Top 6 Bài soạn "Tiếng nói của văn nghệ" của Nguyễn Đình Thi lớp 9 hay nhất
Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ tài năng với hoạt động nghệ thuật khá đa dạng. Tiểu luận "Tiếng nói của văn nghệ" được Nguyễn Đình Thi viết năm 1948 in trong ... xem thêm...cuốn "Mấy vấn đề văn học" (xuất bản năm 1956). Bài tiểu luận bàn về nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó với đời sống của con người, giúp con người được sống phong phú hơn và tự nhiên hoàn thiện nhân cách tâm hồn mình. Để hiểu rõ hơn về tác phẩm này, mời các bạn tham khảo một số bài soạn hay nhất mà Toplist tổng hợp trong bài viết sau đây.
-
Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu ...cách sống của tâm hồn) : Nội dung tiếng nói của văn nghệ.
- Phần 2 (còn lại) : Sức mạnh lớn lao của văn nghệ trong đời sống con người.
Câu 1 (Trang 16 sgk ngữ văn 9 tập 2)
- Bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm logic, mạch lạc, vừa có sự tiếp nối bổ sung, giải thích cho nhau
- Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn nhận thức mới mẻ, tư tưởng, tình cảm của cá nhân, nghệ sĩ
- Tiếng nói của văn nghệ cần thiết với cuộc sống con người, trong hoàn cảnh những năm đầu kháng chiến
- Văn nghệ có sức mạnh cảm hóa, sức lôi cuốn kì diệu, bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới con người bằng rung cảm sâu xa
Câu 2 (trang 16 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Nội dung chủ yếu của văn nghệ biểu hiện qua các đặc điểm:
+ Mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn, tình cảm của người nghệ sĩ
+ Tập trung khám phá chiều sâu cuộc sống trong các quan hệ về tính cách, số phận
+ Tác phẩm phản ánh đời sống khách quan không phải sự sao chép, nó phản ánh cách nhìn, cách đánh giá, tư tưởng của người nghệ sĩ
+ Có tính giáo dục, tác động mạnh tới người đọc bởi những tình cảm sâu sắc, buồn vui, nghệ sĩ
+ Khiến ta rung động trước vẻ đẹp của cuộc sống, làm thay đổi tư tưởng, tình cảm, lối sống, quan điểm
+ Có sức lan tỏa mạnh mẽ, có tính giáo dục
Câu 3 (trang 17 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Văn nghệ giúp con người sống đầy đủ hơn, là sợi dây gắn kết con người với thế giới bên ngoài
- Văn nghệ góp phần làm đời sống thêm đẹp đẽ, đáng yêu, giúp con người thấy yêu cuộc sống, biết rung cảm trước cái đẹp
Câu 4 (trang 17 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Con đường văn nghệ đến với người đọc
- Tư tưởng, nội dung văn nghệ phản ánh đời sống
- Người đọc hòa nhập với cuộc sống của nhân vật bằng sự đồng cảm, thấu→ Tác phẩm văn nghệ tác động tới con người chủ yếu bằng đường tình cảm.
Câu 5 (trang 17 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Đặc sắc nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi:
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí
- Lối viết phong phú, nhiều hình ảnh, dẫn chứng về thơ văn, đời sống thực tế
- Giọng văn chân thành, đầy cảm hứng
Luyện tập
Em thích tác phẩm Bến quê của Nguyễn Minh Châu:
- Tác phẩm gây xúc động với em mỗi lần em đọc, ngẫm nghĩ
- Bến quê ẩn chứa nhiều triết lí sâu sắc về con người và cuộc đời
- Em tự rút ra bài học sau khi đọc tác phẩm: yêu gia đình, những điều bình dị, thân thuộc xung quanh cuộc sống của mình
-
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
Nguyễn Đình Thi (1924-2003) quê ở Hà Nội.
Ông là một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, soạn kịch,sáng tác nhạc, viết tiểu luận phê bình,.. -> Ở lĩnh vực nào, ông cũng có đóng góp đáng kể.
Là một nghệ sĩ tiên phong trong việc tìm tòi, đổimới nghệ thuật, đặc biệt là thơ ca.
Ông là một nghệ sĩ gắn bó với Hải Phòng, có nhiều sáng tácnổi tiếng về Thành phố Cảng như: Nhớ Hải Phòng(thơ), Vỡ bờ( tiểu thuyết)…
Năm 1996, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng HCM về văn học – nghệ thuật2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ:
Văn bản được viết ở chiến khu Việt Bắc (1948) – giai đoạnđầu cuộc k/c chống Pháp – thời kì đang nỗ lực xây dựng một nền văn nghệ vớiphương châm: dân tộc – khoa học – đại chúng.
Văn bản trích trong bài tiểu luận cùng tên.
Tác phẩm in trong tập “Mấy vấn đề văn học”, xuất bản năm1956.
b. Phương thức biểu đạt: Nghị luận.c. Vấn đề nghị luận: Sức mạnh lớn lao của văn nghệ trong đờisống.
d. Luận điểm:
+ Luận điểm 1: Nội dung phản ánh hiện thực của văn nghệ.
+ Luận điểm 2: Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối vớiđời sống con người.
+ Luận điểm 3: Con đường đến với người đọc của văn nghệ.
( Cũng có thể gộp luận điểm 2 và 3 thành một luận điểm: Sứcmạnh kì diệu của văn nghệ).
II – Đọc – hiểu văn bản:
1. Nội dung phản ánh hiện thực của văn nghệ:
Là thực tại khách quan và nhận thức mới mẻ.
Văn nghệ phản ánh hiện thực cuộc sống nhưng văn nghệ khôngchỉ phản ánh khách quan cái hiện thực ấy mà còn biểu hiện cái chủ quan củangười sáng tác – qua lăng kính của tác giả.
Để làm nổi bật luận điểm này, tác giả đã đưa ra 2 dẫnchứng:Hai câu thơ tả cảnh mùa xuân tươi đẹp trong “Truyện Kiều”của Nguyễn Du – đây không chỉ là tả cảnh mùa xuân mà còn là sự rung động củaNguyễn Du trước cảnh mùa xuân -> đem đến cho người đọc sự sống, tuổi trẻ…
Cái chết của nhân vật An-na Ca-rê-nhi-na khiến người đọcbâng khuâng, thương cảm.=> Người đọc đã nhận ra được tư tưởng, tình cảm của ngườinghệ sĩ gửi vào cái hiện thực cuộc sống ấy. Chính lời nhắn gửi toát lên từ hiệnthực khách quan được biểu hiện trong tác phẩm đã đem đến cho người đọc một nhậnthức mới mẻ.
– Nội dung phản ánh của văn nghệ khác với nội dung của cáckhoa học xã hội khác là ở chỗ: các khoa học này miêu tả tự nhiên xã hội theoquy luật khách quan, còn văn nghệ tập trung khám phá, miêu tả chiều sâu tìnhcảm, số phận con người, miêu tả thế giới nội tâm của con người.
=> Tóm lại, với phép lập luận phân tích, với những dẫnchứng tiêu biểu cụ thể, Nguyễn Đình Thi cho thấy: nội dung văn nghệ là phản ánhhiện thực. Hiện thực ấy mang tính hình tượng cụ thể, sinh động, là đời sống, tưtưởng, tình cảm của con người thông qua cái nhìn và tình cảm của người nghệ sĩ.
2. Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với đời sống của con người:
Văn nghệ giúp cho con người có cuộc sống đầy đủ hơn, cảmthấy cuộc đời đẹp hơn và có ý nghĩa hơn:Văn nghệ giúp con người tự nhận thức chính bản thân mình,giúp ta sống đầy đủ, phong phú hơn cuộc sống của chính mình.
Trong những trường hợp con người bị ngăn cách giữa cuộcsống, tiếng nói của văn nghệ là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời thường bênngoài với tất cả những sự sống, hành động vui buồn, gần gũi.
Văn nghệ góp phần làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ hằngngày, giữ cho đời vẫn tươi. Tác phẩm văn nghệ giúp cho con người vui lên, biếtrung động và ước mơ trong cuộc đời còn vất vả, cực nhọc.3. Con đường đến với người đọc của văn nghệ:
Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm.
Chỗ đứng của văn nghệ chính là chỗ giao nhau giữa tâm hồncon người với cuộc sống sản xuất, chiến đấu; là ở tình yêu ghét, nỗi buồn vuitrong đời sống tự nhiên với đời sống xã hội.
Nghệ thuật là tư tưởng nhưng là tư tưởng đã được nghệthuật hóa – tư tưởng cụ thể sinh động, lắng sâu, kín đáo chứ không lộ liễu, khôkhan, áp đặt.
=> Tác phẩm văn nghệ lay động cảm xúc, đi vào nhậnthức,tâm hồn người đọc bằng cn đường tình cảm. Đến với một tác phẩm văn nghệ,chúng ta sống cùng cuộc sống được miêu tả trong đó, được yêu ghét, buồn vui đợichờ, cùng với các nhân vật và người nghệ sĩ. Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽcho ta đường đi mà vào đốt lửa trong lòng khiến chúng ta phải tự bước lên đường.Trả lời câu 1 (trang 17 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Bài viết có bố cục khá chặt chẽ, được thể hiện qua hệ thống luận điểm lô-gic, mạch lạc.
- Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn là nhận thức mới mẻ, là tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ.
- Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết với cuộc sống của mỗi người.
- Văn nghệ có khả năng cảm hóa, có sức lôi cuốn thật kì diệu.
Trả lời câu 2 (trang 17 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
- Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm của người nghệ sĩ.
- Nội dung của văn nghệ được thể hiện chủ yếu qua những đặc điểm sau:
+ Tác phẩm nghệ thuật phản ánh đời sống khách quan nhưng đó không phải là sự sao chép giản đơn, nguyên xi thực tại.
+ Tác phẩm văn nghệ có tính giáo dục, tác động mạnh mẽ đến người đọc nhưng đó không phải là những lời thuyết lí khô khan mà ngược lại, khả năng tác động của văn nghệ bắt nguồn từ những tình cảm sâu sắc, những say sưa, vui buồn, yêu ghét,… của người nghệ sĩ.
+ Nội dung của văn nghệ còn là những rung cảm, nhận thức của từng người tiếp nhận, được mở rộng, lan truyền từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Trả lời câu 3 (trang 17 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Nguyễn Đình Thi đã phân tích một cách thấm thía sự cần thiết của văn nghệ đối với con người:
- Văn nghệ giúp chúng ta sống đầy đủ hơn, phong phú hơn trên phương diện tinh thần.
- Trong những trường hợp con người bị ngăn cách đối với đời sống, văn nghệ là sợi dây liên hệ giữa người đó với thế giới bên ngoài.
- Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của chúng ta ngày càng đẹp đẽ, đáng yêu hơn.
Trả lời câu 4 (trang 17 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Văn nghệ tác động đến con người qua nội dung của nó và đặc biệt là con đường mà nó đến với người đọc, người nghệ:
- Tình cảm là một yếu tố then chốt của văn nghệ.
- Sự tác động của văn nghệ đối với con người chủ yếu cũng qua con đường tình cảm. Văn nghệ khiến cho ta cảm thấy yêu cuộc sống hơn, đồng thời muốn đóng góp công sức của mình để làm cho cuộc sống ngày càng đẹp hơn.
Trả lời câu 5 (trang 17 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Những nét đặc sắc trong nghệ thuật lập luận của Nguyễn Đình Thi:
- Bố cục của văn bản rất chặt chẽ, hợp lí.
- Cách viết giàu hình ảnh với những dẫn chứng sinh động, hấp dẫn.
- Giọng văn thể hiện sự chân thành, niềm say sưa và nhiệt hứng dâng trào.
Luyện tập
Mỗi tác phẩm văn nghệ đến với bạn đọc đều mang trong mình một sứ mệnh cao cả. Trong những tác phẩm văn học mà em từng đọc, để lại trong lòng em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất là Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Nhà văn đã khiến em hiểu ra những nỗi đau của chiến tranh trong quá khứ đã gây nên bao đau thương cho những đồng bào vô tội, làm chảy bao nhiêu máu của người ra đi và nước mắt của người ở lại. Đặc biệt, tác phẩm gây xúc động bởi tình cảm cha con thiêng liêng của người lính. Truyện khiến em trân quý thêm tình cảm gia đình, trân quý bầu trời hòa bình của ngày hôm nay và thêm biết ơn quá khứ với những nỗi đau của cha ông đã đổi lấy cho chúng em cuộc sống của ngày hôm nay.
Bố cục
Bố cục: 2 phần
- Phần 1: từ đầu bài cho đến “cách sống của tâm hồn”: Nội dung tiếng nói của văn nghệ.
- Phần 2: Tiếp theo đoạn 1 cho đến cuối bài: Văn nghệ mang lại nhiều giá trị thiết thực trong cuộc sống con người.
Nội dung chính
Bài tiểu luận bàn về nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống của con người, giúp con người được sống phong phú hơn và tự nhiên hoàn thiện nhân cách tâm hồn mình.
-
Kiến thức cơ bản
- Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003) quê ở Hà Nội, là thành viên của tổ chức Văn hoá Cứu Quốc do đảng Cộng sản thành lập từ 1943. Sau Cách mạng tháng Tám, ông làm Tổng thư kí Hội văn hoá Cứu quốc, đại biểu quốc hội khoá đầu tiên. Ông giữ chức tổng Thư kí hội văn nghệ Việt nam rất nhiều năm. Hoạt động khá đa dạng như làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc, kịch, viết lí luận phê bình...
- Tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ được ra đời năm 1948, in trong cuốn “Mấy vấn đề văn học”.
Đọc - hiểu văn bản
Câu 1 - Trang 17 SGK
Bài nghị luận này phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định sức mạnh lớn lao của nó đối với đời sống con người. Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét về bố cục của bài nghị luận.
Trả lời
Bài Tiếng nói của văn nghệ phân tích, khẳng định sức mạnh lớn lao của văn nghệ đối với đời sống của con người qua hai nội dung chính:
- Văn nghệ là mối dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim,
- Văn nghệ giúp cho con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn.
Bài văn có thể bố cục như sau:
• Đoạn 1: “Tác phẩm nghệ thuật nào... một cách sống của tâm hồn”:
=> Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn là nhận thức mới mẻ, là tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ, giúp ta thay đổi cách nhìn cách nghĩ của ta.
• Đoạn 2: “Trong những trường hợp... Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm"
=> Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết với cuộc sống của con người, nhất là trong hoàn cảnh những năm đầu kháng chiến.
• Đoạn 3: “Nghệ thuật nói nhiều... đời sống tâm hồn cho xã hội”
=> Văn nghệ có khả năng cảm hoá, có sức lôi cuốn thật kì diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới con người qua những rung cảm sâu xa.
Câu 2 - Trang 17 SGK
Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì?
Trả lời
Khi sáng tạo một tác phẩm, nghệ sĩ gửi vào đó một cách nhìn, một lời nhắn nhủ của riêng mình. Nội dung của tác phẩm văn nghệ đâu chỉ là câu chuyện, con người như xảy ra ở ngoài đời mà quan trọng hơn là tư tưởng, tấm lòng của người nghệ sĩ gửi gắm trong đó.
Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời thuyết lí khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của nghệ sĩ. Nó mang đến cho chúng ta bao rung động, bao ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng đã rất quen thuộc.
Nội dung tiếng nói văn nghệ, từ đó, còn là rung cảm, nhận thức của từng người tiếp nhận. Nó sẽ được mở rộng, phát huy vô tận qua từng thế hệ người đọc, người xem...
Như thế, tiếng nói của văn nghệ khác với nội dung của các bộ môn khoa học như dân tộc học, xã hội học, lịch sử, địa lí... Những bộ môn khoa học này khám phá, miêu tả và đúc kết bộ mặt tự nhiên hay xã hội, các quy luật khách quan. Văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người, thế giới bên trong của con người. Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tình tính cá nhân của nghệ sĩ.
Câu 3 - Trang 17 SGK
Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ?
Trả lời
- Văn nghệ giúp chúng ta sống đầy đủ hơn, phong phú hơn trên phương diện tinh thần.
- Trong những trường hợp con người bị ngăn cách đối với đời sống, văn nghệ là sợi dây liên hệ giữa người đó với thế giới bên ngoài.
- Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của chúng ta ngày càng đẹp đẽ, đáng yêu hơn. Một tác phẩm văn nghệ hay giúp con người cảm thấy yêu tin cuộc sống, biết rung cảm và ước mơ trước cái đẹp.
Câu 4 - Trang 17 SGK
Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kì diệu đến vậy? (Tư tưởng, nội dung của văn nghệ được thể hiện bằng hình thức nào? Tác phẩm nghệ thuật tác động đến người đọc qua con đường nào, bằng cách gì?)
Trả lời
Theo Tôn-xtôi: “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta phải tự bước lên đường ấy". Tư tưởng của nghệ thuật không khô khan, trừu tượng mà lắng sâu, thấm hoà vào những cảm xúc, những nỗi niềm. Từ đó, tác phẩm văn nghệ, qua cảm xúc, đi vào nhận thức, tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm.
- Khả năng kì diệu của văn nghệ được lí giải thật sâu sắc:
• Mở rộng khả năng của tâm hồn là cho con người được sống nhiều hơn với tất cả vui buồn, yêu thương, căm hờn, biết nhìn, biết nghe một cách tinh tế, sâu sắc.
• Giải phóng con người khỏi biên giới của chính mình, giúp con người tự xây dựng mình.
• Xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội
- Tác phẩm văn nghệ chân chính đem lại cho người đọc một lí tưởng tiến bộ, nhân đạo, bao giờ cũng có ý nghĩa, bằng một cách đặc biệt, không khó khăn mà chất tuyên truyền là cả sự sống con người...
- Nghệ sĩ giới thiệu với chúng ta một cảm giác, tình tự, một tư tưởng bằng cách làm sống dậy, hiển hiện ngay lên trong tâm hồn chúng ta cảm giác, tình tự, tư tưởng ấy. Cho nên tuy không mang hình thức tuyên truyền nhưng nghệ thuật là một thứ tuyên truyền hiệu quả và sâu sắc hơn cả.
Câu 5* - Trang 17 SGK
Nêu vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận này (cách bố cục, dẫn dắt vấn đề, cách nêu và chứng minh các luận điểm, sự kết hợp giữa nhận định, lí lẽ với dẫn chứng thực tế...)
Trả lời
- Bố cục hợp lí, liên kết chặt chẽ, tự nhiên.
- Lập luận sắc sảo, vừa giải thích, chứng minh vừa bình luận sâu sắc.
- Cách viết giàu hình ảnh, nhiều dẫn chứng để khẳng định các ý kiến, làm tăng thêm sức hấp dẫn.
- Giọng văn chân thành và say sưa.
Luyện tập
Yêu cầu: Nêu một tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích và phân tích ý nghĩa, tác động của tác phẩm ấy đối với mình.
Bài làm mẫu
Mỗi tác phẩm văn nghệ là tiếng lòng của người nghệ sĩ, nói lên tâm tư tình cảm của tác giả. Trong những tác phẩm văn học mà tôi từng đọc có lẽ tác phẩm Người con gái Nam Xương là tác phẩm văn học mà tôi thích. Nguyễn Dữ đã khiến người đọc như tôi có cái nhìn, sự đồng cảm với người phụ nữ trong xã hội xưa. Ở họ dù có nhan sắc, đức hạnh đến đâu, nhưng dưới chế độ phong kiến họ không có tiếng nói, họ không được làm chủ. Họ cam chịu, họ hi sinh, nhưng cuối cùng vẫn bị nghi ngờ về phẩm hạnh. Chỉ vì lời nói ngây thơ của một đứa trẻ mà bị chồng nghi ngờ, xỉ nhục, bị đẩy đến chỗ chọn cái chết để giãi bày tấm lòng thanh bạch. Truyện cũng đề cao ước mơ ngàn đời của nhân dân là người tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng, dù chỉ là ở một thế giới huyền bí.
-
I, Tìm hiểu chung bài Tiếng nói của văn nghệ
1.Tác giả
Nguyễn Đình Thi là một cây bút nổi tiếng của văn học Việt Nam, với những bài tiểu luận đầy tính nghệ thuật.
2.Tác phẩm
Bố cục:
Phần 1 (từ đầu ...cách sống của tâm hồn) : Nội dung tiếng nói của văn nghệ.
Phần 2 (còn lại) : Sức mạnh lớn lao của văn nghệ trong đời sống con người.II, Đọc hiểu văn bản Tiếng nói của văn nghệ
Câu 1 (trang 17 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)
Bài viết có bố cục khá chặt chẽ với hệ thống luận điểm mạch lạc :
Văn nghệ không chỉ sao chụp hiện thực cuộc sống nguyên xi như nó vốn có mà ở đó còn gửi gắm tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ.
Văn nghệ tác động mãnh liệt đến đời sống tâm hồn của con người
Văn nghệ có khả năng thanh lọc, làm dịu tâm hồn và để con người tự giác ngộ về chính mình.Câu 2 (trang 17 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)
Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ :
Phản ánh thực tại xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại.
Nhưng không chỉ vậy mà còn gửi gắm những tư tưởng, tình cảm
Câu 3 (trang 17 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)
Con người cần tiếng nói văn nghệ vì văn nghệ có sức mạnh to lớn trong đời sống tâm hồn, trong cuộc sống con người :
Văn nghệ làm cho đời sống tinh thần của con người được đầy đủ, phong phú hơn, đem đến cảm xúc yêu ghét, ý đẹp xấu, niềm vui buồn trong lao động, cuộc sống.
Văn nghệ góp phần làm tươi mát cuộc sống vất vả, giúp con người biết rung cảm và ước mơ, giữ niềm tin trong cuộc sống.
Giúp nâng cao nhận thức và biến nó thành quá trình giác ngộ, tự nhận thức chính mình và cuộc sống.Câu 4 (trang 17 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)
Con đường văn nghệ đến với người đọc:
Con đường tình cảm thông qua hình tượng.
Câu 5 (trang 17 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)
Đặc sắc nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi :
Bố cục chặt chẽ, hợp lí.
Cách viết giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng về thơ văn, về đời sống thực tế.
Giọng văn chân thành, đầy cảm hứng.III, Luyện tập bài Tiếng nói của văn nghệ
Câu 1(trang 17 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)
Đoạn văn tham khảo :
Mỗi tác phẩm văn nghệ như muốn đối thoại với người đọc một vấn đề về nhân sinh, qua đó truyền đến người đọc những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, cho ta hiểu hơn về cuộc sống. Đọc Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, tôi thêm hiểu rằng đằng sau vẻ đẹp thơ mộng, trong sáng và đầy đạo đức của cuộc sống thì vẫn còn đầy những điều bất thường, nghịch lí thậm chí phi lí. Chiến tranh đi qua, nhưng con người còn phải đối diện với nhiều cuộc chiến khác thậm chí còn cam go, khó khăn hơn đó là cái đói, cái nghèo, là nạn bạo lực gia đình vẫn đang tồn tại âm thầm mà ghê gớm. Cần nhìn con người ở nhiều góc độ, vịt rí để thấu hiểu đời sống bên trong thay vì chỉ là bên ngoài.
-
Câu 1 - Trang 17 SGK ngữ văn 9 tập 2: Bài nghị luận này phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định sức mạnh lớn lao của nó đối với đời sống con người. Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét về bố cục của bài nghị luận. Trả lời
Hệ thống luận điểm:- Nội dung của văn nghệ
- Vai trò của văn nghê
* Văn bản có tính liên kết chặt chẽ, mạch lạc giữa các phần.
Câu 2 - Trang 17 SGK ngữ văn 9 tập 2: Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì?Trả lời
Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ:- Tác phẩm nghệ thuật lấy chất liệu ở thực tại đời sống khách quan nhưng không phải là sự sao chép giản đơn.- Tác phẩm văn nghệ chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của nghệ sĩ.
- Nội dung của văn nghệ được mở rộng, phát huy vô tận qua từng thế hệ người đọc, người xem,…
Câu 3 - Trang 17 SGK ngữ văn 9 tập 2: Tại sao con người cần tiếng nói vủa văn nghệ?
Trả lời
Con người cần tiếng nói của văn nghệ vì:- Văn nghệ giúp cho chúng ta được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và với chính mình.
- Đó là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời thường bên ngoài, với tất cả những sự sống, hoạt động, những vui buồn gần gũi.
- Tác phẩm văn nghệ hay giúp cho con người ta vui lên, biết rung cảm và ước mơ trong cuộc đời còn lắm vất vả, cực nhọc.
Câu 4 - Trang 17 SGK ngữ văn 9 tập 2: Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kì diệu đến vậy? (Tư tưởng, nội dung của văn nghệ được thể hiện bằng hình thức nào? Tác phẩm nghệ thuật tác động đến người đọc qua con đường nào, bằng cách gì?)
Trả lời
Sức mạnh riêng của văn nghệ bắt nguồn từ nội dung của nó và con đường mà nó đến với người đọc, người nghe. - Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. - Văn nghệ thực hiện các chức năng của nó một cách tự nhiên, có hiệu quả lâu bền, sâu sắc.Câu 5 - Trang 17 SGK ngữ văn 9 tập 2: Nêu vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận này (cách bố cục, dẫn dắt vấn đề, cách nêu và chứng minh các luận điểm, sự kết hợp giữa nhận định, lí lẽ với dẫn chứng thực tế…).
Trả lời
Đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận:- Bố cục chặt chẽ, hợp lí, mọi vấn đề đều được dẫn dắt tự nhiên.- Cách viết giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng về thơ văn, về đời sống thực tế.- Giọng văn toát lên lòng chân thành, say sưa.LUYỆN TẬP
Câu hỏi – Luyện tập - Trang 17 SGK ngữ văn 9 tập 2: Nêu một tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích và phân tích ý nghĩa, tác động của tác phẩm ấy đối với mình.
Trả lời
Phân tích ý nghĩa, tác động của một tác phẩm văn học đối với người đọc:Bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt:- Là lời tâm tình của người cháu hiếu thảo đang ở nơi xa gửi về bà thân yêu ở quê nhà. - Bài thơ còn chứa đựng một ý nghĩa triết lí thầm kín về tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước. -
I. Vài nét về tác giả
- Nguyễn Đình Thi (1924-2003)
- Quê quán: Nguyên quán ở làng Vũ Thạch, hiện nay là phố Bà Triệu- phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm,Hà Nội
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Ông là nhà văn, nhà phê bình văn học và là nhạc sĩ Việt Nam thời hiện đại
+Thuộc thế hệ các nghệ sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông viết sách khảo triết học, viết văn, làm thơ, soạn kịch, viết lí luận phê bình
+ Ông được nhà nước phong tặng Giải thương Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996
+ Các tác phẩm tiêu biểu: Bên bờ sông Lô, Vào lửa, Mặt trận trên cao…
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ” được Nguyễn Đình Thi viết năm 1948, in trong cuốn “Mấy vấn đề văn học” (xuất bản năm 1956)
2. Bố cục
- Phần 1: từ đầu bài cho đến “cách sống của tâm hồn”: Nội dung tiếng nói của văn nghệ.
- Phần 2: Tiếp theo đoạn 1 cho đến cuối bài: Văn nghệ mang lại nhiều giá trị thiết thực trong cuộc sống con người.
3. Giá trị nội dung
- Bài tiểu luận bàn về nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống của con người, giúp con người được sống phong phú hơn và tự nhiên hoàn thiện nhân cách tâm hồn mình
4. Giá trị nghệ thuật
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí, dẫn dắt tự nhiên. Lối viết giàu hình ảnh, sử dụng nhiều dẫn chứng thơ văn, dẫn chứng thực tế, khẳng định các ý kiến, nhận xét, tăng sức hấp dẫn cho bài viết.Câu 1. Hãy tóm tắt những nội dung cơ bản và nhận xét về bố cục của bài nghị luận.
Trả lời:
Có thể thấy những nội dung nghị luận cơ bản được tác giả trình bày theo trình tự :
- Nội dung của tác phẩm văn nghệ.
- Sự cần thiết (ý nghĩa) của văn nghệ đối với cuộc sống con người, nhất là trong hoàn cảnh chiến đấu, sản xuất vô cùng gian khổ.
- Khả năng cảm hoá, sức mạnh lôi cuốn kì diệu của văn nghệ do đặc trưng, do cách nói, cách tác động của nó.
Nhận xét về tính hợp lí của trình tự các luận điểm trên đây trong bài (đi từ đặc trưng nội dung đến ý nghĩa, tác dụng và sức mạnh cảm hoá của văn nghệ với công chúng tiếp nhận).
Câu 2. Khi trình bày về nội dung của tác phẩm văn nghệ, Nguyễn Đình Thi nhấn mạnh điều gì ? Theo em, việc này có ý nghĩa gì ?
Trả lời:
Tác giả bài tiểu luận khẳng định : cùng với thực tại khách quan, nội dung của tác phẩm văn nghệ còn là nhận thức, khám phá mới mẻ, còn là tất cả tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ. Suy nghĩ xem vì sao Nguyễn Đình Thi lại nhấn mạnh mặt sau này. Việc nhấn mạnh như thế có đúng với đặc trưng của văn nghệ không, có ý nghĩa như thế nào với cách tiếp nhận, cách đánh giá tác phẩm văn nghệ của chúng ta ?
Câu 3. Dựa vào bài nghị luận, hãy phân tích tác dụng của văn nghệ đối với đời sống con người.
Trả lời:
Để phân tích tác dụng của văn nghệ đối với đời sống con người, nên suy nghĩ trả lời các câu hỏi : Tác phẩm văn nghệ đem tới cho người đọc cái gì ? Nếu không có văn nghệ, đời sống con người sẽ ra sao ?
- Bài tiểu luận của Nguyễn Đình Thi đã chỉ rõ : Tác phẩm văn nghệ đem tới cho ta bức tranh đời sống mang tính cụ thể, sinh động thông qua cái nhìn, tình cảm phong phú, mãnh liệt của cá nhân nghệ sĩ.
- Chính vì mang những nội dung đặc sắc, độc đáo nên văn nghệ không thể thiếu trong đời sống con người.
+ Văn nghệ giúp ta nhận thức cuộc sống phong phú, mới mẻ như thế nào ?
+ Văn nghệ giúp ta hiểu biết chính mình, ngày một tự hoàn thiện mình ra sao ?
+ Văn nghệ có ý nghĩa gì đối với cuộc sống vất vả, khắc khổ thường ngày, đối với thế giới tâm hồn của con người ?
Câu 4. Trình bày hiểu biết của em về đặc trưng tiếng nói của văn nghệ và hiệu quả của tiếng nói ấy sau khi đọc bài nghị luận của Nguyễn Đình Thi.
Trả lời:
Khi trình bày hiểu biết của mình về đặc trưng của văn nghệ và tác dụng kì diệu của tác phẩm văn nghệ, cần bám vào các ý kiến của Nguyễn Đình Thi. Cần hiểu rằng chính đặc trưng của văn nghệ là nguyên nhân cơ bản làm nên tác dụng lớn lao, kì diệu của nó, nghĩa là hai ý này liên quan chặt chẽ với nhau.
Đặc trưng của văn nghệ có thể phân tích qua hai phương diện :
- Nội dung của tiếng nói ấy mà không bộ môn nào khác thay thế được.
- Con đường (cách thức) mà tiếng nói văn nghệ đến với người đọc.
- Hiệu quả, sức mạnh đặc biệt của tiếng nói văn nghệ xuất phát từ chính đặc trưng của nó.
- Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. Tác phẩm văn nghệ chứa đựng tình yêu ghét, nỗi vui buồn của con người chúng ta trong đời sống sinh động thường ngày. Tư tưởng của nghệ thuật không khô khan, trừu tượng mà lắng sâu, thấm vào những cảm xúc, những nỗi niềm.
- Là tiếng nói của tình cảm, tác phẩm văn nghệ lay động cảm xúc, đi vào nhận thức/tâm hồn chúng ta cũng qua con đường tình cảm. Đến với một tác phẩm văn nghệ, chúng ta được sống cùng cuộc sống miêu tả trong đó, được yêu, ghét, vui, buồn, đợi chờ,... cùng các nhân vật và cùng nghệ sĩ.
- Khi tác động bằng nội dung, cách thức đặc biệt ấy, văn nghệ góp phần giúp người đọc, người xem tự nhận thức mình, tự xây dựng mình. Như vậy, văn nghệ thực hiện các chức năng của nó một cách tự nhiên, có hiệu quả sâu sắc, lâu bền.
Câu 5. Phân tích đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi ở bài Tiếng nói của văn nghệ.
Trả lời:
Có thể phân tích đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua các phương diện :
- Bố cục bài viết (hệ thống luận điểm, luận cứ).
- Cách phân tích, dẫn dắt vấn đề, sự kết hợp giữa nêu ý kiến, nhận định với đưa dẫn chứng văn học, dẫn chứng thực tế.
- Giọng điệu, lời văn.
Câu 6. Bình luận ý kiến sau trong bài tiểu luận : “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy.”
Trả lời:
Khi bình luận ý kiến này cần xác định đúng vị trí của nó trong bài tiểu luận (chú ý vai trò đúc kết, khái quát). Câu văn này nhằm khẳng định điều gì ? Nó đúng đắn, sâu sắc như thế nào (chú ý hình ảnh “đốt lửa trong lòng”) ? Cần chứng minh, đánh giá ý kiến ấy qua một số dẫn chứng sinh động.