựa vào phương pháp làm văn tả người đã được học để lập dàn bài cho bài nói này.

    Dàn bài tham khảo

    Mở bài:

    Giới thiệu chung về thầy Ha-men:

    - Là người thiết tha yêu nước ;

    - Yêu tiếng mẹ đẻ - tiếng Pháp ;

    - Là tấm gương trong việc giữ gìn, bảo vệ tiếng mẹ đẻ và tình cảm đối với quê hương, đất nước.

    (Hoặc cũng có thể giới thiệu quang cảnh trường và không khí lớp trong buổi học cuối cùng này rồi sau đó giới thiệu nhân vật sẽ tả: thầy giáo Ha-men.)

    Thân bài:

    * Ngoại hình

    - Để tôn vinh buổi học cuối cùng, thầy vận y phục đẹp khác hẳn với những ngày bình thường.

    - Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng.

    * Cử chỉ, hành động

    - Không giống với những giờ học bình thường, thầy đi đi lại lại với cây thước sắt cặp dưới nách. Rồi trong lúc giảng bài, chốc chốc thầy lại đứng lặng im, mắt đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy... Thầy thấy tan nát lòng vì chỉ ngày mai thôi thầy phải từ giã tất cả những vật ấy, những khung cảnh ấy.

    - Nghe thấy chuông đồng hồ nhà thờ điểm mười hai giờ và tiếng kèn của bọn lính Phổ xâm lược, người thầy Ha-men tái nhợt, thầy nghẹn ngào không nói được thành lời.

    - Việc làm của thầy trong buổi học cuối cùng cũng lạ so với ngày thường. Thầy để cho cả dân làng vào dự lớp: cụ Hô-de, trước đây là xã trưởng ; bác phát thư và nhiều người khác nữa.

    - Buổi lên lớp cuối cùng này, thầy nói nhiều về tiếng Pháp, thầy dạy bằng tất cả trái tim yêu nước cháy bỏng và tình yêu thiết tha vô bờ đối với tiếng mẹ đẻ của mình. Bởi thế, giờ học có sức tác động lớn đến tâm hồn trẻ thơ. "Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Thầy mong các con hết sức chú ý". Thầy giảng giải "khi một dân tộc roi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù...". "Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế, và cả thầy giáo nữa, chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến thế".

    - Hành động cuối cùng trong buổi học của thầy "cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM !"" là hành động biểu hiện tập trung nhất lòng yêu tiếng mẹ đẻ, yêu quê hương đất nước của thầy.

    * Thái độ, lời nói

    - Thái độ ân cần, âu yếm, vị tha đối với học sinh. Thấy trò đến lớp muộn, thầy chẳng giận dữ mà lại bộc lộ rõ cử chỉ thân thương, trìu mến.

    - Thầy giảng bài trong sự xúc động nghẹn ngào, tuy nhiên thầy vẫn đủ kiên nhẫn và can đảm dạy cho đến hết buổi.

    Kết bài:

    Cảm nghĩ của em về thầy Ha-men ; tình cảm của em đối với tiếng mẹ đẻ.


    Câu 3. Tả lại hình ảnh thầy giáo cũ trong giây phút xúc động gặp lại người học trò của mình sau nhiều năm xa cách.

    Dựa theo phương pháp tả người đã được học, các em tự lập dàn bài cho bài nói này.

    Khi tả, các em nên lưu ý một số điểm sau:

    - Đây là bài văn yêu cầu tả về người thầy giáo của mẹ, vì vậy khi tả phải xác định việc dùng đại từ xưng hô cho chính xác. Cần gọi thầy bằng "ông".

    - Nội dung bài nói chủ yếu là tả thầy giáo và giây phút xúc động khi hai thầy trò sau nhiều năm mới gặp lại nhau. Bởi vậy, khi nói, các em nên nhấn mạnh một. số điểm sau:

    + Sự xúc động, ngỡ ngàng của thầy trong giây phút đầu tiên khi gặp lại trò cũ.

    + Sự thay đổi về ngoại hình dưới cái nhìn của mẹ.

    + Tinh cảm của thầy khi gặp hai mẹ con.

    + Lời nói, cử chỉ của thầy đối với học trò cũ.

    Tuy vậy, cũng có thể nói thêm về sự xúc động và tình cảm của mẹ đối với thầy giáo cũ.

    Nêu cảm nghĩ của em về tình cảm thầy trò giữa thầy giáo cũ và mẹ cũng như về nghề dạy học.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Giải câu 1, 2, 3 trang 40 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Câu 2. Lập dàn ý để phát biểu trước lớp bài văn miêu tả một ông vua nhân từ theo trí tưởng tượng của em.

    Bài tập

    1. Bài tập 3*, trang 71, SGK.

    2. Lập dàn ý để phát biểu trước lớp bài văn miêu tả một ông vua nhân từ theo trí tưởng tượng của em.

    3. Nếu phải miêu tả một cảnh mưa lũ khủng khiếp mà em được chứng kiến hoặc xem trên phim ảnh, sách báo, truyền hình,... trước các bạn trong lớp thì em sẽ nêu ra các chi tiết tiêu biểu nào ?


    Gợi ý làm bài

    Câu 1. Khi làm bài tập này, cần chú ý :

    - Đối tượng miêu tả ở đây là thầy giáo của mẹ - một người thầy đã cao tuổi.

    - Thầy giáo trong phút giây xúc động gặp lại người học trò cũ của mình. Nghĩa là không chỉ tả chân dung mà còn phải tả cả hành động, chọn được các chi tiết thể hiện rõ sự xúc động của người thầy.

    - Người mẹ không phải là đối tượng miêu tả chính ở đây nhưng không thể không nói tới. Tuy vậy, miêu tả người mẹ cũng nhằm làm nổi bật hình ảnh người thầy.

    - Chú ý nhiệm vụ của mỗi phần (Mở bài, Thân bài và Kết bài) trong một bài văn miêu tả.

    Sau đây là một số chi tiết nói lên sự xúc động của người thầy, HS có thể tham khảo :

    - Thầy đứng sững lại, mắt nhìn người học trò như bất động,...

    - Giọng thầy vui mừng, thảng thốt nhắc lại tên người học trò,...

    - Tay thầy run run nắm lấy tay người học trò,...

    - Nhiều lần thầy lặng đi, mắt rưng rưng khi học trò nhắc lại những kỉ niệm xưa,...

    HS có thể tìm thêm các chi tiết khác, sau đó lựa chọn và xếp các chi tiết vào mỗi phần Mở bài, Thân bài và Kết bài cho phù hợp.


    Câu 3. Cảnh mưa lũ khủng khiếp thường xuất hiện ở nước ta,... Các phương tiện thông tin đại chúng thường đưa tin, bài, hình ảnh về các hiện tượng lũ lụt, mưa bão này. Vì thế, việc tìm các chi tiết tiêu biểu cho bài văn miêu tả cảnh mưa lũ không khó. Vấn đề là phải quan sát, lựa chọn để nêu được các chi tiết tiêu biểu.

    HS có thể tìm các chi tiết ở các phương diện như :

    - Bầu trời và mặt đất lúc mưa bão thế nào ?

    - Gió thổi, mưa trút nước ra sao ?

    - Sấm, chớp, nước lũ dâng cao thế nào ?

    - Cây cối, vật nuôi, nhà cửa, ruộng vườn,... trong cơn bão, lũ ra sao ?

    - Quang cảnh sau cơn bão, lũ ra sao ?

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy